Tìm hiểu văn trên Tri tân tạp chí - 17

mới thấy rằng tinh thần quốc gia Việt Nam trải mấy ngàn năm không bao giờ chết! Có đọc sử mới thấy rõ công khó nhọc của tổ tiên gây dựng nước nhà, gìn giữ giang san, mở mang bờ cõi là lớn lao đến thế nào” (Tạp chí Tri tân, số 7, tr.2). Trong hoàn cảnh đất nước bị nô dịch và thực tế không ít thanh niên trí thức Việt Nam thời bấy giờ thông thạo sử người mà không biết về lịch sử nước mình thì thông điệp đó chẳng phải rất có ý nghĩa sao? Trong lời kết, tác giả đã thể hiện rất rõ tinh thần yêu nước và cũng chính là chủ trương, mục đích của tạp chí Tri tân khi tìm hiểu về lịch sử dân tộc: “Muốn thiệt dạ yêu nước cần phải hiểu biết lịch sử nước nhà”. Thiết nghĩ, đó cũng là niềm động viên, cổ vũ thiết thực của tạp chí Tri tân cho công cuộc đấu tranh giành độc lập, dù không trực tiếp.

Trong bài “Cột Đồng Mã Viện” (số 14), để khảo cứu về di tích lịch sử từ thời cổ lai, Nguyễn Văn Tố dày công tra cứu đủ các loại sách: Từ sách Tàu đến sách Ta, từ tục truyền đến chính sử biên niên... để cuối cùng khẳng định: Cột Đồng Mã Viện với lời thề “Đồng Trụ triết, Giao Chỉ diệt” là không có căn cứ mà đó chỉ là lời tục truyền. Bài viết đã khẳng định rất rõ tinh thần tự chủ của dân tộc ta, không chịu bất cứ sự áp đặt nào của phong kiến Phương Bắc.

Thọ Xuân Lê Văn Phúc lại miệt mài với “Bản sách dẫn về Đại Nam liệt truyện” với lí do: Soạn giả của cuốn “Đại Nam liệt truyện” sắp xếp các tổng mục, các mục lục chưa khoa học, chưa gọn làm cho độc giả khó tra cứu đồng thời còn có chỗ sai sót, cần phải hiệu đính lại. Vì vậy Lê Văn Phúc đã biên soạn lại bộ sách này, sắp xếp các mục khoa học để tiện cho việc tra cứu (Tên chính, tên phụ của các nhân vật được sắp xếp theo thứ tự A, B, C…; chia thành các tập, quyển, sắp niên biểu theo từng họ, từng tỉnh…). Quyển sách được tạp chí Tri tân giới thiệu không chỉ hấp dẫn bởi lối khảo cứu công phu, tỉ mỉ về thân thế, sự nghiệp của danh nhân lịch sử (triều Nguyễn) mà còn bởi những câu chuyện đời của các bậc danh nhân, danh tướng đó, như chuyện về Hậu, Phi, Hoàng tử, Công chúa, Chư thần, Ẩn dật, Cao tăng, Gian thần, nghịch tặc

Khi khảo cứu về 82 tấm bia trong Văn Miếu Quốc Tử Giám với mục đích “để bổ khuyết một đoạn lịch sử nước nhà”, học giả Nguyễn Văn Tố đã kỳ công tra cứu các nguồn sử sách (Lịch triều hiến chương, Đăng khoa lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Minh sử…) rồi dịch ra chữ Quốc ngữ, cung cấp cho độc giả những tri thức về gốc gác, lai lịch, thiên năng, thiên phú, đóng góp của 1111 ông nghè được vinh danh trong Văn Miếu. Bài khảo cứu được đăng tải trong 112 số tạp chí, chiếm 224

trang báo có thể coi như một pho cổ sử sống động đồng thời cũng là một công trình nghiên cứu hữu ích cho những ai quan tâm đến lịch sử nước nhà.

Chuyên mục dành đăng tải những bài khảo cứu về lịch sử luôn đồng hành cùng Tri tân trong suốt những tháng năm sinh tồn. Ngay cả hai số cuối cùng năm 1946 (số đặc san), tạp chí Tri tân dành ưu ái đặc biệt cho lĩnh vực khảo cứu, khảo đính về lịch sử. Đặc san số 1 năm 1946 là chuyên san về vùng đất Nam Bộ: Cả tập có 39 trang báo thì có tới 36 trang nói về vùng đất Nam Bộ của tác giả Long Điền. Để khẳng định: “Nam Bộ đối với lịch sử luật pháp hoàn toàn là Việt Nam và đối với thế giới tinh thần cũng thuần túy Việt Nam” (Tạp chí Tri tân, số 1, tr.39), tác giả vừa là nhà khảo cứu lịch sử, vừa là nhà văn hóa vừa là nhà địa lý, thậm chí vừa là nhà nhân chủng học tổng hợp, nghiên cứu, tích lũy, huy động tối đa kiến thức của các lĩnh vực làm căn cứ, cơ sở. Học giả đã tìm về từ cội nguồn, gốc rễ lịch sử ra đời, hình thành vùng đất Nam Bộ đến việc việc ghi nhận công cuộc khai sinh vùng đất này, trước hết là những người dân bản địa (sau đó mới có công cuộc khai thác áp đặt của nhà nước bảo hộ). Tiếp đến là việc xác định nhân chủng cũng như văn hóa của vùng đất này. Rồi tác giả lại đi đến điểm mặt người thật, việc thật, họ là những chân dung tiêu biểu có công lớn đối với vùng đất Nam Bộ như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định… Cuối cùng, Long Điền minh chứng bằng tinh thần đấu tranh của người dân Nam Bộ dưới thời thuộc Pháp: “Muốn để cho biết dân chí và dân khí của đồng bào ta ở Nam Bộ thế nào, tôi chỉ xin kể lược qua những cuộc phản động, tranh đấu riêng khu vực Nam Bộ mà đã được 32 việc trong 86 năm” (Tạp chí Tri tân, số 1, tr.35). Trong thời điểm khởi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, rõ ràng tinh thần ấy của con người Nam Bộ đã có ý nghĩa lớn lao trong việc khơi gợi, khích lệ ý thức, truyền thống dân tộc trong mỗi dân sinh đất Việt đồng thời còn có ý nghĩa thức tỉnh thế hệ trẻ về tội ác dã man của kẻ thù trong gần 100 năm đô hộ nước ta dưới chiêu bài Văn minh, Mẫu quốc.

Ở vào giai đoạn đặc biệt của lịch sử (những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp), rõ ràng tâm huyết và nỗ lực cuối cùng của những người làm báo Tri tân cũng ít nhiều hướng tới mục đích làm chính trị. Song vốn là một tờ tạp chí văn hóa thiên về khảo cứu nên con đường làm chính trị của Tri tân còn mờ nhạt (không rõ ràng như Thanh nghị Hàn Thuyên). Vì vậy, hai số tạp chí cuối cùng này, chủ yếu các học giả của Tri tân muốn định chân quốc hồn, quốc tuý dân tộc Việt bằng cách “Ôn cố”. Tạp chí vẫn duy trì mục Sử liệu nhằm mục đích: “Sưu tầm các tài liệu về lịch sử như đồ thư,

di bút, tiểu sử, giai thoại… của các tiên hiền danh nhân cổ kim; Đăng tải hết các tài liệu nhặt được để bạn đọc kiểm điểm hết xem có chỗ nào sai, có gì nhầm, xin phủ chính cho để khỏi bị xuyên tạc” (Tạp chí Tri tân, số 2, tr.18). Trước tình trạng tam sao thất bản do chiến tranh, loạn lạc và nạn xuyên tạc lịch sử của thế lực thù địch, rõ ràng công việc nhặt nhạnh, thu gom, bổ khuyết, hiệu đính tài liệu lịch sử của tạp chí Tri tân thật đáng trân trọng. Song, bối cảnh chính trị đương thời đòi hỏi con người phải nhập cuộc và thôi thúc bằng hành động vì thế chủ trương, mục đích của Tri tân không hợp với thời đại mới và tạp chí đình bản như một tất yếu khách quan.

Đối với những bài khảo cứu về văn học, đáng chú ý và giá trị nhất vẫn là những bài khảo cứu được đăng tải nhiều kỳ như Thơ Đường ở Nhật Bản của Bách Thảo Sương (6 số), Phác sơ về mẹo tiếng ta của Đào Duy Anh; Phong dao chia loại và giảng nghĩa của Hoa Bằng (7 số), Cách xếp đặt chữ Nho trong từ điển của Đào Trọng Đủ (8 số), Bàn góp về nguồn gốc tiếng Việt (Đào Trọng Đủ, 12 số), Thử viết Việt Nam văn học sử của Hoa Bằng (số 54 )… Đặc biệt hơn là những bài trường kỳ với dung lượng hàng trăm trang báo của Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố như Tài liệu để đính chính những bài văn cổ (90 số), Tra nghĩa chữ Nho (31 số), Việt Nam văn học sử (22 số), Hạnh thục ca (20 số)…

Ngoài ra, tạp chí Tri tân còn chọn đăng loạt bài khảo cứu theo các nhóm đề tài, chủ đề trên các số đặc san chuyên về văn học theo từng kỳ: Văn học phụ nữ (1943), Thi ca Việt Nam, Tục ngữ phong dao (1944)… Riêng kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn luôn thu hút mối quan tâm của các nhà khảo cứu: Với tổng số 29 bài nghiên cứu, tìm hiểu về tác phẩm này cũng đủ để minh chứng. Trong đó, phải kể đến những bài viết có ý nghĩa định hướng, gợi mở của các tác giả Nguyễn Văn Tố, Đào Duy Anh, Dương Quảng Hàm, Đặng Thai Mai, Hoa Bằng, Vũ Văn Lợi, Lê Thước…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Do đặc điểm của thể văn khảo cứu đòi hỏi sự tra cứu công phu, kiếm tìm tỉ mỉ, nghiên cứu kỹ lưỡng có so sánh đối chiếu, thực chứng nên hầu như các bài khảo cứu đều có trường độ. Bài ngắn nhất cũng được đăng tải trên 2 số tạp chí (4 trang báo), bài dài nhất 90 số (180 trang báo). Bởi vậy, đội ngũ đảm nhiệm công việc này phải là người có tâm huyết, có niềm say mê, có tinh thần khoa học, cẩn trọng, đúng mực và đặc biệt phải có vốn văn hóa, văn học cổ sâu rộng. Các nhà nho như Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Tố, Đào Duy Anh, Đào Trọng Đủ, Hoa Bằng… vẫn là lực lượng giữ vai trò chủ chốt làm nên diện mạo riêng của mảng văn khảo cứu trên Tri tân tạp chí.

Công trình Tài liệu để đính chính các bài văn cổ của nhà nho Nguyễn Văn Tố là bộ hợp tuyển khảo cứu công phu, có ý nghĩa và giá trị khoa học được đăng trên tạp chí Tri tân ngay từ năm đầu tiên khi báo mới ra đời (số 19, Octobre, 1941) đến năm cuối (số 212, ngày 22 tháng 11 năm 1945), kéo dài 90 số với gần 200 trang báo. Tác giả cần mẫn, miệt mài sưu tầm, góp nhặt, sao chép những bài văn cổ, sau đó chú thích, lí giải rõ ràng về nguồn gốc trích dẫn, sao lục. Để truy tìm gốc gác của một văn bản cổ, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Tố đã sử dụng thao tác so sánh, đối chiếu, hiệu đính làm căn cứ khoa học. Mục đích tác giả làm công việc này là bởi ông nhận thấy: “Chưa có quyển quốc văn hợp tuyển nào biên rõ những bài văn cổ trích ở đâu ra; ở sách in hay sách viết, sách chữ Nôm hay sách Quốc ngữ” (Tạp chí Tri tân, số 19, tr.3). Trong quá trình khảo cứu, tích hợp từ các nguồn tài liệu, Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố đã “đính chính” được 170 bài văn cổ với sự phong phú của nhiều thể loại: Từ những thể loại mang tính quy phạm (thơ Đường, phú, văn tế…) đến những thể loại cách luật, đậm chất bình dân (thơ, phú Nôm, cung oán, than vãn…). Trong đó riêng việc khảo cứu tác phẩm Kim Vân Kiều truyện được đăng trong 51 số tạp chí (từ số 63 đến số 212), chiếm trên 100 trang báo. Để hiệu đính tác phẩm này, nhà khảo cứu đã đối chiếu, so sánh với nhiều nguồn văn bản được dịch từ cụ Đào Nguyên Phổ, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Văn Vĩnh… rồi đến bản chữ Nôm Đoạn trường tân thanh của Phó bảng Kiều Oánh Mậu (1902), thậm chí tác giả còn so sánh với nguyên bản chữ Hán, cần mẫn tìm tòi, dẫn giải nguồn trích các chú thích, các tích của Kim Vân Kiều truyện. Từ đó, học giả cho thấy, xung quanh văn bản Truyện Kiều có nhiều bản dịch, dị bản khác nhau tạo cơ sở khoa học cho người nghiên cứu tìm hiểu, đào sâu về Truyện Kiều làm căn cứ đối chứng.

Tìm hiểu văn trên Tri tân tạp chí - 17

Tác giả Đào Duy Anh trong quá trình khảo cứu về nguồn gốc cuốn Hoa Tiên truyện (số 86-88) đã tập hợp những cuốn sách thu lượm được trong gia phả dòng họ Nguyễn Huy làm căn cứ để tra cứu, khảo luận. Ông tìm hiểu về quê quán và dòng họ Nguyễn Huy Tự: Khảo về tổ tiên mười mấy đời của dòng họ này (đến đời Nguyễn Huy Tự), tác giả của cuốn Hoa Tiên ký rồi so sánh đối chiếu với bản Hoa Tiên truyện mà ông có được từ dòng họ Nguyễn Huy cùng với bản nhuận sắc của Nguyễn Thiện. Nhà khảo cứu nhận thấy có nhiều câu dịch giống với Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du. Từ đó, ông đưa ra kết luận có ý nghĩa khoa học: “Vậy theo thiên kiến của tôi, thì Nguyễn Thiện nhuận sắc Hoa Tiên ký sau khi đã được đọc Đoạn trường tân thanh rồi, cho nên trong bản Hoa Tiên thông hành, trừ những câu Nguyễn Du bắt

chước Nguyễn Huy Tự, còn có nhiều câu Nguyễn Thiện bắt chước Nguyễn Du” (Tạp chí Tri tân, số 88, tr.19). Thực tế đó cũng phản ánh việc giao thoa, bất phân cũng như một dấu hiệu đặc thù của nền văn học trung đại Việt Nam.

Khi nghiên cứu về thể loại Phong dao mục đích của học giả Hoa Bằng là muốn thừa hưởng, tiếp nối, gìn giữ lấy di sản vô cùng quý báu ấy của cha ông. Để chia loại, đính chính những tiếng sai lầm và giải nghĩa những tiếng khó hiểu, nhà nghiên cứu đã định nghĩa về thể Phong dao bằng lối văn khảo cứu hào hoa: “Nó là những tiếng thiên lãi, mộc mạc tự nhiên, trải bao đời nay, vang ra từ những nơi non cao rừng thẳm, mặt nước bát ngát, cánh đồng lúa mênh mông, đã rung động, đương rung động và còn rung động mãi tâm hồn Đại Việt. Nó là những tiếng vang dội của đáy lòng bình dân bằng giọng nhẹ nhàng nhưng hùng tráng, bình dị nhưng sâu xa, trải đời nọ qua đời kia đã làm giàu cho cái kho văn học Việt Nam” (Tạp chí Tri tân, số 3, tr.7). Tiếp đến, nhà khảo cứu chia Phong dao làm ba thể: Phú (Nói ngay vào sự thực: Không tiền ngồi gốc cây đa; Có tiền thì hãy lân la vào hàng…), thể tỉ (Lối ví von, so sánh: Muốn sang thì bắc cầu kiều; Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy…), thể hứng (Nhân cảm hứng về một sự vật mà khơi nguồn cảm hứng: Cái cò lặn lội bờ sông; Gánh gạo nuôi chồng nước mắt nỉ non...). Sau đó, lấy người nông dân làm gốc cho các mối quan hệ để khảo cứu tỉ mỉ về 9 tiểu loại của Phong dao: Loại 1 (Nông dân với kinh tế, gồm các tiểu loại: Làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm, thủ công, tiền bạc, thóc lúa, đổi chác...); Loại 2 (Nông dân với nhân sinh triết học: Chuyện bản thân, chuyện tình cảm…); Loại 3 (Nông dân với vũ trụ quan: Trời đất, thần thánh, mưa, sấm...); Loại 4 (Nông dân với tôn giáo: Nho,Thần, Phật, Ma quỷ...); Loại 5 (Nông dân với nhân sinh quan: Sướng, khổ vui, buồn...); Loại 6 (Nông dân với văn học: Ca tụng, trào phúng...); Loại 7 (Nông dân với chính trị: Sưu thuế, tạp dịch, tòng quân...); Loại 8 (Nông dân với xã hội: Ma chay, cưới xin, hội hè, giỗ tết...); Loại 9 (Nông dân với lịch sử: Thời loạn, chống ngoại xâm, thời bình, mở mang bờ cõi...). Tác giả đi vào mỗi loại bình chú một số câu phong dao điển hình tương ứng với các tiểu loại…

Nhìn nhận một cách khách quan có thể coi mảng văn khảo cứu là thành tựu nổi bật, in diện mạo riêng của tạp chí Tri tân. Kết quả của những công trình tra cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá, chứng thực một cách công phu, tỉ mỉ của các nhà khảo cứu lịch sử, văn hóa, văn học trên Tri tân đã đóng góp không nhỏ trong quá trình phục dựng, bảo tồn những giá trị truyền thống. Đặt trong hoàn cảnh xã hội đương thời, rõ

ràng thể văn khảo cứu khá hợp thời. Bởi nó vượt qua được gọng kìm kiểm duyệt gắt gao của chính phủ thực dân, đáp ứng được nhu cầu bày tỏ tình yêu đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc kín đáo của các nhà trí thức trước cách mạng. Hơn nữa, những câu chuyện, những tấm gương lịch sử đó phần nào cũng có ý nghĩa thức tỉnh thanh niên thế hệ trẻ đương thời.

Rõ ràng, văn khảo cứu giai đoạn này đã khắc phục được những hạn chế của biên khảo giai đoạn trước. Đứng trước tình trạng nguồn tài liệu Hán văn đang dần bị mai một, thất lạc và biên khảo còn tồn tại hiện tượng tranh luận không có lối thoát thì tư duy nghiên cứu khoa học thực chứng của các nhà khảo cứu trên Tri tân đã khẳng định cách tiếp cận mới của phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Mặt khác Tri tân đã hội tụ được những cây bút biên khảo, nghiên cứu có bề dày về Nho học, bề rộng về Tây học. Do đó tránh được tình trạng nghiên cứu mang tính chủ quan, thiên kiến, lệch lạc, chất lượng thấp.

Tuy nhiên, văn khảo cứu trên tạp chí Tri tân cũng không tránh khỏi hạn chế: Còn không ít bài rơi vào tình trạng đào xới giai thoại một cách tản mạn, vụn vặt. Văn khảo cứu thường khô khan và dàn trải vì dung lượng kiến thức ôm đồm, tản mạn: Có khi chỉ một chi tiết, một từ, một chữ được hiệu đính đến gần chục trang báo. Hơn nữa, đó lại là những kiến thức về văn hóa, văn học, lịch sử thời cổ nên nặng nề trong việc tiếp nhận bởi chịu một áp lực lớn những điển tích, điển cố Hán học và những quy chuẩn Nho gia… nhưng chính tính chất “nệ cổ”, sự sao lục, hiệu đính công phu cùng những chú thích dày đặc, nặng về tầm chương trích cú… lại là ưu thế của mảng văn khảo cứu trên Tri tân. Như vậy, dù nhìn nhận với tính chất hai mặt nhưng cũng không thể phủ nhận giá trị của văn khảo cứu trên Tri tân bởi đó là nguồn tri thức vô cùng quan trọng và thiết thực cho người làm công việc nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, văn học cổ. Hay nói cách khác đó chính là kho tư liệu quý hiếm rất giá trị cho những người nghiên cứu chuyên sâu.

Nếu tạp chí Thanh nghị chủ yếu nghiêng về khảo cứu các lĩnh vực chính trị, triết học, văn học, sử học theo tư tưởng mới của các học giả từ Tây phương trở về thì Tri tân chủ yếu nghiêng về khảo cứu lịch sử, văn hóa, văn học cổ và phê bình sáng tác mới. Đây là mảng thành công nhất của tạp chí bởi nó phản ánh được thực trạng đời sống văn học đương thời. Khi các sáng tác như trăm hoa đua nở phát triển phong phú nhưng cũng không kém phần dung tạp, bề bộn thì cũng cần có các nhà phê bình lên tiếng, luận bàn trao đổi để khẳng định giá trị đích thực. Hơn nữa, văn học đã trải qua

quá trình phát sinh, phát triển, có đủ thời gian, đủ độ chín, thậm chí độ kết tinh, vận động và chuyển hóa thì rất cần những đánh giá, tổng kết, nhìn lại để ghi dấu thành tựu, khắc phục hạn chế, định hướng tương lai.

4.1.2.2. Về nghiên cứu phê bình văn học

Bên cạnh mảng văn khảo cứu khá đồ sộ tạp chí Tri tân dành một phần đáng kể chọn đăng những bài nghiên cứu phê bình văn học. Trong 214 số tạp chí, Tri tân đăng tải được 427 bài nghiên cứu phê bình văn học.

Nghiên cứu phê bình văn học trên Tri tân phong phú với nhiều kiểu loại: Có bình văn, bình thơ, phê bình, giới thiệu các sáng tác hoặc các cuốn sách mới xuất hiện, có phỏng vấn nhà văn, có nghiên cứu trao đổi, luận bàn về những tác phẩm văn học cổ có giá trị như Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Truyện Kiều, Long thành cầm giả ca (Nguyễn Du); Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm), Hoa tiên ký (Nguyễn Huy Tự)… Ngoài ra Tri tân còn rất cần mẫn trong việc phê bình sách báo, các lĩnh vực triết học, kinh tế, tôn giáo, y học…

Các chuyên mục chính của phê bình văn học là: Tiếng dội của bạn đọc, Văn hành công khí, Đọc, Quyển vàng lần giở… Bên cạnh đó, các học giả của báo Tri tân luôn quan tâm đến lý thuyết dịch thuật: Vấn đề dịch sách (Trúc Đình, số 49), Quan niệm dịch thơ (Kiều Thanh Quế, số 56), Một kiến giải về “Vấn đề dịch sách” (Đỗ Thúc, số 88-92)… Rồi loạt bài nghiên cứu về thể loại văn học như Thơ tự do (Lê Thanh, số 16, 18, 19), Luật thơ mới (Lam Giang, số 68), Kịch viết bằng thơ (Lê Thanh, số 133)…; các bài đề cập đến vấn đề có ý nghĩa lý luận văn học: Phê bình văn học (Nguyễn Văn Tố, số 62), Sáu phép dịch thơ (Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục, số 79), Mấy lối phê bình thơ (Kiều Thanh Quế, số 173)…

Các cây bút nghiên cứu phê bình văn học tiêu biểu của Tri tân là lớp trí thức trẻ (Nguyễn Đình Thi, Lê Thanh, Kiều Thanh Quế, Hoàng Thiếu Sơn, Phạm Mạnh Phan…). Họ được đào tạo theo nền học vấn phương Tây, ít nhiều cởi mở trong tư duy, tiến bộ trong việc kế thừa, tiếp thu, ảnh hưởng của văn hóa Đông - Tây. Phương pháp tư duy khoa học đã giúp họ nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách khách quan (khác hẳn với trường phái phê bình ấn tượng của Hoài Thanh). Đặc điểm này đã tạo nên sự khác biệt trong xu hướng phê bình giữa các trường phái nghiên cứu văn học đương thời. Tạp chí Tri tân còn có sự góp mặt của những cây bút phê bình kỳ cựu, có uy danh trong giới nghiên cứu văn học như Nguyễn Văn Tố, Đào Trọng Đủ, Đặng Thai Mai,

Đào Duy Anh… Có thể điểm qua một số kiểu phê bình văn học trên Tri tân để phân loại đồng thời rút ra đặc điểm cơ bản của thể loại này.

Loại thứ nhất là phê bình về tác giả, tác phẩm: Trước hết, đối với kiểu phê bình này, các nhà nghiên cứu văn học của Tri tân khá say sưa với các tác giả và tác phẩm đương thời mà phần giá trị nhất là phê bình sáng tác mới.

Thuỳ Thiên chọn Tản Đà, con người của hai thế kỷ, gạch nối trung chuyển giữa nền văn học trung đại và hiện đại làm đối tượng nghiên cứu. Qua hai tác phẩm lớn của ông (Giấc mộng con, Khối tình con) nhà phê bình đã khám phá ra cái tinh túy, độc đáo trong sáng tác của thi sĩ này: “Văn đã hay, tứ lại lạ, một cái cấu tứ cũng đã đủ xuất chúng siêu quần. Nhưng văn Tản Đà hay không những hay ở văn vần, văn xuôi của Tản Đà cũng là văn kiệt tác. Cho nên vì văn vần mà tặng Tản Đà hai chữ thi sĩ thì vì văn xuôi mà phải tặng Tản Đà những chữ Triết học gia, tâm lí học gia, đạo đức gia” (Tạp chí Tri tân, số 19, tr.9). Đọc những bài văn lý thuyết như Khối tình, tiểu thuyết Thần tiên, hai quyển Đài gương kính Đài gương truyện cũng đủ thấy Thùy Thiên đã đưa ra những phát hiện rất cơ bản về đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Tản Đà, một lối văn, thơ có cấu tứ khá lạ, khá ngông của một hồn thơ rất phóng túng. Những nhận xét, đánh giá đó chắc chắn có ý nghĩa gợi mở cho những ai nghiên cứu chuyên sâu về văn chương Tản Đà. Tuy nhiên, có những điểm nhận xét đánh giá của tác giả không tránh khỏi thiên kiến, chủ quan, khi đặt thi sĩ Tản Đà trong sự so sánh với hai nhà thơ lớn nhất của Văn học trung đại Việt nam thế kỷ XIX là Nguyễn Khuyến và Tú Xương: “Đem ông Tú Xương, ông Yên Đổ mà so sánh với ông Tản Đà thì ông Tản Đà hơn nhiều. Văn ông Yên Đổ dẫu hay cũng chỉ có cái giọng kiêu; Văn ông Tú Xương dẫu hay cũng chỉ có cái giọng sược” (Tạp chí Tri tân, số 19, tr.9).

Trong bài Phong Lan hay là những nỗi băn khoăn thắc mắc chung của một thế hệ (số 8), Hội Thống Vũ Văn Lợi đã phê bình tập truyện ngắn của Lê Đình Ngân. Nhân dịp Tri tân đăng bài giới thiệu của ông B.D Ái Mỹ về tập truyện ngắn Phong Lan của Lê Đình Ngân, ngay sau đó đã diễn ra một cuộc “đối thoại” giữa tác giả và ông Ái Mỹ. Bởi ông Ái Mỹ đã đưa ra những mỹ từ “quá khổ” để bình xét một tác phẩm mà có lẽ ông không hiểu được tác giả viết gì. Một câu chuyện đời thường về cuộc sống tầm thường, tẻ nhạt của các nhân vật, là nỗi băn khoăn thắc mắc, ngại ngùng của một cá nhân vậy mà ông Ái Mỹ lại phóng bút cho đó là “nỗi băn khoăn của một thế hệ”. Điều đặc biệt là, nhà phê bình đã giữ được một thái độ khen chê, bình

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 16/01/2023