Định Hướng Về Bảo Vệ Tài Nguyên Và Môi Trường Sinh Thái


• Buôn Đôn: là điểm DL với sản phẩm đặc thù - DL Voi.

• Hồ Lắk: là điểm DLST nghỉ dưỡng nổi bật của Đắk Lắk, khai thác tiềm năng DLST của một trong những hồ nước đẹp nhất Tây Nguyên.

• VQG Yok Đôn, VQG Chư Yang Sin, KBTTN Nam Ka, KBTTN Ea Sô

– DL dã ngoại, nghiên cứu khoa học.

3.1.2.4. Định hướng về thị trường

* Thị trường nước ngoài:

Các thị trường mục tiêu bao gồm:

- Thị trường khách Trung Quốc là một trong những thị trường lớn nhất đối với Việt Nam. Đắk Lắk có những lợi thế nhất định để khai thác khách DL từ Trung Quốc do có những nét độc đáo về văn hóa tự nhiên so với các điểm đến khác ở Việt Nam.

- Thị trường ASEAN là thị trường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số khách DL quốc tế đến Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

- Thị trường Đông Bắc Á gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… với sự gần gũi về mặt địa lý và các mối quan hệ kinh tế là những điều kiện thuận lợi để Đắk Lắk thu hút được các thị trường này. Những SPDLST đặc thù của Đắk Lắk như Voi, cà phê, Cồng chiêng,… sẽ có sức hấp dẫn và thu hút khách DL từ các thị trường này.

- Thị trường Châu Âu là thị trường DL mục tiêu quan trọng đối với Đắk

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững - 14

Lắk:


* Thị trường trong nước:

Trên cơ sở các phân khúc thị trường dựa trên tính chất và mức chi tiêu của

khách DL, thị trường trong nước là mục tiêu của DL Đắk Lắk bao gồm:

- Các phân khúc thị trường dành cho đối tượng thu nhập thấp và trung bình, đây sẽ là phân khúc thị trường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong thị trường khách nội địa do phù hợp điều kiện về CSHT, CSVC-KT của Đắk Lắk đồng thời các phân khúc này có nhu cầu khá cao đối với các SPDL đặc thù của Đắk Lắk.


- Các phân khúc thị trường dành cho đối tượng thu nhập cao, đây là phân khúc chiếm tỉ lệ nhỏ trong thị trường khách nội địa của Đắk Lắk. Tuy nhiên trong tương lai tỉ lệ này sẽ ngày càng tăng trưởng cùng với thời gian khi các CSVC-KT của ngành DL được đầu tư nâng cấp, vai trò và vị thế của Đắk Lắk và TP. Buôn Ma Thuột ngày càng quan trọng trong khu vực Tây Nguyên cũng như Việt Nam.

- Phân chia theo vị trí địa lí của các thị trường, các thị trường mục tiêu của

Đắk Lắk bao gồm:

+ Thị trường TP. Hồ Chí Minh và các đô thị phía Nam: Tập trung vào phân khúc khách DL văn hóa, nghỉ dưỡng, sinh thái,…

+ Thị trường khu vực miền Trung và duyên hải Nam Trung Bộ: Tập trung vào phân khúc khách DL văn hóa, sinh thái.

+ Thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc: Tập trung vào phân khúc khách DL văn hóa, sinh thái.

+Thị trường khu vực Tây Nguyên: Tập trung vào phân khúc khách DL sinh thái, cuối tuần...

3.1.2.5. Định hướng về bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái

Quy hoạch tổng thể phát triển DL tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 không liệt kê riêng một mục nói về Định hướng về bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái nhưng có thể nói giữ gìn môi trường xanh sạch và đảm bảo cân bằng sinh thái luôn là một nội dung quan trọng trong định hướng phát triển và được chú trọng đầu tư để DLST tỉnh Đắk Lắk phát triển theo hướng bền vững.

Trên đây là những định hướng phát triển DL nói chung và DLST nói riêng của tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên trước thực trạng nguồn tài nguyên DLST tự nhiên – thế mạnh DLST lớn nhất của tỉnh Đắk Lắk đang bị suy thoái, diện tích rừng tự nhiên của Đắk Lắk đang bị thu hẹp từng ngày từng giờ thì định hướng về bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái của tỉnh cần được đưa vào Quy


hoạch tổng thể phát triển DL tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, và cần được chú trọng hàng đầu. Có như vậy thì hoạt động DLST mới đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao.

3.2. Các giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững DLST

3.2.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý

Tăng cường phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng và nâng cao năng lực điều hành quản lí của Nhà nước trong việc hoạt động DL trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo Nhà nước về DL của tỉnh.

Củng cố bộ máy, cơ quan quản lí Nhà nước về DL, lựa chọn cán bộ có trình độ và năng lực, tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết để bố trí nhiệm vụ trong ngành DL. Đặc biệt cần tổ chức, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn về DLST tại mỗi đơn vị quản lí hành chính Nhà nước – làm nòng cốt cho việc phát triển DLST của tỉnh.

Kiện toàn tổ chức Hiệp hội DL tỉnh để đưa vào hoạt động, góp phần thúc

đẩy sự phát triển DL tỉnh nhà.

Tăng cường nâng cao nhận thức và vai trò của công tác DL trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lí từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã và thậm chí là Ban tự quản tại các thôn, buôn. Đồng thời tăng cường đào tạo cán bộ làm công tác quản lí DL nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển DL trong hiện tại và tương lai.

Tăng cường phối hợp hoạt động chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan quản lí DL, các cơ quan giám sát, kiểm tra, các ban ngành có liên quan và địa phương trong khâu quản lí của chính quyền, kiểm tra giám sát, đảm bảo hoạt động kinh doanh DL diễn ra đúng quy định của pháp luật, công bằng và lành mạnh (nhất là về việc tổ chức dịch vụ DLST, chất lượng dịch vụ và sự an toàn của du khách).

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc lập các quy hoạch và việc thực hiện các khâu theo quy hoạch phát triển DL ở các khu DL trọng điểm.


Tại cấp huyện, các phòng văn hóa và thông tin phải tham mưu cho UBND mỗi huyện sớm ban hành quy chế quản lí và đảm bảo các điều kiện an toàn, tự do cho du khách theo đúng quy định cuả pháp luật về DL. Việc quản lí các điểm DL ở mỗi huyện phải được giao cho cơ quan, đơn vị có đủ năng lực, đúng chuyên môn và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương đảm bảo các yếu tố cho các điểm DL được phát triển ổn định và bền vững, đem lại hiệu quả KT-XH thiết thực cho mỗi huyện. Công tác này phải được đặc biệt chú trọng thực hiện tại các khu vực, các điểm DLST có ý nghĩa quan trọng đối với Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên.

Tăng cường liên kết, hợp tác trong hoạt động quản lí, điều hành hoạt động DL với các tỉnh, thành phố khác (thậm chí là với các nước khác) để giảm bớt sự quá tải về phương tiện vận chuyển, đội ngũ hướng dẫn viên DL, CSVC-KT DL,...tại một số điểm/khu DL trong mùa DL.

Thực hiện đồng thời nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động người dân tại các điểm DL, khu DL nâng cao ý thức và thực hiện các hành động cụ thể trong việc bảo vệ và quản lí tốt các điểm, khu DL tại mỗi địa phương.

3.2.2. Giải pháp về vốn đầu tư

Tăng cường vốn đầu tư từ nhiều nguồn, trong đó trước hết là vốn từ ngân sách Nhà nước để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào những địa bàn có tiềm năng DLST thế mạnh, dễ khai thác và mang lại hiệu quả cao làm cơ sở kích thích phát triển DLST nói riêng và DL nói chung trên địa bàn toàn tỉnh. Trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển DL, các khu DL, các điểm DL quan trọng của tỉnh.

Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh DL nói chung và DLST nói riêng với nhiều hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa các hoạt động lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề truyền thống phục vụ phát triển DL. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển DL, đơn


giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Nghiên cứu, xây dựng những chính sách phù hợp, thiết thực và thật sự hấp dẫn để điều chỉnh, thu hút các nguồn lực xã hội vào phát triển các khu/điểm DLST. Các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư được áp dụng trong thực tế phải thực hiện theo hướng ưu tiên miễn giảm thuế (đặc biệt là thuế sử dụng đất ở những khu vực còn khó khăn, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém) Tạo mọi điều kiện thuận lợi để từng bước thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài vào phát triển DL nói chung ở địa phương. Với nguồn vốn này cần ưu tiên cho các nhà đầu tư có đủ năng lực để đầu tư xây dựng các dự án DL (trong đó có DLST) trọng điểm của tỉnh.

Nguồn vốn đầu tư nên được tính toán sử dụng hợp lí vào phát triển hệ thống CSHT nội bộ tại các khu/điểm DLST trọng điểm, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực DLST, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm và dịch vụ DL mới, đầu tư vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên tự nhiên và các giá trị văn hóa bản địa, xúc tiến quảng bá DL và bảo vệ môi trường tại các địa bàn phát triển DLST.

3.2.3. Giải pháp về đa dạng hóa và nâng cao chất lượng SPDLST

Tập trung xây dựng các SPDL đặc thù của địa phương đã được đề xuất ở định hướng phát triển, nhất là mô hình DL cộng đồng gắn với việc bảo tồn và phát triển các Buôn đồng bào dân tộc ít người; mô hình DL dịch vụ phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh những ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần.

Các tổ chức, doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ, thống nhất phương thức hợp tác kinh doanh, tạo ra các tuyến, điểm đặc sắc, hấp dẫn, tránh sự sao chép nhàm chán từ các điểm DL khác. Để tạo được tính hiệu quả cao trong phát triển kinh doanh DL, cần xem xét, lựa chọn chiến lược sản phẩm và thị trường phù hợp.


Cần xây dựng các chương trình DL và các tour DL tổng hợp, kết hợp nhiều điểm DLST hấp dẫn, phù hợp thị hiếu của du khách.

Đầu tư, nâng cấp CSVC-KT như: nơi vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển, nhà hàng, nhà nghỉ cũng như các thiết bị tiện nghi phục vụ các hoạt động DL.

Phổ biến kiến thức về đảm bảo và cải tiến chất lượng dịch vụ trong ngành,

đồng thời phát động phong trào thi đua nâng cao chất lượng SPDLST.

Tổ chức các lễ hội tổng hợp về ĐDSH, văn hóa, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do người dân địa phương thực hiện để thu hút du khách.

Thiết lập mối quan hệ hợp tác với các tỉnh phụ cận. Đặc biệt là liên kết tuyến DL dọc quốc lộ 26 nối Đắk Lắk với các tỉnh giàu tiềm năng DLST biển ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Qua đó tạo ra những SPDL mới có sức hấp dẫn, phong phú đối với du khách, đồng thời thúc đẩy tương hỗ nhằm phát triển DL chung cho các vùng phụ cận. Song song với tăng cường liên kết DL trong nước, Đắk Lắk cần tận dụng lợi thế về vị trí địa lí để xây dựng các tuyến DL xuyên quốc gia sang các nước Lào và Campuchia để thúc đẩy phát triển DL về mọi mặt.

3.2.4. Giải pháp về quy hoạch

Công tác quy hoạch là một khâu quan trọng trong công tác sử dụng tài nguyên. Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đã có Quy hoạch tổng thể phát triển DLST, VQG Yok Đôn đã được quy hoạch tổng thể, VQG Chư Yang Sin đang được quy hoạch tổng thể, huyện Lắk đã có Chương trình phát triển DL, trong đó tập trung xây dựng huyện trở thành một trong những trọng điểm DLST và nghỉ dưỡng của tỉnh. Huyện Krông Năng, Cư M’Gar và M’ Đrăk cũng đang tiến hành quy hoạch phát triển DL. Đáng chú ý nhất là TP. Buôn Ma Thuột. TP. Buôn Ma Thuột với vai trò là đơn vị hành chính dẫn đầu trong mọi lĩnh vực kinh tế, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giao thông vận tải, DL lớn nhất tỉnh, UBND TP. Buôn Ma Thuột TP đã tiến hành hàng loạt các quy hoạch tại các điểm, khu DL


trên địa bàn TP. Trên cơ sở đó, TP. Buôn Ma Thuột đã và đang xúc tiến kêu gọi đầu tư nhiều dự án trọng điểm để phát triển DL gắn với dịch vụ - thương mại trên địa bàn. Cụ thể Dự án hồ sinh thái Ea Tam. Đặc biệt khu DL Lâm viên Ea Kao với quần thể nghỉ dưỡng cao cấp như hệ thống resort, sân golf 18 lỗ cùng nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí khác đã được chính quyền thành phố quy hoạch trên diện tích 850 ha là điểm đến hấp dẫn.

Tuy nhiên, hiện nay, việc quy hoạch và xây dựng chương trình hoạt động DL nói chung và DLST nói riêng tại các huyện khác giàu tiềm năng về DL trên địa bàn toàn tỉnh chưa được quan tâm. Vì vậy, các huyện trong tỉnh, đặc biệt là 7 huyện có đất trong diện quy hoạch đất dành cho khu DL theo Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đắk Lắk, 2010 (Buôn Đôn, Krông Năng, Krông, Krông Pắc, Lắk, Krông Ana) cần khẩn trương dựa vào diện tích đất dành cho khu DL của địa phương nhanh chóng triển khai quy hoạch phát triển DL mỗi huyện và tiến hành các khâu thu hút đầu tư để phát triển DL.

3.2.5. Giải pháp khuyến khích tham gia của cộng đồng địa phương

DLST muốn phát triển phải có sự tham gia tích cực của CĐĐP. Đặc biệt, phát triển DLST theo mô hình DL cộng đồng được coi là một chiến lược, một giải pháp mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở các vùng kém phát triển. Đây là mô hình phát triển DL được kì vọng sẽ là một giải pháp vừa tạo được một sinh kế bền vững, bổ sung cho các sinh kế truyền thống của CĐĐP, vừa hỗ trợ cho công tác bảo tồn các tài nguyên DLST.

Chú trọng đầu tư về vốn để khôi phục việc tổ chức các lễ hội truyền thống, các loại hình nghệ thuật truyền thống, các món ăn đặc sản, các ngành nghề truyền thống của các địa phương và tổ chức các dịch vụ khác nhằm thu hút ngày càng nhiều lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của địa phương. Việc khôi phục các hoạt động sinh hoạt của CĐĐP có thể thông qua


việc đa dạng hóa các loại hình đội (câu lạc bộ) như hình thành CLB văn hóa (CLB nghệ nhân đánh - chỉnh chiêng, CLB diễn tấu cồng chiêng, CLB nghề truyền thống,...), CLB nghệ thuật (CLB người kể Sử thi, hát múa dân gian,... ), CLB người làm DL, CLB DL; xây dựng các thôn, buôn văn hóa; Tuyển chọn và tập huấn các cá nhân có khả năng tạo SPDL đặc trưng của làng dân tộc để vừa tạo ra sản phẩm lưu niệm cho khách DL vừa tăng thêm thu nhập.

Vận động nhân dân chủ động tham gia vào công tác qui hoạch, quản lý, kinh doanh. Một mặt, vừa đảm bảo cho sự ĐDSH, môi trường cảnh quan, mặt khác góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.

Xây dựng khu trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của đồng bào dân tộc, hay của người dân ở những địa bàn có làng nghề truyền thống hoạt động để khuyến khích người dân tích cực sản xuất tạo sản phẩm lưu niệm cho du khách khi tới tham quan, DL trên địa bàn.

Củng cố và phân công nhiệm vụ, vai trò của các thành viên trong cộng đồng theo thời gian nhất định. Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thế hệ trong cộng đồng nhằm gìn giữ lưu truyền các giá trị văn hóa phi vật thể: điệu múa, bài hát, nghi thức cúng lễ, cách tổ chức lễ hội,… lập ra các nhóm hoạt động thường xuyên trong sinh hoạt văn hóa của địa phương như đám cưới, liên hoan văn nghệ, ma chay…Muốn thực hiện được việc này cần phải đặc biệt coi trọng và nâng cao nhận thức giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc của người già làng, trưởng bản.

Giữ gìn văn hóa gia đình trong mỗi gia đình đồng bào dân tộc ít người sẽ giúp định hướng phát triển loại hình lưu trú tại nhà người dân tộc với các hoạt động gồm sinh hoạt, ăn nghỉ, tham gia sản xuất cùng các gia đình dân tộc.

Ban quản lí các khu/điểm DLST cần tích cực tuyển nhân viên là người dân địa phương vào các vị trí, kể cả lĩnh vực quản lí để họ có điều kiện tham gia hoạt động DLST có hiệu quả, tạo ra nhiều SPDLST có chất lượng có sức hấp dẫn cao đối với du khách.

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 21/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí