Lượng Ctrsh Đô Thị Theo Vùng Địa Lý Việt Nam Đầu Năm 2007


1

Đặc biệt

0,84

8.000

2.920.000

2

Loại 1

0,96

1.885

688.025

3

Loại 2

0,72

3.433

1.253.045

4

Loại 3

0,73

3.738

1.364.370

5

Loại 4

0,65

626

228.490

Tổng

6.453.930

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định - 4

[Cục bảo vệ môi trường, 2008]

Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Lượng CTR sinh hoạt đô thị tại các vùng địa lý của Việt Nam năm 2007 được thể hiện ở Bảng 1.7 như sau:

Bảng 1.7: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2007



STT


Đơn vị hành chính

Lượng CTRSH bình quân/đầu người (kg/người/ngày)

Lượng CTRSH

đô thị phát sinh

Tấn/ngày

Tấn/năm

1

ĐB sông Hồng

0,81

4.444

1.622060

2

Đông Bắc

0,76

1.164

424.660

3

Tây Bắc

0,75

190

69.350

4

Bắc Trung Bộ

0,66

755

275.575

5

Duyên Hải NTB

0,85

1.640

598.600

6

Tây Nguyên

0,59

650

237.250

7

Đông Nam Bộ

0,79

6.713

2.450.245

8

ĐB sông Cửu Long

0,61

2.136

779.640


Tổng

0,73

17.692

6.457.580

[Cục bảo vệ môi trường, 2008]

Từ bảng 1.7 nhận thấy, các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc Bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm với mức chuẩn thải là 0,75 kg/người/ngày, tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng


phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%). Các đô thị khu vực Đông Nam Bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị cao nhất là 2.450.245 tấn/năm với mức phát sinh là 0,79 kg/người/ngày

Theo số liệu của Bộ Xây dựng , tính đến năm 2009 tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 21.500 tấn/ngày. Dự báo của Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, đến năm 2015, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các đô thị ước tính khoảng 37 nghìn tấn/ngày và năm 2020 là 59 nghìn tấn/ngày cao gấp 2 - 3 lần hiện nay.

1.2.2.2 . Tình hình phát sinh CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn Việt Nam Hiện nay, số liệu về chất thải rắn phát sinh mới được thống kê tại khu vực đô

thị và các khu công nghiệp, còn ở khu vực nông thôn số liệu chưa được đầy đủ, chỉ mang tính ước lượng. Do môi trường nông thôn chưa được quan tâm bằng ở vùng đô thị, sự đầu tư kinh phí cho nghiên cứu đánh giá từ đó ứng dụng khoa học công nghệ vào xử lý môi trường chưa có nhiều, nhân lực làm công tác môi trường còn thiếu. Nhưng cũng có một số báo cáo nghiên cứu cung cấp số liệu này, cụ thể:

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiêp và phát triển nông thôn năm 2010 tại hội nghị tổng kết công tác bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2006-2010 cho thấy công tác vệ sinh môi trường nông thôn ngày càng nóng bỏng. Năm 2006, tổng lượng chất thải rắn ở khu vực nông thôn thải ra môi trường là khoảng 10 triệu tấn/năm, năm 2011 khoảng 13,5 triệu tấn/năm, tăng 17,4% so với 5 năm trước đó. Trong đó có tới 80% lượng rác thải chưa được thu gom, xử lý hợp vệ sinh khiến nhiều nơi tràn ngập rác.

Dù chưa được thống kê thành một con số chính xác nhưng nhìn vào bức tranh nông thôn đang diễn ra hiện nay sẽ thấy được vấn đề bức xúc cần phải giải quyết đó chính là rác thải. Rác thải phát sinh với khối lượng ngày càng nhiều, không kém gì khu vực đô thị, nhiều nơi rác thải chưa được thu gom, xử lý dẫn đến tình trạng rác thải đổ bừa bãi ven đường, ven đê, trôi dạt ở mương máng, sông ngòi, kênh rạch. Để quản lý lượng rác thải ngày càng gia tăng như hiện nay, Việt Nam đã


Comment [T9]: Năm?


có những hành động và triển khai công tác quản lý, xử lý CTR sinh hoạt và đã đạt được những kết quả nhất định.

1.2.2.3. Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

1.2.2.3.1. Cơ chế quản lý

Cho đến nay, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý phù hợp đối với các hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng như:

- Quyết định số 152/1999/QĐ- TG ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.

- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 23/2005/CT-TTG ngày 21 tháng 6 năm 2005 về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp.

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

- Thông tư số 08/2008/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2008 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung thông tư số 108/2003/TT-BTC ngày 7/11/2003 Hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn.

- Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 05 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.

- Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với họat động đầu tư cho quản lý chất thải rắn.

- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.

- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.


- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, các văn bản nêu trên chủ yếu qui định và mới chỉ áp dụng cho khu vực đô thị. Ngoài ra do hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa tương thích kịp thời với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Các quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn mặc dù đã được Chính phủ ban hành song còn mang tính hình thức. Số kinh phí thu được mới chỉ bằng 1/10 so với tổng kinh phí mà Nhà nước phải chi cho các dịch vụ thu gom và xử lý chất thải. Các chế tài xử phạt vi phạm hành chính còn quá thấp, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng còn lúng túng trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, do đó công tác quản lý rác thải còn nhiều lỏng lẻo[Viện chiến lược chính sách, 2010].

1.2.2.3.2. Tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam.

Hiện nay ở tất cả các thành phố, thị xã trong cả nước đã thành lập các công ty môi trường đô thị có chức năng thu gom và quản lý rác thải. Nhưng hiệu quả của công việc thu gom, quản lý rác thải còn kém, chỉ đạt từ 30-70% do khối lượng rác phát sinh, lượng rác thải còn lại được đổ bừa bãi xuống các sông, hồ, ngòi, ao, khu đất trống làm ô nhiễm môi trường nước và không khí.

Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt tính trung bình cho cả nước chỉ tăng từ 65- 71% ( giai đoạn từ 2000 - 2003). Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị trên địa bàn toàn quốc tăng từ 65% năm 2003 lên 72% năm 2004, năm 2008 lên đến 80 – 82%. Ở các thành phố lớn hơn thì tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt cũng cao hơn, và trong năm 2003 tỷ lệ này dao động từ mức thấp nhất là 45% ở Long An đến mức cao nhất là 95% ở thành phố Huế. Tính trung bình, các thành phố có dân số lớn hơn 500.000 dân có tỷ lệ thu gom đạt 76% trong khi đó tỷ lệ này lại giảm xuống còn 70% ở các thành phố có số dân từ 100.000 - 350.000 người [ Cục Bảo vệ Môi trường, 2008].

Đối với khu vực nông thôn, tỷ lệ thu gom đạt trung bình 40 – 55% tăng hơn so với năm 2003 (20%). Công tác dọn vệ sinh môi trường nông thôn đạt khoảng 60% số xóm. Hiện nay, chỉ có khoảng 30 - 40% số xã ở nông thôn thành lập các tổ dịch vụ thu


Comment [T10]: Nguồn?


gom rác thải, nhưng chủ yếu là các tổ thu gom theo mô hình tự quản. Rất ít địa phương thành lập được các HTX dịch vụ môi trường. Nếu có, đa số các HTX này lại hình thành theo kiểu tự phát, chưa được sự hỗ trợ nên hoạt động kém hiệu quả và không bền vững.

Mặc dù công tác thu gom và vận chuyển CTR ngày càng được chính quyền các địa phương quan tâm nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế. Năng lực thu gom và vận chuyển chưa đáp ứng nhu cầu cả về nhân lực và vật lực, mạng lưới thu gom còn yếu và thiếu. Bên cạnh đó, do nhận thức chưa cao của người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường nên hiện tượng đổ rác bừa bãi còn diễn ra phổ biến. Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn, được thu gom lẫn lộn và vận chuyển đến bãi chôn lấp.

1.2.2.3. Tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam

a, Phương pháp xử lý CTR sinh hoạt đang được áp dụng tại Việt Nam:

Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng một số công nghệ xử lý CTR sinh hoạt sau:

- Công nghệ đốt rác tạo nguồn năng lượng

- Công nghệ chế biến phân hữu cơ

- Công nghệ chế biến khí Biogas

- Công nghệ xử lý nước rác

- Công nghệ tái chế rác thải thành các vật liệu và chế phẩm xây dựng

- Công nghệ tái sử dụng các thành phần có ích trong rác thải

- Chôn lấp CTR hợp vệ sinh

- Ngoài ra còn một số công nghệ khác

Hiện nay dù ở đô thị hay nông thôn Việt Nam thì phương pháp chôn lấp CTR sinh hoạt vẫn là phương pháp phổ biến nhất. Tại các đô thị trung bình 1 bãi chôn lấp/1 đô thị, riêng ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có từ 4-5 bãi chôn lấp.

Ngoài phương pháp chôn lấp, ở các đô thị lớn của Việt Nam đã đầu tư công nghệ xử lý CTR sinh hoạt đa dạng tùy theo đặc điểm đô thị mà mỗi đô thị áp dụng những công nghệ xử lý riêng. Như ở TP Vinh – Nghệ An có nhà máy xử lý rác Đông Vinh (TP. Vinh - Nghệ An) sử dụng công nghệ Seraphin có công suất từ 80 - 150 tấn/ngày; Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (TP. Huế - Thừa Thiên Huế) áp


dụng công nghệ ASC, công suất 80 - 150 tấn/ngày, trong đó 85 - 90% rác thải được chế biến và tái chế, 10 - 15% rác thải chôn lấp, không phát sinh nước rỉ rác [Sở Xây dựng tỉnh Nam Định, 2010].

b, Hiệu quả xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

Thống kê hiện nay toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi thải được coi là chôn lấp hợp vệ sinh (tập trung ở các thành phố lớn). Các bãi thải còn lại, chất thải rắn phần lớn được chôn lấp rất sơ sài, có tới 85% bãi chôn lấp của các thành phố, thị xã không hợp vệ sinh. Cũng giống như nhiều nước khác trong khu vực Nam và Đông Nam Á, tiêu huỷ chất thải ở các bãi rác lộ thiên hoặc các bãi rác có kiểm soát là những hình thức xử lý chủ yếu ở Việt Nam. Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2007, trong số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên cả nước có 49 bãi rác lộ thiên hoặc các khu chôn lấp vận hành không hợp vệ sinh có nguy cơ gây rủi ro cho môi trường và sức khoẻ người dân cao. Các bãi chôn lấp rác thải này mới dừng lại ở vai trò là nơi chứa đựng rác thải, nơi đổ rác thải tập trung

Hiện nay, Chính phủ đang rất ưu tiên cho việc xây dựng các hệ thống xử lý và tiêu huỷ chất thải, bao gồm cả các bãi chôn lấp. Tuy nhiên, do thiếu nguồn tài chính nên hầu hết các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đều được xây dựng bằng nguồn vốn ODA. Tự tiêu huỷ là hình thức khá phổ biến ở các vùng không có dịch vụ thu gom và tiêu huỷ chất thải. Các hộ gia đình không được sử dụng các dịch vụ thu gom và tiêu huỷ chất thải buộc phải áp dụng các biện pháp tiêu huỷ của riêng gia đình mình, thường là đem đổ bỏ ở các sông, hồ gần nhà họ, hoặc là vứt bừa bãi ven đường gây nên vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm mùi và có mầm bệnh trú ngụ có nguy cơ gây dịch bệnh cho người và sinh vật.

Bên cạnh phương pháp chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh là đốt rác cũng gây huỷ hoại môi trường một cách nghiêm trọng và có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người do thải ra khí độc hại.

Công nghệ chế biến phân hữu cơ mới được áp dụng ở khoảng 9% số đô thị từ thị xã trở lên, tổng công suất hiện tại khoảng 1.400 tấn/ngày. Tuy nhiên, hầu hết


Comment [T11]: Nguồn của tác giả hay tham khảo?


các dự án sử dụng nguồn vốn ODA và công nghệ, thiết bị nhập ngoại chưa phù hợp với đặc điểm rác không được phân loại tại nguồn như ở ta.

Gần đây, đã có một số công nghệ trong nước với nhiều ưu điểm như khả năng phân loại rác tốt hơn, đặc biệt là đã tái chế, tái sử dụng được phần lớn lượng chất thải, đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường như công nghệ SERAPHIN, ANSINH-ASC, MBT-CD.08 với sản phẩm là phân hữu cơ, các sản phẩm nhựa tái chế và viên nhiên liệu. Các công nghệ này đã được triển khai áp dụng tại các nhà máy xử lý rác ở TP. Vinh, TP. Huế, Đồng Văn – Hà Nam… bước đầu đạt được những kết quả nhất định.

Các công trình xử lý CTR ở Việt Nam còn manh mún, phân tán theo đơn vị hành chính nên công tác quản lý chưa hiệu quả, hiệu suất đầu tư cao, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí đất. Đối với CTR sinh hoạt tại vùng nông thôn ở Việt Nam thì chưa áp dụng dây truyền công nghệ vào trong quá trình xử lý mà chủ yếu xử lý theo phương pháp truyền thống là phương pháp chôn lấp, hiệu quả xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều yếu kém [Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011].

c, Tình hình quản lý rác thải tại một số tỉnh như sau:

Tại Hà Nội: theo tính toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường Đô thị (URENCO), mỗi ngày Hà Nội thải ra khoảng 3.000 tấn rác thải sinh hoạt, tức một năm có trên dưới một triệu tấn. Hiện nay, ngoài URENCO còn có nhiều đơn vị khác cùng tham gia thu gom rác như Công ty cổ phần Thăng Long, Công ty cổ phần Tây Đô, Công ty cổ phần Xanh, Hợp tác xã Thành Công... nhưng tất cả vẫn không thể thu gom nổi vì lượng rác thải sinh hoạt đang ngày một tăng nhanh. Chính vì vậy mà tỉ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở các quận nội thành hiện đạt khoảng 95%, còn các tuyến ngoại thành mới chỉ khoảng 60%. Hiện nay, Hà Nội vẫn còn 66% số xã chưa có nơi chôn lấp hoặc xử lý rác thải. Khu vực ngoại thành có 361/435 xã, thị trấn đã thành lập tổ thu gom rác; trong đó có 148 xã đã tổ chức chuyển rác đi xử lý, chôn lấp tại bãi rác tập trung của thành phố (đạt tỉ lệ 34%), còn lại vẫn chủ yếu tổ chức chôn lấp hoặc đổ ra các bãi đất trống công cộng ngay tại địa phương.


Comment [T12]: Các thông tin trên được lấy từ nguồn nào?


Tại Cần Thơ: ước tính toàn thành phố thải ra khoảng 650 tấn chất thải rắn sinh hoạt mỗi ngày, nhưng tỷ lệ thu gom đạt thấp (khoảng 63% vào năm 2008, đến năm 2009 tỷ lệ này nâng lên không đáng kể), lượng rác còn lại được người dân thải vào các ao, sông, rạch... Năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn các quận nội thành nhìn chung khá tốt; nhưng đối với các quận, huyện ngoại thành (Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh...) việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả chưa cao.

Tại TP. Hồ Chí Minh: là một đô thị lớn nên mức độ phát sinh chất thải rắn đô thị hàng năm tại TP. Hồ Chí Minh rất cao. Theo số liệu của Sở Tài nguyên - Môi trường, mỗi ngày trên địa bàn TP.HCM đổ ra khoảng 5.800-6.200 tấn rác thải sinh hoạt, 500-700 tấn chất thải rắn công nghiệp, 150-200 tấn chất thải nguy hại, 9-12 tấn chất thải rắn y tế. Nguồn chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu phát sinh từ các nguồn: hộ gia đình, trường học, chợ, nhà hàng, khách sạn [Hoàng Thị Kim Chi, 2009].

Tại Đồng Nai: hiện nay toàn tỉnh có 4/7 khu xử lý rác thải sinh hoạt đang trong quá trình triển khai thực hiện đưa vào sử dụng và 03 khu xử lý tập trung liên huyện, liên đô thị đang trong giai đoạn lập dự án đầu tư. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở Đồng Nai mới chỉ đạt 71%, còn 29% rác thải sinh hoạt đang thải ra môi trường chưa được xử lý. Trong đó, tổng khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh khoảng

1.167 tấn/ngày, bao gồm 1.080 tấn chất thải sinh hoạt ngoài khu công nghiệp và 87 tấn rác trong khu công nghiệp. Tình trạng xử lý rác thải sinh hoạt gặp nhiều khó khăn do chưa có nhiều bãi chứa rác, không có các điểm trung chuyển rác [Thùy Trang, 2010].

Tại Hưng Yên: Theo thống kê của ngành môi trường tỉnh Hưng Yên, trung bình mỗi ngày một người dân có 0,5 kg rác thải sinh hoạt, với dân số hiện nay của tỉnh khoảng 1,2 triệu người thì mỗi ngày toàn tỉnh có tới 600 tấn rác. Tính đến năm 2009, toàn tỉnh đã quy hoạch được 627 bãi rác thải sinh hoạt quy mô thôn, xã. Tuy nhiên, theo thống kê chưa đầy đủ của ngành thì mới chỉ thu gom, xử lý được gần 70%

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022