Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch 77321

lịch, Doanh thu du lịch, Cơ sở lưu trú, Lao động hoạt động trong ngành du lịch, Đầu tư phát triển du lịch, Tổ chức lãnh tổ du lịch)

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tài liệu

Luận văn được hoàn thành dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau:

- Các báo cáo tổng kết 05 năm (2011-2015) về phát triển KT-XH, văn hóa của tỉnh Xieng Khouang;

- Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Xieng Khouang lần thứ VII (04/2015);

- Báo cáo của Sở du lịch tỉnh Xieng Khouang;

- Báo cáo thống kê của Cục thống kê tỉnh Xieng Khouang;

- Các luận văn thạc sĩ, cử nhân, báo cáo trong các hội thảo, các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành (nguồn tài liệu này bao gồm cả tiếng Việt Nam và tiếng Lào nguyên bản hoặc được dịch, lưu giữ tại các trung tâm nghiên cứu và các thư viện lớn của Việt Nam (Thư viện Quốc gia Việt Nam, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, …)

- Tài liệu khảo sát thực địa của tác giả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện, đề tài sử dụng các phương pháp chính là :

Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch ở tỉnh Xieng Khouang, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 3


* Phương pháp thu thập, tổng hơp

và ̉ lý tài liêu

thống kê: Đây là

phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu nhằn có được nguồn tư liệu, số liệu hữu ích phục vụ cho việc nghiên cứu. Sau khi thu thập cần xử lý các tài liệu, số liệu thống kê từ các nguồn khác nhau. Đồng thời, lựa chọn những số liệu điển hình liên quan đến nội dung nghiên cứu.

* Phương pháp phân tích hê ̣thống: Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng trọng hầu hết các đề tài nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được sử

dụng nghiên cứu các khía cạnh liên quan tới du lịch trong mối quan hệ đa chiều và biến động trong không gian và thời gian.

* Phương pháp SWOT: Đây là công cụ/phương pháp phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (trong tiếng Anh được viết tắt từ: Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats), là một khung lập kế hoạch mà thông qua đó các cộng đồng có thể nêu lên những ưu tiên, xác định mối quan tâm cũng như thể thể hiện những trở ngại, thách thức trong phát triển du lịch..

* Phương pháp thực điạ : Đây là phương phát nghiên cứu truyền thống của địa lí học. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả sử dụng nó để tích lũy, kiểm nghiệm những tài liệu thực tế, xây dựng ngân hàng tài liệu cho quá trình nghiên cứu, đảm bảo tính khách quan cho đề tài..

* Phương pháp chuyên gia: Bằng việc việc xin đóng góp ý kiến, nhận xét của các chuyên gia, tác giả có cơ sở để kiểm định lại các nhận định về nội dung lý luận và thực tiễn phát triển du lịch của Xieng Khouang. Trong quá trình thực hiện đề tài, các chuyên gia, nhiều nhà khoa học am hiểu về lĩnh vực du lịch, từ lý luận cho đến thực tiễn của trường Sở Du lịch tỉnh Xieng Khouang, Khoa Du Lịch (Viện Đại học mở Hà Nội), … đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tác giả giải quyết được nhiều vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện đề tài.

* Phương pháp bản đồ - GIS : Bản đồ - GIS là phương pháp thể hiện trực quan, sinh động nhất các đối tượng nghiên cứu của địa lý nói chung và địa lý du lịch nói riêng. Bằng ngôn ngữ kí hiệu, bản đồ mô phỏng hình ảnh thu nhỏ một cách trung thực nhất các đối tượng nghiên cứu địa lý du lịch với sự phân bố về mặt không gian lãnh thổ cũng như một số mặt về định lượng và định tính của đối tượng. Kết hợp với bản đồ là biểu đồ chỉ ra xu hướng phát triển của hiện tượng hoặc các dạng biểu đồ so sánh với không gian nhất định.

Trong quá trình nghiên cứu luận văn, một số bản đồ đã được xây dựng như Bản đồ hành chính tỉnh Xieng Khoaung, Bản đồ hiện trạng phát triển du

lịch tỉnh Xieng Khoaung, … Các bản đồ này được xây dựng bằng kĩ thuật GIS với phần mềm Mapinfo, đảm bảo tỉnh chính xác và trực quan.

5. Đóng góp chính của luận văn

- Đúc kết và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về du lịch dưới góc độ địa lí học;

- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch tỉnh Xieng Khouang;

- Đưa ra bức tranh về thực trạng phát triển du lịch tỉnh Xieng Khouang theo khía cạnh ngành, lãnh thổ;

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị phát triển du lịch theo hướng bền vững.

6. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luâṇ , danh muc bảng biêủ và phu ̣ luc̣ , kết cấu

của đề tài đươc chia thành 03 chương:


Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch

Chương 2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Xieng Khouang, CHDCND Lào

Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Xieng Khouang đến năm 2030

NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH


1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái niệm

1.1.1.1. Du lịch

Thuật ngữ “du lịch” hiện nay được sử dụng rất rộng rãi. du lịch hiện nay đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống, văn hóa - xã hội của con người. Về mặt kinh tế, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế chiến lược mang lại hiệu quả cao ở nhiều quốc gia.

Thuật ngữ du lịch bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp với ý nghĩa là “đi một vòng”, thuật ngữ này đã được Latinh hóa thành “Tornus” và sau đó thành “Tour” (tiếng Pháp), nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi. Còn “Touriste” là người đi dạo chơi. Theo Robert Langquar (năm 1980),từ “Tourism” (du lịch) lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh khoảng năm 1800 và được quốc tế hóa nên nhiều nước đã sử dụng trực tiếp mà không dịch nghĩa.

Hội nghị lần thứ 27 (năm 1993) của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra khái niệm du lịch như sau: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm” . [Dẫn theo 7]

Trong Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005), tại điều 4,chương I, định nghĩa: “Du lịch là các hoạt đông có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [14]

Trong Luật Du lịch Lào (năm 2005), tại điều 2,chương I, định nghĩa: “Du lịch là sự đi lại từ nơi cư trú của con người đến một địa phương khác hoặc quốc gia khác nhằm đáp ứng nhu cầu đi thăm, tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng, chia sẻ văn hóa, thể thao, nâng cao sức khỏe, nghiên cứu, triển lãm, hội nghị... mà không có mục đích đề tím việc làm cho các chuyên gia làm việc và để kiếm được trong nhiều hình thức. [28]

Như vậy, có thể thấy rõ sự khác nhau về quan niệm du lịch. Tuy nhiên theo thời gian, các quan niêm này dần hoàn thiện.

1.1.1.2. Một số khái niệm liên quan

Du khách là người từ nơi khác tới với mục đích thẩm nhận tại chỗ những giá trị vật chất, tinh thần của thiên nhiên và của cộng đồng xã hội. Về phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng các dịch vụ của các doanh nghiệp như: lữ hành, lưu trú, ăn uống...

Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi yêu cầu cho du lịch trong hoạt động du lịch.

Doanh thu du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả, đó là doanh thu từ lưu trú và ăn uống, từ vận chuyển, từ bán hàng lưu niệm, từ các dịch vụ khác như vui chơi giải trí, dịch vụ y tế, bảo hiểm, ngân hàng,bưu điện, phim ảnh, giao thông công cộng, ... Nói cách khác, khách du lịch đến một nơi nào đó, họ chi tiêu hết bao nhiêu thì đó chính là doanh thu du lịch.

Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch.

Cụm du lịch là nơi tập trung nhiều loại tài nguyên với một tập hợp các điểm du lịch trên cùng một lãnh thổ, trong đó có hạt nhân của nó là một hoặc một vài điểm du lịch có giá trị thu hút khách du lịch cao (dưới dạng khai thác hoặc tiềm năng).

Tuyến du lịch là lộ trình nối các điểm du lịch,khu du lịch khác về chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách.

Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh thiên nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn nhiều dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả cao về KT - XH và môi trường [14]

1.1.2. Vai trò của du lịch

Trên thế giới hiện nay, du lịch đã và đang trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội và phát triển mạnh mẽ với tư cách là một ngành kinh tế quan trọng.

Du lịch có vai trò quan trọng trong đời sồng KT - XH, tạo nguồn thu nhập lớn. Nguồn thu này không chỉ trực tiếp từ doanh thu của du lịch mà còn từ sự tác động của ngành du lịch tới các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ khác. Du lịch được coi là giấy thông hành của hòa bình, là phương tiện giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; là phương tiện giao tiếp, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc và cộng đồng người.

Du lịch góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và nhờ du lịch, con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới, mở mang kiến thức, đáp ứng lòng ham hiểu biết về thiên nhiên và xã hội.

Du lịch góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên. Nhờ sự phát triển của du lịch mà nhiều giá trị về tự nhiên, nhân văn được phát triển, được tôn tạo, bảo tồn và phát triển và đem lại giá trị kinh tế cao. Rất nhiều vùng núi ven biển không thuận lợi cho sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp hay nông nghiệp nhưng lại có cảnh quan thiên nhiên độc đáo, môi trường trong lành là địa điểm lí tưởng cho phát triển ngành du lịch. Du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói, ít gây tác động tiêu cực lên môi trường tự nhiên so với các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, cần chú ý những mặt trái có thể xảy ra khi phát triển du lịch, điển hình như vấn đề môi trường và các tệ nạn xã hội.

1.1.3. Phân loại loại hình du lịch

Các hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng. Tùy theo yêu cầu và mục đích khác nhau mà hoạt động đó được phân loại thành các loại hình khác nhau.

* Phân loại tổng quát: Du lịch sinh thái (còn có nhiều tên gọi khác nhau: như du lịch thiên nhiên, du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch môi trường, du lịch xanh, du lịch thám hiểm, du lịch bản địa, du lịch có trách nhiệm, du lịch nhạy cảm, du lịch bền vững) và du lịch văn hóa.

* Phân loại cụ thể các loại hình du lịch

- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: du lịch quốc tế, nội địa

- Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách: du lịch chữa bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, thể thao, công vụ, tôn giáo, khám phá, thăm hỏi, …

- Căn cứ theo phương tiện lưu trú: du lịch ở khách sạn,du lịch ở Motel,du lịch nhà trọ, du lịch campimg, …

- Căn cứ vào thời gian đi du lịch: du lịch dài ngày từ 2 tuần đến 5 tuần,ngắn ngày, cuối tuần, …

- Căn cứ vào đặc điểm địa lí của địa điểm du lịch: du lịch miền biển, vùng núi, đô thị, đồng quê…

- Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch: du lịch theo đoàn, du lịch cá nhân.

- Căn cứ vào thành phần của du khách: du khách thượng lưu, bình dân, …

- Căn cứ vào phương thức kí kết hợp đồng đi du lịch: du lịch trọn gói,mua từng phần của tour du lịch...

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch

1.1.4.1. Tài nguyên du lịch

a. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố, các thành phần tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên, các quá trình biến đổi chung hoặc có thể được khai thác và sử dụng vào đới sống và sản xuất của con người.

Theo khoản 1 (Điều 13, Chương II), Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan đa dạng được khai thác hoặc có thể được sử dụng cho mục đích du lịch”. [14]

Các loại tài nguyên du lịch không tồn tại độc lập mà luôn luôn tồn tại phát triển trong cùng một không gian lãnh thổ nhất định, có mối quan hệ qua lại chặt chẽ theo những quy luật của tự nhiên: quy luật địa đới, quy luật tuần hoàn của nước, quy luật tuần hoàn của không khí, ...

Các tài nguyên tự nhiên luôn gắn với các điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện văn hóa - kinh tế - xã hội và thường phân bố gần các nguồn nguyên du lịch nhân văn. Theo các căn cứ và phân loại tài nguyên du lịch trong cuốn “Tài nguyên du lịch” Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long, các thành phần tự nhiên hấp dẫn du khách đã, đang hoặc có thể được khai thác phục vụ cho mục đích du lịch như địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn và sinh vật. [2]

Địa chất, địa hình, địa mạo: Các quá trình địa chất lâu dài (quá trình nội sinh) cũng như các hoạt đông địa mạo đã tạo nên địa hình trên bề mặt Trái Đất. Khi nói đến những đặc điểm địa chất với tư cách là tài nguyên du lịch thực chất là đề cập tới lịch sử phát triển địa chất, các quá trình địa chất, các vận động địa chất qua các thời kì lịch sử…, các hoạt động địa chấn (động đất, núi lửa, sụt lún, tạo sơn…). Chúng ta cần chú ý đến những đặc điểm này để phục vụ cho việc bố trí, xây dựng kết cấu, cơ sở vật chất - kĩ thuật có hiệu quả tránh tác động tiêu cực của địa chấn, tôn vinh giá trị các điểm đến. Các quá trình địa chất là nguyên nhân tạo ra bề mặt địa hình, nghiên cứu chúng có thể phát hiện ra những giá trị tạo cơ sở quan trọng cho phát triển du lịch.

Tìm hiểu về địa hình bao gồm: hình thái, độ cao - thấp, độ đốc, hướng của địa hình, các dạng địa hình tạo nên cảnh đẹp. Mỗi hình thái địa hình có giá trị riêng trong du lịch. Dạng địa hình đồng bằng khá đơn điệu về ngoại hình song khi kết hợp vời các tài nguyên nước: sông, hồ, kênh, rạch... và tài nguyên

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 04/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí