Định Nghĩa Thành Phần Của Chất Thải Rắn Sinh Hoạt


hóa hư hỏng, thức ăn dư thừa từ nhà hàng, khách sạn), bao bì (những bao bì đã qua sử dụng và bị hư hỏng) và các chất thải độc hại.

Khu xây dựng: như công trình đang thi công, các công trình cải tạo nâng cấp...thải ra các loại sắt, thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ...các dịch vụ đô thị (gồm dịch vụ thu gom, xử lý chất thải và vệ sinh công cộng như rửa đường, vệ sinh cống rãnh...) bao gồm các loại rác đường, bùn cống rãnh, xác động vật...

1.1.3.Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn sinh hoạt rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các rác thải có khả năng tái chế, tái sinh.

Mỗi nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như: Khu dân cư và thương mại có thành phần chất thải đặc trưng là chất thải thực phẩm, giấy, carton, nhựa, vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm...; Chất thải từ dịch vụ như rửa đường và hẻm phố chứa bụi, rác, xác động vật, xe máy hỏng..., chất thải thực phẩm như can sữa, nhựa hỗn hợp (xem Bảng 1.2)...

Bảng 1.2. Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt


Thành phần

Định nghĩa

Ví dụ

1.Các chất cháy được

a.Giấy

Các vật liệu làm từ giấy bột và giấy

Các túi giấy, mảnh bìa,

giấy vệ sinh

b.Hàng dệt

Các nguồn gốc từ các sợi

Vải, len, nilon...

c.Thực phẩm

Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm

Cọng rau, vỏ quả, thân cây,

lòi ngô...

d.Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ

Các sản phẩm và vật liệu được chế

tạo từ tre, gỗ, rơm...

Đồ dùng bằng gỗ như bàn,

ghế, đồ chơi, vỏ dừa...

e.Chất dẻo

Các vật liệu và sản phẩm được chế

tạo từ chất dẻo

Phim cuộn, túi chất dẻo,

chai, lọ. Chất dẻo, đầu vòi,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.




dây điện...

f.Da và cao su

Các vật liệu và sản phẩm được chế

tạo từ da và cao su

Bóng, giày, ví, băng cao

su...

2.Các chất không cháy

a.Các kim loại sắt

Các vật liệu và sản phẩm được chế

tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút

Vỏ hộp, dây điện, hàng rào,

dao, nắp lọ...

b.Các kim loại phi sắt

Các vật liệu không bị nam châm hút

Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ đựng...

c.Thủy tinh

Các vật liệu và sản phẩm được chế

tạo từ thủy tinh

Chai lọ, đồ đựng bằng thủy

tinh, bóng đèn...

d.Đá và sành sứ

Bất cứ các vật liệu không cháy ngoài

kim loại và thủy tinh

Vỏ chai, ốc, xương, gạch,

đá, gốm...

3.Các chất hỗn hợp

Tất cả các vật liệu khác không phân loại trong bảng này. Loại này có thể chưa thành hai phần: kích thước lớn

hơn 5 mm và loại nhỏ hơn 5 mm

Đá cuội, cát, đất, tóc

[Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên, 2010]

1.1.4. Tốc độ phát sinh chất thải rắn

Việc tính toán tốc độ phát sinh chất thải rắn là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quản lý rác thải bởi vì từ đó người ta có thể xác định được lượng rác phát sinh trong tương lai ở một khu vực cụ thể có kế hoạch quản lý từ khâu thu gom, vận chuyển tới quản lý.

Phương pháp xác định tốc độ phát thải rác cũng gần giống phương pháp xác định tổng lượng rác. Người ta sử dụng một số loại phân tích sau đây để xác định lượng rác ở một khu vực:

- Đo khối lượng.

- Phân tích thống kê.

- Phương pháp xác định tỷ lệ rác thải.

- Tính cân bằng vật chất


Tuy nhiên để dự báo lượng phát sinh chất thải rắn hiện nay hầu hết dự báo sự gia tăng dân số và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên để dự báo tuy nhiên còn có các yếu tố khác ảnh đến tốc độ phát sinh chất thải rắn như sự thay đổi theo mùa, nhà ở, tần số và phương thức thu gom, sự phát triển kinh tế và nếp sống, mật độ dân số:

+ Sự thay đổi theo mùa: Trong những dịp lễ tết; ngày nghỉ thì lượng rác thải phát sinh có sự biến động hơn những ngày bình thường.

+ Tần số và phương thức thu gom: Tần suất thu gom sẽ giảm đi nêu sử dụng thùng đựng rác lớn (khoảng 240 lít), lượng rác thải sẽ tăng lên bên cạnh đó còn có rác thải vườn – đối với loại rác này thì thường các hộ gia đình sẽ tự xử lý.

+ Sự phát triển kinh tế và nếp sống: Nhiều nghiên cứu cho thấy sự phát sinh chất thải liên hệ trực tiếp với phát triển kinh tế của một cộng đồng; Lượng chất thải sinh hoạt đã được ghi nhận là có giảm đi khi có sự suy giảm về kinh tế; việc sử dụng túi nilon làm vật liệu đóng gói cũng giảm đi.

+ Mật độ dân số: Các nghiên cứu cũng đã xác định khi mật độ dân số tăng lên thì lượng rác thải sẽ phát sinh nhiều hơn tuy nhiên không phải dân số ở cộng đồng có mật độ cao hơn sẽ sản sinh ra nhiều rác thải hơn dân số cộng đồng có mật độ thấp vì còn phụ thuộc vào phương pháp xử lý chẳng hạn như chế biến làm phân compost hoặc chôn lấp trong khuôn viên của gia đình.

+ Nhà ở: Cũng tương đương như mật độ dân số; cũng không khó giải thích vì sao hộ gia đình ở nông thôn phát sinh ít chất thải hơn các hộ gia đình ở thành phố.

Ngoài ra còn các yếu tố khác như dư luận, ý thức của cộng động dân cư…cũng ảnh hưởng tới việc dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt.

1.2. Tổng quan về quản lý chất thải sinh hoạt

1.2.1. Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới

*Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Lượng rác thải sinh hoạt phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, dân số và thói quen tiêu dùng của con người. Ở mỗi quốc gia có tỷ lệ phát sinh rác thải khác nhau, cụ thể như sau: Băng Cốc là 1,6 kg/người/ngày; Singapo là 2 kg/người/ngày; Hồng Kông là 2,2 kg/người/ngày; NewYork là 2,65 kg/người/ngày.


+ Theo số liệu thống kê của Bộ Môi trường Nhật Bản, hằng năm Nhật Bản có khoảng 450 triệu tấn rác thải. Đối với rác thải sinh hoạt của các gia đình khoảng 70% được tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phần giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón.

+ Ở Nga, mỗi người bình quân thải ra môi trường 300kg/người/năm rác thải. Tương đương một năm nước này thải ra môi trường khoảng 50 triệu tấn rác, riêng thủ đô Matxcova là 5 triệu tấn/năm.

+ Ở Singapore, mỗi ngày có khoảng 16.000 tấn rác được thải ra và được phân loại tại nguồn.

+ Theo Ngân hàng Thế giới, các đô thị của Châu Á mỗi ngày phát sinh khoảng 760.000 tấn chất thải rắn đô thị. Đến năm 2025, dự tính con số này sẽ tăng tới 1,8 triệu tấn/ngày.

Theo Nguyễn Thị Anh Hoa [2006], mức đô thị hoá cao thì lượng chất thải tăng lên theo đầu người, ví dụ cụ thể một số quốc gia hiện nay như sau: Canda là 1,7kg/người/ngày; Australia là 1,6kg/người/ngày; Thụy Sỹ là 1,3kg/người/ngày; Trung Quốc là 1,3kg/người/ngày.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới [WB, 2004], tại các thành phố lớn như New York tỷ lệ phát sinh chất thải rắn là 1,8 kg/người/ngày, Singapo, Hồng Kông là 0,8-10 kg/người/ngày (xem Bảng 1.3).

Bảng 1.3: Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước

Comment [T1]: Năm? Theo tài liệu nào? Nguồn?


Comment [T2]: Các số liệu trên lấy từ nguồn nào?

Comment [T3]: Tốt, nhưng bạn xem lại quy định trích trong ngoặc. Dùng ngoặc vuông thay vì ngoặc đơn.


Comment [T4]: Ngoặc?


Comment [T5]: Đường dẫn cho bảng



Tên nước

Dân số đô thị hiện nay (% tổng số)

Lượng phát sinh CTR

hiện nay (kg/người/ngày)

Nước thu nhập thấp

15,92

0,40

Nepal

13,7

0,50

Bangladesh

18,3

0,49

Việt Nam

20,8

0,55

Ấn Độ

26,8

0,46

Nước thu nhập trung bình

40,8

0,79


Indonesia

35,4

0,76

Philippines

54,0

0,52

Thái Lan

20,0

1,10

Malaysia

53,7

0,81

Nước có thu nhập cao

86,3

1,39

Hàn Quốc

81,3

1,59

Singapose

100

1,10

Nhật Bản

77,6

1,47

[Bộ môn sức khoẻ môi trường, 2006]

Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên tính theo đầu người. Dân thành thị ở các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước đang phát triển gấp 6 lần, cụ thể ở các nước phát triển là 2,8 kg/người/ngày; ở các nước đang phát triển là 0,5 kg/người/ngày.

* Tình hình quản lý, xử lý CTR sinh hoạt trên thế giới

Chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp chôn lấp, đốt, ủ phân compost với nhiều công nghệ được áp dụng như công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin… Tình hình áp dụng các phương pháp này ở một số nước trên thế giới như sau (xem Bảng 1.4): Bảng 1.4: Tỷ lệ % CTR xử lí bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước


STT


Tên quốc gia


Tái chế

Chế biến phân vi sinh


Chôn lấp


Đốt

1

Canađa

10

2

80

8

2

Đan Mạch

19

4

29

48

3

Phần Lan

15

0

83

2

4

Pháp

3

1

54

42

5

Đức

16

2

46

36

6

Ý

3

3

74

20

7

Thụy Điển

16

34

47

3


8

Thụy Sĩ

22

2

17

59

9

Mỹ

15

2

67

16

[ Đỗ Thị Lan và cs, 2007]

Từ bảng 1.4 trên nhận thấy phương pháp chôn lấp được nhiều quốc gia lựa chọn nhất, ngay cả những nước phát triển như Canada, Phần Lan, Mỹ cũng lựa chọn phương pháp này. Phương pháp chế biến phân vi sinh chưa được áp dụng nhiều, ngay cả ở Italia nơi sáng tạo ra phương pháp ủ phân compost thì chỉ có 2 -3 % khối lượng rác được xử lý theo phương pháp này. Phương pháp đốt cũng chỉ xử lý được 10% rác thải ở nơi sáng tạo ra phương pháp này là nước Anh.

Hiện nay, một số nước phát triển trên thế giới đã có những mô hình phân loại và thu gom rác thải rất hiệu quả cụ thể:

California: Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác nhau sau đó rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng. Tất cả chất thải rắn được chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD/tấn. Phí thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác, kích thước rác, theo cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát sinh. Hơn nữa, để giảm giá thành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác.

Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ (giấy, vải, thuỷ tinh, kim loại), rác còn lại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác vô cơ: giấy, vải, thuỷ tinh, kim loại,... được đưa đến cơ sở tái chế hàng hoá. Rác còn lại được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và chảy trong một dòng nước có thổi khí rất mạnh để phân giải chúng một cách triệt để, kết quả sẽ được sản phẩm là các cặn rác không còn mùi được đem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp có tác dụng hút nước khi trời mưa [Dự án Danida, 2007].

Singapo: là nước đô thị hoá 100 % và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để có được kết quả như vậy, Singapo đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá


trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapo được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được đưa về các nhà máy tái chế lại, còn các loại chất thải khác được đưa về nhà máy để thiêu huỷ. Tham gia vào công việc này có công ty và các khu dân cư, trong đó có hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở khoa học công nghệ và môi trường. Ngoài ra, các hộ dân được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải, chẳng hạn đối với các hộ dân thu gom rác trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đô la Singapo/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 7 đô la Singapo/tháng [Lê Huỳnh Mai và cs, 2009].

1.2.2. Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

1.2.2.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị của Việt Nam Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam diễn ra rất nhanh và

trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép lên môi trường với sự góp phần của các nhân tố như chất thải rắn sinh hoạt, đặc biệt chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp [Trần Hiếu Nhuệ và cs,2001].

Năm 2004, lượng CTR đô thị bình quân khoảng 0,9 – 1,2 kg/người/ngày ở các đô thị lớn; 0,5 – 0,65 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ. Đến năm 2008, con số này tăng lên 1,45 kg/người/ngày ở khu vực đô thị và 0,4 kg/người/ngày ở khu vực nông thôn. Trên phạm vi toàn quốc, từ năm 2003 đến năm 2008, lượng chất thải rắn phát sinh trung bình tăng từ 150 – 200%, chất thải rắn đô thị tăng trên 200%, chất thải rắn nông thôn tăng 142%, chất thải rắn công nghiệp tăng 181% (xem tại Bảng 1.5).

Bảng 1.5. Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008


Comment [T6]: Ngoặc vuông


Comment [T7]: Ngoặc vuông


Loại CTR

Đơn vị tính

Năm 2003

Năm 2008

Tỷ lệ

gia tăng (%)

CTR đô thị

tấn/năm

6.400.000

12.802.000

200

CTR công nghiệp

tấn/năm

2.638.400

4.786.000

181

Comment [T8]: Hình bị vỡ. Xem lại và bổ sung nguồn


CTR y tế

tấn/năm

21.500

179.000

833

CTR nông thôn

tấn/năm

6.400.000

9.078.000

142

CTR làng nghề

tấn/năm

774.000

1.023.000

132

Tổng cộng

tấn/năm

16.233.900

27.868.000

172

Phát sinh CTR SH

TB tại khu vực đô thị


kg/người/ngày


0,8


1,45


181

Phát sinh CTR SH

TB tại KV nông thôn


kg/người/ngày


0,3


0,4


133

[Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch MT đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010]

Đến năm 2015 dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh ước đạt khoảng 44 triệu tấn/năm, đặc biệt là CTR đô thị và công nghiệp. Thành phần CTR toàn quốc năm 2008 và xu hướng thay đổi đến năm 2015 thể hiện tại Hình 1.2.

Hình 1 2 Thành phần CTR toàn quốc năm 2008 và xu hướng thay đổi đến năm 2015 1


Hình 1.2. Thành phần CTR toàn quốc năm 2008 và xu hướng thay đổi đến năm 2015

[Cục bảo vệ môi trường, 2008]

Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2010, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đã tăng tới 0,9 kg lên 1,2 kg/người/ngày ở các thành phố lớn, từ 0,5 kg lên 0,65 kg/người ngày tại các đô thị nhỏ. Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta với số liệu tổng hợp của năm 2007 cụ thể tại Bảng 1.6 như sau:

Bảng 1.6. Lượng chất CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007



STT


Loại đô thị

Lượng CTRSH bình quân/người (kg/người/ngày)

Lượng CTRSH phát sinh

Tấn/ngày

Tấn/năm

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí