Tiểu thuyết của Mạc Ngôn nhìn từ lý thuyết liên văn bản - 1


ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


NGUYỄN THỊ BẠCH HẢI


TIỂU THUYẾT CỦA MẠC NGÔN NHÌN TỪ LÝ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN


Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 9220120


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC


Tiểu thuyết của Mạc Ngôn nhìn từ lý thuyết liên văn bản - 1

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. PGS.TS NGUYỄN THỊ BÍCH HẢI

2. TS. NGUYỄN VĂN THUẤN


HUẾ, 2022

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận án tiến sĩ này, tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế; lãnh đạo Trường THPT Phước Bình đã tạo cho tôi những điều kiện tốt nhất trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cảm ơn quý Thầy, Cô giáo đã nhiệt tình trực tiếp giảng dạy, trao đổi, góp ý chuyên môn để tôi có được kết quả như ngày hôm nay.

Tôi bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hải, TS. Nguyễn Văn Thuấn, những người đã đặt trọn niềm tin cũng như tận tâm chỉ dẫn tôi cho đến khi hoàn thành luận án. Xin tri ân đến Cô và Thầy tình cảm sâu sắc nhất.

Cuối cùng, xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các em học sinh luôn động viên, khuyến khích, ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện luận án.


Tác giả


Nguyễn Thị Bạch Hải

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chính xác cao nhất có thể. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của công trình nghiên cứu.


Tp Huế, tháng ... năm 2022 Tác giả


Nguyễn Thị Bạch Hải

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 3

4. Đóng góp của luận án… 5

5. Cấu trúc của luận án 5

NỘI DUNG 6

Chương 1 6

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6

1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết liên văn bản 6

1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết liên văn bản trên thế giới 6

1.1.2. Tình hình nghiên cứu lý thuyết liên văn bản ở Việt Nam… 10

1.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết của Mạc Ngôn 14

1.2.1. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết của Mạc Ngôn trên thế giới 14

1.2.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết của Mạc Ngôn ở Việt Nam 22

Chương 2 32

KHÁI LƯỢC VỀ LÝ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN VÀ CỘI NGUỒN TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN 32

2.1. Khái lược về lý thuyết liên văn bản 32

2.1.1. Quan niệm về tính liên văn bản 32

2.1.2. Lịch sử lý thuyết liên văn bản 34

2.1.3. Biểu hiện của tính liên văn bản 42

2.2. Cội nguồn của tính liên văn bản trong tiểu thuyết Mạc Ngôn 51

2.2.1. Hoàn cảnh xuất thân trong một thời đại đau thương 52

2.2.2. Quê hương và con người Cao Mật – ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo của nhà văn 54

2.2.3. Truyền thống văn hóa dân tộc và giao lưu văn hóa toàn cầu 56

Chương 3 60

TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN NHÌN TỪ ĐỀ TÀI, NHÂN VẬT VÀ BIỂU TƯỢNG 60

3.1. Đề tài - sự chuyển hóa giữa các văn bản 60

3.1.1. Quê hương – hành trình sáng tạo nghệ thuật 60

3.1.2. Lịch sử - thái độ và ý thức trách nhiệm của nhà văn 65

3.2. Nhân vật - sự vận động xuyên không gian, thời gian 70

3.2.1. Nhân vật nữ từ nguyên lý tính mẫu đến bản năng đàn bà… 71

3.2.2. Nhân vật anh hùng trong sắc diện mới. 77

3.2.3. Nhân vật kỳ lạ, dị thường trong sự tái sinh của mô tip thần kì 80

3.3. Biểu tượng – nguyên mẫu và tái sinh 84

3.3.1. “Bầu vú”: trung tâm của tái sinh 85

3.3.2. “Giấc mơ”: ẩn ức bị kìm nén 88

3.3.3. “Cao lương”: ngũ cốc và cuộc sống 93

Chương 4 98

TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN NHÌN TỪ THỦ PHÁP CẬN VĂN BẢN, LỐI VIẾT HUYỀN ẢO, TRÒ CHƠI DIỄN NGÔN VÀ TÍCH HỢP THỂ LOẠI 98

4.1. Thủ pháp cận văn bản và lối viết huyền ảo 98

4.1.1. Thủ pháp cận văn bản 98

4.1.2. Lối viết huyền ảo 112

4.2. Trò chơi phối kết các diễn ngôn 123

4.2.1. Diễn ngôn giễu nhại, ám chỉ 123

4.2.2. Diễn ngôn lệch chuẩn 134

4.3. Sự hòa trộn, tích hợp các thể loại 137

4.3.1. Liên văn bản với các thể loại văn học 138

4.3.2. Liên văn bản với các thể loại phi văn học ............................................14142

4.3.3. Liên văn bản với điện ảnh/ chuyển thể điện ảnh 144

KẾT LUẬN 150

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 153

TÀI LIỆU THAM KHẢO 154

PHỤ LỤC 166

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thế kỉ XX được xem là thời kỳ khởi phát đầy khí thế của lý luận phê bình văn học phương Tây. Các trào lưu văn học như Phê bình Mới, chủ nghĩa hình thức Nga, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hậu cấu trúc, chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa tân lịch sử, phê bình văn học nữ quyền, chủ nghĩa hậu hiện đại… đã lần lượt xuất hiện và có sự tiếp biến, ảnh hưởng lẫn nhau đã tạo nên một “thế kỉ của phê bình” khiến cho văn học có một đời sống phong phú, phức tạp và lý luận văn học đương thời có bước nhảy vọt, trở thành một trong những ngành đi đầu trong nghiên cứu văn học, văn hóa. Trong các luồng mạch tư tưởng của lý luận văn học thì tư tưởng của Jacques Derrida đã có ảnh hưởng lớn đến phê bình văn học. Với quan niệm “không có cái bên ngoài văn bản”, Derrida cho rằng tất cả mọi lời nói ra đều ở trạng thái “trích dẫn” (quotation). Với ông, chẳng có lời nào là thuần tuý của một chủ thể phát ngôn nào đó, bởi người nói chẳng thể nào “đẻ” ra chữ mà phải luôn vay mượn từ truyền thống. Tư tưởng này đã manh nha những ý thức phôi thai về vai trò của tính liên văn bản (intertextuality), về sau được Julia Kristeva lấy làm nền tảng cho một tham luận (vào năm 1967) với định nghĩa: “bất kì văn bản nào cũng được cấu trúc như một bức khảm các trích dẫn; bất kì văn bản nào cũng là sự hấp thụ và biến đổi các văn bản khác” [122, tr.155]. Có thể dẫn giải ý tưởng của Kristeva như sau: không có văn bản nào thực sự độc lập, một mình một cõi, như một sự sáng tạo tuyệt đối; văn bản nào cũng chịu sự tác động của văn bản văn hoá, cũng chứa đựng ít nhiều những cấu trúc ý thức hệ và thể hiện qua các hình thức diễn ngôn khác nhau trong xã hội. Văn bản vì thế được soi chiếu từ nhiều góc nhìn, trở nên mới mẻ và đặc biệt thôi thúc người đọc trong sự hứng thú kiếm tìm, chinh phục các tầng ý nghĩa đang xếp chồng lên nhau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thuật ngữ “tính liên văn bản” trong những năm gần đây không còn quá xa lạ trong nghiên cứu văn học thuộc hệ hình phê bình hậu hiện đại. Tính liên văn bản đã làm “đảo lộn” những quan niệm truyền thống và làm nảy sinh nhiều vấn đề mới trong việc giải mã văn bản. Vì lẽ đó, hiện nay, các công trình nghiên cứu theo hướng liên văn bản rất phong phú, đa dạng.

Không tách rời dòng chung của văn học thế giới, trong nhiều năm trở lại đây, văn học Trung Quốc đã mang một diện mạo mới với những bước đột phá, cách tân về mặt thể loại, thi pháp. Đặc biệt, khi nhà văn Mạc Ngôn đưa văn hoá Hoa Hạ ra thế giới theo phong cách “kết hợp chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với truyện kể dân gian,

1

lịch sử và cuộc sống đương đại”, đạt giải thưởng Nobel văn học năm 2012 thì chính ông đã khẳng định vị trí của mình trên văn đàn Trung Quốc và thế giới. Đọc những trang văn của Mạc Ngôn, người đọc ngỡ ngàng, thậm chí hoài nghi về nguy cơ đổ nát của những giá trị đích thực trong cõi đời lắm đa mang cũng như bất ngờ vì lối viết phá cách, sáng tạo đầy táo bạo của nhà văn. Tất cả những gì phức tạp nhất lần lượt được phơi bày dưới ngòi bút vô cùng mãnh liệt này. Là nhà văn tiêu biểu cho văn xuôi thời kỳ đổi mới, tác phẩm của Mạc Ngôn đã “làm mờ và xoá đi trung tâm của chủ đề phân tích và phán xét văn hoá của các tác phẩm tìm về cội nguồn, tiến tới làm cho lịch sử trở thành đối tượng thẩm mỹ và lĩnh vực tưởng tượng siêu nhiệm” [41, tr.197]. Cũng từ ý thức trách nhiệm cao trong sáng tác mà Mạc Ngôn luôn quan niệm: “Tiểu thuyết hay trong lòng tôi, thứ nhất là phải có ngôn ngữ hay, thứ hai phải có cốt truyện hay, thứ ba phải chứa đựng nhiều điều thú vị và những trăn trở, để độc giả mong đợi, thứ tư phải để độc giả thấy được những thay đổi trong tư tưởng của nhà văn, cũng có nghĩa là phải để cho độc giả cảm thấy mình ở cùng vị trí với nhà văn” [89, tr.281]. Mạc Ngôn đã tạo cho mình một phương thức tư duy mới cùng với cách viết và cách khai thác đề tài hoàn toàn mới lạ, giúp ông thu được những thành tựu rực rỡ ở rất nhiều phương diện. Vì lẽ đó, tác phẩm của ông có sức ảnh hưởng lớn trong và ngoài nước. Nhiều tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Nga, Hàn, Hà Lan, Thụy Điển, Ba Lan, Việt Nam.... Nhà văn đã có sự trải nghiệm sâu sắc trong cuộc sống và bản lĩnh trong sự tiếp nhận luồng gió văn hóa toàn cầu trong đó có sự trải nghiệm liên văn bản. Những nét độc đáo từ trong con người và lối viết của Mạc Ngôn sẽ là một tiền đề vững chắc để người viết có thể tiếp cận các tác phẩm của ông qua các đặc trưng của lý thuyết liên văn bản. Soi chiếu các sáng tác của Mạc Ngôn từ lý thuyết liên văn bản, người viết mong muốn đây sẽ là một công trình để người đọc có cái nhìn khái quát, toàn vẹn hơn về phong cách độc đáo của Mạc Ngôn, đồng thời công trình sẽ góp phần định hướng cho việc nghiên cứu văn học từ việc ứng dụng lý thuyết liên văn bản.

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các phương diện thể hiện tính liên văn bản trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Chỉ có thể tiếp cận tính liên văn bản trong các sáng tác của Mạc Ngôn khi có những tri thức tương đối hệ thống về lý thuyết liên văn bản và lý thuyết sẽ trở nên sáng rõ và gần gũi hơn khi được liên hệ từ thực tiễn sáng tác của nhà văn. Hơn nữa, việc nghiên cứu toàn diện về lý thuyết liên văn bản tại Việt

2

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí