Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trên bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa - 8

khác biệt giữa các nh m kết quả này gián tiếp chứng minh ảnh hưởng của chất lượng phẫu thuật, chất lượng điều trị, chất lượng chăm s c l n quá trình nhiễm khuẩn vết mổ trên bệnh nhân.

4.3.6 Nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ với hình thức phẫu thuật

Qua nghiên cứu tôi đã tìm thấy sự khác biệt c ý nghĩa thống kê trong mối liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ và hình thức phẫu thuật. Có 7 bệnh nhân mổ cấp cứu bị nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 28,0% và 0 bệnh nhân mổ phiên bị nhiễm khuẩn vết mổ. Sự khác biệt này là c ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Việc mổ cấp cứu thì khả năng nhiễm khuẩn vết mổ sẽ cao hơn do việc chuẩn bị bệnh nhân trước mổ không thể được chu đáo như chuẩn bị bệnh nhân mổ phiên. Tại một bệnh viện tuyến trung ương như bệnh viện Việt Đức, một ngày diễn ra hàng trăm ca mổ thì việc tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ cao ở bệnh nhân mổ cấp cứu là không thể tránh khỏi. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến điều này, có thể việc tiệt khuẩn phòng mổ, bàn mổ sau mỗi ca phẫu thuật chưa tốt, hay việc chuẩn bị bệnh nhân trước mổ của điều dưỡng chưa chu đáo, dự phòng kháng sinh trước mổ của bệnh nhân mổ cấp cứu cũng không được thực hiện cẩn thận như mổ phiên, cẩn thận cũng là một yếu tố có thể dẫn đến việc tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn trên bệnh nhân mổ phiên. Một điều rõ ràng là bệnh nhân mổ phi n được chuẩn bị trước mổ tốt hơn so với bệnh nhân mổ cấp cứu; do đ tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sẽ thấp hơn. Kết quả này cao hơn với kết quả nghiên cứu của Lê Tuyên Hồng Dương và cộng sự (2011) tại bệnh viện Giao thông vận tải trung ương với tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trên bệnh nhân mổ cấp cứu và mổ phiên là 16,7% và 4,4% [4].

4.3.7 Nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ với cách thức phẫu thuật

Trong nghiên cứu, tôi thấy rằng tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trên bệnh nhân mổ nội soi là 2,0% trong khi tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trên bệnh nhân mổ mở là 8,5%. Điều này dễ dàng lý giải bởi bệnh nhân mổ nội soi thì vết mổ nhỏ, sự tiếp xúc giữa tay của phẫu thuật viên và vết mổ của bệnh nhân là rất ít, thời gian phẫu thuật cũng ngắn hơn rất nhiều so với mổ mở. Trong mổ mở, vết thương

dài, lớn, sự tiếp xúc giữa tay của kỹ thuật viên với vết mổ cũng nhiều hơn, dụng cụ cũng phải sử dụng nhiều hơn, hơn nữa thời gian phẫu thuật sẽ dài hơn nhiều so với mổ nội soi. Mổ nội soi có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên không phải ca mổ nào cũng c thể mổ nội soi được. Việc lựa chọn cách thức phẫu thuật còn tùy thuộc vào bệnh nhân và tình trạng bệnh hiện tại. Kết quả này cao hơn kết quả trong nghiên cứu của tác giả Đặng Hồng Thanh (2011) với tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trên bệnh nhân mổ mở là 6,5% và bệnh nhân mổ nội soi là 1,5% [16].

4.3.8 Nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ với loại phẫu thuật

Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ loại phẫu thuật nhiễm là 3,8%; tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ loại phẫu thuật bẩn là 41,7%. Không c bệnh nhân nào bị nhiễm khuẩn vết mổ ở loại phẫu thuật sạch và sạch – nhiễm (Bảng 3.18). Sự khác biệt này c ý nghĩa thống k với p < 0,05. Một điều rất rõ ràng là tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở phẫu thuật bẩn và phẫu thuật nhiễm cao hơn phẫu thuật sạch và sạch – nhiễm. Kết quả này khá phù hơp với hướng dẫn về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của Bộ y tế: nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ tăng dần theo loại phẫu thuật. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì phẫu thuật sạch c nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ từ 1 - 5%; sạch nhiễm là từ 5 - 10%; nhiễm là 10 - 15% và bẩn là > 25% [2]; kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với y văn thế giới. Nghi n cứu của Nguyễn Quốc Anh thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở những bệnh nhân phẫu thuật nhiễm và bẩn 10,9% cao hơn c ý nghĩa thống k so với phẫu thuật sạch và sạch nhiễm (2,1%) [1]. Nghiên cứu của Hibbert D và cộng sự cho thấy nếu bệnh nhân phải trải qua cuộc phẫu thuật kh khăn thì nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ tăng l n 2,19 lần [24].

4.3.9 Nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ với thời gian phẫu thuật

Thời gian phẫu thuật càng dài thì nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ càng cao. Bệnh nhân càng chịu đựng cuộc mổ kéo dài thì càng có khả năng phơi nhiễm với môi trường ô nhiễm và vi khuẩn cao. Đ chính là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm khuẩn vết mổ sau này. Bệnh nhân trong ca phẫu thuật thời gian ngắn ≤120 phút bị nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 2,4%. Bệnh nhân nhiễm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

khuẩn vết mổ trong ca phẫu thuật thời gian dài > 120 phút, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 7,6%. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Việc tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ trên những ca phẫu thuật có thời gian dài là không thể tránh khỏi do việc tiếp xúc lâu hơn của vết mổ với các yếu tố bên ngoài như không khí phòng mổ, tay phẫu thuật viên, dụng cụ phẫu thuật. Khi tổn thương không phức tạp thì thời gian mổ ngắn góp phần làm giảm sự xâm nhập của vi khuẩn từ không khí trong phòng mổ vào vết mổ.

Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân trong ca phẫu thuật có thời gian phẫu thuật > 120 phút tương đương nghi n cứu của Lê Minh Luân (2006) (7,5%) [6], có sự phù hợp trong mối liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ và thời gian phẫu thuật là thời gian càng dài thì tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ càng cao. Kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Anh cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở những bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật kéo dài trên 120 phút (6,2%), cao hơn và c ý nghĩa thống kê so với những bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật trong vòng 120 phút (3,9%) [10].

Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trên bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa - 8

4.3.10 Nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ với số lượng tạng tham gia phẫu thuật

Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở phẫu thuật liên quan đến từ 2 tạng trở l n là 7,8%, tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân phẫu thuật li n quan đến 1 tạng là 4,3%. Nguy cơ mắc nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân phẫu thuật từ 2 tạng trở lên cao hơn so với bệnh nhân chỉ phải phẫu thuật 01 tạng, sự khác biệt không c ý nghĩa thống k với p > 0,05 (bảng 3.19). Điều này c thể được lý giải là do số lượng bệnh nhân nghi n cứu chưa đủ lớn nhưng rõ ràng khi phẫu thuật li n quan đến nhiều tạng thì sẽ làm tổn thương nhiều hơn, mất máu nhiều hơn, đường mổ thường dài hơn và thời gian phẫu thuật sẽ kéo dài hơn làm tăng nguy cơ phơi nhiễm với vi khuẩn.

4.3.11 Nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ với kích thước vết mổ

Qua nghiên cứu, tôi thấy được sự ch nh lệch giữa tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tr n những bệnh nhân c vết mổ ≤ 15cm và bệnh nhân c vết mổ dài > 15cm

(4,3% và 8,0 %). Sự khác biệt này không c ý nghĩa thống k với p > 0,05. Theo nghi n cứu của Lê Minh Luân (2006) so sánh tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ giữa vết mổ c chiều dài > 10cm và vết mổ ≤ 10cm c sự khác biệt không đáng kể là 6,6% và 6,3% [6]. Điều này vẫn chưa được lý giải rõ ràng, tuy nhi n nếu vết mổ c chiều dài càng lớn thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ cao hơn. Giả thiết này cần được chứng minh ở nghi n cứu khác với số lượng bệnh nhân lớn hơn.

CHƯƠNG V. KẾT LUẬN

Qua nghi n cứu 120 bệnh nhân phẫu thuật ti u hoá chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ

Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tr n bệnh nhân phẫu thuật tiêu hoá là 5,8%.

Trong tổng số bệnh nhân bị nhiễm khuẩn vết mổ, phần lớn (71,4%) bệnh nhân bị nhiễm khuẩn vết mổ nông, tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sâu và tại cơ quan, khoang phẫu thuật lần lượt là 14,3% và 14,3%.

Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ của loại phẫu thuật nhiễm là 3,8%, nhiễm khuẩn vết mổ ở phẫu thuật bẩn chiếm 41,7%, không c bệnh nhân bị nhiễm khuẩn vết mổ ở phẫu thuật sạch và sạch – nhiễm.

Escherichia coli là tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn vết mổ hàng đầu, chiếm tỉ lệ 33,4%.

2. Một số yếu tố liên quan tới nhiễm khuẩn vết mổ

- Tuổi, giới tính, BMI, bệnh kèm theo, cách thức phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, số lượng tạng tham gia phẫu thuật và kích thước vết mổ không c sự li n quan với nhiễm khuẩn vết mổ.

- Tình trạng bệnh nhân trước phẫu thuật càng nặng sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn vết mổ (30,0%), p < 0,05.

- Những ca phẫu thuật cấp cứu sẽ c tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn những ca mổ phi n (28,0% và 0%), p < 0,05.

- oại phẫu thuật nhiễm và phẫu thuật bẩn c nguy cơ bị nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn phẫu thuật sạch, sạch – nhiễm (3,8% và 41,7%), p < 0,05.

CHƯƠNG VI. KIẾN NGHỊ

Sau khi hoàn thành đề tài này với những kết quả thu được, tôi c một số kiến nghị sau:

- Cần chủ động khám phát hiện sớm và điều trị nhiễm khuẩn vết mổ cho những bệnh nhân phẫu thuật ti u hoá thuộc loại phẫu thuật nhiễm và bẩn; phẫu thuật với bệnh nhân c tình trạng toàn thân nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

- Đối với phẫu thuật cấp cứu, cần c các biện pháp dự phòng nhiễm khuẩn vết mổ trước phẫu thuật, trong phẫu thuật và sau quá trình phẫu thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Quốc Anh (2006), “Điều tra tình tình nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí y học thực hành, (505)-số 11/2006, tr. 8-11.

2. Bộ y tế (2012), Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, Ban hành kèm theo Quyết định số: 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế, Bộ Y tế, Hà Nội.

3. Nguyễn Đức Chính và cộng sự (2008), “Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ qua nghi n cứu cắt ngang T4/2008”, Hội nghị quốc tế về nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện và giải pháp can thiệp, Hà Nội, tr. 13 – 27.

4. Hồng Tuy n Dương và cộng sự (2011), “Nghi n cứu tình trạng nhiễm khuẩn trong các loại phẫu thuật tại bệnh viện giao thông vận tải trung ương”, Hội nghị khoa học chống nhiễm khuẩn bệnh viện, Hà Nội, tr. 54- 82.

5. Vũ Văn Giang, Nguyễn Việt Hùng và cộng sự (2005), “Đánh giá hiệu quả phong ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện và thực hành vệ sinh bàn tay ở ba bệnh viện tuyến tỉnh 2005”, Tạp chí y học lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, T6/2008, tr. 175-178.

6. Lê Minh Luân (2006), Nghiên cứu sử dụng kháng sinh dự phòng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ trong phẫu thuật tiêu hóa tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, uận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, tr. 50-72.

7. Nguyễn Mạnh Nhâm và cộng sự (1998), “Nghi n cứu đánh giá các giải pháp tổng hợp để giảm thấp tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện Việt Đức”, Báo cáo đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.

8. Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Việt Hùng (2012), “Nghi n cứu hậu quả nhiễm khuẩn vết mổ tại một số bệnh viện của Việt Nam, 2009 – 2010”, Tạp chí Y học lâm sàng, 66+67, tr. 32-38.

9. Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Châu, Nguyễn Ngọc Bích (2008), “Tỉ

lệ nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân phẫu thuật tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2002”, Tạp chí Y học lâm sàng, 6, tr. 66-72.

10. Nguyễn Quốc Anh (2008), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Bạch Mai, uận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

11. Đặng Đức Anh (2010), Nhiễm khuẩn bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

12. Thị Anh Thư (2011), Giáo trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

13. Bộ Y tế (2012),“Kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ”, Tài liệu đào tạo liên tục Kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế tuyến cơ sở.

14. Bộ Y tế - USAID – WHO (2012),“Nhiễm khuẩn vết mổ”, Tài liệu hội nghị khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn.

15. Bộ Y tế (2013),Tài liệu đào tạo Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

16. Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Việt Hùng, Phạm Ngọc Trường (2012), Tỷ lệ mới mắc và yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ tại một số bệnh viện của Việt Nam, 2009 - 2010", Tạp chí Y học thực hành, 830 (7), tr. 28-32.

17. Tuy n Hồng Dương, Đỗ Ngọc Hiếu, ưu Thúy Hiền và cs (2012),

Nghi n cứu tình trạng nhiễm khuẩn trong các loại phẫu thuật tại Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương , Tạp chí Y học thực hành, 841 (9), tr. 67-71.


Tiếng anh

18. Horan T. C., Gaynes R. P., Martone W. J., et al., (1992), "CDC definitions of nosocomial surgical site infections, 1992: a modification of CDC definitions of surgical wound infections", Infect Control Hosp Epidemiol, 13 (10), pp. 606-8.

19. Pittet D., Allegranzi B. (2009), Role of hand hygiene in healthcare-

Xem tất cả 76 trang.

Ngày đăng: 19/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí