trong lời văn đối thoại lật ngược lại vấn đề, tạo sự bất ngờ trong ngôn từ giễu nhại mang tính tương phản đầy hài hước: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc! Cứ xem con số phụ nữ Việt bị bán và tự bán sang Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì mày biết không ít đồng hương của tao ngày nay vẫn không thèm làm vương đất Bắc vì họ lỡ chấp nhận làm osin đất Bắc mất rồi” [129, tr.70-71]. Nhà văn dùng tiếng cười để khái quát một thực trạng nhức nhối: nhiều người Việt bán rẻ giá trị của mình và có khi tìm mọi cách bán rẻ giá trị chỉ vì cái lợi ích nhỏ nhoi trước mắt mà không nghĩ đến hệ quả cũng như những giá trị to lớn khác.
Nguyễn Việt Hà trích dẫn tư tưởng triết học gắn liền với tư tưởng chính trị và cụ thể là gắn liền với bối cảnh hiện thực. “Chẳng phải tôi từng đọc và chép lại The Antichrist của Nietzsche tình yêu là trạng thái trong đó con người nhìn sự vật như chúng triệt để không phải vậy. Sức mạnh của ảo tưởng đạt tới đỉnh điểm khi ở đây. Tất nhiên, kèm theo nó là một sự dịu ngọt dối trá” [52, tr.362]; “Một đức tin có vẻ lương thiện phảng phất ngây ngô lẫn tối tăm. Lừa ai chứ lừa bọn dân mù lòa lương thiện là dễ nhất. Cái ông triết gia Đức mà cho đến giờ tôi vẫn rất thích đã từng nói “Khái niệm về Thượng Đế ở Ki Tô giáo là một trong những khái niệm bại hoại nhất về thần thánh.” [52, tr.231]
Hồ Anh Thái khi trích dẫn tôn giáo, nhà văn có thao tác dẫn gián tiếp và đi kèm những lời bình luận, thậm chí là giải thiêng về việc ứng dụng tư tưởng triết lí vào trong hiện thực: “Tôi nhớ lời đức Phật trong những cuốn sách đã đọc đã ngẫm ngợi điều ngược hẳn lại. Ngài còn nói tất cả những gì ta yêu quý nhất, ta được sở hữu, đều sẽ có lúc thay đổi, đều sẽ triệt tiêu, vậy thì chỉ thêm đau khổ nếu con người cứ khư khư những vật sở hữu, cứ tin rằng người thân của mình phải là bất tử. Ngài dạy chí lí. Nhưng mà con người quả thực hèn yếu khi khoanh tay ngồi nhìn người thân lần lượt bị tiêu diệt, miệng thì cầu nguyện xóa tội cho kẻ giết người. Lời trong sách trả về cho sách, tôi phải hành động theo cái lý thực tế đang bừng bừng trong huyết quản của tôi.” [117, tr.102],...
Nội dung phân tích trên cho thấy trích dẫn LVB trong tiểu thuyết VN đương đại là những “trích dẫn tự động, từ vô thức, và không mang bất cứ một dấu hiệu đặc biệt nào để nhận diện sự trích dẫn ấy cả.” [102]. Đây là một trong những công cụ hữu hiệu để VB có thể kết nối, mở rộng và là bệ đỡ vững chắc để nhà văn giễu nhại vào những vấn đề mang tính “nhạy cảm” của cả quá khứ và hiện tại của đất nước Việt Nam.
3.2.2. Viện dẫn nhại
3.2.2.1. Phân biệt viện dẫn và trích dẫn
Viện dẫn nhại là thao tác thể hiện rõ tính biến đổi để tạo nên kết nối LVB. Bởi “viện dẫn nhại là lặp lại lời của người khác, phần văn bản của các tác giả khác với đôi chút biến đổi. Những biến đổi đó tạo nên hình thức dị dạng, nét nghĩa trái ngược, do bị bóp méo, xuyên tạc mà có hàm ý khôi hài, cười cợt, trào lộng, mỉa mai.” [125, tr.333]. Cũng giống như trích dẫn nhại, viện dẫn nhại có thể sử dụng nhiều nguồn chất liệu khác nhau. Tiêu biểu nhất vẫn là văn chương, lịch sử, chính trị, triết học,... Có thể thấy đây là mảnh đất khá màu mỡ cho nhà văn thể hiện sự sáng tạo trong việc biến đổi từ những vật liệu đã có. Bởi nếu như trích dẫn là lặp lại nguyên xi, nó phần nào hạn chế ngòi bút của nhà văn trong việc chế tác thì viện dẫn lại là nơi mà nhà văn có quyền thể hiện khả năng của mình trong việc biến đổi chất liệu đã cũ thành sản phẩm mang nét nghĩa mới.
3.2.2.2. Các hình thức viện dẫn nhại tiêu biểu
Trước hết là từ chất liệu dân gian. Tiểu thuyết đương đại khai thác tối đa giá trị của văn học dân gian, cải biến nó, đặt vào trong ngữ cảnh mới, nhằm đả phá và đánh thẳng vào nhiều khía cạnh khác nhau của xã hội đương thời. Viện dẫn trên cơ sở cải biến thể hiện trí thông minh, mở ra cho người đọc nhiều trường liên tưởng khác nhau, tuy quen mà lạ, tuy lạ mà quen. Đó là những âm hưởng vang vọng, một chiếc áo mới cho một nội dung đã cũ.
Hồ Anh Thái sử dụng ý tứ của một câu chuyện ngụ ngôn được bình luận trong sự tương quan với cuộc sống và đồng thời biến thể ý thơ của Xuân Diệu:
Có thể bạn quan tâm!
- Về Cách Đọc Mới Trước Một Hệ Hình Tiểu Thuyết Mới
- Giễu Nhại – Một Hiện Tượng Phổ Biến Trong Văn Học Việt Nam Đương Đại
- Các Hình Thức Trích Dẫn Tiêu Biểu
- Giễu Nhại Và Sự Đổi Mới Của Tiểu Thuyết Việt Nam Đương Đại
- Viết Lại Lịch Sử Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Đương Đại
- Những Hình Thức Viết Lại Lịch Sử Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Đương Đại
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
“Một thời người ta trong ao tù nước đọng, ếch ngồi đáy giếng thấy bầu trời chỉ bằng cái vung. Đến lúc thả cho ra thì ngợp. Nói với thế giới bên ngoài thì không ngoại ngữ. Nhìn người bên ngoài thấy nó cao hơn một cái đầu. Thế là sợ thế là tự ti. Không sợ không tự ti thì cao ngạo vô lối, ta là một là riêng là thứ nhất, ta chẳng việc gì phải học ai, ta có bản sắc riêng văn hóa của riêng ta.” [116, tr.171]. Không khó để bắt gặp những cách nói nhại theo thành ngữ qua việc biến tấu lại bằng từ ngữ đối lập: “Làm hoa cho người ta hái, làm thương mại cho người ta chơi” [118, tr.122]; “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền, uy quyền vì danh tiếng.” [118, tr.150],... Việc vận dụng sáng tạo đi kèm với sự tường minh, mổ xẻ của người sáng tác: ví như câu “bỏ của chạy lấy người” được Hồ Anh Thái viết như sau “Cứu được người rồi mà phải bỏ chạy để cứu lấy cái mạng mình. Cứu được bức tranh có khi cũng phải bỏ chạy, không bỏ của, nhưng cũng phải chạy lấy người.” [118, tr.49]. Lại có viện dẫn nhại bằng cách thay thế các hình ảnh/ sự việc trong tiền VB bằng các hình ảnh/sự việc mới có thể tương đồng hoặc không tương đồng: “mỗi tấc đất là một pho truyền thuyết” [116, tr.14]; “tấc đất không còn là tất vàng mà tấc ngàn vàng, tấc kim cương.” [116, tr.113], “Đời bảo được voi thì đòi hai bà Trưng.” [116, tr.200],...
Nguyễn Việt Hà cũng có thao tác tương tự như Hồ Anh Thái khi biến tấu nguồn dữ liệu văn học dân gian “Tuy nhàn cư vi nhưng hành vi vẫn không bất thiện” [53, tr.126], “Thứ hoa dại đang cắm giữa bãi cứt nát Tràng An” [52, tr.66], “Trông thấy quan tài thì ứa lệ” [52, tr.74], “Chó chết ba năm vẫn quay đầu vào nhà vệ sinh công cộng” [52, tr.195],... Dù được biến tấu như thế nào, ngòi bút của nhà văn hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp phơi bày hiện thực trong tiếng cười trào tiếu sâu sắc.
Thơ là một trong những nguyên liệu không thể thiếu để nhà văn thực hiện hành vi nhại mà cụ thể là hoạt động chế tác. Hồ Anh Thái viện dẫn những câu thơ bằng cách sáng tạo thêm những hình ảnh, những hành vi mới, chi tiết mới, có khi phá vỡ kết cấu của câu thơ ban đầu: “Bây giờ thì khác. Lại rầm rập tài tử giai nhân vận động xin xỏ lóp bi. Lại tường đông ong bướm đi về ra hiệu
đánh tiếng.” [119, tr.326]. Nguyễn Việt Hà viện dẫn và biến tấu mang đậm màu sắc diễn ngôn tính dục: “Những em thất tiết nhiều hơn trước. Ngực em nào cũng nhuốm phong sương.” [52, tr.154]; hay biến tấu hoàn toàn: “Giám thị nhìn em giám thị cười. Em nhìn giám thị nước mắt rơi. Trường chuyên giống viện tâm thần lắm. Một đứa tinh tỉnh chín dở hơi.” [52, tr.71]. Những câu thơ xuất hiện luôn được nhà văn được biến tấu, cải biên,... trước hết tạo nên tiếng cười châm biếm sâu sắc vào thói hư tật xấu trong xã hội. Đồng thời dưới nền của những câu thơ đã cũ, nhà văn cấp pháp cho nó những ý nghĩa hoàn toàn mới trong văn cảnh. Nguyễn Việt Hà cho dù có ý thức về tính LVB hay không thì từ vô thức, thao tác của Nguyễn Việt Hà đã minh chứng: VB, cái đã xuất hiện trước đó, không phải là vĩnh hằng, VB sau có thể sử dụng lại trong sự biến đổi và cấp phát cho nó những nội dung mới cho phù hợp với bối cảnh của hiện thực xã hội đương thời.
Đối tượng viện dẫn nhại chiếm vị trí quan trọng tiếp theo chính là việc biến tấu ca từ của các bài hát thuộc bất cứ thể loại âm nhạc nào phục vụ cho việc giễu nhại. Các tác giả có thể biến đổi một vài từ có khi là cả ý tứ, đưa vào trong văn cảnh, không đặt trong dấu ngoặc kép.
Thuận trong Chinatown vô cùng hài hước và táo bạo: “Ngã ba có bà điên lúc nào cũng véo von một câu không biết học ở đâu: từ bên anh đưa sang bên nơi em, những tinh trùng nối nhau ra tiền tuyến, như tình yêu nói lời vô tận, Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn.” [126, tr.219]; trong Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư, Thuận nói về tinh thần của thanh niên trước và sau tháng 4: “trước tháng Tư, Tòng để tóc dài, mặc quần loe, áo vạt bàu, chơi đàn ghi ta và hát nhạc phản chiến. Đại hội văn nghệ năm nào cũng thấy vừa đàn vừa hát anh nằm xuống, sau 4 lần đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này...” [128, tr.17], “Sau tháng Tư Tòng mặc quần bộ đội đi dép râu và đeo xà cột... ôm ghi ta hát nếu là chim tôi sẽ là 4 bồ câu trắng, nếu là hoa tôi sẽ là 4 đóa hướng dương, nếu là mây tôi sẽ là 4 vầng mây ấm, nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương.” [128, tr.18]. Khi đưa hai lời bài hát vào trong tác phẩm, Thuận có đôi
chút biến đổi. Tuy không nhiều nhưng điều đáng quan tâm là tính chính trị qua lời của hai bài hát, để thấy rằng, có lúc, có nơi, khẩu hiệu vẫn chỉ là mang tính khẩu hiệu. Hiện thực cuộc sống đôi khi đi ngược lại với những gì mang tính chất tuyên truyền và thuyết giáo.
Hồ Anh Thái trong tiểu thuyết của mình cũng khai thác tối đa công cụ âm nhạc bằng việc biến đổi hoặc sáng tạo thêm hình ảnh “Còn duyên ngồi gốc cây thông hết duyên ngồi gốc cây hồng hái hoa… Mấy khi khách đến chơi nhà, bưng trầu quạt nước mời trà anh xơi.” [116, tr.136]; “Đi. Đi là chết ở trong lòng một ít. Vẫn đi. Ngồi tịt một chỗ chết nhiều hơn.” [116, tr.159] “Chỉ còn anh và em cùng quà ngon ở lại.” [116, tr.200],... Nhịp điệu quen thuộc thực hiện dưới lớp vỏ lạ của ca từ (đạo hóa âm nhạc thông qua hình thức chơi chữ, lợi dụng sự tương đồng, tương phản) lồng ghép trong lời kể đã làm cho tiếng cười tuy nhẹ nhàng, mà vô cùng thâm thúy sâu sắc.
Nhà văn còn tiến hành viện dẫn nhại từ nguyên liệu quan điểm, tư tưởng của các triết gia nổi tiếng. Đây là lời của một thầy giáo dạy kinh tế quốc tế: “Lênin nói bộ Ngoại giao là bộ Cộng sản. Tôi xin tiếp lời: người ngoại giao là quý tộc cộng sản. Một tầng lớp quý tộc do công nhân và nông dân sinh ra…” [119, tr.161], “Em xin hỏi, thưa thầy, bên này ngoại giao là quý tộc cộng sản, vậy chắc ở phía bên kia, công nhân là cùng đinh của tư bản?” [119, tr.161], “Thưa thầy, em chỉ đang áp dụng phép tam đoạn luận của thầy: công nhân sản sinh ra quý tộc cộng sản, công nhân lại là cùng đinh của tư bản, vậy phép tam đoạn luận sẽ dẫn ta đến…” [119, tr.161].
Qua khảo sát, đưa ra dẫn chứng và phân tích những nội dung trên, có thể thấy điểm chung về phương diện nghệ thuật mà các nhà văn gặp nhau khi tiến hành trích dẫn hay viện dẫn đó chính là lối chơi chữ. Tiếng cười nhại trào lộng nhờ lối chơi chữ mà bộc ra một cách tự nhiên và sâu sắc. Nguồn VB thuộc các lĩnh vực nghệ thuật khác nhau là nguồn nguyên liệu phong phú để nhiều nhà văn đương đại như Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Thuận,... khai thác và đưa vào tiểu thuyết. Để có thể khai thác nguồn tư liệu này, các nhà văn phải lợi
dụng các biện pháp chơi chữ, ẩn dụ, chiết tự từ,... làm cho ngôn ngữ tiểu thuyết giàu tính giễu nhại. Tính giễu nhại gắn liền với tiếng cười châm biếm, hài hước vào các vấn đề khác nhau của đời sống xã hội hiện nay. Đồng thời, LVB trở thành thuộc tính tất yếu của VB. Ra ngoài đường biên thể loại, tiểu thuyết giờ đây chứa đựng rất nhiều mã khác nhau để người đọc kích hoạt và khám phá.
3.2.3. Chỉ dẫn nhại
3.2.3.1. Định nghĩa chỉ dẫn nhại
Chỉ dẫn tình huống, hình tượng là thao tác tái sử dụng tình huống/hình tượng trong một ngữ cảnh mới bằng các thay đổi thời gian, không gian, địa điểm. Mục đích cuối cùng của thao tác này chính là chế giễu, cười cợt, châm biếm, phê bình,... Trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, việc chỉ dẫn đến các tình huống, hình tượng đã trở thành một thao tác quen thuộc và có vai trò khác nhau trong tiến trình phản ánh hiện thực.
Trong quá trình tự sự, người kể chuyện có thể chỉ dẫn đến một tình huống, hình ảnh, chi tiết,... của các nhân vật thuộc tác phẩm khác, nhằm mục đích giễu nhại. Các tình huống, hình ảnh cũng là những VB. Việc chỉ dẫn ở đây cũng là LVB. Chỉ dẫn có thể thực hiện từ các thao tác so sánh, đối chiếu, viện dẫn,...
3.2.3.2. Các biểu hiện của chỉ dẫn nhại
Thao tác tái sử dụng tình huống/hình tượng trong VB là một thao tác thường xuyên gặp trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đây là những mã tín hiệu chứa thông tin rất cao, nó ra ngoài phạm vi của VB. Thuận trong Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư đã chỉ dẫn khá nhiều các thông tin: trong đó có thông tin đáng chú ý về cuốn sách “On the road” của Kerouac “Hắn bắt đầu khoái chuyến giang hồ bất tận của Sal, khoái cảnh Sail gặp Terry trên xe ca đi LA, cảnh Sal qua đêm trong rạp chiếu phim ở New York, cảnh Sal mò mẫm giữa hoang mạc Mễ Tây Cơ.” [128, tr.31]. Căn cứ vào một số chi tiết và tình huống của lịch sử, kết hợp với lối chơi chữ: “bà giúp việc vừa rán nem vừa bảo cho thằng Ních-xơn ăn nem để thằng Ních-xơn không đánh bom phá hoại miền Bắc, để nhân dân miền Bắc hoàn thành chủ nghĩa xã hội. Thằng Mike hỏi chủ
nghĩa xã hội là món gì, nó thử được không?” [127, tr.35. Tạo ra tình huống đối thoại với nhân vật thời quá khứ để gửi gắm những suy nghĩ của hiện tại: “Freud bảo hai bảy tuổi không chậm, không chậm ngay cả so với thời Freud, thời Freud hai mươi bảy tuổi đàn ông đàn bà nẫu hết cả người vì kinh nghiệm. Nhưng trường hợp của tôi, Freud bó tay.” [126, tr.92]. Hồ Anh Thái kết nối với các hình tượng quen thuộc của lịch sử đời sống gắn với những giai thoại: “Công tử Bạc Liêu mới chỉ dám đốt mấy tờ giấy bạc đi tìm dép cho người đẹp ở dưới gầm giường. Tỷ phú Nhật đòi đốt một bức tranh của thiên tài Van Gogh...”, tất cả sự xuất hiện đó kèm lời bình luận trực tiếp “Không khéo nguy với cảnh sát quốc tế chuyên xử lí những vụ phá hoại văn hóa vandalism.” [118, tr.38]. Nguyễn Việt Hà chỉ ra “Nhạc trẻ xờ te ri ô tách bạch tiếng tép tiếng hát. Tôi vẫy tay xi nhan, đại loại mồm Duy Quang vẫn oang oang lắm. “Em ơi em ơi. Tình ta đã hết. Vẫn con đường xưa. Vẫn cây cỏ đó. Vẫn nhớ tới em. Mong ngóng về em…”. Thế này thì bỏ mẹ. Lâm lắc đầu. Đây mới chỉ là nhạc trẻ Sài Gòn chứ Boney M mà nện thì còn chết nữa.” [52, tr.201].
Không chỉ các tình huống trong đời sống, tình huống truyện thuộc các tác phẩm văn chương cũng là một trong những đối tượng quan trọng trong thao tác chỉ dẫn. Thao tác này có thể bắt đầu bằng việc mượn cái tên nhân vật cùng sự khái quát về đặc điểm của nhân vật đó: “Thằng bạn dang dở họa sĩ lịch sự giới thiệu, ngữ điệu bắt chước thằng Xuân Tóc Đỏ. “Đây là mitxtơ Tôi. Một cái tên lạ của người Việt. Một giống hiếm quý của Hà Nội đã được ghi vào sách đỏ. Một trong vài lãng tử hiếm hoi còn sót lại của nền văn minh miền Bắc xã hội chủ nghĩa.” [52, tr.299]. Tác giả Thuận tạo ra sự nối kết với tác phẩm điện ảnh, hai diễn viên hình sự nổi tiếng của một bộ phim Đức trên cơ sở mối tương đồng với hai nhân vật được Thuận xây dựng: “Công chúng Việt Nam có chỉ trỏ hai vị từ xa, có gọi hai vị là Derrick và Klein, có xin chữ ký tặng hoa thì hai vị được gì? Đặt chân tới Việt Nam hai vị biết ngay chẳng cần là diễn viên truyền hình nhiều tập Đức thì vẫn được chỉ trỏ từ xa, thậm chí có cả một đoàn thiếu nữ xinh xinh tiến lại tặng hoa, không xin chữ kí mà xin địa chỉ khách sạn.” [127,
tr.99],… Những câu chuyện, tình huống được nhắc đến, một mặt cung cấp thêm cho người đọc những tri thức mà thông tin mang lại, nhưng quan trọng hơn sự kết nối nhằm bình luận sự việc trong tiến trình câu chuyện có liên quan. Qua đó phơi bày hiện thực trong xã hội Việt Nam hiện nay, nó không phải là câu chuyện của văn chương, của điện ảnh, mà là một phần câu chuyện của cuộc đời: người ta luôn tìm mọi cách tinh vi nhất để đối phó và che giấu sự thật nhưng không phải cái gì trên đời này cũng hoàn toàn tuyệt đối, mọi thứ chỉ là mang tính chất tương đối. Cuộc đời luôn chứa đựng những điều bất ngờ, không lường trước hết được.
Việc chỉ dẫn tình huống, hình tượng trong văn chương còn thông qua việc tóm tắt những câu chuyện ngụ ngôn. Bản chất của ngụ ngôn là châm biếm, và ngụ ngôn sẽ thành công cụ đắc lực cho việc giễu nhại. Hồ Anh Thái mượn câu chuyện của “nhà văn Pháp thế kỉ XIX Alfred de Musset kể câu chuyện bồ nông cha không thể tìm được thức ăn cho đàn con, bèn tự phanh ruột mình ra” [119, tr.212-213]. Đấy được xem như một ngụ ngôn, về việc dâng hiến hoàn toàn tài năng và tâm sức nghệ sĩ cho công chúng. Đồng thời ở đây, còn có thể thấy một câu chuyện khác, từ hình ảnh “những cái mỏ háu đói của đàn con sục vào chén sạch tim gan lòng ruột của cha chúng.” [119, tr.212-213]. Từ câu chuyện bồ nông rút tuột tim gan của chính người đẻ ra chúng để nhà văn đề cập đến hàng loạt các biểu hiện rút ruột khác nhau nhằm vào tiền ngân sách của nhà nước: “Nghĩ ra các cuộc hội thảo, chủ đề thật kêu nhưng thực ra vô thưởng vô phạt. Làm cũng được mà không cũng được. Nghĩ ra những cuộc đi khảo sát tình hình địa phương. Nghĩ ra, vẽ ra, bày ra. Nghĩ ra mọi lí do để mua sắm. Đã đến mức ấy thì ai cũng hiểu các hoạt động không nhằm mục đích đạt đến hiệu quả. Mục đích của nó là tiêu tiền. Đúng kiểu rút ruột cha của những con bồ nông.” [119, tr.214]
Chỉ dẫn trong sự so sánh là một thao tác quen thuộc của nhà văn khi giễu nhại. Cả Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà và Thuận đều không ít lần thực hiện thao tác này trong tiểu thuyết của mình: “Lờ đờ sến trôi chảy như ca từ trì trệ