Đặc Trưng Cơ Bản Của Du Lịch Sinh Thái Tại Việt Nam


Du lịch núi và hang động: Là loại hình du lịch mà du khách khám phá các đỉnh núi cao, hang động huyền ảo, ngắm phong cảnh, chim thú lạ,… Do tính độc đáo của loại hình du lịch này rất thích hợp cho du lịch tham quan, khám phá núi và hang động, cắm trại, mạo hiểm,… rất thích hợp cho những du khách ưa thích cảm giác mạnh.

Du lịch thăm bản làng dân tộc: Đây là nguồn tài nguyên nhân văn ở các khu sinh thái tự nhiên. Ở các làng bản dân tộc, nét độc đáo thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đó là cộng đồng dân cư với vốn văn hóa truyền thống của họ như: Các món ăn đặc sản, kiến trúc nghệ thuật, lối sống, sinh hoạt lễ hội và văn hóa dân gian,… loại hình này rất hấp dẫn du khách nước ngoài.

Du lịch thôn quê: Làng quê là nơi có không khí trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian thoáng đãng. Tất cả các yếu tố đó lại hoàn toàn không tìm thấy được ở thành thị. Như vậy, về nông thôn có thể giúp cho du khách nghỉ ngơi, thư giãn, phục hồi sức khỏe sau những chuỗi ngày làm việc căng thẳng. Ngoài ra khi du lịch về các vùng thôn quê thì giá cả nhiều hàng hóa nông sản thực phẩm rẻ hơn, tươi ngon hơn. Người dân ở làng quê tình cảm chân thành, mến khách và trung thực. Loại hình du lịch thôn quê được ưa thích là tham quan phong cảnh làng quê, du thuyền trên sông nước, câu cá, thăm vườn cây ăn trái, trải nghiệm cuộc sống làng quê, ở nhà dân, du lịch về nguồn, thăm giếng người thân.

Du lịch gắn với chữa bệnh: Là loại hình du lịch thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên, yên tĩnh, môi trường trong lành gắn với chữa bệnh như suối nước nóng, nghỉ dưỡng,… loại hình này rất thích hợp cho người lớn tuổi.

2.1.3. Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái tại Việt Nam


Du lịch sinh thái là một dạng của du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả những đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung, bao gồm: Tính đa ngành; Tính đa thành phần; Tính đa mục tiêu; Tính liên vùng; Tính mùa vụ; Tính xã hội hóa. Bên cạnh các đặc trưng chung của ngành du lịch thì du lịch sinh thái tại Việt Nam cũng hàm chứa những đặc trưng riêng:

Phát triển dựa vào tính hấp dẫn của thiên nhiên và văn hóa bản địa: Mọi hoạt


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

động phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đều được thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, lịch sử kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Kết quả của quá trình khai thác đó là sự hình thành những sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, văn hóa bản địa đem lại lợi ích cho xã hội.

Quản lý bền vững về môi trường sinh thái: Trước tiên đó là những lợi ích về kinh tế - xã hội, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, nâng cao đời sống kinh tế cho cộng đồng địa phương thông qua các dịch vụ du lịch, tạo điều kiện cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử và sự đa dạng của thiên nhiên nơi có những hoạt động phát triển du lịch. Kể đến là những lợi ích đem lại cho khách du lịch trong việc hưởng thụ các cảnh quan thiên nhiên mới lạ và độc đáo, các truyền thống văn hóa lịch sử, những đặc thù dân tộc mà trước đó họ chưa biết tới, từ đó xác lập ý thức trách nhiệm về bảo tồn sự toàn vẹn của các giá trị thiên nhiên, văn hóa lịch sử của nơi họ đến nói riêng và của hành tinh nói chung.

Tín dụng ngân hàng đối với phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Kiên Giang - 3

Tính giáo dục cao về môi trường: Du lịch sinh thái hướng con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường. Và vì vậy, hoạt động du lịch sinh thái có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.

Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương chính là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương mình. Phát triển du lịch sinh thái hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu vực đó, bởi vì hơn ai hết chính những người dân địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng.


2.1.4. Vai trò của việc phát triển du lịch sinh thái


2.1.4.1. Góp phần phát triển kinh tế - xã hội


- Tích lũy vốn cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp: Du lịch sinh thái có tác động tích cực góp phần làm tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Du lịch sinh thái đạt hiệu quả kinh tế cao là nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước và được xem là ngành “công nghiệp không khói”, “xuất khẩu tại chỗ” đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn góp phần tăng nhanh nguồn thu cho vùng du lịch, thông qua tiêu dùng sản phẩm du lịch và xuất khẩu hàng hóa.

Thông qua tiêu dùng sản phẩm du lịch sinh thái, tác động đến lưu thông hàng hóa và dịch vụ. Lượng khách càng nhiều thì nhu cầu hàng hóa, dịch vụ càng lớn. Chính vì vậy tác động mạnh đến các lĩnh vực, các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải,… Lượng khách đến các điểm du lịch sẽ tiêu thụ một lượng hàng hóa lớn dưới dạng các món ăn, đồ uống, hàng lưu niệm,… tạo cho ngành nông nghiệp phát triển, giúp cho địa phương có được nguồn thu ngoại tệ tại chỗ với hiệu quả cao. Nông nghiệp phát triển kéo theo công nghiệp phát triển để sản xuất ra những mặt hàng phục vụ cho nhu cầu của khách như: Công nghiệp chế biến, bảo quản,…việc xuất khẩu thông qua khách du lịch sẽ có lợi hơn rất nhiều vì bán giá nội địa, giá thành thấp, tiết kiệm chi phí bảo quản và vận chuyển,… từ đó làm tăng thu nhập cho vùng du lịch và tăng hiệu quả nền kinh tế.

Từ nguồn thu du lịch sinh thái sẽ có thêm nguồn vốn, khoa học kỹ thuật để đầu tư đẩy mạnh cho phát triển công nghiệp và nông nghiệp phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Mở rộng đầu tư, trùng tu, tôn tạo, nghiên cứu bảo tồn các khu du lịch sinh thái.

Trong điều kiện nước ta hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới sẽ có điều kiện thuận lợi mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, huy động và khai thác hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, nguồn vốn tài trợ của các tổ chức môi trường thế giới, nguồn vốn đầu tư của các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước,… các nguồn vốn này sẽ tạo điều kiện phát triển du lịch


sinh thái nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.


- Tăng thu nhập: Phát triển du lịch sinh thái thu hút một lượng lao động lớn tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các hoạt động phục vụ khách du lịch. Trong đó, thu nhập từ các hoạt động phục vụ khách du lịch như: Lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên, các hàng hóa mỹ nghệ mang tính chất đặc thù của địa phương chiếm tỷ trọng lớn. Điều này làm cho đời sống của cư dân địa phương ngày càng được cải thiện và đảm bảo có mức sống tốt hơn.

- Thúc đẩy đầu tư: Trong quá trình hoạt động, du lịch sinh thái đòi hỏi số lượng lớn hàng hóa đa dạng, chất lượng cao. Du lịch sinh thái là lĩnh vực đầu tư thu lợi nhuận cao, do đó thu hút nhiều nhà đầu tư kinh doanh du lịch. Ngoài ra, du lịch sinh thái góp phần huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân địa phương vào vòng chu chuyển vốn. Khách du lịch mang tiền từ nơi khác đến tiêu dùng ở khu vực du lịch góp phần tăng thêm vốn đầu tư. Thông qua sự phát triển của du lịch sinh thái có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nhiều ngành kinh tế như: Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…Do đó, cần phải có sự đầu tư đáng kể để phục vụ nhu cầu khách du lịch.

Đối với những nơi có điều kiện kinh tế chậm phát triển thì phát triển du lịch sinh thái là con đường đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân. Thông qua việc phát triển du lịch sinh thái để thu hồi tiền tệ là biện pháp ổn định lưu thông tiền tệ, ổn định giá cả. Khối lượng tiền tệ mà du khách mang vào tiêu thụ tại vùng du lịch và những khoản thuế, phí khác đã tạo thuận lợi cho chính quyền địa phương có thêm nguồn vốn để đầu tư phát triển như: Đầu tư cơ sở hạ tầng, mạng lưới thông tin liên lạc, các dịch vụ phục vụ khách du lịch, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp, nông nghiệp,…

Phát triển du lịch sinh thái là cơ hội cho các nhà đầu tư thu lợi nhuận cao thông qua việc cung ứng những hàng hóa và dịch vụ phục vụ nhu cầu khách du lịch. Do đó, phát triển du lịch sinh thái sẽ tăng cường thúc đẩy các thành phần kinh tế đầu tư.

- Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại: Cùng với xu thế chung của thế giới, du


lịch sinh thái cũng có vai trò trong mở rộng kinh tế đối ngoại. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, du lịch sinh thái chính là con đường tiếp cận với các quốc gia bên ngoài một cách hữu hiệu nhất góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết các dân tộc, địa phương vì hòa bình hợp tác và phát triển. Đồng thời thu hút nhiều nhà đầu tư vào kinh doanh du lịch và phát triển cơ sở hạ tầng.

Phát triển du lịch sinh thái giúp ích cho việc cải thiện và nâng cao vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế. Du lịch sinh thái là cầu nối mở rộng quan hệ đối ngoại, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc các địa phương. Thông qua phát triển du lịch sinh thái các hoạt động giao lưu hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn tài nguyên du lịch, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hóa lịch sử; hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, bảo tồn động, thực vật quý hiếm, hợp tác đầu tư, tuyến du lịch, trao đổi hàng hóa,… ngày càng được củng cố và mở rộng.

- Nâng cao trình độ dân trí: Trình độ dân trí cao tạo ra cho mỗi người có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, công trình văn hóa, tài nguyên du lịch, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao phong cách ứng xử lịch sự hòa nhã với khách, thể hiện rõ bản sắc dân tộc, tạo ra cho khu du lịch sinh thái có tính chất đặc thù thu hút khách du lịch.

Du khách đến địa điểm du lịch ngoài tham quan cảnh quan thiên nhiên họ còn giao lưu văn hóa học hỏi lẫn nhau. Sự so sánh các nền văn hóa bổ sung thêm những yếu tố tích cực của nền văn hóa khác. Phát triển du lịch sinh thái kéo theo sự phát triển của giáo dục, đào tạo. Giáo dục, đào tạo phát triển ở nhiều cấp học và bậc học. Hệ thống các trường phổ thông, các trường dạy nghề phát triển mạnh để tạo ra một lượng lao động phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái.

Ngoài ra, nhu cầu lao động trong ngành du lịch sinh thái và các ngành khác có liên quan là rất lớn với nhiều cấp độ chuyên môn khác nhau. Có bộ phận đòi hỏi chuyên môn rất cao như: Quản lý, hướng dẫn viên, quản lý tổ chức hoạt động lữ hành,… nhưng cũng có những bộ phận trình độ chuyên môn thấp như: Nhân viên khách sạn, nhà hàng, tạp vụ,… chính tính đa dạng phong phú về thành phần du khách và đông về số lượng đòi hỏi đào tạo cán bộ, nhân viên cho ngành du lịch phải được coi trọng cả về chất lượng, cơ cấu và quy mô. Phát triển du lịch sinh thái đòi


hỏi phải có hệ thống giáo dục đồng bộ, đa dạng..


Mục tiêu của du lịch sinh thái là phát triển du lịch bền vững. Do đó, con người là yếu tố quyết định sự phát triển đó. Vì vậy, giáo dục đào tạo được đặc biệt quan tâm. Đào tạo những người có tay nghề quản lý, phân tích đánh giá tài nguyên, hoạch định chiến lược và thực hiện chiến lược phát triển du lịch,… đào tạo lao động có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch sinh thái, ngoài ra còn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc: Phong tục tập quán, truyền thống văn hóa là một trong những yếu tố phát triển du lịch sinh thái. Phong tục tập quán là một nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc, mỗi vùng bao gồm: Cách ăn, sinh hoạt, chữ viết, cung cách ứng xử, truyền thống dân tộc, lễ hội truyền thống, công trình văn hóa, di tích lịch sử,… những yếu tố này tạo ra một nét riêng đặc thù cho vùng du lịch.

Khi đi du lịch, du khách muốn được thâm nhập vào các hoạt động văn hóa và quan hệ với người dân địa phương. Họ muốn tìm hiểu về nền văn hóa, nghệ thuật, thủ công, tập quán các dân tộc khác, những địa phương khác. Ngoài ra mọi người còn có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau hơn để những đức tính tốt đẹp như giúp đỡ mới có dịp thể hiện rõ nét. Du lịch sinh thái tạo điều kiện để mọi người xích lại gần nhau hơn. Như vậy, thông qua du lịch sinh thái mọi người hiểu nhau hơn, tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng.

Những chuyến du lịch, tham quan các di tích lịch sử, các công trình văn hóa có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Khi tiếp xúc với các thành tựu văn hóa dân tộc được giải thích cặn kẽ của các hướng dẫn viên, du khách sẽ thực sự cảm nhận được giá trị to lớn của các di tích. Nhu cầu nâng cao nhận thức văn hóa trong chuyến đi của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý, yểm trợ cho việc khôi phục, duy trì các di tích, lễ hội, sản phẩm ngành nghề. Cũng chính nhờ du lịch sinh thái, cuộc sống cộng đồng trở nên sôi động hơn, các nền văn hóa có điều kiện hòa nhập làm cho đời sống văn hóa tinh thần của con người trở nên phong phú hơn.

Phát triển du lịch sinh thái là cơ hội để hiểu biết, học hỏi phong cách sống và


phong tục tập quán của các dân tộc khác. Thông qua đó, khuyến khích khôi phục những nét văn hóa, văn nghệ truyền thống như âm nhạc, các điệu múa, nghi lễ,… của địa phương, nâng lên sự hiểu biết về phong tục tập quán nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới bổ sung làm cho kho tàng văn hóa dân tộc ngày càng thêm phong phú, đa dạng. Phát triển du lịch sinh thái gắn với phát huy phong tục tập quán và truyền thống của dân tộc, thông qua đó duy trì, nâng cao giá trị văn hóa truyền thống,… để tạo cho du lịch sinh thái thêm đa dạng nội dung và hình thức, thu hút khách du lịch ngày càng đông.

2.1.4.2. Góp phần bảo vệ môi trường


Du lịch sinh thái là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt. Điều này có nghĩa là tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch sinh thái. Chức năng của du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng là mang lại sự vui chơi giải trí, phục hồi sức khỏe cho con người. Với du lịch sinh thái còn là giáo dục du khách ý thức bảo vệ môi trường sinh thái – yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển cho thế hệ tương lai. Du lịch sinh thái góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý và bền vững.

Phát triển du lịch sinh thái luôn gắn liền với môi trường trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Phát triển du lịch sinh thái nhằm cải thiện và nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cộng đồng thông qua việc bảo vệ môi trường và duy trì các nguồn tài nguyên. Con người cần phải hài hòa với thiên nhiên, thông qua việc bảo vệ môi trường sinh thái để khôi phục sự cân bằng. Phát triển du lịch sinh thái là phương cách “cứu lấy thiên nhiên”, “cứu lấy con người”, làm trong sạch môi trường đồng thời cải thiện điều kiện kinh tế của đất nước mà không làm phá hủy các nguồn tài nguyên. Điều này là nền tảng của nguyên tắc đạo đức mới là cuộc sống bền vững.

Ngày nay, việc bảo vệ môi trường sinh thái không còn nằm ở phạm vi mỗi quốc gia mà trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng quốc tế. Bảo vệ môi trường sinh thái chính là bảo vệ cuộc sống. Hiện tượng trái đất nóng lên, nạn ô nhiễm môi trường ngày càng lớn, nạn phá rừng,…có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của mọi người dân. Hàng năm số người bị chết do thiên tai, bệnh tật trên thế giới ngày càng


nhiều. Vì vậy, phát triển du lịch sinh thái đòi hỏi là nhu cầu khách quan để duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện môi trường sinh thái. Du lịch sinh thái tạo cho con người có cuộc sống lành mạnh, đầy đủ và lâu dài, có sự kết hợp hài hòa giữa con người và tự nhiên, giữa bảo vệ môi trường và phát triển, đồng thời duy trì khả năng chịu đựng của trái đất trước sự khai thác của con người.

Thông qua du lịch sinh thái sẽ nâng cao được ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên, tăng cường sự hiểu biết về văn hóa, lịch sử giữa các quốc gia, dân tộc. Du lịch sinh thái còn tạo ra những yếu tố phục hồi sức khỏe nhanh, chữa bệnh, nâng cao sự hiểu biết về thiên nhiên, môi trường. Du lịch sinh thái chủ yếu sử dụng lao động là người dân địa phương làm cho người dân có thêm thu nhập nâng cao cuộc sống. Họ thấy rằng du lịch sinh thái tạo ra nguồn thu nhập chính do đó ý thức bảo vệ môi trường sinh thái được nâng lên.

2.2. TÍN DUNG NGÂN HÀ NG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI


2.2.1. Nguồn tài trợ phát triển du lịch sinh thái


Để phát triển bất kỳ ngành nghề nào thì cần phải có vốn để đầu tư, do đó để phát triển du lịch sinh thái cũng cần có các nguồn vốn tài trợ như sau:

- Nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp để đầu tư cho phát triển du lịch sinh thái: Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do doanh nghiệp làm chủ sở hữu và được sử dụng một cách lâu dài mà không cần phải cam kết thanh toán cho ai; nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm có vốn kinh doanh và các quỹ của doanh nghiệp (vốn của chủ sở hữu góp, lợi nhuận chưa phân phối, các doanh nghiệp cổ phần phát hành cổ phiếu,…). Đây là nguồn vốn khá quan trọng mang tính ổn định lâu dài để đầu tư cho phát triển du lịch sinh thái, các doanh nghiệp không phải lo thanh toán nợ.

- Nguồn vốn ngân sách và phát hành trái phiếu (chính phủ hoặc địa phương) đầu tư cho phát triển du lịch sinh thái: Nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển du lịch sinh thái là một trong những nguồn vốn khá quan trọng, đặc biệt là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các công trình quan trọng khác. Ngày nay, đa số các chính phủ hoặc các địa phương ở trên thế giới đều phải thực hiện vay vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng hình thức phát hành trái

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2023