Nguồn số liệu: Lạm phát được tính dựa trên CPI của TCTK, tốc độ tăng M2 được tính dựa trên số liệu M2 theo quý của IMF.
Kiểm định tính dừng của các chuỗi thời gian bằng kiểm định ADF được cho bởi Bảng 2.5.
Bảng 2.5: Kiểm định ADF về tính dừng của chuỗi lạm phát và tốc độ tăng M2 giai đoạn 1995M1-2008M10
Test Statistic Augmented Dickey-Fuller Test | ||
Constant | Constant and Trend | |
Level | Level | |
g_CPI | - 3,241** | -3,647** |
gM2 | -3,399** | -3,412* |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế - 8
- Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế - 9
- Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế - 10
- Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế - 12
- Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế - 13
- Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế - 14
Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.
Chú ý: Kí hiệu *, **, *** cho biết biến đang xét dừng với mức ý nghĩa tương ứng là 10%, 5%, 1%
Ước lượng mô hình (2.1) giai đoạn 1995M1-2008M10, và kiểm tra khuyết tật thấy mô hình không có khuyết tật tự tương quan hay phương sai thay đổi, phần dư là nhiễu trắng. Kiểm định bác bỏ biến trễ gM2 trong mô hình (2.1), cho thấy không nên bỏ các biến trễ gM2 ra khỏi mô hình (2.1). Tương tự, ước lượng mô hình (2.2) và kiểm tra thấy mô hình không có khuyết tật. Kiểm định bỏ các biến trễ g_CPI cho thấy nên bác bỏ các trễ này. Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng: trong giai đoạn 1995-2008, cung tiền M2 tăng có ảnh hưởng đến sự biến động lạm phát. Bảng 2.6 về kết quả kiểm định nhân quả Granger về quan hệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng M2 giai đoạn 1995M1-2008M10,
cho thấy: với mức ý nghĩa 0,10 tốc độ tăng cung tiền M2 là nguyên nhân làm tăng lạm phát ở Việt Nam.
Bảng 2.6: Kiểm định nhân quả Granger quan hệ lạm phát và tốc độ tăng M2 giai đoạn 1995M1-2008M10
Sample: 1995M01 2008M12 | |||
Lags: 12 | |||
Null Hypothesis: | Obs | F-Statistic | Probability |
gM2 does not Granger Cause g_CPI | 154 | 1.66248 | 0.08258 |
g_CPI does not Granger Cause gM2 | 1.43926 | 0.15630 |
Nguồn: Phụ lục 4.
Hoàn toàn tương tự, xét quan hệ nhân quả về tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 và lạm phát cho giai đoạn 1995M1-2003M12 bằng kiểm định Granger được cho ở Bảng 2.7.
Bảng 2.7: Kiểm định nhân quả Granger quan hệ lạm phát và tốc độ tăng M2 giai đoạn 1995M1-2003M12
Sample: 1995M01 2003M12 | |||
Lags: 12 | |||
Null Hypothesis: | Obs | F-Statistic | Probability |
gM2 does not Granger Cause g_CPI | 96 | 1.19096 | 0.30650 |
g_CPI does not Granger Cause gM2 | 0.87886 | 0.57159 |
Nguồn: Phụ lục 4.
Kết quả kiểm định nhân quả Granger cho thấy không có mối quan hệ nhân quả nào giữa tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 và lạm phát trong giai đoạn 1995M1-2003M12. Điều này thống nhất với một số phân tích định tính ở trên.
Như vậy, với chuỗi số liệu 1995M1-2003M2 cho thấy cung tiền không phải là nguyên nhân làm biến động lạm phát. Mở rộng chuỗi số liệu 1995M1- 2008M12 thì cho thấy cung tiền có tác động lên sự biến động giá trong giai đoạn này. Do vậy, giai đoạn 2004-2008 đã thể hiện tác động của yếu tố tiền tệ lên lạm phát.
2.3. Tóm tắt chương 2
Với phần trình bày thực trạng diễn biến lạm phát Việt Nam giai đoạn 1986 - 2008 và phân tích một số nguyên nhân tác động đến sự biến động lạm phát, Luận án có một số nhận xét như sau:
Trước hết, xem lại giai đoạn lạm phát rất cao 1986-1991. Năm 1986- 1988 là những năm đầu đổi mới nhưng hầu như chưa đổi mới, tỷ lệ lạm phát đều trên 200%. Đến năm 1989, Nhà nước thực hiện chính sách nổi bật nhất trong giai đoạn này là chính sách lãi suất thực dương để kiềm chế lạm phát. Với chính sách mạnh "lãi suất cao" đã kiềm chế thành công, đưa tỷ lệ lạm phát năm 1989 còn 34,7%. Tuy nhiên, kinh tế chưa ổn định nên năm 1990- 1991, lạm phát lại tăng lên 67%. Thực tế giai đoạn này cho thấy, công cụ lãi suất đã thể hiện hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát của Việt Nam.
Xét tiếp diễn biến lạm phát từ năm 1992 đến năm 2008, đặc biệt giai đoạn mức giá chung lại tăng cao trong 5 năm gần đây 2004-2008 cho thấy biến động lạm phát Việt Nam trong giai đoạn gần đây có chịu sự tác động của yếu tố tâm lý. Lý do thứ nhất của tác động tâm lý đó là đề án tăng lương từ năm 2003. Mục tiêu của Chính phủ về tăng lương tối thiểu là để bù đắp trượt
giá, đảm bảo lương thực tế cho người lao động. Tuy nhiên, tăng lương cũng đã tạo ra tác động tâm lý làm tăng giá, thậm chí giá tăng trước ngày lương tối thiểu được tăng. Ngoài ra, việc NHNN đưa vào lưu thông loại tiền mới đồng thời với hiện tượng giá cả tăng lên liên tục không bình thường trong mấy năm qua đã tạo ra kỳ vọng giá cả tăng cao đẩy lạm phát tăng cao.
Một yếu tố có liên quan đến biến động lạm phát Việt Nam trong suốt hai thập kỷ 1986-2008 nữa là sự biến thiên mang tính chu kỳ của thu nhập thực tế, hay khoảng chênh lệch sản lượng thực với sản lượng tiềm năng. Nếu chênh lệch thu nhập thực tế với mức tiềm năng có xu hướng giảm xuống ở mức thấp thì lạm phát có xu hướng xuống thấp giai đoạn đó.
Ngoài ra, xem xét diễn biến lạm phát với biến động giá thế giới, chúng ta thấy rằng có một sự trùng hợp giữa giai đoạn lạm phát cao và giai đoạn giá dầu thế giới tăng cao. Tuy chưa kết luận mức độ tác động của biến động giá dầu thế giới đến giá trong nước, nhưng thực tế trong hơn thập kỷ qua cho thấy biến động lạm phát Việt Nam có chịu ảnh hưởng của sốc giá thế giới.
Một yếu tố quan trọng khi xem xét nguyên nhân của tăng giá chung trong những năm gần đây, các nhà kinh tế đều phải xem xét đến yếu tố tiền tệ. Ở Việt Nam, giai đoạn trước năm 2004, có nhiều nghiên cứu ủng hộ quan điểm tiền tệ không phải nguyên nhân của biến động giá. Xét thêm giai đoạn 2004- 2008, tốc độ tăng M2 có ảnh hưởng đến tăng giá.
Để đưa ra các đánh giá tốt hơn về lạm phát, chương 3 sẽ vận dụng phân tích lý thuyết và thực tiễn ở chương 1 và chương 2 để phân tích động thái giá cả lạm phát trong thập kỷ qua bằng tiếp cận mô hình toán kinh tế. Số liệu thu thập theo quý từ năm 1986 không đầy đủ nên Luận án chỉ tập trung xét các mô hình trong giai đoạn gần đây.
CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐỘNG THÁI GIÁ CẢ - LẠM PHÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN GẦN ĐÂY
Cho đến nay, trên thế giới có nhiều mô hình kinh tế lượng để phân tích thực nghiệm giá - lạm phát. Những mô hình này đều dựa trên các trường phái kinh tế để xây dựng các mô hình kinh tế lượng đơn biến hoặc đa biến được giới thiệu trong chương 1. Mục tiêu của các mô hình kinh tế lượng có thể là kiểm chứng tính chính xác của các giả định, kết luận của mô hình lý thuyết hoặc kiểm chứng sự phù hợp của mô hình với một nền kinh tế cụ thể nào đó. Việc lựa chọn mô hình nào để ứng dụng, lựa chọn hướng tiếp cận kinh tế nào để xây dựng mô hình tùy thuộc vào nền kinh tế của từng quốc gia vì mỗi quốc gia có một đặc tính riêng. Ngoài ra, một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc lựa chọn mô hình đó là sự sẵn có hoặc khả thi về mặt dữ liệu, độ dài và tính chính xác của dữ liệu ... nhất là trong điều kiện như Việt Nam.
Trước khi xây dựng mô hình phân tích lạm phát, Luận án dành mục 3.1 để nêu một số mô hình phân tích lạm phát trên thế giới và ở Việt Nam trong giai đoạn gần đây.
Tiếp theo, với phân tích thực trạng diễn biến và một số nhân tố tác động đến lạm phát Việt Nam trong giai đoạn gần đây ở chương 2, chúng ta nhận thấy rằng lạm phát Việt Nam trong thập kỷ qua chịu tác động bởi một số yếu tố chính như tác động của tâm lý, tác động của yếu tố cầu chu kỳ (đại diện bởi khoảng chênh lệch sản lượng), tác động của yếu tố sốc giá thế giới, tác động của yếu tố tăng trưởng tiền tệ. Do vậy, luận án đã định hướng xây dựng mô hình đánh giá lạm phát theo tiếp cận đường Phillips. Mục 3.2 sẽ xây dựng mô hình phân tích lạm phát theo tiếp cận đường Phillips. Mô hình theo tiếp cận
đường Phillips mà Luận án xây dựng có thêm yếu tố cầu danh nghĩa tác động đến lạm phát, tức là xem xét tác động của tăng GDP danh nghĩa, thông qua đó cho thấy ảnh hưởng của tăng tiền tệ lên lạm phát. Do đó, mô hình được Luận án xây dựng trong mục 3.2 bao hàm được các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lạm phát Việt Nam giai đoạn gần đây như tiền tệ, chênh lệch sản lượng, kỳ vọng...
Với mục đích phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam, mục
3.3 của Luận án vận dụng một số mô hình như ARIMA mùa vụ, mô hình mô hình phục hồi trung bình để đưa ra một số nhận định, dự báo về giá cả - lạm phát.
3.1 Một số kinh nghiệm nghiên cứu về diễn biến giá cả - lạm phát theo tiếp cận mô hình
3.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
a) Một số nghiên cứu lạm phát ở Trung Quốc
Trung Quốc cũng như Việt Nam là những nước có nền kinh tế đang phát triển ở trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ chế kế hoạch hoá tập trung "khép kín" sang nền kinh tế phát triển dựa trên cơ chế thị trường "mở" chịu sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Diễn biến lạm phát của Trung Quốc trước và sau cải tổ cũng có những nét thăng trầm, lên cao và sau đó lại xảy ra giảm phát giống Việt Nam. Sau cải tổ, lạm phát 6% năm 1980. Đến nửa cuối thập kỷ 80, lạm phát tăng nhanh và đạt 18,5% năm 1989 (xem [49]). Trong những năm 1990, tỷ lệ lạm phát không ổn định: đầu thập kỷ này, tỷ lệ lạm phát ở mức một con số; từ năm 1993-1995, tỷ lệ lạm phát lại tăng lên hai con số và sau đó lại trở về mức một con số. Những năm 1999-2002, kinh tế Trung Quốc xảy ra hiện tượng thiểu phát, thậm chí liên tục có tỷ lệ lạm phát âm. Trong giai đoạn
này, Việt Nam cũng trải qua thiểu phát. Từ năm 2003 đến nay, tỷ lệ lạm phát ở Trung Quốc ổn định. Năm 2007, tình hình thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm, giá dầu thế giới tăng đột biến đã tạo cho lạm phát các nước tăng lên. Lạm phát Trung Quốc năm 2007 là 4,8% là mức cao nhất trong mười năm qua, lạm phát Việt Nam năm 2007 cũng cao nhất trong thập kỷ này.
Mặc dù, thời điểm bắt đầu chuyển đổi và đặc trưng mỗi nước có khác nhau, nhưng ở nhiều góc độ chúng ta đều có thể nhận thấy có những nét tương đồng giữa hai nền kinh tế này. Vì vậy, những kinh nghiệm đi trước của Trung Quốc trong điều hành chính sách thực sự sẽ là những bài học quý giá cho việc hoạch định và điều hành chính sách ở Việt Nam.
Mohammad (1999) [56] nghiên cứu diễn biến lạm phát trong dài hạn và trong ngắn hạn của nền kinh tế Trung Quốc bằng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM. Nghiên cứu này dựa trên mô hình tiền tệ truyền thống nhưng mở rộng phân tích bằng cách thêm một số biến khác để nắm bắt đặc trưng nền kinh tế Trung Quốc:
Pt = 0 + 1(L) Mt + 2(L) gt + 3(L) Wt + 4(L) APt + 5(L) IPt + t (3.1)
trong đó P: chỉ số giá chung
M: cung tiền
g: Khoảng chênh sản lượng so với sản lượng tiềm năng, đại diện dư cầu W: lương cơ bản
AP: là chỉ số năng suất nông nghiệp IP: là chỉ số năng suất công nghiệp
(L) là toán tử trễ, là nhiễu ngẫu nhiên.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp Johansen - Juselius phân tích quan hệ dài hạn của các biến trong mô hình (3.1) và mô hình hiệu chỉnh sai số ECM để xác định sự phụ thuộc lẫn nhau giữa ngắn hạn và dài hạn, và quan hệ nhân quả giữa giá và tiền. Ngoài ra, chỉ số giá chung được thông báo của Trung Quốc không cung cấp thước đo thực sự cho việc đo lường đặc trưng của lạm phát. Các nghiên cứu trước đây về quan hệ tiền tệ - giá cả đã tập trung lên chỉ số giá theo thông báo của TCTK (Chow, 1987; Huang, 1995). Ở nghiên cứu này, Mohammad đã sử dụng đo lường chỉ số giá đúng để nghiên cứu mối quan hệ ẩn khác giữa tiền tệ và giá cả. Với công nghệ thống kê cung cấp chỉ số giá đúng đã làm sáng tỏ diễn biến tiền tệ trong lạm phát Trung Quốc.
Ưu điểm của mô hình này là: Mohammad đã sử dụng công cụ kinh tế lượng hiện đại đó là kiểm định đồng liên kết Johansen - Juselius và kiểm định ECM để nghiên cứu mô hình quan hệ dài hạn giữa tiền tệ và giá cả trong đó có xét thêm biến chỉ số năng suất công nghiệp và năng suất nông nghiệp để xét khía cạnh lạm phát cơ cấu.
Gerlach và Peng (2006) [49] đã dùng mô hình đường Phillips để phân tích lạm phát ở Trung Quốc:
t = 1 + 2 t-1 + 3 gt + t (3.2)
trong đó t là tỷ lệ lạm phát, gt là phần thiếu hụt sản lượng (the output gap), và các cú sốc từ phía cung được biểu diễn bởi phần dư t.
Ước lượng (3.2) cho thấy mô hình cổ điển chuẩn có khuyết tật tự tương quan nên (3.2) chưa cho thấy được diễn biến lạm phát ở Mainland, các tác giả đã ước lượng mô hình đường Phillips với trễ dài hơn:
t = 1 + 2 t-1 + 3 t-2 + 1 gt + 2 gt-1 + t (3.3)