Kim Ngạch Xuất Khẩu Hàng Dệt May Giai Đoạn Từ 1996-2004

việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu.


1. Tình hình kim ngạch xuất khẩu:

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn từ 1996-2004

Đơn vị: Triệu USD



1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

Tổng GT

1150

1349

1351

1747

1892

1962

2752

3600

4386

Nhật bản

248

325

321

417

620

588

490

500

614

EU

225

410

521

555

609

599

546

600

658

Mỹ

9.1

12

26

34

49.5

44.6

976

1950

2368

TT khác

668

602

483

387.3

613

730.4

740

550

1346

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp phát triển ERP Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam - 6

(Nguồn: www.vietnamtextile.org.vn)

Mỹ, EU, Nhật Bản là ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 1996-2001, các doanh nghiệp dệt may của nước ta chỉ tập trung xuất khẩu chủ yếu vào các nước trong khối liên minh châu Âu EU và thị trường Nhật Bản với kim ngạch tăng dần qua từng năm, còn thị trường Mỹ đạt kim ngạch rất thấp. Tuy nhiên, sau năm 2001, khi mà Hiệp định Thương Mại Việt- Mỹ đi vào hiệu lực thì kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may vào Mỹ tăng rất mạnh từ

44.6 triệu USD năm 2001 lên 976 triệu USD tăng gấp hơn 21 lần và kim ngạch tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Thị trường Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu tiềm năng mà các doanh nghiệp dệt may đang hướng tới trong những năm tiếp theo.

2. Quy mô doanh nghiệp dệt may:

2.1. Số lượng:

Có rất nhiều tiêu chuẩn để xác định số lượng doanh nghiệp dệt may tuy nhiên các tiêu chuẩn theo vùng, theo lĩnh vực, theo số lượng lao động, theo số vốn điều lệ, v.v…được sử dụng phổ biến hơn cả.

Nếu tính theo khu vực thì doanh nghiệp dệt may tập trung nhiều nhất tại 3 trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước: thành phố Hồ Chí Minh với số lượng 1090

doanh nghiệp, thành phố Hà Nội với 157 doanh nghiệp, Đồng Nai 142 doanh nghiệp, v.v…

Bảng 4: Số lượng doanh nghiệp tính theo khu vực


Theo vùng

Số lượng đơn vị thành viên (Doanh Nghiệp)

TP Hồ Chí Minh

1090

TP Hà Nội

157

Đồng Nai

142

Bình Dương

116

Long An

27

Đà Nẵng

55

Các tỉnh khác

364

Tổng số

1951

(Nguồn: www.vietnamtextile.org.vn)

Theo số liệu thống kê của hiệp hội dệt may Việt Nam thì trong ngành may có tới hơn 1446 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất, ngành dệt là 382 doanh nghiệp, sau đó đến ngành dịch vụ 265 doanh nghiệp…

Bảng 5: Số lượng doanh nghiệp tính theo lĩnh vực hoạt động


Theo lĩnh vực

Số lượng doanh nghiệp (Doanh nghiệp)

Nguyên phụ liệu kéo sợi

96

Dệt

382

Vải không dệt

6

May

1446

Thiết bị

35

Dịch vụ

265

(Nguồn: www.vietnamtextile.org.vn)

Nếu phân theo tiêu chí nguồn vốn chủ sở hữu thì số lượng doanh nghiệp nhà nước là 307 doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh

nghiệp chiếm đa số. Hiện nay tiến trình cổ phần hoá diễn ra mạnh mẽ trong ngành dệt may đặc biệt là trong tổng công ty dệt may Việt Nam. Hiện nay trong Tổng công ty dệt may Việt Nam, số lượng doanh nghiệp cổ phần lên tới 37 công ty, số lượng công ty góp vốn liên doanh là 6, trong khi doanh nghiệp nhà nước một thành viên chỉ có 10.

Bảng 6: Số lượng doanh nghiệp theo nguồn vốn chủ sở hữu


Theo nguồn vốn sở hữu

Số lượng doanh nghiệp (Doanh nghiệp)

Doanh nghiệp nhà nước

307

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

1172

Doanh nghiệp nước ngoài

472

(Nguồn: www.vietnamtextile.org.vn) Bảng 7: Số lượng doanh nghiệp tính theo vốn

Theo vốn (VNĐ)

Số lượng doanh nghiệp (Doanh nghiệp)

Dưới 500 Triệu

79

Từ 500 Triệu - dưới 1 tỷ

73

Từ 1-5 tỷ

174

Trên 5 tỷ

108

(Nguồn: www.vietnamtextile.org.vn)

2.2. Khả năng về vốn:

Xét trên quy mô, phần lớn các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ. Nếu phân theo tiêu chí lao động thì có tới 80% doanh nghiệp sử dụng dưới 300 lao động, theo vốn thì có tới 90% dưới 5 tỷ đồng.

Vốn đầu tư của ngành dệt may Việt Nam cũng như nhiều ngành công nghiệp khác gồm có vốn đầu tư trong nước và ngoài nước. Vốn đầu tư của ngành dệt may gồm 3 nguồn chính: vốn ngân sách Nhà nước, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng và vốn đầu tư nước ngoài.

Từ nay tới năm 2010, ngành dệt may cùng với một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất là rất lớn, theo thống kê ngành dệt may cần khoảng 2.7 tỷ đô la. Theo hiệp hội dệt may Việt Nam, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành dệt may, dệt thoi, sợi nhân tạo và cán bông dự kiến đến

năm 2010 là 2.725 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư dự kiến cho ngành may là 834 triệu USD, đầu tư lĩnh vực dệt thoi là 1.095 tỷ USD, đầu tư cho kéo sợi là 600 triệu USD, cho lĩnh vực sợi nhân tạo là 150 triệu USD và đầu tư cho cán bông là 46 triệu USD.

Theo ông Lê Quốc Ân, chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam, trong tổng vốn đầu tư dự kiến thì có 1.635 tỷ USD là nguồn vốn vay chiếm 60%, còn lại 1.090 tỷ đô la chiếm 40% là nguồn vốn tự có của các nhà đầu tư. Như vậy với nhu cầu nguồn vốn đầu tư quá lớn như trên, ngành dệt may sẽ chắc chắn phải đa dạng nguồn vốn đầu tư và không thể chỉ dựa vào một nguồn vốn duy nhất. Về quan điểm đầu tư, theo ông giữa nguồn vốn sở hữu và vốn vay phải cân đối, không thể đi vay quá nhiều. Làm thế nào để vốn sở hữu chiếm tỷ lệ ít nhất từ 30-50% trước đây nhiều doanh nghiệp đi vay gần như tới 80%-100% tổng số vốn đầu tư thì rất rủi ro và nguy hiểm. Cho nên để phát triển bền vững thì nguồn vốn tự có của chủ đầu tư phải đạt từ 40-50% ở mỗi dự án.

Vậy nguồn vốn tự có lấy ở đâu? Câu trả lời là phải đa dạng nguồn vốn tự có, đó có thể là vốn của chủ dự án hay vốn kêu gọi hợp tác với các đối tác trong nước, nước ngoài, tức là vốn của nhiều chủ dự án góp vào hay có thể huy động rộng rãi hơn bằng cách phát hành trái phiếu, kêu gọi đầu tư từ các quỹ đầu tư trên thị trường trên thị trường chứng khoán Việt Nam, v.v…

Đối với vốn vay, theo ông Ân, phải tìm được những tổ chức tài trợ, những ngân hàng cho vay thời gian hợp lý, đây là yếu tố quan trọng bởi vì với ngành may thời gian vay có thể là 5-7 năm, ngành dệt, nhuộm rồi sản xuất nguyên phụ liệu thì thời gian vay phải từ 7-10 năm và trên 10 năm.

2.3. Năng lực sản xuất:

Năng lực sản xuất của ngành dệt may trong giai đoạn từ năm 2000-2005 đều có những bước tăng trưởng khá đều đặn với tốc độ trung bình là 17.75%/năm đối với sợi, 19.75%/năm đối với len đan, khoảng 9.5%/năm đối với vải lụa, 20.5%/năm đối với quần áo dệt kim, 29.25%/năm đối với quần áo may sẵn. Trong năm 2006, năng lực sản xuất của ngành dệt may vẫn hứa hẹn một sự tăng trưởng khá cao. Ngay trong sáu tháng đầu năm, các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam có tốc độ tăng trưởng sản xuất sợi 16.4%, vải thành phẩm tăng 14.1%, sản phẩm may dệt kim tăng 29%, sản phẩm dệt thoi tăng 9.7% so với cùng kỳ năm ngoái [Theo báo cáo sơ kết tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm và giải pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2006 của Tập đoàn dệt may Việt Nam].




Đơn vị tính


2000

%tăng,

giảm


2001

%tăng,

giảm


2002

%tăng,

giảm


2003

%tăng,

giảm


2004

%tăng,

giảm


2005

Tăng

TB(%)

Sợi

Tấn

129890

-

162406

25

226811

40

234614

3

240818

3

253135

17.75

- Nhà nước

"

78427

-

87398

11

90094

3

92757

3

106367

15

110950

8.00

- Ngoài nhà nước

"

1649

-

2663

61

3352

26

4028

20

34827

765

36425

218.00

- ĐTNN

"

49814

-

72345

45

133365

84

137829

3

99624

- 28

1057

26.00

Len đan

Tấn

2683

-

2013

- 25

1818

- 10

2846

57

4456

57

4920

19.75

- Nhà nước

"

2037

-

1809

- 11

1660

- 8

1821

10

445

- 76

470

- 21.25

- Ngoài nhà nước

"

601

-

204

- 66

158

- 23

173

9

2535

1365

2800

321.25

- ĐTNN

"

45

-

-

-

0

-

852

-

1476

73

1650

18.25

Vải lụa

Triệu mét

356.4

-

410.1

15

469.6

15

496.4

6

501.7

1

503.3

9.25

- Nhà nước

"

165.3

-

166.4

1

192.2

16

196.2

2

179.2

- 9

168.4

2.50

- Ngoài nhà nước

"

81.8

-

102.9

26

120.1

17

111.9

- 7

129.3

16

131.3

13.00

- ĐTNN

"

10.3

-

140.8

1267

157.3

12

188.3

20

193.2

3

203.6

325.50

Quần áo dệt kim

Nghìn cái

87007

-

75640

- 13

112804

49

148151

31

170444

15

188556

20.50

- Nhà nước

"

47867

-

34843

- 27

37688

8

48965

30

41471

- 15

42022

- 1.00

- Ngoài nhà nước

"

8854

-

14540

64

29930

106

38673

29

58704

52

67130

62.75

- ĐTNN

"

30286

-

26257

- 13

45186

72

60513

34

70269

16

79404

27.25

Quần áo may sẵn

Triệu cái

337.0

-

375.6

11

489.0

30

727.1

49

922.7

27

1,010.8

29.25

- Nhà nước

"

123.2

-

139.3

13

182.8

31

204.3

12

219.0

7

218.9

15.75

- Ngoài nhà nước

"

149.0

-

160.5

8

183.9

15

318.5

73

413.5

30

482.3

31.50

- ĐTNN

"

64.8

-

75.9

17

122.3

61

204.3

67

290.2

42

309.6

46.75

Bảng 7: Năng lực sản xuất của ngành dệt may (Nguồn: www.gso.gov.vn)



45


3. Nguồn nhân lực:‌

Ngành dệt may Việt Nam hiện nay rất thiếu lao động lành nghề có kỹ thuật cao. Trên thực tế, chỉ có một vài trường đại học ở Việt Nam có các khoa đào tạo kỹ sư cho ngành dệt may mà kiến thức học ở trường lại không gắn với yêu cầu của các doanh nghiệp. Mặc dù có một số trường học nghề đào tạo các công nhân kỹ thuật cho ngành may nhưng ở những trường này học viên chỉ được học những kỹ thuật cơ bản nhất. Ngoài ra các doanh nghiệp dệt may còn tổ chức những khoá đào tạo công nhân theo yêu cầu của họ nhưng những khoá học này rất ngắn thường 1-3 tháng. Chính sự thiếu lao động có kỹ thuật và có kinh nghiệm đã là một trong những nhân tố làm cho năng lực cạnh tranh của ngành thấp so với một số nước đặc biệt là Trung Quốc.

Ngoài việc thiếu lực lượng công nhân có tay nghề, còn một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang gặp phải đó là thiếu đội ngũ thiết kế. Hiện nay ở Việt Nam không có nhiều trường đại học đào tạo ngành này thậm chí ở những trường có đào tạo thì chất lượng lại không cao nên dẫn đến một thực tế đó là đội ngũ thiết kế thời trang của Việt Nam vừa thiếu lại vừa yếu.

Năng lực quản lý điều hành yếu cũng là vấn đề còn tồn tại của các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam.

4. Nguyên phụ liệu đầu vào:

Trong ngành dệt may, nguồn nguyên liệu đầu vào đóng một vai trò rất quan trọng, quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Nguyên liệu chính của ngành công nghiệp dệt may bao gồm bông, xơ sợi tổng hợp, tơ tằm, xơ lông cừu, v.v… trong đó bông và xơ tổng hợp là hai nguồn nguyên liệu quan trọng nhất. Cho đến nay, Việt Nam chỉ sản xuất được bông và tơ tằm sử dụng trong ngành công nghiệp dệt. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất ra còn xa mới đáp ứng được nhu cầu. Hơn nữa chất lượng bông do Việt Nam tự sản xuất lại không cao trong khi giá lại cao hơn giá bông nhập khẩu. Có thể nói các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường nguyên liệu thế giới.


5. Khoa học công nghệ:

Tình trạng công nghệ, trang thiết bị của ngành dệt may rất khác nhau tuỳ thuộc vào các lĩnh vực khác nhau của ngành như kéo sợi, dệt thoi, dệt kim, nhuộm, in và may. Mặc dù đã có nỗ lực đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ song nhìn chung trong toàn ngành, công nghệ và trang thiết bị vẫn ở trong tình trạng lạc hậu so với các nước trong khu vực. Máy móc, trang thiết bị ngành dệt may của nước ta hiện nay chủ yếu là nhập từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, v.v… trong đó chỉ có 45% là đạt mức trung bình của khu vực.‌

II. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HỆ THỐNG ERP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM:

1. Tình hình chung:

Có thể nói việc triển khai hệ thống ERP tại các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện nay thiếu một lộ trình hợp lý.

Trong buổi toạ đàm về ứng dụng và triển khai ERP cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng, ông Nguyễn Văn Thảo, Phó tổng thư ký Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhận định về sức ép về cạnh tranh khi gia nhập WTO sẽ rất lớn và các doanh nghiệp của chúng ta đặc biệt là ngành dệt may có thể thua và bị loại khỏi cuộc chơi ngay trên sân nhà nếu không tự cải tổ: “Đã đến lúc chúng ta tìm đường đưa công nghệ thông tin vào doanh nghiệp và biến việc ứng dụng công nghệ trở thành thế mạnh chứ không phải gánh nặng”.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ có 1.1 % doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng ERP hiện nay. Còn trong ngành dệt may, số lượng doanh nghiệp ứng dụng chỉ đếm trên đầu ngón tay mà cũng chỉ là đang trong quá trình triển khai. Ba doanh nghiệp tiêu biểu cho việc ứng dụng mô hình này là công ty May 10, công ty dệt Phong phú và công ty may Tiền Tiến thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam.

Một thực tế đáng lo ngại trong việc triển khai hệ thống ERP đó là doanh nghiệp


chưa định hướng được nên bắt đầu một dự án hiện đại hoá quy trình của mình ra sao, không biết bắt đầu cải tổ từ khâu nào trước. Tâm lý e ngại cải tổ của ban lãnh đạo doanh nghiệp vẫn còn phổ biến tại hầu hết các doanh nghiệp dệt may đặc biệt là các doanh nghiệp của nhà nước. Tâm lý e ngại cộng với trình độ quản lý yếu kém càng làm cho việc ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến khó khăn hơn. Doanh nghiệp dệt may thiếu một nguồn nhân lực có thể làm nên một cuộc cải cách lớn. Hơn nữa nguồn vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh còn thiếu chưa nói đến nguồn vốn để nâng cao trình độ công nghệ. Do vậy doanh nghiệp chưa biết đổi mới từ đâu, đổi mới như thế nào và với lộ trình ra sao là điều dễ hiểu. Cũng chính vì thiếu vốn mà doanh nghiệp chỉ có thể đầu tư vào một khâu nào có mà không thể đầu tư toàn bộ doanh nghiệp được. Điều này dẫn đến một tình trạng phổ biến đó là sự đầu tư thiếu đồng bộ, nhỏ lẻ, rời rạc trong đầu tư cho công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có tiềm năng vốn lớn thì tiến hành đầu tư các phần mềm công nghệ cho các bộ phận chủ chốt như kế toán, sản xuất, quan hệ khách hàng. Tuy nhiên các phần mềm này lại khá tách rời nhau, không kết nối với nhau làm cho dòng thông tin trong nội bộ doanh nghiệp không phải là một mạch thông suốt. Các công ty nhỏ thì chỉ đầu tư một cách bột phát, chắp vá không mang tính chất lâu dài do vậy khó có thể phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay.

2. Tình hình cụ thể:

Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các công ty dệt may của Việt Nam rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau. Một số công ty phát triển được mạng nội bộ nhỏ, một số đơn vị khác hoàn toàn sử dụng máy tính độc lập. Phần mềm kế toán được sử dụng rộng rãi nhất trong các Công ty thành viên của Vinatex là FAST accounting, tuy nhiên một số công ty khác sử dụng các phần mềm được phát triển trên ngôn ngữ FOX PRO. Hệ thống hiện có bao gồm các phần hành riêng rẽ và không được liên kết tổng thể. Chi tiết về hiện trạng các phần hành ứng dụng được mô tả dưới đây:

2.1. Hệ quản lý Tài chính Kế toán:

Hiện nay trong tập đoàn dệt may Việt Nam, hiện có khoảng 20 công ty triển khai

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022