Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch ở tỉnh Xieng Khouang, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 11

- Thúc đẩy tổ chức lễ hội di tích Phun hàng năm để thu hút các nguồn quỹ hỗ trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, tạo điều kiện để khuyến khích du lịch phát triển.

* Xác định lấy huyện Kham phát triển du lịch cảnh quan sinh thái và làng nghề.

- Phối hợp với các bên liên quan để thúc đẩy nhân dân trồng trọt không có hóa chất. Quảng cáo lịch nông nghiệp theo mùa, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch sử dụng sản phẩm địa phương trong nấu ăn.

- Cải tạo khu vực du lịch hồ nước nóng ở làng Nặm hôm, tăng thời gian lưu trú của khách du lịch lên 1-2 đêm.

- Cải thiện điểm du lịch tự nhiên, lịch sử, văn hóa gắn với phát triển kinh tế, xã hội trong huyện.

- Xây dựng đô thị huyện Kham trờ thành một điểm dừng chân tham quan của khách du lịch đi du lịch tỉnh Hoaphan và Việt Nam.

- Phát triển điểm du lịch bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của người dân.

* Xác định lấy huyện Nong Had là huyện du lịch lịch sử - văn hóa, tham quan cuộc sống của dân tộc Mông, dân tộc Kmu ở làng Huoydinđam.

- Bảo tồn giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc Mông và dân tộc Kmu.

- Cải thiện và phục hồi hình thức thể thao truyền thống như Hội đua bò, đua trâu hay đua ngựa...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin biên soạn tài liệu lịch sử của Bun tết của dân tộc Mông, dân tộc Kmu.

- Tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch cho nhân dân từng làng dọc quốc lộ 7 đến chợ biên giới Lào - Việt Nam.

Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch ở tỉnh Xieng Khouang, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 11

- Phối hợp với các bên liên quan để thúc đẩy nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường dọc quốc lộ 7, trồng cây ăn quả, phát triển sản xuất thủ công mỹ nghệ.

- Đầu tư xây dựng nhà nghỉ, nhà ăn vệ sinh, dịch vụ tốt, nhanh và an toàn.

- Cải thiện và phát triển điểm du lịch tháp nước Kha trở thành điểm du lịch tụ nhiên có thể tham gia trong nghiên cứu da dạng sinh học tự nhiên quanh lưu vực Angtong, trong tương lai có thể đưa khu vực này trở thành công viên quốc gia.

* Xác định lấy huyện Pha xay là điểm du lịch di sản cánh Đồng Chum, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và chăn nuôi bò, trâu, ngựa...

- Phối hợp với các ban ngành cải thiện cơ sở hạ tầng ở khu du lịch cánh đồng Chum 2,3 và sáng tạo các hoạt động du lịch để những người dân nâng cao thu nhập.

- Khám phá các điểm du lịch mới của huyện để xác định các khu vực ưu tiên phát triển du lịch trong tương lai.

- Xác định 1-2 làng nghề phát triển sản xuất thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức và quà lưu niệm.

* Xác định lấy huyện Phuokoot phát triển du lịch lịch sử và tự nhiên

- Đầu tư huyện Phuokoot trở thành điểm du lịch lịch sử quốc gia.

- Khám phá các điểm du lịch tự nhiên và đa dạng sinh học ở khu vực sông Khan - nơi có động vật loài động vật quý hiếm như cá chân, khỉ, ...

- Phát triển du lịch trên sông Ngụm (du thuyền)

- Đầu tư và nâng cấp điểm du lịch hồ Tặng, nhất là cơ sở vật chất và đa dạng hóa các hoạt động du lịch.

* Xác định lấy huyện Moc phát triển du lịch tự nhiên và đa dạng sinh học

- Xác định những khu vực rừng tuổi từ 700- 1000 năm để đầu tư phát triển du lịch sinh thái - cảnh quan.

- Khuyến khích sáng tạo nghệ thuật dân tộc.

- Hình thành làng du lịch cộng đồng và tổ chức triển lãm sản phẩm của nhân dân địa phương.

- Khuyến khích làm cho nhà hàng bán sản phẩm của nhân dân làm ở thị xã và ở điểm du lịch.

3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Xieng Khouang đến năm 2030

3.2.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Xieng Khoang đến năm 2020 đã được phê duyệt, tiến hành rà soát lại những quy hoạch đã có, hoàn thành dứt điểm những quy hoạch còn dở dang; tổ chức triển khai quy hoạch các khu du lịch trọng điểm còn chưa có quy hoạch nhất là tại Cánh đồng Chum (1, 2, 3).

Phát triển các loại hình du lịch tiêu biểu, đặc thù của từng địa phương trong huyện, như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí tại các điểm du lịch xung quanh huyện Moc, huyện Pha Xay và thị xã Phonsavan.

Về liên kết hợp tác phát triển, du lịch Xieng Khuoang cần phải có kế hoạch không ngừng mở rộng và phát triển thị trường, cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Cùng với việc đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ du lịch đủ sức cạnh tranh trên thị trường, cần tiến hành hợp tác với các địa phương khác trong cả nước và Việt Nam để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch địa phương.

Thành lập hiệp hội ngành nghề trong du lịch. Đây là kênh hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của mỗi ngành trong việc cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, tư vấn để doanh nghiệp có thể hoạt động một cách tốt nhất. Việc thành lập và củng cố các hiệp hội du lịch có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, chiến lược phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành du lịch ở Xieng Khuoang.

3.2.2. Đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh, thị thực du lịch để thu hút khách quốc tế

Để phát triển du lịch ở Lào nói chung và tỉnh Xieng Khuoang nói riêng cần đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch. Đây là xu hướng chung trên thế giới và khu vực trong thời gian gần đây để tạo điều kiện đi lại và cư trú

thuận lợi cho du khách. Bởi lẽ, họ coi thị thực như một thủ tục áp đặt chi phí, bao gồm chi phí trực tiếp là lệ phí thị thực và các chi phí gián tiếp như khoảng cách, thời gian chờ đợi và mức độ phức tạp của quy trình cấp thị thực. Khi những chi phí này vượt quá ngưỡng thì khách du lịch tiềm năng có thể sẽ chọn điểm đến thay thế hoặc không thực hiện chuyến đi nữa. CHDCND Lào cần linh hoạt khi áp dụng chính sách thị thực thông qua việc mở rộng danh mục các quốc gia được miễn thị thực và cấp thị thực điện tử, cấp tại cửa khẩu, giảm lệ phí thị thực. Tiếp tục duy trì thời hạn miễn thị thực 30 ngày và có thể xem xét để kéo dài thời hạn này.

3.2.3. Tăng cường đầu tư cho phát triển du lịch

Tăng cường hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển du lịch. Huy động các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương cùng với nguồn vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cơ bản; xây dựng hệ thống đường xá, điện, nước, bưu điện, y tế và các dịch vụ công khác phục vụ phát triển du lịch. Đặc biệt, chú trọng đầu tư vào những điểm có khả năng phát triển du lịch cao, quy mô lớn và có khả năng mở rộng trong tương lai nhằm tránh sự phát triển nhỏ lẻ, không hiệu quả. Xác định đầu tư phải theo mức độ ưu tiên cho các điểm du lịch giàu tiềm năng, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu cần có và phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo của từng địa phương trong tỉnh như tuyến du lịch Phosavan – Cánh đồng Chum 1, Tuyến du lịch Phonsavan – Khoun Phuan, … Tăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch theo hướng có lựa chọn, mang tính chuyên nghiệp; tăng cường liên kết, mở rộng, phát triển các thị trường khách đến Xieng Khuoang. Tạo môi trường thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư chiến lước để phát triển du lịch phù hợp với điều kiện, đặc điểm của tỉnh.

3.2.4. Bảo đảm an ninh cho phát triển du lịch và an toàn cho du khách

Tăng cường sự phối hợp và thực hiện công tác quản lý bảo đảm về an ninh trật tự, an toàn du khách trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phát huy đúng mức

tinh thần trách nhiệm của toàn xã hội tham gia quản lý, bảo vệ, giữ gìn môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh. Hoàn thiện các bến xe, bãi đỗ xe du lịch, tuyến xe buýt ở các địa bàn trọng điểm du lịch (thị xã Phonsavan); phát triển dịch vụ vận chuyển khách tuyến Phonsavan – Cánh đồng Chum 1.

Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch trên các tuyến du lịch đường bộ, các nhà ga, bến xe và các phương tiện tham gia vận chuyển hành khách phải bố trí đủ nhân lực, bảo đảm vệ sinh môi trường, an ninh an toàn, thái độ phục vụ thân thiện, tổ chức thông tin hướng dẫn, hỗ trợ tối ưu khách du lịch Xây dựng trung tâm hỗ trợ du khách tại các điểm đến trọng điểm, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch. Đồng thời, tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại của khách du lịch nước ngoài bảo đảm an ninh, an toàn và thuận tiện cho du khách; phòng ngừa, ngăn chặn các đối tượng lợi dụng hoạt động du lịch để thực hiện các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

3.2.5. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch

Tỉnh Xieng Khuoang cần tiến hành tổng kết, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và phục vụ hoạt động du lịch từ cấp tỉnh tới cấp huyện, đặc biệt là đội ngũ cán bộ các khu di tích, thắng cảnh để nắm được thực trạng toàn diện về phẩm chất, năng lực, những hạn chế yếu kém, … Từ đó, xây dựng các phương án đào tạo, bồi dưỡng kịp thời. Xây dựng mạng lưới đào tạo một cách hệ thống gồm dạy nghề, đào tạo các cấp từ các lớp chứng chỉ, nghiệp vụ tới các lớp sơ cấp, trung cấp về du lịch. Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch, gắn lý thuyết với thực hành. Trên cơ sở dự báo được xu hướng phát triển du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch bài bản, đảm bảo chất lượng. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiệ chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng lao động phục vụ du lịch. Hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng

cường kỷ luật lao động, bố trí và phân công lao động thích hợp. Ngoài ra, thực hiện một số giải pháp cơ bản trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch như liên kết bồi dưỡng nâng cao, đào tạo lại và tuyển dụng mới nhân lực thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch, liên kết tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh du lịch.

Xieng Khuoang sẽ tập trung thực hiện các giải pháp đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực du lịch. Chọn các làng bản tại điểm du lịch để tổ chức các lớp học ngắn ngày, đưa chuyên gia du lịch tới giảng bài, hướng dẫn cách làm du lịch cho người dân bản địa ở các điểm du lịch: Phonsan, Cánh đồng Chum, ….Gắn phát triển du lịch với phát triển kinh tế tại địa phương bằng cách nuôi trồng cây con đặc sản, phát triển nghề truyền thống, tạo sản phẩm bán cho du khách (điển hình ở huyện Pha Xay, huyện Kham, huyện Nong Had). Khuyến khích các hộ dân có đủ điều kiện làm dịch vụ lưu trú homestay cho du khách. Thường xuyên thanh, kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Hướng dẫn kỹ năng làm du lịch theo hướng du lịch cộng đồng và tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động du lịch. Xieng Khuoang có những tài nguyên du lịch phong phú tạo cho vùng này có thế mạnh phát triển hình thức du lịch cộng đồng. Để loại hình du lịch cộng đồng thực sự phát triển có hiệu quả đòi hỏi các ngành chức năng phải phối hợp với các huyện khảo sát, xây dựng tiêu chí, lựa chọn các làng, bản đạt tiêu chuẩn để quy hoạch, tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng.

3.2.6. Tă ng cườ ng tuyên truyn, qung bá và xúc tiế n du

lch

Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về các lợi ích do du lịch mang lại, nghiên cưú xây dựng những hình thức thực hiện đa dạng, phong phú với quan điểm coi chất lượng là quan trọng. Đồng thời, tăng cường các biện pháp giáo dục tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân khi tham gia hoạt động du lịch nhằm làm cho họ nhận

thức được rõ mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa lợi ích của họ với sự phát triển bền vững về du lịch của địa phương. Tăng cường công tác thông tin, quảng bá về hình ảnh, tiềm năng du lịch của Xiêng Khuoảng. Tổ chức các chương trình khảo sát tour, tuyến điểm du lịch cho các doanh nghiệp du lịch và cơ quan thông tấn báo chí.

3.2.7. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường sinh thái

Tập trung mọi nguồn lực nhằm chống xuống cấp, bảo vệ di tích trên nguyên tắc tôn trọng nguyên trạng và khôi phục nguyên bản các di tích. Trước khi tiến hành tôn tạo cần phải nghiên cứu, chuẩn bị đầy đủ trên tất cả các phương diện lịch sử, địa hình, khí hậu, … và xin ý kiến của các chuyên gia giỏi trong, ngoài nước để có những phương án tối ưu nhất.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân về xây dựng phong cách ứng xử văn minh, lịch sự, giữ gìn, đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường để phát triển du lịch.

3.2.8. Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh và cấp huyện. Kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác tham mưu về quản lý, phát triển du lịch ở địa phương, nhất là nhân lực quản lý ở các điểm du lịc

Cánh đồng chum 1-2-3, điểm du lịch Tham pha & Nong Tang (Pha Hàng & Tang Hồ), điểm du lịch Phu kheng (núi Kheng), điểm du lịch “Thìa” Làng Napia, Thăm Piu, hồ nước nóng nhỏ, hồ nước nóng to, Thác nước Kha. Mặt khác, tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn thực hiện đúng các quy định nhà nước trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, lữ hành, quảng cáo; đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ du khách. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm soát tốt hoạt động kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, chấn chỉnh kịp thời, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn cho khách du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch.


Tiểu kết chương 3

Phát triển du lịch không chỉ là vấn đề riêng có của Xieng Khuoang mà nó luôn là vấn đề cấp bách và quan trọng đối với phát triển du lịch của CHDCND Lào. Đây là hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển KT-XH của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực hiện quá trình CNH, HĐH đất nước. Hoạt động du lịch phải đồng thời đạt hiệu quả trên các khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và nhân phẩm của con người Lào nói chung và Xieng Khuoang nói riêng. Thực tế cho thấy, sự phát triển du lịch của khu vực tỉnh Xieng Khuoang còn thiếu bền vững. Do đó, khắc phục hiện trạng này đòi hỏi ngành du lịch Xieng Khuoang cần thực hiện tổng thể các giải pháp về quy hoạch, đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển các hình thức du lịch mới và các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Có như vậy, du lịch Xieng Khuoang mới phát triển bền vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/04/2023