Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Cơ sở lý luận về Du lịch sinh thái
1.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Theo một số học giả, thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “tornos” có nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được Latinh hóa thành “tornus” và sau đó thành tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh) có ý nghĩa là đi chơi, du ngoạn, (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa,2004; Trần Đức Thanh, 2003). Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch có nguồn gốc từ tiếng Hán. Theo tiếng Hán, Từ du lịch theo tiếng Trung Quốc:
Du: tức là Hành là sự ra đi
Lịch: là sự trái đời người 4 yếu tố:
- Thực: ăn tốt
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia U Minh Thượng - tỉnh Kiên Giang - 1
- Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia U Minh Thượng - tỉnh Kiên Giang - 2
- Dựa Trên Các Hệ Sinh Thái Tự Nhiên Điển Hình Với Tính Đa Dạng Sinh Thái Cao
- Quan Hệ Giữa Du Lịch Sinh Thái Với Bảo Tồn Tự Nhiên Ở Các Vườn Quốc Gia
- Du Lịch Sinh Thái Trong Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Annapurna
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
- Trú: ở tốt
- Lạc: vui chơi, giải trí tốt
- Y: mặc đẹp, mua sắm nhiều hàng hóa
Trên cơ sở giải thích về mặt từ ngữ, “du lịch” chỉ đơn giản là việc con người rời khỏi nhà và lưu trú tạm thời ở một nơi khác với nơi ở thường xuyên của mình trong một khoảng thời gian nhất định để nhằm nâng cao hiểu biết, tăng cường sức khỏe, tìm kiếm thị trường kinh doanh, tạo các mối quan hệ với người thân và bạn bè, v.v.
Tuy nhiên, du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội rất phức tạp. Cùng với quá trình phát triển, nội hàm khái niệm ngày càng được mở rộng. Cho nên hiện nay ở nhiều quốc gia cách hiểu về du lịch vẫn còn có nhiều điểm khác nhau do góc độ và thời gian tiếp cận không giống nhau.
Dưới đây xin nêu ra các cách tiếp cận cơ bản nhất, phổ biến nhất về du lịch (Vũ Đức Minh, 1999):
Tiếp cận du lịch dưới góc độ nhu cầu của con người:
Con người có rất nhiều nhu cầu một khi họ có thời gian rỗi và tiền bạc. Các nhu cầu đó có thể là: nghỉ ngơi, ăn uống, tham quan, giải trí, mua sắm, v.v. Nhờ có nhu cầu đa dạng của con người mà du lịch ra đời. Tiếp cận du lịch ở góc độ nhu cầu của con người, I.I. Pirogionic đã định nghĩa : “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi, liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” (Nguyễn Minh Tuệ,1996).
Tiếp cận du lịch dưới góc độ là một ngành kinh tế:
Từ khi hoạt động du lịch đã diễn ra khá phổ biến thì các hoạt động đi lại, ăn ở, mua sắm, vui chơi giải trí trở thành các nhu cầu thiết yếu của chuyến đi và nó trở thành cơ hội kinh doanh cho các nhà cung ứng dịch vụ du lịch. Từ đó du lịch được quan niệm là một hoạt động kinh tế nhằm thỏa mãn các nhu cầu của du khách. Theo hai học giả người Mỹ McIntosh và Goeldner, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp của các lĩnh vực lữ hành, khách sạn, vận chuyển, kể cả xúc tiến quảng bá, v.v. Như vậy, với cách tiếp cận dưới góc độ du lịch là một ngành kinh tế thì du lịch được hiểu là “một ngành kinh tế cung ứng các hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở kết hợp giá trị các tài nguyên du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đặc biệt của du khách” (Vũ Đức Minh, 1999).
Tiếp cận du lịch dưới góc độ tổng hợp:
Hai tác giả McIntosh và Goeldner cho rằng muốn thật sự hiểu được khái niệm và bản chất của du lịch một cách đầy đủ cần phải xem xét đến tất cả các chủ thể (thành phần) tham gia vào hoạt động du lịch. Các chủ thể bao gồm: khách du lịch, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch, chính quyền sở tại, dân cư địa phương. Tiếp cận du lịch dưới góc độ tổng hợp, các học giả người Mỹ McIntosh, Goeldner, Ritchie khái quát: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh
doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch” (Trần Đức Thanh, 2003).
Với sự đa dạng cách tiếp cận về du lịch như trên, việc đưa ra một khái niệm có thể bao hàm tất cả nội dung là điều vô cùng khó khăn. Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” (Trần Văn Thông, 2006).
Như vậy, qua định nghĩa về du lịch của Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, du lịch có ba tuyến nghĩa quan trọng. Tuyến nghĩa thứ nhất bao hàm việc di chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, mua sắm, nghỉ ngơi, giải trí của con người và ở đó có sự tương tác với các nhà cung ứng các dịch vụ; tuyến nghĩa thứ hai đó là nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người; tuyến nghĩa thứ ba có sự khống chế về mặt thời gian, tức quá trình du khách thực hiện chuyến đi của mình chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nào đó.
Mỗi tác giả viết lách đều có cách định nghĩa riêng của mình về du lịch, vì thế có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về du lịch ( hàng trăm cách của hàng trăm tác giả). Chung quy lại có 1 số cách định nghĩa như nhau:
- Các cách định nghĩa ngắn gọn, bao quát:
Ví dụ: trong từ điển Tiếng Việt: hai chữ du lịch được định nghĩa như sau: “Du lịch là đi chơi cho biết xứ người.”
Một nhà du lịch học người Pháp là Husher cũng có cách định nghĩa tương tự: “ du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân”. Như vậy phải khẳng định: Du lịch là đi chơi chứ không phải đi làm, hay đi kiếm việc làm… Thi hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều có viết: “ Nghề chơi cũng lắm công phu…” . Bởi vậy mới có nhiều điều mà chúng ta cần phải học.
Viện sĩ Nguyễn Khắc Kiệm, một nhà xã hội học nổi tiếng của Việt Nam cũng đưa ra 1 cách định nghĩa ngăn gọn về du lịch: “ Du lịch là sự mở rộng về không gian văn hóa của con người..”
Như vậy ở đây du lịch lại liên quan mật thiết tới văn hóa.
- Các cách định nghĩa của các nhà du lịch học nổi tiếng của các quốc gia có du lịch phát triển mạnh trên thế giới.
+Azak ( Ai Cập )
“ Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời, từ một vùng này sang một vùng khác, từ mặt nước này sang mặt nước khác, vốn không gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.”
+Kaspar ( Ý)
“ Du lịch là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng xảy ra trong quá trình di chuyển và lưu trú của con người tại nơi không phải là nơi ở thường xuyên hoặc nơi làm việc của họ.”
+Kpaff ( Thụy Sĩ)
“ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và làm việc thường xuyên của họ.”
+Nhà kinh tế du lịch Người Đức Kalfiotis cho rằng:
“ Du lịch là sự di chuyển tạm thời của các cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức. Do đó có thể tạo nên các hoạt động kinh tế.
+Quan niệm của các nhà thống kê du lịch người Việt Nam: Nguyễn Cao Thắng và Tô Đăng Hải (1990).
“ Du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ, có nhiều vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ ngơi hoặc kết hợp hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.”
Trên thế giới, Mỹ là nơi có hoạt động du lịch mạnh nhất và lớn nhất. Các học giả du lịch người Mỹ cũng đóng góp rất nhiều các ly luận về du lịch.
Hai học giả Mỹ: Mathieson và Mall
Định nghĩa: “ Du lịch là sự di chuyển tạm thời của người dân tới nơi ở và làm việc của họ, là những hoạt động xảy ra trong quá trình lưu lại nơi đến và các cơ sở vật chất tạo ra để đáp ứng những nhu cầu của họ”
Theo các nhà Địa lý du lịch của Hoa Kỳ Michaud:
“ Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất và tiêu thụ phục vụ cho việc đi lại và ngủ lại ít nhất 1 đêm ở ngoài nơi ở thường ngày với lí do: giải trí, kinh doanh, chữa bệnh, thể thao hoặc tôn giáo”
Trong hoạt động du lịch, thực tế chỉ ra rằng, ngoài tiếp cận với môi trường thiên nhiên, phải có mối quan hệ với cộng đồng nơi đến mới đảm bảo cho một sự phát triển du lịch lâu dài và bền vững.
Một nhà kinh tế du lịch người Mỹ là ColtMan ( Michael.M.Coltman) đã định nghĩa: “ Du lịch là quan hệ tương hỗ do sự tương tác của 4 nhóm cộng đồng bao gồm:
1 – Du khách: Người bỏ tiền ra để đi du lịch
2 – Cơ quan cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng phục vụ du lịch ( khách sạn, nhà hàng…)
3 – Chính quyền nơi diễn ra du lịch 4 – Dân địa phương tại nơi du lịch Từ đó đưa ra định nghĩa:
“ Du lịch là tổng thể các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa du khách, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và phục vụ nhu cầu của du khách”
1.1.1.2. Khái niệm du lịch sinh thái
Vào thập niên 70 của thế kỷ XX, du lịch đại chúng vẫn chủ yếu chú trọng đến việc săn bắn các loài thú lớn. Chính sự việc này đã gây phiền nhiễu tới đời sống của các loài động vật hoang dã, phá hủy thiên nhiên và môi trường. Tuy nhiên, dần dần du khách cũng bắt đầu nhận thức được những tác hại sinh thái do họ gây ra và hơn thế nữa người dân địa phương cũng đã có sự quan tâm đến giá trị của tự nhiên và môi trường nên các tour du lịch chuyên về săn bắn chim, thú, cưỡi lạc đà, bộ
hành thiên nhiên đã bắt đầu có sự hướng dẫn và quản lý nghiêm ngặt. DLST dần dần được định hình từ đây (Lê Huy Bá, Thái Lê Nguyên, 2006).
DLST (ecotourism) là loại hình du lịch khá mới mẻ (mới thật sự được quan tâm từ thập kỷ 80) nhưng từng bước đã khẳng định được lý do tồn tại của nó ( thập kỷ 90 của thế kỷ XX được coi như là “ thập kỷ của DLST ”).
Có người quan niệm DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái, nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Cũng có ý kiến cho rằng: DLST đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh, du lịch có lợi cho môi trường hay có tính bền vững (Lê Huy Bá (Chủ biên), Thái Lê Nguyên, 2006).
Ở góc nhìn hẹp, xét về mặt chữ nghĩa DLST đơn thuần chỉ là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép “du lịch” và “sinh thái”. Tuy nhiên, trên thực tế khái niệm này phức tạp hơn nhiều và cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm:
Năm 1987, nhà nghiên cứu tiên phong về DLST: Hector Ceballos - Lascurain đã đưa ra khái niệm tương đối hoàn chỉnh về DLST như sau: “ DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá” (Phạm Trung Lương, 2002).
Năm 1991, Wood định nghĩa DLST như sau: “DLST là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương” (Phạm Trung Lương, 2002).
Năm 1993, Lindberg và Hawkins đưa ra khái niệm rất ngắn gọn nhưng phản ánh khá đầy đủ về nội dung và chức năng của DLST. Theo đó: “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương” ( Lê Huy Bá, Thái Lê Nguyên, 2006).
Năm 1994, nhấn mạnh đến yếu tố bảo vệ tài nguyên du lịch và giáo dục môi trường, Buckley đã tổng quát khái niệm DLST như sau: “ Chỉ có du lịch dựa vào
thiên nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn, và có giáo dục môi trường mới được xem là DLST” (Phạm Trung Lương, 2002).
Như vậy, từ định nghĩa DLST được đưa ra đầu tiên vào năm 1987, sau nhiều năm và qua nhiều định nghĩa khác nhau đã cho thấy có sự thay đổi về quan niệm. Từ chổ cho rằng DLST đơn thuần chỉ là loại hình du lịch mà địa bàn của nó là các khu vực tự nhiên còn tương đối hoang sơ và du khách đến đó ít có những hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên sang cách nhìn tích cực hơn, đó là DLST còn có vai trò đóng góp cho bảo tồn, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, có trách nhiệm và giáo dục cao về môi trường.
Mặc dù DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Nhưng đa số ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái, du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa. DLST nói theo một định nghĩa nào đi chăng nữa thì nó phải hội đủ các yếu tố cần: 1). Sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường ; 2). Trách nhiệm với xã hội và cộng đồng (Lê Huy Bá (Chủ biên), Thái Lê Nguyên, 2006).
Trong lần Hội thảo Quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” (từ ngày 7 - 9/9/1999) do Tổng cục Du lịch Việt Nam tổ chức trên cơ sở phối hợp với nhiều Tổ chức Quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN, v.v, với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam về DLST. Định nghĩa DLST lần đầu tiên được đưa ra ở Việt Nam như sau: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có sự đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Phạm Trung Lương, 2002).
Có thể nói, định nghĩa do Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” đưa ra đã bao hàm đầy đủ nội dung của DLST. Nó bao quát được các quan niệm về DLST của các nhà khoa học trên thế giới.
Trên cơ sở định nghĩa có thể khái quát thành sơ đồ cấu trúc của DLST như sau:
Du lịch thiên nhiên, văn hóa bản địa
Du lịch Hỗ Trợ bảo tồn và giúp đỡ cộng đồng
Du lịch
định nghĩa Du lịch sinh thái
Du lịch có giáo dục môi trường
Du lịch
Được quản lý bền vững
Hình 1.1: Cấu trúc DLST
Nguồn: (Lê Văn Lanh, 1998; Nguyễn Thị Sơn, 2000)