sinh vật sẽ tạo nên những phong cạnh đẹp. Ở đồng bằng, thuận lợi cho cư trú của con người từ lâu đời nên đây là nguồn lưu giữ, bảo tồn nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của con người. Như vậy, có thể kết hợp du lịch sinh thái với du lịch nhân văn, du lịch văn hóa... Còn địa hình đồi núi, cao nguyên thường tạo ra những không gian kì vĩ, thơ mộng. Sự chia cắt của bề mặt địa hình thường tạo nên sự tương phản về cảnh vật giữa thung lũng sâu với các dãy núi, cao nguyên cao, tạo nên sức hấp dẫn với du khách. Ở địa hình núi và cao nguyên có sự phân hóa khí hậu theo đại cao, cứ lên cao 1000m thì nhiệt độ giảm từ 5-60 c nên nhiều vùng núi cao có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp với thác nước, rừng cây rất thu hút khách du lịch. Ngoài ra, ở vùng núi ở nhiều nơi còn có suối nước nóng, nước khoáng, ... thu hút khách du lịch tới không chỉ tham quan mà còn nghỉ dưỡng, tắm khoáng chữa bệnh. Không những vậy, vùng núi là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người với những bản sắc văn hóa riêng, góp phần thu hút khách du lịch.
Còn một số dạng địa hình đặc biệt, thuận lợi cho phát triển du lịch, như: địa hình Karst phát triển trên đá vôi và các dạng địa hình ven bờ, bãi biển và đạo. Kiểu dịa hình Karst:được tạo thành do quá trình kiến tạo của vỏ Trái Đất ( đứt gãy, tạo sơn, sụt lún) kết hợp với những quá trình ngoài lực chủ yếu do sự lưu thông của nước (cả nước ngầm và nước mặt) trong các loại đá dễ bị hòa tan như đá vôi, đôlôminic, ...Ở Việt Nam, địa hình karst chủ yếu được hình thành trong các khu vực đá vôi. Địa hình karst gồm các kiểu chủ yếu như hang động Karst, cánh đồng Karst, sông - hồ Karst, Karst ngập nước, … Kiểu địa hình biển, đảo ven bờ với các bãi cát trắng mịn, độ dốc vừa phải, độ sâu bãi tắm khoảng 1,5m, không bị ô nhiễm kết hợp với khí hậu ấm áp sẽ có rất nhiều thuận lợi cho du lịch biển.
Khí hậu là một loại tài nguyên sớm được khai thác để quy hoạch cho phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch sinh thái. Nó là sự tổng hợp của các yếu tố thời tiết: nhiệt độ, độ ẩm gió áp suất không khí, tốc độ gió, hướng gió,
bức xạ nhiệt... Các yếu tố của khí hậu tùy từng nơi, tùy thời điểm có thể tạo ra những điều kiện thoải mái, dễ chịu, tốt cho sức khỏe của con người, hấp dẫn khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động du lịch. Do đó, các nhà khí hậu trên thế giới đã xây dựng bảng chỉ tiêu khí hậu để xác định mức độ thích nghi của con người đối với khí hậu. Khi nghiên cứu về du lịch, kinh doanh du lịch, những nhà quản lí phải chú ý tới chỉ tiêu này để đánh giá mức độ thuận lợi hoặc không thuận lợi của khí hậu nơi khai thác đối với sức khỏe của con người.
Bảng 1.1. Chỉ tiêu sinh khí hậu đối với con người
Ý nghĩa | T0TB năm (0c) | T0TB tháng (0c) | Biên độ nhiệt của TB năm | Lượng mưa TB năm (mm) | |
1 | Thích nghi | 18 - 24 | 24 - 27 | < 60 | 1250 - 1990 |
2 | Khá thích nghi | 24 - 27 | 27 - 29 | 6 - 80 | 1990 - 2550 |
3 | Nóng | 27 - 29 | 29 - 32 | 8 - 140 | >2550 |
4 | Rất nóng | 29 - 32 | 32 -35 | 14 - 190 | <12550 |
5 | Không thích nghi | >32 | >35 | .190 | <650 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch ở tỉnh Xieng Khouang, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 1
- Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch ở tỉnh Xieng Khouang, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 2
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch
- Khái Quát Về Tiềm Năng Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Chdcnd Lào
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Phát Triển Du Lịch Tỉnh Xieng Khouang,
- Diện Tích Rừng Phân Theo Huyện Ở Xiêng Khouang Năm 2014
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Nguồn:[13]
Nước được coi là tài nguyên quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch như du thuyền trên sông, biển, du lịch lặn biển, … Nguồn nước trên mặt bao gồm ở sông, hồ, suối, thác nước, các vùng ngập nước ngọt, các vùng ngập nước ven biển. Khi chúng kết hợp với các tài nguyên khác như núi non, sinh vật, rung cây tự nhiên sẽ tạo nên những phong cảnh đẹp,hấp dẫn du khách. Các vùng nước ven biển có các bãi cát đẹp hoặc ven các hồ có môi trường trong sạch, độ mặn phù hợp 3-4%, độ trong cao thường để phát
triển các loại hình thẻ thao bơi lội, tắm biển, đua thuyền, … Các thác nước cũng tạo phong cảnh đẹp, hấp dẫn, thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch tham quan và thể thao mạo hiểm. Các điểm suối nước khoáng,suối nước nóng là những điều kiện thuận lợi để triển khai các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm khoáng, chữa bệnh, …
Tài nguyên sinh vật bao gồm toàn bộ các loài thực vật, động vật sống trên lục địa và dưới nước vốn có sẵn trong tự nhiên và do con người thuần dưỡng, lai tạo và chăm sóc. Tài nguyên này vừa góp phần cùng các loại tài nguyên khác tạo nên phong cảnh đẹp, hấp dẫn vừa có ý nghĩa bảo vệ môi trường như bảo tồn các nguồn gen, che phủ cho mặt đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất ở vùng núi; cung cấp nhiều nguồn dược liệu cho việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh và an dưỡng, cung cấp ngồn thực phẩm cho du khách, vì thế có ý nghĩa cho phát triển du lịch sinh thái. Tài nguyên sinh vật được khai thác tập trung ở các vườn quốc gia, các khu du lịch sinh thái, các khu bảo tồn, một số hệ sinh thái đặc biệt và các điểm tham quan sinh vật. Ỏ những địa điểm nêu trên có tính đa dạng sinh học tương đối cao, là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là cho việc khai thác loại hình du lịch sinh thái.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phụ vụ cho như cầu du lịch Nhóm tài nguyên này mang đặc trưng riêng: có giá trị nhận thức nhiều hơn giải trí, ít bị phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, thường tập trung ở các khu vực quần cư, mức độ thu hút khách nhìn chung có sự lựa chọn.
- Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá của mỗi quốc gia nói riêng của nhân loại nói chung và có khả năng đặc biệt thu hút khách du lịch. Đây là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng những giá trị điển hình do tập thể hoặc cá nhân để lại, bao gồm các di tích văn hóa khảo cổ, các di tích lịch sử, các di tích văn hóa nghệ thuật, các danh lam thắng
cảnh... Ngoài ra, còn phải kể đến các bảo tàng, bởi đó cũng là đối tượng thu hút khách du lịch. Qua các thời đại, các di tích lịch sử đã minh chứng cho những sáng tạo về văn hóa, tôn giáo và xã hội của mỗi dân tộc.
- Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp rất đa dạng và phong phú, một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại như tưởng nhớ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hay nhằm giải quyết những lo âu, khát khao, ước mơ mà cuộc sống thực tại không giải quyết được.
Lễ hội là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng, tạo nên tấm thảm muôn màu, mà ở đó mọi sự đều đan quyện vào nhau, thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, giàu có và khốn khó, cô đơn và đoàn kết, trí tuệ và bản năng (Tạp chí người đưa tin UNESSCO, tháng 12/1989). Đây là hình thức hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.
Lễ hội bao giờ cũng bao gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều bắt đầu bằng phần nghi lễ với những hình thức trang nghiêm, trọng thể. Đây là phần mở đầu mang tính tưởng niệm: hướng về các sự kiện trọng đại, một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của xã hội; hoặc bày tỏ lòng tôn kính với các vị thánh hiền, thần linh, cầu mong cho thiên thời, địa lợi, nhân hòa và phồn vinh hạnh phúc.
Phần hội diễn ra những hoạt động điển hình tượng trưng cho tâm lý cộng đồng, văn hóa dân tộc, chứa đựng những quan niệm của cả dân tộc với thực tế lịch sử, xã hội và thiên nhiên. Trong hội thường có những trò chơi vui, cuộc thi nghề, thi hát tượng trưng cho sự nhớ ơn người xưa. Tất cả những gì tiêu biểu cho một vùng đất được đem ra phô diễn, mang lại niềm vui cho mọi người. Phần hội thường gắn liền với tình yêu, giao duyên nam nữ nên đậm đà nét thi vị.
Thông qua lễ hội du khách có dịp tìm hiểu thêm về phong tục tập quái đời sống cũng như truyền thống của địa phương. Nó lôi cuốn khách du lịch
không kém gì các di tích lịch sử văn hóa. Đây là cơ sở để hình thành các điểm du lịch.
- Làng nghề là kết quả của một quá trình lâu dài hàng nghìn năm hình thành, tồn tại và phát triển. Các làng nghề truyền thống là nơi tạo ra các sản phẩm độc đáo mang tính dân tộc và có sự thu hút đặc biệt đối với khách du lịch.
- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: Mỗi dân tộc đều có cách sinh hoạt, lao động đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán riêng và có địa bàn cư trú nhất định. Điều đó tạo nên bản sắc dân tộc độc đáo của họ. Các tập tục về cư trú, tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về các nét kiến trúc cổ, nét văn hóa truyền thống trong phong tục tập quán, trang phục dân tộc... đều là các đối tượng thu hút khách du lịch.
Sự kết hợp khác nhau giữa các tài nguyên du lịch trên sẽ có ý nghĩa lớn trong việc tổ chức kết hợp các loại hình du lịch, các tuyến điểm du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đạo.
1.1.4.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật
Cơ sở hạ tầng không chỉ sử dụng cho ngành du lịch mà còn được sử dụng chung cho các ngành kinh tế quốc dân khác. Tuy nhiên, sự phát triển, phân bố cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung cập điện nước) và hiệu quả hoạt động của chúng có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của ngành du lịch.
Cơ sở vật chất của ngành du lịch bao gồm hệ thống các cơ sở phục vụ, lưu trú, ăn uống như nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, ... Các khu vui chơi, giải trị, các cơ sở thương mại phục vụ nhu cầu của khách, các công trình thông tin văn hóa, quảng bá du lịch, các cơ sở dịch vụ bổ trợ khác.
Trong các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật, giao thông được coi là nhân tố chính cho du lịch phát triển. Sự phát triển, hiệu quả của ngành giao thông ảnh hưởng đến cả hai phương diện của ngành du lịch (số lượng và
chất lượng). Số lượng phương tiện vận tải sẽ chứng tỏ mức độ vận chuyển du khách, giao thông thuận lợi sẽ tạo sự chủ động hơn cho du khách trong việc đi lại. Đồng thời, sự gia tăng của tốc độ vận tải sẽ rút ngắn thời gian di chuyển, khách sẽ đi đến được nhiều điểm du lịch hơn. Sự an toàn của phương tiện sẽ thu hút khách du lịch nhiều hơn, sự tiện nghi của phương tiện giao thông sẽ giúp khách cảm thấy thoải mái, không bị hao phí nhiều sức khỏe trong các cuộc hành trình. Hệ thống thông tin liên lạc tốt, giúp cho khách tiếp cận được với nhiều điểm du lịch hơn, tìm được nhiều nơi du lịch phù hợp với mình hơn.
1.1.4.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội - chính trị
Khi nền kinh tế phát triển mạnh, đời sống được đáp ứng đầy đủ, có điều kiện con người sẽ dùng thời gian dư dả của mình để đi tham quan - du lịch. Bởi vậy, nền kinh tế phát triển cao, nhất là thời đại văn minh “hậu công nghiệp” như hiện nay thì nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng cao.
Một nhân tố cũng không kém phần quan trọng nữa đó chính là mức thu nhập trên bình quân đầu người của người dân. Nền kinh tế phát triển, GDP ngày càng tăng trưởng cao làm cho mức thu nhập bình quân của con người ngày càng cao hơn nữa. Thu nhập cao khiến con khiến con người sẽ có điều kiện để chi phí cho các hoạt dộng giải trí trong đó có du lịch nhiều hơn. Ở hầu hết các nước phát triển thì trong quỹ thời gian và hạch toán chi tiêu của con người càng tăng, đời sống ngày càng được đảm bảo thì càng thúc đẩy nhu cầu đi du lịch của con người.
Nhu cầu đi du lịch: Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, con người phải tập trung cao độ trong công việc nên nhu cầu được nghỉ ngơi thoải mái, nhu cầu được đi du lịch ngày càng tăng. Đặc biệt, khi đời sống được nâng cao, nhu cầu đi du lịch có thể thực hiện thì lượng khách du lịch ngày càng tăng. Họ có xu hướng đến những khu vui chơi, giải trí gần gũi với thiên nhiên và ngược lại những người sống ở nơi yên tĩnh thì có xu hướng tìm đến những nơi như thành phố tấp nập, đông người qua lại để thay đổi không khí.
Sự ổn định của chính trị: Du lịch chỉ có thể phát triển được trong bầu không khí hòa bình, ổn định, trong tình hữu nghị giữa các dân tộc. Du khách thích đến những nơi có không khí hòa bình, họ cảm thấy yên ổn, tính mạng được coi trọng. Du khách có thể yên tâm đi lại tự do thăm thú các cảnh đẹp tìm hiểu, khám phá. Những điểm du lịch mà ở đó không có sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo, du khách có thể tìm hiểu các phong tục tập quán, gặp giao lưu làm quen với người dân bản xử của địa phương sẽ thu hút nhiều khách du lịch hơn. Sự phát triển của du lịch sẽ gặp khó khăn nếu ở đất nước xảy ra các sự an toàn cho khách du lịch.
Ngoài ra là các nhân tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch như tính chuyên nghiệp của các nhân viên phục vụ lữ hành, cách quảng bá du lịch, các sản phẩm du lịch ... hoặc các điều kiện kinh tế xã hội khác như trình độ phát triển của các ngành kinh tế khác sẽ góp phần làm tăng thêm sản phẩm của ngành du lịch...
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch
E.A.Kotliarov (1978) đã đưa ra các chỉ tiêu phân vùng du lịch gồm: (1) Một lãnh thổ hoàn chỉnh với sự kết hợp các điều kiện, đối tượng và chuyên môn hóa du lịch; (2) không chỉ là lãnh thổ để chữa bệnh, nghỉ ngơi, du lịch mà còn là một cơ chế hành chính phức tạp; (3) có các xí nghiệp nông nghiệp, công nghiệp, vận tải, xây dựng và các cơ sở văn hóa; (4) hình thành do phân công lao động theo lãnh thổ trong lĩnh vực phi sản xuất. Đồng thời, tác giả đã đưa ra hệ thống phân vị gồm 4 cấp: (1) nước cộng hòa (vùng, biên, khu, tỉnh); (2) vùng du lịch; (3) địa phương du lịch; (4) tiểu vùng du lịch. [Dẫn theo 12]
M.Buchvarov (1982), đã xây dựng hệ thống phân vị gồm 5 cấp: (1) điểm du lịch; (2) hạt nhân du lịch; (3) tiểu vùng du lịch ; (4) á vùng du lịch; (5) vùng du lịch; hay V.Xtauxkat (1969) nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá các điều kiện phục vụ cho công tác quy hoạch lãnh thổ du lịch ở Liên Xô. [Dẫn theo 12]
G.Cazes, R.Lanquar, Y.Raybnouard (2000), trong “Quy hoạch du lịch” đã dùng phiếu xác định nguồn tài nguyên để đánh giá tài nguyên du lịch. Trong phiếu này có 9 chỉ tiêu như: (1) Tên và định vị của nguồn tài nguyên; (2) Quan hệ của nó với nguồn tài nguyên khác và những chu trình lưu thông liên quan;
(3) Cơ sở hạ tầng và những thiết bị đặc thù; (4) Tín hiệu của nó và sự tiếp cận với nó; (5) Lịch trình sử dụng và khai thác nó; (6) Trình độ và mức độ sử dụng;
(7) Người sở hữu; (8) Người hoặc tổ chức chịu trách nhiệm quy hoạch, bảo tồn, quản lý hoặc cho thuê nó; (9) Những đặc trưng tiêu biểu như lịch sử công trình xây dựng, kiểu kiến trúc, … Tác giả cũng đưa ra cách chỉnh bình giá trị thông qua lập một bảng chuẩn từ 0-10 điểm hoặc một barem điểm định tính: giá trị cao, trung bình và thấp. Từ đó, cộng tất cả những giá trị được xác định cho từng tài nguyên sẽ cho ra điểm đánh giá tổng cộng. [Dân theo 40]
Để đánh giá điều kiện phát triển du lịch, Hunziker (Đức) đã đưa ra 3 nhóm yếu tố gồm: (1) nhóm tạo nên sức hấp dẫn du lịch (các loại tài nguyên du lịch);
(2) nhóm đảm bảo việc đi lại, tham quan của khách du lịch (chủ yếu là giao thông); (3) nhóm đảm bảo việc lưu lại của khách (cơ sở vật chất kỹ thuật). Trong đánh giá cơ sở vật chất phục vụ du lịch, tác giả đưa ra 3 yêu cầu gồm:
(1) đảm bảo điều kiện vật chất cho nghỉ ngơi; (2) đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong quá trình xây dựng, khai thác và sử dụng; (3) thuận lợi cho thu hút khách từ nơi khác đến. [Dẫn theo 12]
Ở Việt Nam, công trình “Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây)”, tác giả Đặng Duy Lợi (1992) đã đề xuất được 6 tiêu chí đánh giá tài nguyên tự nhiên gồm: (1) Độ hấp dẫn; (2) Sức chứa lãnh thổ; (3) Thời gian hoạt động du lịch; (4) Độ bền vững của tài nguyên; (5) Vị trí và khả năng tiếp cận; (6) Cơ sở vật chất kỹ thuật - hạ tầng [4]