Giải Pháp Về Thị Trường Và Xúc Tiến Quảng Bá Dlst


3.2.6. Giải pháp về đào tạo

Nguồn nhân lực DLST đang là khâu yếu trong ngành DL cả nước nói chung và của tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Ở tỉnh còn đến 8% du khách được khảo sát chưa hài lòng với công tác hướng dẫn, điều hành DL. Vì thế, địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động DL có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tổ chức hoạt động và kinh doanh DLST. Bởi vì, chính họ sẽ là những người tạo ra nhiều sản phẩm DLST có chất lượng cao, làm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của du khách trong các chuyến đi DLST tại địa phương.

Nhóm giải pháp này mang tính toàn diện, không chỉ là thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức về quản lí, về chuyên môn nghiệp vụ, về môi trường sinh thái đối với cán bộ quản lí và những người hoạt động kinh doanh DL mà cần cả đối với du khách và cộng đồng dân cư địa phương; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc giáo dục thường xuyên đối với mọi thành viên trong tổ chức, bảo vệ môi trường và tài nguyên cho phát triển DL bền vững.

Bên cạnh nguồn nhân lực DL nói chung và DLST nói riêng được đào tạo tại các trung tâm lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội,… địa phương cần chủ động liên kết đào tạo và xây dựng các cơ sở đào tạo nhân lực DL ngay trên địa bàn tỉnh để chủ động bổ sung thêm nguồn nhân lực có chuyên môn DLST cho địa phương. Đồng thời, thường xuyên mở các lớp học ngoại ngữ, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ và nhân viên DL,… khuyến khích doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực DL;

Có chính sách thu hút lao động có tay nghề, chuyên môn cao nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng và dịch vụ DL trên địa bàn tỉnh.

Khuyến khích phát triển và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của các nghệ nhân, các hoạt động văn hóa cộng đồng, các lễ hội văn hóa phục vụ DL. Tập huấn về nghiệp vụ quản lý DL cho cán bộ các cấp ở địa phương. Mở các lớp dạy


các nghề thủ công truyền thống, các lớp học văn hóa nghệ thuật truyền thống và có chính sách hỗ trợ cho cho con em đồng bào các dân tộc bản địa tham gia để nâng cao khả năng phục vụ các SPDL cho du khách. Đồng thời tăng cường giáo dục, bồi dưỡng kiến thức giao tiếp, ứng xử cho đồng bào và nhân dân ở các khu, điểm DL.

Ngoài nhiệm vụ đào tạo nghiệp vụ, các chương trình về tăng cường nhận thức về DL , nhất là về DLST cũng cần được lồng ghép trong chương trình giáo dục phổ thông tại địa phương, nhằm tạo sự chuẩn bị bước đầu cho sự tham gia trong tương lai của các thế hệ mai sau trong sự nghiệp phát triển DL.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

3.2.7. Giải pháp về thị trường và xúc tiến quảng bá DLST

Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy, phần lớn số khách DL biết đến các địa điểm tham quan DLST trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thông qua giới thiệu của bạn bè, số ít khách DL biết đến thông qua các phương tiện thông tin, công ty DL và tạp chí,.... Điều này chứng tỏ công tác quảng bá DLST còn nhiều hạn chế. Với mục đích thực hiện hoạt động xúc tiến quảng bá theo hướng chuyên nghiệp, lấy điểm đến, SPDL đặc trưng để tạo dựng thương hiệu DL riêng cho tỉnh Đắk Lắk, tác giả đề xuất một số giải pháp về mở rộng thị trường du khách đến và xúc tiến quảng bá DL như sau:

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững - 15

- Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu DL cho người dân địa phương trong và ngoài tỉnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh truyền hình Đắk Lắk, Website của UBND các huyện, SVH-TT&DL, bản đồ, brochure, hình thành trang Web riêng của từng khu DL, khuyến khích đầu tư thiết kế trang web của mỗi huyện với nội dung chi tiết về DL hơn; Xây dựng hệ thống băng rôn, áp phích quảng bá DL tỉnh.

Hình thành Facebook DL tỉnh, xây dựng phóng sự ngắn, clip quảng bá DL tỉnh và đưa trên Youtube, cũng như các mạng xã hội khác.

Đưa nhiều thông tin quảng bá về hình ảnh, các SPDL nói chung và SPDLST đặc trưng, các tuyến, điểm DL, các CSVC-KT và các dịch vụ DL, các


hoạt động đầu tư, các chính sách hỗ trợ tiếp thị DL tỉnh lên Website Trung tâm xúc tiến DL tỉnh để tra cứu nhanh thông tin DL.

- Tận dụng các chương trình hội họp những người làm DL và cần thiết phải tổ chức đánh giá xếp loại các doanh nghiệp kinh doanh DL ( về cơ sở lưu trú, chất lượng dịch vụ ăn uống,...) nhằm mục đích quảng bá DL, tổ chức cho cán bộ công nhân viên nghỉ lễ đi đến những địa bàn trọng điểm DLST của tỉnh để họ cùng trải nghiệm và có thể quảng bá hình ảnh DL tỉnh đến bạn bè và người thân. In và trưng bày nhiều ấn phẩm DL ở các nút giao thông, bến xe, chợ, trung tâm thương mại, trên các trạm và chuyến xe buýt,.. để các đối tượng du khách ít tiếp cận với internet dễ dàng biết đến tiềm năng DL của tỉnh nhà.

- Cần tận dụng các cơ hội để tham gia vào các hội nghị, hội thảo và hội chợ DL trong và ngoài tỉnh để có cơ hội tuyên truyền tiếp thị những SPDL hấp dẫn của địa phương.

Quảng bá một cách trung thực các thông tin về DL Đắk Lắk nói chung và DLST của Đắk Lắk nói riểng để cho du khách có cái nhìn đúng đắn và thiện cảm với hoạt động DL của tỉnh nhà.

3.2.8. Giải pháp về khoa học công nghệ

Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ công tác quản lí nhà nước trong lĩnh vực DL, xây dựng các chiến lược về thị trường - SPDL nói chung và SPDLST nói riêng ở tỉnh Đắk Lắk, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng SPDL, đảm bảo các chỉ tiêu phát triển DL đã đề ra, tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành DL và tạo khả năng hội nhập của DL Đắk Lắk với hoạt động phát triển DL ở trong nước, khu vực và trên thế giới.

Khuyến khích nghiên cứu khoa học phục vụ việc giải quyết các vấn đề bức xúc của ngành DL, đặc biệt là có các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở các địa bàn phát triển DLST.

Khuyến khích ứng dụng khoa học - công nghệ, kết hợp với việc nâng cao ý thức của khách DL nhằm các mục tiêu tiết kiệm năng lượng, nước sạch, hạn


chế rác thải,... góp phần bảo vệ môi trường như việc xây dựng và khuyến khích áp dụng mô hình “khách sạn xanh” (khách sạn tiêu thụ ít điện năng và nước sạch, sử dụng vật liệu tự nhiên, vật liệu địa phương, hạn chế tối đa rác thải, tăng cường tái chế, tái sử dụng...). Nhiệm vụ này có thể thực hiện với hỗ trợ của chính quyền trong việc xây dựng tiêu chuẩn, xây dựng mô hình, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ưu đãi về thuế đối với các khách sạn đạt chuẩn.

Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ phát triển DL, đặc biệt là trong công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh DL.

Hướng dẫn, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp DL trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao; nghiên cứu để nâng cao năng lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Một khâu cực kì quan trọng trong khai thác tài nguyên DL nói chung và DLST nói riêng để đạt được hiệu quả kinh doanh DLST cao đó là phải chú trọng công tác khảo sát, lượng giá tài nguyên và môi trường sinh thái. Đây là công tác đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao và nhiều máy móc hiện đại. Lượng giá tài nguyên và môi trường là quy đổi về thước đo tiền tệ giá trị của tài nguyên và môi trường. Mỗi phương án sử dụng tài nguyên đều gắn liền với các chi phí và lợi ích. Nếu không có thông tin về giá trị của các phương án thì sẽ không thể lựa chọn được phương án mang lại giá trị lợi ích tối ưu. Hiện nay, công tác này mới chỉ được áp dụng trong một số ngành và ở một số địa phương của nước ta.

3.2.9. Giải pháp về tài nguyên môi trường – đảm bảo sự phát triển bền vững

Tài nguyên - môi trường tự nhiên được xem là yếu tố sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển của DLST. Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc ngăn chặn sự suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường; đảm bảo cho sự phát triển bền vững của DLST, các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk cần thiết phải thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:


- Về quy hoạch: Để tránh sự chồng chéo trong khai thác tài nguyên lãnh thổ giữa các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh, dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường, khi xây dựng các quy hoạch phát triển ngành, trong đó có DLST, địa phương cần phải tuân thủ nghiêm ngặt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với đầy đủ ý nghĩa của nó trên quan điểm khai thác hợp lí và có hiệu quả nhất những tiềm năng về tài nguyên, đồng thời phải đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái trong tương lai. Mọi phương án khai thác tài nguyên phục vụ phát triển KT-XH đều phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở những luận cứ khoa học vững chắc có tính đến mối quan hệ với các ngành kinh tế có liên quan và các tác động đến môi trường tự nhiên và KT-XH của khu vực. Đây sẽ là một giải pháp tương đối toàn diện và có hiệu quả nếu như việc xây dựng quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch được tiến hành nghiêm túc, bài bản.

- Về luật pháp và chính sách: Thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ Môi trường và các quy định khác về bảo vệ môi trường của nhà nước. Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả các điều khoản của Luật và căn cứ vào các đặc thù của địa phương, cần thiết phải xây dựng hệ thống các quy định và chính sách cụ thể, đặc biệt là các quy định về chế tài kiểm tra, kiểm soát. Mọi hành vi vi phạm các quy định của pháp luật đều phải được xử lý nghiêm với hình phạt tương ứng từ kinh tế đến truy tố trước pháp luật đối với những hành động phá hoại tài nguyên - môi trường nghiêm trọng.

Cần nghiêm túc thực hiện quy định bắt buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với mọi dự án đầu tư phát triển KT-XH nói chung và đầu tư phát triển DL nói riêng. Tuy nhiên giải pháp này chỉ thực sự có hiệu quả nếu như thiết lập được hệ thống quản lý và kiểm soát sự biến động môi trường dưới tác động của các hoạt động phát triển KT-XH.

- Về đào tạo: Trong mọi trường hợp, yếu tố con người có vị trí quan trọng hàng đầu, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, để đảm bảo


cho một chiến lược phát triển môi trường bền vững trong phát triển DL nói chung và DLST Đắk Lắk nói riêng, cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ, có trình độ và hiểu biết về các vấn đề môi trường, về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển KT-XH, về luật môi trường cũng như về các chính sách, quy định của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường DL nói riêng. Điều này đòi hỏi Đắk Lắk cần phải tổ chức các khóa tập huấn về môi trường cho đội ngũ cán bộ quản lí, nhân viên ngành DL và cả CĐĐP – nơi có hoạt động DLST.

Ngoài ra, tỉnh Đắk Lắk cần cũng cần chú trọng giáo dục, đào tạo về nghiệp vụ kinh doanh DLST, các điều kiện đản bảo phát triển DLST,.. cho mỗi doanh nghiệp kinh doanh DL và cho mọi người dân ở địa phương. Giáo dục, hình thành những hành động sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường để tồn tại và phát triển kinh tế bền vững (trong đó có ngành DLST) ngay từ trường mầm non và các cấp học cao hơn là giải pháp giúp bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái có hiệu quả lâu dài nhất.

- Về kỹ thuật: xây dựng các kịch bản sự cố môi trường có thể xảy ra tại các địa bàn phát triển DLST, từ đó có phương án phòng ngừa, khắc phục.

- Về tuyên truyền, quảng bá: Đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường DL nói riêng. Bằng các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng như đài báo, truyền hình, những hiểu biết về lợi ích của việc bảo vệ môi trường đối với phát triển DL và đời sống. Từ đó ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng sẽ dần dần được nâng lên. Chính những hành động cụ thể, tuy rất nhỏ nhưng có ý thức của người dân về môi trường sẽ là sự đảm bảo quan trọng đối với sự phát triển bền vững của môi trường và hoạt động DLST ở địa phương.

Bên cạnh những hình thức trên, trong những điều kiện thuận lợi có thể tổ chức những buổi sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề môi trường, đặc biệt ở các


vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa - nơi có nguồn tài nguyên DLST quan trọng của tỉnh.

- Về kinh tế: Việc nâng cao đời sống cộng đồng, tạo công ăn việc làm của người dân gắn với các hoạt động phát triển DLST ở địa phương sẽ là yếu tố đảm bảo để người dân tham gia tích cực vào việc bảo vệ tài nguyên DLST, bảo vệ môi trường và là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho phát triển DLST bền vững và có hiệu quả cao.

Trong các nhóm giải pháp trên, theo tác giả thì nhóm giải pháp về vốn đầu tư là nhóm giải pháp có tính cấp thiết nhất đối với việc phát triển DLST nói riêng và DL nói chung của tỉnh Đắk Lắk. Các hạn chế trong hoạt động kinh doanh DLST của tỉnh Đắk Lắk đều có nguyên nhân sâu xa từ nguồn vốn đầu tư. Nếu nhóm giải pháp về đầu tư được thực hiện hiệu quả thì nguồn vốn đầu tư này sẽ được đưa vào thực hiện các nhóm giải pháp còn lại và mang lại hiệu quả tối đa.



1. Kết luận

KẾT LUẬN VÀ KẾN NGHỊ

DLST là một LHDL độc đáo và có ý nghĩa lớn trong việc góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, DLST ở Việt Nam nói chung và ở Đắk Lắk nói riêng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Cũng phải nói thêm rằng Đắk Lắk là tỉnh có diện tích rừng đặc dụng lớn nhất cả nước là tỉnh có lợi thế cạnh tranh lớn trong phát triển loại hình DLST. Xét về bản chất thì hoạt động DLST ở nước ta mới chỉ mới là LHDL dựa vào thiên nhiên có định hướng DLST, chứ chưa phải là DLST thực thụ. Theo tác giả, nguyên nhân chính là do việc xây dựng và đưa vào phổ biến kiến thức cho người dân trong thực tiễn về khái niệm DLST, các khâu trong tổ chức hoạt động DLST (được ghi trong các văn bản pháp quy và các văn bản quy định cụ thể về cơ chế hoạt động DLST, chính sách đầu tư phát triển DLST) còn hạn chế. Bên cạnh đó, loại hình DLST là LHDL mới xuất hiện ở Việt Nam nên còn thiếu nhiều tài liệu, văn bản hướng dẫn về hoạt động kinh doanh DLST. Thực trạng này làm hiểu biết của người dân về DLST càng hạn chế hơn.

Muốn DLST trở thành một LHDL chính, mang lại hiệu quả KT-XH cao cho các địa phương trong cả nước, nhất là cho tỉnh Đắk Lắk – tỉnh có lợi thế cạnh tranh lớn về kinh doanh LHDL này, cần xác định rõ khái niệm DLST. Từ đó tiến hành quy hoạch phát triển DLST tại nơi có TNDLST. Công tác này phải được tiến hành một cách chặt đẽ, có kiểm soát, có tính toán kĩ các phương án phát triển và tác động của hoạt động DLST đến KT-XH và môi trường-tài nguyên để tránh nguy cơ chính DLST là yếu tố làm suy thoái, hủy hoại môi trường. Sau đó là khâu chi tiết, cụ thể hóa quy hoạch thành những kế hoạch ngắn hạn trước khi đi vào thực hiện các giải pháp cụ thể.

Lượng khách đến Đắk Lắk đa phần là khách nội địa với mức chi tiêu thấp và thời gian lưu trú ngắn. Theo tác giả, nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do Đắk Lắk vẫn chưa xây dựng được các sản SPDL đặc trưng, nhất là những

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 21/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí