Diện Tích Rừng Phân Theo Huyện Ở Xiêng Khouang Năm 2014

Bảng 2.2. Diện tích rừng phân theo huyện ở Xiêng Khouang năm 2014


Stt

Loại rừng

Diện tích (ha)

1

Rừng bào vệ nguồn nước Mộ và nước Thống To 10 c

53.793

2

Rừng bào vệ nguồn nước Oun huyện Khăm

1.400

3

Rrừng giữ gìn núi Nong huyện khăm

3.600

4

Rừng giữ gìn núi koot huyện phoukoot

7.600

5

Rừng giữ gìn núi Phên huyện Peak

1.000

6

Rừng giữ gìn núi Sộ huyện phoukoot

5.400

7

Rừng giữ gìn núi kêng huyện peak

1.000

8

Rừng giữ gìn núi hê huyện peak

5.200

9

Rừng giữ gìn núi Tâng huyện peak

1.400

10

Rừng giữ gìn núi Sơ huyện pha xay

1.200

11

Rừng giữ gìn núi Khê huyện khoun

4.600


Tổng số

85.193

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch ở tỉnh Xieng Khouang, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 7

(Nguồn: Sở Nông nghiệp tỉnh Xieng Khouang)

2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Về kinh tế

Trong 5 năm (2010-2015), tăng trưởng kinh tế ở Xieng Khouang liên tục và khá ổn định với tốc độ tăng trưởng trung bình 9,1%/năm, quy mô GDP đạt 2.201,16 tỷ kip (2015). GDP/người năm 2015 đạt 1.328 USD/người.

Xét theo từng ngành kinh tế, tăng trưởng trong ngành nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ lần lượt là 4,4%; 13,2% và 14,2% (2015),

Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng CNH, HĐH (2015), tỉ trọng ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 40,7%, tỉ trọng ngành công nghiệp chiếm 35,1% và tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm 24,2% trong cơ cấu GDP. Như vậy, nông - lâm - thủy sản vẫn là ngành kinh tế chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Trong giai đoạn 2010 - 2015, sản xuất lúa 517.029,46 tấn suất lúa 3,8 tấn/ha, so với kế hoạch đề ra trong 5 năm (2010-2015) đã hoàn thành kế hoạch 93,1%. Năm 2014, sản lượng gạo bình quân đầu người 410 kg/người.

Trong thời gian này, sản xuất ngô đạt 454.097,93 tấn, bằng 74,76% kế hoạch; sản xuất tỏi 15.189 tấn; sản xuất ớt đạt 6.909,07 tấn. Số lượng gia súc lớn, bò, trâu, ngựa, tăng từ 166.209 con năm 2010 lên 188.024 con năm 2015, tăng 13,1%.

Năm 2015, giá trị sản xuất sản phẩm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ đạt 1.441,2 tỷ kip. Giá trị xuất khẩu đạt 792,3 tỷ kip và nhập khẩu đạt 685,9 tỷ kip, thặng dư thương mại 107,3 tỷ kip. Doanh thu của ngân sách địa phương là 433,3 tỷ kip. Huy động vốn đầu tư xã hội được 8.558,39 tỷ kip, trong đó, đầu tư của nhà nước 272,97 tỷ kip, chiếm 3,2%; Đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước 524,76 tỷ kip, chiếm 6,1%; đầu tư của cá nhân trong nước và nước ngoài 3.818,17 tỷ kip, chiếm 44,6%; Tài trợ và cho vay 311.13 tỷ kip, chiếm 3,6% và Ngân hàng tín dụng (Credit) 3.631,36 tỷ kip, chiếm 42,4%.

Mạng lưới điện được mở rộng bao gồm cả khu vực thành thị và miền núi, tỉ lệ hộ sử dụng điện chiếm 80,9%, các tuyến đường từ tỉnh đến các huyện, thành phố, đặc biệt là huyện Mok và huyện Phaxay được đầu tư nâng cấp.

b. Về xã hội

Năm 2015, dân số toàn tỉnh Xieng Khouang là 252.937người, trong đó dân số nữ là 124.265người (do huyện Thathom đã tách từ tỉnh Xieng Khouang và sáp nhập với tỉnh Saysomboune).

Tuổi thọ trung bình tăng từ 62 năm tuổi năm 2010 lên 65 tuổi năm 2015. Số lao động đã qua đào tạo đạt 10.409 người; giải quyết việc làm cho 2,788 người; Xuất khẩu lao động là 389 người.

265987

260316

253475

253779

253379

252937

Người 270000


265000



260000



255000



250000



245000

2010 2011 2012 2013 2014 2015 Năm


Hình 2.2. Quy mô dân số tỉnh Xieng Khuoang giai đoạn 2010 - 2015

Nguồn: Tác giả xử lý từ [24]

Xieng Khouang là địa phương đa dân tộc và được chia thành 04 nhóm ngôn ngữ: Nhóm ngôn ngữ Lào-Tày (119.825 người, trong đó nữ là 59.290 người); Nhóm ngôn ngữ Môn-KhơMe (28.760 người, trong đó nữ 13.781người); Nhóm ngôn ngữ Mông -.Iumearn (104.333 người, trong đó nữ 51.184 người); Nhóm ngôn ngữ Trung Quốc -Ti Bêt (19 người, trong đó nữ 10 người).


Người

109614

104333

21095

9467

7541

887

120000


100000


80000


60000


40000


20000


0

Lào Tay Khmu Phong Mông Dân tộc

khác


Hình 2.3. Phân bố dân số tỉnh Xieng Khouang chia theo dân tộc

Nguồn: Tác giả xử lý từ [24]

Hình 2.3 cho thấy, ở Xieng Khouang dân tộc Lào chiếm đa số (109614 người), sau đó tới các dân tộc khác như Mông, Khmu, Tay, Phong, ….

Bảng 2.3. Địa bàn cư trú chủ yếu của một số dân tộc theo các huyện ở tỉnh Xieng Khouang‌

Nhóm ngôn ngữ


Dân tộc


Pek


Kham


Nong het


Khoun


Phou Kout


Pha xay


Mokmai


Lào - Tay

Lào

Tay




Thay nưa

(Thaineau)









Mon - Khơ Me

Khmu

(Keummeu)








Phong






Âđu

(Adoo)








Trung Quốc - Ti Bêt


Phu noi








Mông - Iumearn


Mông








(Nguồn: Văn phòng Ủy ban tỉnh Xieng Khouang )

Trong giai đoạn 2010 - 2014, có hai huyện thoát nghèo (Khoun và Thathom); tỉ lệ làng nghèo giảm từ 24,6% xuống còn 22,9%; Số hộ nghèo giảm

từ 10,7% xuống còn 2,6%; Thành lập Làng phát triển (195 làng). Tỷ lệ nhập học ở cấp tiểu học tăng từ 97,6% lên 99,1%, tăng 1,5%; Tỷ lệ nhập học bậc THCS tăng từ 83,7% lên 96,9%, tăng 13,2%; Tỉ lệ nhập học bậc THPT, tăng từ 43,1% năm 2010 lên 55,5% năm 2014 tăng 12,4%.

Tỷ lệ học sinh chưa được tới trường ở tiểu học đã giảm từ 4,6% năm 2010 xuống còn 2,7% năm 2014 (giảm 1,9%), ở bậc THCS giảm từ 9% năm

2011 xuống còn 5,8% năm 2014 (giảm 3,2%), ở bậc THPT giảm từ 8,7% năm

2010 xuống còn 6,1% năm 2014 (giảm 2,6%).

Sự lặp lại học ở bậc tiểu học đã giảm từ 10,6% năm 2011 xuống còn 6,7% năm 2014 (giảm 3,9%), ở bậc THCS đã giảm từ 1,8% năm 2011 xuống

còn 1,4% năm 2014 (giảm 0,4%).

Trong giai đoạn này, tỷ lệ sử dụng nước sạch tăng từ 69% lên 80,62%, (tăng 11,62%); Tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh tăng từ 58% đến 76% (tăng 18%); Tỷ lệ tiêm thuốc phòng bệnh cho trẻ em đã tăng từ 79% đến 98% (tăng 19%); Tỷ lệ tiêm phòng bệnh sởi trẻ em đã tăng từ 67% đến 74% (tăng 7%); Tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 1 tuổi giảm từ 65/1000 người đến 20/1000 người; Tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 5 tuổi giảm từ 81/1000 người đến 23/1000 người; Số làng có trạm y tế là 268 làng.

Những năm qua, Xieng Khouang tập trung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở nông thôn với 4 nội đụng, 4 mục tiêu và thực hiện việc 3 sáng tạo trong 3 huyện, 6 làng. Chính trị của tỉnh Xieng Khouang ổn định. Cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước Lào, yên tâm công tác, lao động, sản xuất, đời sống của nhân dân tương đổi ổn định. Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố; vai trò và hiệu lực lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân tiếp tục được tăng cường; quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở ngày càng được phát huy; công tác xây dựng Đảng được chỉ đạo thực hiện trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội nhũ đảng

viên được nâng cao từng bước. Tỉnh đã xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện có kết quả một số chỉ thị, nghị quyết, chuyên đề, chương trình và nhiều đề án lớn về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Công tác cán bộ có chuyển biến tích cực,số cán bộ được đi đào tào, bồi dưỡng ngày càng tăng lên.

Với sự phong phú, đa dạng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, đời sống của nhân dân được nâng cao là điều kiện thuận lợi, là nhân tố thúc đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch trong thời gian tới.

2.1.4. Tài nguyên du lịch nhân văn

Người dân Xieng Khouang có giàu lòng yêu nước và quyết tâm đấu tranh bảo vệ đất nước. Trong quá trình phát triển của lịch sử từ ngàn đời nay, nơi đây còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng và kiến trúc nghệ thuật có giá trị. Các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng ở đây vừa có giá trị về mặt lịch sử, vừa có ý nghĩa giao dục thế hệ trẻ ngày nay về truyền thống đấu tranh yêu nước của cha ông. Hiện nay, nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh khá đa dạng và phong phú với nhiều loại hình khác nhau, trong đó nổi bật là các di tích lịch sử - văn hóa, tiêu biểu là Vương quốc cố Khoun Phuan, cánh đồng Chum, …

2.1.4.1. Các di tích lịch sử - văn hóa

a. Vương quốc cổ Khoun Phuan

Vương quốc cổ Khoun Phuan nằm ở huyện Khoun hiện nay, cách xa từ Phonsavan 36 km về phía đông nam trên đường 1D. Ngày xưa gọi là "Muang phuan" được biết đến là một trung tâm thương mại, nhưng trong thế kỷ XIV, vương quốc Lane Xang chuyển đến đây. Qua nhiều thế kỷ, Bồn Man đã trở thành một trung tâm nghệ thuật Phật giáo và kiến trúc sang trọng. Sau đó, Pháp đến, thêm một liên lạc thuộc địa.Ở đấy có nhiều di tích lịch sử như: vat phiawat ngồi Phật, được xây dựng trong 1564, ngôi chùa linh thiêng, vat si phom (chùa

Si phom), đã được san lấp, mặc dù người dân địa phương xây dựng lại nó, và đóng cửa.

b. Cánh đồng Chum

Trải dài hàng ngàn mét men theo triền đồi dọc cao nguyên Muang Phuan và về cuối phía Bắc của dãy núi Trường Sơn. Cánh đồng Chum là một khu vực văn hóa lịch sử khá nổi tiếng của du lịch Lào, diện tích rộng khoảng 25ha có cái chum lớn, nhỏ được phân bố tại 52 địa điểm chính. Ngày nay, những chiếc chum đá vẫn lặng lẽ nhẫn nại chôn chân trên cánh đồng cùng với những bí ẩn và hiện hữu cùng tồn tại nơi đây. Từ xa xưa, cánh đồng này đã chứng kiến sự ra đời và tồn tại của những chiếc chum đá.

Những cái chum được tìm thấy ở Xieng Khouang có đủ kích cỡ, từ nhỏ to đến cao thấp và hình dạng cũng khác nhau: cái thắt núm, cái miệng thẳng, cái vuông vức, cái hình trụ, cái cao thon và không cái nào giống cái nào. Phần lớn cao chừng 1 đến 2m, nặng trung bình từ 600 kg đến 1 tấn (cái lớn nhất cao 3,25m, cái nặng nhất tới 14 tấn). Tất cả đều được làm từ chất liệu đá, chủ yếu là đá granite. Một số chum được làm từ đá sa thạch có chứa thạch anh fenspat và mica. Bên trên mỗi chiếc chum còn có những khắc chạm theo hình dáng người hay động vật cùng một số biểu tượng khác.

Đến Cánh đồng Chum sẽ gặp những biển báo mang dòng chữ “MAG” ghi dấu nơi từng có bom mìn. Hiên nay, khu vực này đang được các chuyên gia thuộc Tổ chức UNESCO nghiên cứu, khảo sát lại vị trí, đánh dấu toàn bộ số chum để có thể đưa Cánh đồng Chum vào danh sách công nhận di sản văn hóa thế giới.

Tháng 7/2013, các chuyên gia của Tổ chức UNESCO đã họp với đại diện của Chính phủ Lào tại tỉnh Xieng Khouang, thảo luận về các điều kiện để Cánh đồng Chum được công nhận di sản văn hóa thế giới. Lào sẽ phải xây dựng kế hoạch tổng thể đối với việc phát triển và quản lý khu di tích, tiến hành thêm nhiều nghiên cứu tại Cánh đồng Chum, đặc biệt là ý nghĩa quan trọng về lịch sử, khảo cổ và văn hóa, đồng thời cũng phải nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề

liên quan đến môi trường xung quanh và thiên nhiên… Năm 2015, Lào đã đệ trình UNESCO hồ sơ công nhận Cánh đồng Chum là di sản văn hóa thế giới.

2.1.4.2 Các lễ hội truyền thống

Ở Lào, lễ hội được tổ chức ở chùa. Trong một làng, chùa là nơi tập trung của dân làng, vừa là trường dạy học theo Đạo (thậm chí nhiều trường học hiện nay cũng nằm trong khuôn viên nhà chùa). Chùa còn là nơi tập trung đoàn kết, đấu tranh với kẻ thù hoặc là bàn việc cải tạo thiên nhiên đồng thời là nơi sinh hoạt văn hóa,nghệ thuật. Vì vậy mối quan hệ giữa lễ hội, tôn giáo, nghệ thuật ở Lào ít khi tách khỏi nhau. Người Lào gọi lễ hội là Bun. Hết Bun là làm phúc, phúc cho bản thân mình và phúc cho người, làm phúc cho người để cầu phúc cho mình là phản ánh cái triết lý nhân quả của Đạo phật. Vì vậy, mọi người làm phúc càng nhiều càng tốt, làm phúc một cách vô tư tự nguyện và thành niềm vui của cuộc sống.

Tỉnh Xieng Khouang có nhiều lễ hội diễn ra quanh năm theo thời gian từ thàng giêng cho đến tháng chạp (âm lịch Lạo) như:

* Tháng giêng: Hội cúng các thần linh, các loại ma lành, ma dữ, đồng thời là Bun tết của dân tộc Khmu (Keummeu) (Bun dọc đái dọc danh). Tháng này lại trùng với tết (Bun Kin Chiêng) dân tộc Hmông, Hmong năm mới (Bun Kin Chiêng). Lễ hội đầy màu sắc nhất Xiengkhouang của thu hút nhiều người từ khắp nơi trên địa bàn tỉnh cũng như Hmong từ lễ hội Bun Kin Chiêng. Bun Kin Chiêng được tổ chức giữa 6-14 ngày trong tháng 12 (theo dương lich), bắt đầu từ ngày 15, tổ tiên và tinh thần vào cuối những năm chu kỳ nông nghiệp. Theo truyền thống, lễ hội này kéo dài 10 ngày mang mọi người lại với nhau từ nhiều làng nghề và là nơi những người trẻ tuổi thường tìm chồng hay vợ. Các lễ kỷ niệm đặc biệt liên quan đến màn hình đầy màu sắc của trang phục truyền thống được làm từ lụa màu xanh lá cây, màu đỏ và màu trắng và đồ trang sức bạc trang trí công phu. Mọi người thưởng thức âm nhạc của nhạc cụ truyền thống Hmong như Teun-sáo, Khaen Hmong và lá thổi. Các lễ hội khác bao gồm các Makkhon (quả bóng bông) ném lễ như là một phần của một nghi lễ tán

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 04/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí