Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Phát Triển Du Lịch Tỉnh Xieng Khouang,

này cũng không kém gì so với nghề dệt. Tất cả đều là sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng cửa cố đô Luang Pra Bang.Điểm du lịch ở Luang Pra Bang có điểm du lịch Chom Xi, Vạt Vi Xun (chưa Vi Xun), Vạt Xiêng Thoong ,Hoàng cung cũ ở Luang Pha Bang(palace),Thăm tình (hang tinh) Nặm Tộc Tạt Quảng Xi (thác nước Quảng Xi),Tạt Xẹ (thác nước Xệ)...

Ngoài ra, còn có một số tỉnh phía ở có điểm du lịch nối tiếng như tỉnh Houa Phanh. Điểm du lịch tỉnh Houa Phanh có rất nhiều hang động Karts to nhỏ rải rác theo các dãy núi đã trở thành di tích lịch sử quý giá của nhân dân Lào, nơi làm việc và hoạt động của các lãnh tụ và là căn cứ cách mạng vững chắc trong thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Nếu có sự đầu tư khai thác các tiềm năng du lịch thì Houa Phanh và Xieng Khouang sẽ trở thành nơi tham quan du lịch thu hút khách du lịch mạnh của khu vực.

b. Những kết quả đạt được

Hoạt động du lịch trong vùng này phát triển rất mạnh mẽ với tam giác tăng trưởng là Luang Prabang, Houa Phanh, Xieng Khouang, trong đó Luang Prabang là hạt nhân. Năm 2014, số lượng khách du lịch tới đây cao nhất vùng với 531. 327 người cả về lượng khách quốc tế và khách nội địa. Khi khách du lịch đi tham Luang Prabang phần lớn thích đi Xieng Khouang đến Houa Phanh. Có được kết quả này bên cạnh việc phong phú các tài nguyên du lịch, còn do vùng có cơ sở hạ tầng và cơ sở kỹ thuật phục vụ du lịch tương đối tốt và đồng bộ; đội ngũ lao động trong ngành có trình độ, đặc biệt là sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước cho vùng trọng điểm.

Sản phẩm du lịch đặc trưng nhất của vùng du lịch phía Bắc là du lịch văn hóa kết hợp với du lịch tham quan nghiên cứu. Những sản phẩm du lịch cụ thể:

- Giao tiếp nhằm phát triển KT-XH, hội nghị, hội thảo, triển lãm công vụ; tại các điểm du lịch lớn Luang Prabang, Houa Phanh, Xieng Khouang...

- Tham quan nghiên cứu nền văn hóa Lào: Các lễ hội và sinh hoạt tâm linh thuộc về các nền văn minh, văn hóa các dân tộc; Các di tích lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Lào; Các di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống cội nguồn của cộng động người Lào và nhiều dân tộc khác; Các làng nghề truyền thống.

- Tham quan nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí ở các vùng cạnh quan: Vùng núi cao và rừng nguyên sinh; Vùng núi đá; Vùng cao nguyên; Vùng thác nước lớn.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành du lịch Lào, du lịch phía Bắc đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu về số lượt khách du lịch, doanh thu và nộp ngân sách đều tăng qua các năm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển ngành công nghiệp và nông nghiệp, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong vùng, góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho nhân dân qua khách du lịch nội địa và giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hóa nghìn năm văn hiến của vùng cho khách quốc tế.

c. Những thách thức, hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, du lịch vùng phía Bắc còn nhiều tồn tại và hạnh chế. Nguyên nhân chủ yêu là sự nhận thức chưa thật đúng về vai trò của ngành kinh tế du lịch. Nhiều địa phương còn chậm trong việc đề ra chủ trương, chính sách, cơ chế kịp thời đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Địa hình phần lớn là núi, cơ sở hạ tầng với hệ thống mạng lưới giao thông và phương tiện giao thông có hạn chế.

Tiểu kết chương 1


Ngày nay, du lịch ngày càng có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế, xã hội, chính trị và đặc biệt quan trọng đối với con người thông qua việc phục hồi và tái tạo sức lao động. Du lịch muốn phát triển phải dựa vào nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, trong đó tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) đóng vai trò rất quan trọng. Việc phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch của Lào và tiểu vùng phía Bắ c quốc gia này là căn cứ thực tiễn quan trọng để tiến hành nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Xieng Khouang.

Có thể nói, việc nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về du lịch giúp cho việc thực hiện nội dung luận văn đi đúng hướ ng và đạt kết quả tốt.

Chương 2

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH XIENG KHOUANG, CHDCND LÀO‌


2.1. Khái quát về tỉnh Xieng Khouang

2.1.1. Nguồn gốc hình thành

Dân tộc Tai Phuan hoặc người Phuan là một nhóm dân tộc Thái-Lào theo Phật giáo, di cư từ miền Tây Nam Trung Quốc đến (Ai Lao) Lào. Khoảng cuối thế kỷ XIII đã hình thành bộ lạc độc lập sống tập trung ở cánh đồng Chum (trên cao nguyên Xieng Khouang).

Tiểu quốc Bồn Man của Tai Phuan này được thành lập vào khoảng năm 1369 sau khi nhà Nguyên mất quyền kiểm soát ở Vân Nam vào tay nhà Minh - Trung Quốc. Các bộ tộc người Thái ở phía nam Vân Nam giành được cơ hội độc lập trong lãnh thổ họ cư trú.

Ranh giới Bồn Man với phía Bắc, phía Tây và phía Nam là vương quốc Lan Xang, phía Đông là Đại Việt. Ban đầu, khoảng nửa cuối thế kỷ 14, Bồn Man được hợp nhất vào Lan Xang dưới thời vua Fa Ngum.

Vương quốc Bồn Man được các tù trưởng thuộc dòng họ Cầm cai trị, với thủ đô là Xieng Khouang, nhưng theo Đại Việt sử ký toàn thư thì thủ phủ ở Sầm Nưa (ngày nay là thị xã Sầm Nưa của Lào).

Theo cuốn Lịch sử Lào của M.L. Manich, từ thế kỷ thứ VII thời vua Piloko, hoàng tử Chet Chuang con trai Piloko đã được gửi đến cai trị Xieng Khouang. Sau đó khoảng năm 698, Mương Puan hoặc Xieng khouang được thành lập bởi hoàng tử Chet Chuang. Từ đó Xieng Khouang Mương Puan trở thành một quốc gia bộ lạc tồn tại độc lập bên cạnh các quốc gia Chiengsen, Sukhothai nối tiếp nhau của người Thái - Lào và sau đó là Lan Xang của Phà Ngừm. Đến thời Phà Ngừm, ông chinh phục được các vương

quốc Lào cổ trong đó có cả Xieng Khouang, nhập vào Lan Xang. Riêng Bồn Man vào năm 1349, Phà Ngừm thu nạp được là nhờ sự liên kết với hoàng tử Khio Kamyor, con của tù trưởng Xieng Khouang lúc đó là Chao Kamphong, chống lại cha mình.

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch tỉnh Xieng Khouang,

CHDCND Lào

a. VTĐL, phạm vi lãnh thổ

Tỉnh Xieng Khouang nằm ở phía đông bắc của Lào, cách thủ đô Vieng Chanh khoảng 380 km, với tổng diện tích 15.880 km2. Xieng Khouang tiếp giáp với tỉnh Nghệ An của Việt Nam về phía Đông chiều dài120 km, tiếp giáp với Vieng Chanh về phía Tây và Luang Prabang về phía Tây chiều dài 100 km, tiếp giáp với tỉnh Bolikhamxay và Xaysomboun về phía nam chiều dài 220 km, tiếp giáp với tỉnh Houaphanh về phía bắc chiều dài 160 km.

Tỉnh Xieng Khouang gồm 7 huyện: Pek, Phaxay, Phoukout, kham, Nong Het, Khoun, Mokmai.

Bảng 2.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số chia theo huyện tỉnh Xieng Khouang năm 2014‌


Huyện

Diện tích

( km2)

Dân số

(Người)

Mật độ dân số (Người/km2)

Pek

1400

74101

53

Phaxay

1156

12703

11

Phoukout

2920

25729

9

kham

2158

51825

24

Nong Het

3072

38753

12

Khoun

2060

34506

16

Mokmai.

3114

13959

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Xieng Khuoang năm 2014)

Hình 2 1 Bản đồ hành chính tỉnh Xieng Khouang CHDCND Lào Nguồn Tác giả b 1


Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Xieng Khouang (CHDCND Lào)

Nguồn: Tác giả

b. Đặc điểm môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Địa hình

Địa hình ở Xieng Khouang khá đa dạng và phong phú như núi cao chia cắt mạnh, có vực thẳm sâu, núi thấp, cao nguyên, đồng bằng xen kẽ nhau, trong đó núi cao và cao nguyên chiếm diện tích phần lớn (núi cao hơn 1000m chiếm 50%, núi thấp và cao nguyên nằm ở độ cao trung bình 1.200 m, so với mặt nước biển chiếm 30% và đồng bằng chiếm 20% diện tích của tỉnh. Ở Xieng khouang có những đỉnh núi cao nhất Lào, tiêu biểu như Phu Bia (2.820m), Phu Xaylayleng (2.711m), Phu Xao (2.690m), Phu Xamxum (2.620 m), Phu Sane (2.218m), PhuHomChanh (2.038), Phu Leb (1.761 m). Núi Phu Kụt là di tích lịch sử cách mạng thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ, có tên gọi khác là Phu Kụt Lệch Cạ (núi sắt thép).

* Khí hậu

Các yếu tố khí hậu bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và chế độ gió.

Trong đó, nhiệt độ và độ ẩm là hai chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến du lịch.

Khí hậu tỉnh Xieng Khouang vừa mang đặc điểm chung của khí hậu miến Bắc Lào vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi. Xieng Khouang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm ướt, có thời tiết mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm của Xieng Khouang là 100C - 150C, có mưa nhiều, lượng mưa trung bình

1.500 - 2000mm/năm. Khí hậu phân hóa thành hai mùa (mùa khô và mùa mưa). Mùa khô bắt đầu từ tháng XI đến tháng III, thời tiết mát mẻ, khá lạnh, có sương mù, có khi vài ba hôm mới thấy mặt trời. Mùa mưa bắt đầu từ tháng IV đến tháng IX, đôi năm kèo đài đến tháng X.

* Sông ngòi

Cao nguyên Muang Phuan với diện tích rộng khoảng 2.000m2 là nơi bắt nguồn của nhiều nguồn nước như: nguồn nước Nặm ngừm, Nặm nghiệp, Nặm

Xăn, Nặm Mộ... Sông ngòi ở Xieng Khuoang mang đặc điểm chung là nhỏ , ngoắt nghéo và chảy nhanh .

Bên cạnh đó, Xieng Khouang có nhiều hồ tự nhiên, nhân tạo với trữ lượng nước khá lớn, là nơi dự trữ nước trong mùa khô, điều hòa lượng nước trong mùa mưa và là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. Tiêu biểu là hồ Xu Pha Nu Vông, hồ XuVan Na Phu Ma và hồ Tang và nhiều thác nước đẹp như: thác nước Kha, thác nước Tad Lan, suối nước khoáng ở Muang Kham (nhiệt độ trên 600C, chủ yếu được dùng để chữa bệnh khớp, thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn, da liễu)… Muang Kham đã trở thành điểm du lịch thu hút rất đông khách trong nước và khách quốc tế.

Có thể nói sông ngòi của tỉnh giữ vai trò quan trọng trong phát triển du lịch. Hệ thống sông, suối, hồ đã tạo nên nhiều điểm du lịch hấp dẫn với các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chữa bệnh.

* Sinh vật

Xieng Khouang có diện tích rừng tự nhiên và đất rừng khá lớn. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm ướt đã tạo nên cảnh quan sinh học đa dạng. Năm 2010, diện tích rừng có 613.200 ha.

Trong rừng có nhiều loại cây gỗ quý hiếm là gỗ Lông Lênh (Pơ Mu), cây thông, cây phi lao và các loại cây có giá trị khác. Đồng thời, ở Xieng Khouang cũng có nhiều cây ăn quả như đào, cóc, mạn, me, …

Xieng Khouang còn có nhiều loại thú rừng quý hiếm như hổ, tê giác, hươu, nai,… và nhiều loại chim đặc biệt là chim En…

Như vậy, nguồn tài nguyên sinh vật ở Xieng Khuoang khá phong phú, đặc biệt là rừng. Đây là địa chỉ hấp dẫn cho các hoạt động tham quan, du lịch với mục đích học tập, nghiên cứu về môi trường sinh thai của nhiều du khách trong và ngoài nước, là điều kiện quan trọng để phát triển loại hình du lịch sinh thái-tự nhiên trên địa bàn tỉnh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/04/2023