Các Phân Hệ Chính Trong Hệ Thống Erp Do Oracle, Sap,


Marketshare 2004

30

40

3

5

12

10

1

2

3

4

5

6

7


Biểu đồ 3: Thị phần ERP năm 2005


1

2

3

4

5

6

7

Marketshare 2005

28

43

4

6

0

19


Qua 3 biểu đồ ta thấy, tập đoàn của Đức SAP chiếm thị phần lớn nhất và tăng dần qua các năm từ 39% năm 2003 lên 43% năm 2005, đứng thứ hai là hãng ORACLE với thị phần tăng từ 12% năm 2003 lên 19% năm 2005. Và trong năm 2006 thị trường ERP sẽ tiếp tục sôi động với sự cạnh tranh gay gắt giữa hai tập đoàn hàng đầu SAP và ORACLE đánh dấu bằng việc ORACLE đã tung ra sản phẩm OFF giúp người đang sử dụng SAP có thể chuyến đổi sang dùng ORACLE một

cách dễ dàng.

Các sản phẩm chủ yếu trên thị trường hiện nay đó là: SAP R/3, My SAP ERP, mySAP Business Suite của tập đoàn của Đức SAP. Hiện nay tập đoàn ORACLE cũng đã tung ra sản phẩm ORACLE FUSION for SAP (OFF) có tính năng giúp người sử dụng có thể chuyển đổi từ các ứng dụng SAP sang ORACLE.

Sơ đồ 14: Các phân hệ chính trong hệ thống ERP do ORACLE, SAP,

PEOPLESOFT cung cấp

6.2. Thị trường ERP tại Việt Nam:

Theo thống kê thị trường SAP Việt Nam hiện nay có khoảng 30 khách hàng sử dụng SAP (phần lớn là các tổ chức kinh tế quốc tế). Công ty Việt Nam đầu tiên sử dụng thành công là một công ty Bảo Hiểm. ORACLE bắt đầu tại thị trường Việt Nam năm 1994, SAP mới tham gia năm 2002. Việt Nam hiện đang trong quá trình cải cách và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đạt ngang tầm với các quốc gia trong khu vực. Chính phủ điện tử, tài chính công, công nghệ thông tin Hải quan đã và đang bắt đầu với ngân sách rất lớn từ Nhà nước, Ngân hàng thế giới, IMF trong giai đoạn từ 2005 đến 2010. Các công ty trong nước hiện đang đổi mới hệ thống công nghệ thông tin để chuẩn bị cho việc Việt Nam sắp tới sẽ trở thành

thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các thành viên tư vấn của GIMASYS hiện nay đã và đang triển khai thành công mô đun tài chính, sản xuất và cung ứng cho Tổng công ty Dệt may Việt Nam, công ty MAY 10, Vietnamairlines, Vinamilk, ISP. Hiện nay, SAP và ORACLE đã đặt nền móng vững chắc tại thị trường Việt Nam.

Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ FPT vừa chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm dịch vụ hoạch định nguồn lực (ERP). FPT hiện đang là đối tác lớn nhất của SAP và ORACLE tại Việt Nam. Trung tâm này sẽ cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp khả năng quản lý và điều hành tài chính, kế toán, vật tư, sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm, v.v… theo tiêu chuẩn quốc tế.

Thị trường ERP Việt Nam mới được hình thành và chủ yếu là sự tham gia các tập đoàn nước ngoài, tuy nhiên hứa hẹn một tiềm năng phát triển rất lớn bởi nhu cầu về ERP trong vài năm tới sẽ tăng lên rất cao do các doanh nghiệp phải chịu sức ép lớn của tiến trình hội nhập kinh tế đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO.‌

II. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ERP VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM:

1. Dệt may là một ngành sản xuất bao gồm nhiều khâu nối tiếp nhau theo kiểu dây truyền và có quy trình sản xuất phức tạp.

Để có được một sản phẩm hoàn chỉnh thì phải đi qua rất nhiều quá trình phức tạp và trong mỗi khâu lại có các khâu nhỏ khác nhau. Chẳng hạn như trong quy trình cắt thì bao gồm các công đoạn như: trải vải, cắt, đánh số, kiểm tra, bó hàng, v.v…Sản xuất ngành dệt may có tính phức tạp rất cao. Để sản xuất ra được một chiếc áo jacket thì cần đến rất nhiều chi tiết nhỏ: nguyên phụ liệu, cúc áo, khoá, v.v… rồi phải cần đến rất nhiều đường may phức tạp, chi tiết, tỷ mỷ. Dưới đây là quy trình sản xuất chung của ngành dệt may.


Sơ đồ 15: Quy trình chung của ngành dệt may

Do phải trải qua rất nhiều quy trình, công đoạn như vậy, việc quản lý một cách hiệu quả là một vấn đề rất khó và phức tạp, việc sử dụng nguồn lực lãng phí là không thể tránh khỏi. Việc chồng chéo về chức năng của các bộ phận cũng là một bài toán cần giải quyết. Do quá trình sản xuất của ngành dệt may là một quá trình thống nhất nên các khâu, bộ phận có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, sản phẩm của khâu này lại là nguyên vật liệu của khâu tiếp theo. Chính vì vậy việc quản lý sao cho thời gian chuyển tiếp giữa các khâu nhỏ nhất luôn đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ của doanh nghiệp trong mọi khâu. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải huy động một khối lượng lớn nguồn lực của mình tham gia vào đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin cần phải ứng dụng một cách hiệu quả. Một phần mềm ERP sẽ là giải pháp hữu ích nhất để doanh nghiệp giải quyết bài toán khó này. Với việc triển khai hệ thống ERP, các nguồn lực của doanh nghiệp trong từng khâu, từng bộ

phận được giám sát một cách chặt chẽ, do đó có thể tránh được sự chồng chéo giữa các khâu, từ đó giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực của mình hiệu quả hơn.

2. Ngành dệt may sử dụng một số lượng lớn chủng loại nguyên vật liệu trong khi chất lượng của nguyên phụ liệu lại không ổn định.

Các nguyên vật liệu chính phục vụ cho ngành dệt may có thể kể đến như bông, sợi, các phụ kiện, v.v…, những sản phẩm mà trong nước vẫn chưa đáp ứng đ- ược nhu cầu, phần lớn vẫn phải nhập từ nước ngoài. Hàng năm trung bình ngành dệt may phải nhập khẩu 80% nguyên vật liệu và phu kiện để sản xuất. Theo thống kê hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 90% nguyên liệu bông, 100% hoá chất nhuộm và thiết bị cho ngành dệt. Chính vì vậy, việc sản xuất phụ thuộc nhiều vào thị trường nguyên vật liệu thế giới, doanh nghiệp khó chủ động trong sản xuất kinh doanh. Mặt khác, chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu, các linh phụ kiện ngày càng có xu hướng biến động thất thường, điều này làm cho các doanh nghiệp dệt may khó có thể giảm giá thành sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa và thị trường thế giới. Do vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới cũng như nội địa và đặc biệt là có thể cạnh tranh với các công ty của Trung Quốc, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải giảm giá thành sản xuất của mình. Giải pháp ERP sẽ là chìa khoá để doanh nghiệp sử dụng tối ưu nguồn lực của mình thông qua việc cắt giảm chi phí sản xuất, chi phí quản lý.

3. Ngành dệt may sử dụng một số lượng lớn công nhân có trình độ chưa cao, ý thức và tác phong công nghiệp hạn chế.

Do đó năng suất lao động còn thấp, Chẳng hạn cùng một ca làm việc, năng suất lao động bình quân của một lao động ngành may Việt Nam chỉ đạt 12 áo sơ mi ngắn tay hoặc 10 quần thì lao động Hồng Kông có năng suất lao động bình quân là 30 áo hoặc 15-20 quần. Tuy nhiên khi áp dụng hệ thống ERP trong đó có mô đun về quản trị nhân sự thì việc quản lý nhân sự của doanh nghiệp được thực hiện thông qua hệ thống máy tính, doanh nghiệp có thể cập nhật thông tin về nhân viên, tình trạng thiếu hay thừa lao động. Từ đó, đưa ra các kế hoạch về tuyển dụng hay giảm thiểu số lượng nhân viên. Hơn nữa, hệ thống ERP còn tiến hành tính lương, giám sát giờ giấc cũng thông qua các mô đun, do vậy, các doanh nghiệp có thể nắm bắt được tình hình giờ giấc của nhân viên, từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những biện pháp kịp thời nhằm nâng cao ý thức, tác phong làm việc của người lao động.

4. Ngành dệt may Việt nam chủ yếu là sản xuất, gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài, do đó việc xây dựng thương hiệu vẫn còn là một vấn đề cấp thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay.

Hiện nay các doanh nghiệp dệt may gia công xuất khẩu cho các công ty nước ngoài với một tỷ lệ rất lớn chiếm 70-80% kim ngạch xuất khẩu. Sở dĩ các doanh nghiệp dệt may vẫn chấp nhận gia công là do các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển. Năng lực cạnh tranh còn thấp đặc biệt hiện nay phải cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc, đối thủ lớn nhất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Sở dĩ các doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc có khả năng cạnh tranh cao hơn các doanh nghiệp dệt nay của ta là vì Trung Quốc chủ động được nguồn nguyên liệu như bông tự trồng được, hoá chất và thiết bị sản xuất cũng tự túc được. Tuy nhiên, những thuận lợi đó lại là những điểm yếu của Việt Nam. Đặc biệt, trong thời gian sắp tới Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của WTO, bài toán hạn ngạch dệt may bị bãi bỏ tại thị Trường Hoa Kỳ vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp dệt may càng khó khăn hơn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp của Trung Quốc. Thực tế là trong 9 tháng đầu năm 2005, sau khi Trung Quốc được bãi bỏ hạn ngạch tại thị trường Mỹ, lập tức dệt may của Trung Quốc tăng trưởng tới 76%, còn Việt Nam lại xuất khẩu âm vào thị trường này. Chỉ đến khi Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ (áp dụng hạn ngạch với 28 mặt hàng dệt may của Trung Quốc đến năm 2008) thì xuất khẩu của Việt Nam mới tăng trưởng trở lại nhưng cũng chỉ chiếm được 3.2% thị phần dệt may của Mỹ. Giải pháp ERP bao gồm các mô đun về CRM (customer relation management) sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý tốt hơn quan hệ với khách hàng, dần dần từng bước xây dựng được mối quan hệ khách hàng cũng như xây dựng thương hiệu, uy tín của mình cả thị trường trong và ngoài nước.


Bảng 2: Cơ cấu giá thành sản phẩm dệt may làm gia công

Đơn vị: %



Các bộ phận cấu thành

Hàng đơn giản

Hàng cao cấp

nguyên vật liệu nội

nguyên vật liệu ngoại

Nguyên vật liệu

40-50

60-70

Khấu hao tài sản cố định

01-15

3-5

Khấu hao tư liệu sản xuất

3-5

5-8

Chi phí quản lý

20

10

Chi phí khác

10

10

Lao động

20-30

5-10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp phát triển ERP Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam - 5

(Nguồn: www.vietnamtextile.org.vn)

Bảng số liệu trên cho thấy thành phần cấu tạo chủ yếu nên giá thành sản phẩm dệt may gia công đó là nguyên vật liệu đầu vào chiếm tới 40-50% đối với hàng đơn giản, nguyên liệu nội, còn đối với hàng phức tạp nguyên liệu ngoại tỷ lệ này lên tới 60-70%. Hơn nữa chi phí lao động chiếm tới 20%, chi phí quản lý và các chi phí khác cũng chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 20%. Nguyên liệu đầu vào là yếu tố mà các doanh nghiệp dệt may không hoàn toàn chủ động được còn chi phí về lao động, chi phí quản lý và các chi phí khác doanh nghiệp hoàn toàn có thể chi phối được. Hệ thống ERP sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực của mình hiệu quả hơn làm cho chi phí về lao động, chi phí quản lý sẽ được giảm đi từ đó giảm giá thành sản xuất và năng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tóm lại, với đặc thù riêng của mình, ngành dệt may hiện nay rất cần có một giải pháp về công nghệ thông tin cũng như quản lý sản xuất hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng được thương hiệu của mình trước ngưỡng cửa gia nhập WTO của nước nhà. ERP chính là chìa khoá để giải quyết nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam.

Toàn bộ chương 1 đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về hệ thống ERP cũng như sự cần thiết của việc áp dụng hệ thống này trong ngành dệt may. Tuy nhiên, thực trạng các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam áp dụng được hệ thống này đến đâu, như thế nào, họ đã gặp phải những sai lầm gì cũng như khó khăn phải đối phó trong khi triển khai dự án ERP sẽ được trình bày trong chương hai của luận văn này.

CHƯƠNG 2‌

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ERP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY CỦA VIỆT NAM

I. TÌNH HÌNH CHUNG NGÀNH DỆT MAY CỦA VIỆT NAM:

Ở Việt Nam, nghề dệt may đã có từ lâu và phát triển khá phổ biến. Tuy nhiên ở giai đoạn 1976-1985 do cơ chế tập trung bao cấp nên đầu vào và đầu ra cho sản xuất được cung ứng và tiêu thụ theo địa chỉ quy định của nhà nước. Việc sản xuất và quản lý theo ngành khép kín và hướng vào nhu cầu tiêu dùng nội địa là chính còn xuất khẩu trong giai đoạn này thực hiện trong khuôn khổ các hiệp định và nghị định thư của nước ta với khu vực Đông Âu và Liên Xô. Từ đó, hạn chế lớn sự phát triển của ngành dệt may.

Giai đoạn 1986-1990, thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế của Đảng, chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành dệt may đã gặp rất nhiều khó khăn. Sang giai đoạn 1990-1995 nhờ chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may phát triển và trong những năm gần đây dệt may đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trên thị trường thế giới, tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể và là một ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt ngày 23/4/2001 Thủ Tướng Chính Phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010 theo quyết định số 55/2001/QĐ-TTg. Với chiến lược này, ngành dệt may có nhiều cơ hội phát triển. Chính Phủ đã có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hoạt động kinh doanh như được hưởng ưu đãi về tín dụng đầu tư, được ngân hàng đầu tư và phát triển, các ngân hàng thương mại quốc doanh bảo lãnh hoặc cho vay tín dụng xuất khẩu, cho vay đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi, được hưởng các ưu đãi về thuế, các doanh nghiệp dệt may có cơ hội phát triển.

Xu hướng chuyển sang tiêu dùng hàng nội địa, thị trường trong nước cũng là điểm hứa hẹn đối với ngành dệt may. Song trong điều kiện tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế ngành dệt may cũng phải đương đầu với thách thức to lớn đối với

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí