Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Du Lịch.‌


Bao gồm những du khách có trình độ hiểu biết về các vấn đề văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, nghệ thuật, đi du lịch nghiên cứu.

1.4. Khái niệm về tài nguyên du lịch.‌

1.4.1. Khái niệm tài nguyên du lịch.‌

Khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005 quy định : ô Tài nguyờn du lịch là cảnh quan thiờn nhiờn, yếu tố tự nhiờn, di tớch lịch sử văn húa, cụng trỡnh lao động sỏng tạo của con người và cỏc giỏ trị nhõn văn khỏc cú thể được sử dụng nhằm đỏp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hỡnh thành cỏc khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đụ thị du lịch ằ.

Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như là tiền đề phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch càng phong phú đặc sắc có mức độ tập trung cao thì càng có sức hấp dẫn với du khách và có hiệu quả kinh doanh du lịch cao.

Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử, việc khai thác phụ thuộc vào nhiều điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, chính trị nên ngày càng được mở rộng. Do vậy, Tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên du lịch đã, đang khai thác và tài nguyên du lịch chưa được khai thác.

Khỏi niệm Tài nguyờn du lịch : ô là tất cả những gỡ thuộc về tự nhiờn và cỏc giỏ trị văn húa do con người sỏng tạo ra cú sức hấp dẫn du khỏch, cú thể được bảo vệ, tụn tạo và sử dụng cho ngành Du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế - xó hội và mụi trường ằ.

1.4.2.Tài nguyên du lịch tự nhiên.‌

Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta được lôi cuốn vào việc phục vụ cho mục đích du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Các thành phần tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh nhất đến hoạt động này là địa hình, khí hậu, nước, động – thực vật.


Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 4

1.4.2.1. Địa hình.

Ảnh hưởng quan trọng của địa hình đến du lịch là các đặc điểm hình thái của địa hình và các dạng địa hình đặc biệt có sức hấp dẫn du khách.

Về mặt hình thái của địa hình, với các dạng địa hình cơ bản là : đồng bằng, địa hình đồi và địa hình miền núi.

Các dạng địa hình đặc biệt hấp dẫn du khách nhất là địa hình karstơ và địa hình ven biển.

+ Địa hình ven biển có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch, có thể khai thác để phát triển nhiều loại hình du lịch như tham quan, nghỉ mát, tắm biển, thể thao dưới nước, tham quan hệ sinh thái đảo ven bờ… Để đánh giá mức độ thuận lợi cho du lịch của các bãi biển, có nhiều tiêu chí như : dài, rộng, độ mịn của cát, độ dốc, độ mặn, độ trong của nước… Du lịch biển là loại hình thu hút du khách đông nhất. Việt Nam những bãi tắm đẹp nhất kéo dài liên tục từ Đại Lãnh đến Nha Trang. Đây là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch biển có khả năng cạnh tranh với các nước trong du lịch.

1.4.2.2. Khí hậu.

Khí hậu cũng là một tài nguyên du lịch khá quan trọng. Trong đó hai yếu tố của khí hậu : nhiệt độ và độ ẩm không khí là quan trọng nhất. Ngoài ra gió, áp suất khí quyển, số giờ nắng, sự phân mùa và các hiện tượng thời tiết đặc biệt có tác động đến tổ chức du lịch.

Đặc biệt là sự phân mùa của khí hậu làm cho du lịch có tính mùa rõ rệt. Các vùng khác nhau trên thế giới có mùa du lịch khác nhau do ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu. Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc chỉ một số tháng.

- Mùa đông : là mùa du lịch trên núi, đặc biệt là loại hình du lịch thể thao.

- Mùa hè : là mùa du lịch quan trọng nhất vì có thể phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch biển, trên núi, các loại hình du lịch ngoài trời.


Mùa du lịch cả năm : thích hợp với du lịch núi, nước khoáng chữa bệnh. Các vùng khí hậu nhiệt đới và xích đạo mùa du lịch hầu như là cả năm.

Đối với tổ chức các dịch vụ du lịch, các tuyến du lịch cần chú ý đến các hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở kế hoạch du lịch như bão, gió mùa, gió phơn, lũ lụt, mùa mưa.

Thông thường du khách thường ưa thích những điểm du lịch không quá nóng, quá lạnh, quá ẩm, quá khô hay nhiều gió.

1.4.2.3. Nguồn nước.

Tài nguyên nước phục vụ du lịch gồm có nước trên bề mặt và nước dưới đất (nước khoáng).

Tài nguyên nước trên bề mặt bao gồm mạng lưới sông ngòi, ao, hồ nước ngọt và nước mặn. Nó có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp nước cho các khu du lịch, phát triển các loại hình du lịch đa dạng như : hồ, sông nước…

Trong tài nguyên nước cần phải nói đến nước khoáng với giá trị chủ yếu cho du lịch an dưỡng và chữa bệnh.

1.4.2.4. Sinh vật.

Tài nguyên sinh vật là loại hình du lịch sinh thái, trong đó các khu bảo tồn thiên nhiên có vai trò quan trọng. Có những hệ sinh thái, sinh vật phục vụ cho tham quan du lịch như : các thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình (rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng ngập mặn…) có các loài động vật quý hiếm (chim, thú…), các loài đặc sản phục vụ cho ẩm thực hoặc các loài phổ biến có thể săn bắn… Ngoài ra, sinh vật còn phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học như ở những khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. Ở nước ta, điển hình có rừng Cúc Phương, Cát Bà, Cát Tiên, Kẻ Bàng, Bà Nà…

Tài nguyên du lịch tự nhiên có tính chất tổng hợp và giá trị cao trong du lịch là các Di sản thiên nhiên thế giới. Việt Nam có hai di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), động Phong Nha (Quảng Bình).


Ngày nay thị hiếu về du lịch ngày càng đa dạng, con người hướng về thiên nhiên nhiều hơn, thích du lịch sinh thái hơn. Do vậy tài nguyên du lịch sinh vật có ý nghĩa rất quan trọng.

1.4.3.Tài nguyên du lịch nhân văn.‌

Tài nguyên du lịch nhân văn là đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình lịch sử tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. Nhóm tài nguyên này có giá trị nhận thức hơn giá trị giải trí, ít phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, thường tập trung ở các khu vực quần cư và thu hút du khách có mức thu nhập, có trình độ văn hóa, nhận thức cao hơn.

Các loại tài nguyên du lịch nhân văn :

1.4.3.1. Các di tích lịch sử, văn hóa.

- Các di tích lịch sử - văn hóa nói chung được phân chia thành :

+ Di tích khảo cổ : là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa, thuộc về thời kì lịch sử xa xưa. Thường nằm dưới lòng đất.

+ Di tích lịch sử : là các di tích gắn với đặc điểm và quá trình phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Loại hình này gồm di tích ghi dấu về dân tộc học, di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược, di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động, di tích ghi dấu tội ác của các thế lực phản động.

+ Di tích văn hóa nghệ thuật : là các di tích gắn với công trình kiến trúc, văn hóa xã hội của dân tộc.

+ Các loại danh lam thắng cảnh : phong cảnh đẹp hòa quyện với các công trình mang tính chất văn hóa – lịch sử.

Ở Việt Nam có các di sản văn hóa được công nhận là di sản văn hóa thế giới : Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ sơn, phố cổ Hội An, Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc Cung Đình Huế.


1.4.3.2. Các lễ hội.

Lễ hội là một dạng tài nguyên nhân văn quan trọng, là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp rất đa dạng và phong phú để con người hướng về tổ tiên, ôn lại truyền thống, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, thể hiện những ước mơ, khát khao mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.

Từ rất lâu ngôi đình đã dựng mốc cho các chuẩn mực văn hóa, định hình cho đời sống tâm linh và đạo đức của từng thành viên trong làng. Mỗi làng đều có đình thờ Thành Hoàng làng. Những ngày mất, ngày sinh của Thành Hoàng trở thành ngày hội để người dân nhớ ơn, tưởng niệm.

1.4.3.3. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học.

Mỗi dân tộc có một điều kiện sống, đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng và có địa bàn cư trú nhất định. Khi khoảng cách về không gian địa lý được rút ngắn rất nhiều nhờ những thành tựu trong lĩnh vực giao thông, viễn thông và internet, trên Trái Đất không còn những nơi bí ẩn, những nơi chưa được khám phá. Nhưng về nhiều mặt, các dân tộc vẫn còn xa lạ với nhau. Đó chính là sức hút trong du lịch dân tộc học.

Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa du lịch là các tập tục lạ về cư trú, tổ chức xã hội, thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc…

Việt Nam với 54 dân tộc vẫn giữ được những phong tục tập quán, hoạt động văn hóa văn nghệ đặc sắc, những làng nghề truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng mang tính chất nghệ thuật cao, đặc biệt là các nghề chạm khắc, đúc đồng, dệt tơ lụa, sơn mài, gốm sứ… Các món ăn dân tộc độc đáo với nghệ thuật cao về chế biến và nấu nướng.

1.4.3.4. Các đối tượng văn hóa – thể thao và hoạt động nhận thức khác.


Các đối tượng du lịch văn hóa – thể thao thường tập trung ở các thủ đô và các thành phố lớn, đó là trung tâm của các viện khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn và nổi tiếng, các trung tâm thường xuyên diễn ra liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, thể thao…

Đối tượng văn hóa – thể thao thu hút không chỉ khách tham quan nghiên cứu mà còn lôi cuốn nhiều khách du lịch với mục đích khác. Khách du lịch có trình độ văn hóa trung bình trở lên đều có thể thưởng thức các giá trị văn hóa của đất nước mà họ đến tham quan. Do vậy, tất cả các thành phố có các đối tượng văn hóa, hoặc tổ chức các hoạt động văn hóa – thể thao đều trở thành những trung tâm du lịch văn hóa.

1.5. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.‌

1.5.1. Cơ sở hạ tầng du lịch.‌

Cơ sở hạ tầng có vai trò đặc biệt quan trọng với việc đẩy mạnh phát triển du lịch. Nó gồm nhiều yếu tố như : giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước… Trong đó, quan trọng nhất là mạng lưới và các phương tiện giao thông.

Thông tin liên lạc cũng là một phần quan trọng phục vụ cho du lịch. Nó là điều kiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu giao lưu, trao đổi thông tin của du khách.

Bên cạnh đó, hệ thống các công trình cấp điện, nước cũng phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi, giải trí của du khách.

1.5.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật.‌

Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch gồm các yếu tố rất đa dạng như cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch : khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, cửa hiệu, trạm xăng dầu, trạm y tế… cùng với các tiện nghi phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ, vui


chơi của khách… Cơ sở vật chất kỹ thuật còn gồm tất cả những công trình mà tổ chức du lịch xây dựng bằng vốn đầu tư của mình.

Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển du lịch và quyết định mức độ, hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch của lãnh thổ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách. Vì vậy muốn quy hoạch để phát triển lãnh thổ du lịch cần gắn liền vơi việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất. Việc đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được căn cứ vào ba loại tiêu chuẩn chủ yếu :

+ Đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi – du lịch.

+ Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quá trình xây dựng và khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật.

+ Thuận tiện cho việc đi lại của khách từ nơi khác đến.

1.6. Các loại hình du lịch. Phân loại tổng quát.‌

1.6.1. Du lịch sinh thái (Ecotourism).

Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam:

“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

Sự khác nhau giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch thiên nhiên khác thể hiện trên các mặt sau :

+ Có mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề.

+ Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân du khách thành những người đi tiên phong trong công tác bảo tồn môi trường.


+ Phát triển du lịch sinh thái sẽ làm giảm thiểu tác động tiêu cực của du khách đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lực tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên.

1.6..2. Du lịch văn hóa.

ô Là loại hỡnh du lịch mà du khỏch muốn được thẩm nhận bề dày văn húa của một nước, một vựng thụng qua cỏc di tớch lịch sử, văn húa, những phong tục tập quỏn cũn hiện diện ằ.

Cũng có nhiều cách biểu đạt khác nhau của định nghĩa văn hóa du lịch, tiêu biểu có ba cách sau :

* Du lịch văn hóa là tổng của cải vật chất và của cải tinh thần có liên quan đến du lịch.

* Du lịch văn hóa là kết quả tác động lẫn nhau giữa chủ thể du lịch (du khách), khách thể du lịch (tài nguyên du lịch) với môi giới du lịch (ngành du lịch).

* Du lịch văn hóa là một loại hình thái văn hóa của đời sống du lịch.

* Du lịch văn hóa là một loại hình thái văn hóa đặc thù, lấy nhân tố giá trị nội tại của văn hóa chung làm chỗ dựa, lấy các yếu tố du lịch làm căn cứ, tác dụng với quá trình hoạt động du lịch..

Du lịch văn hóa tức là nội dung văn hóa do du lịch – hiện tượng xã hội độc đáo này thể hiện ra, là văn hóa do du khách và người làm công tác du lịch tích lũy và sáng tạo ra trong hoạt động du lịch.

Du lịch văn hóa có những đặc trưng cơ bản sau :

* Tính tổng hợp.

Du lịch văn hóa có nhiều loại hình thái :

- Vừa có hình thái văn hóa vật chất, vừa có hình thái văn hóa tinh thần.

- Vừa có văn hóa cổ đại, vừa có văn hóa cận đại, hiện đại.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/04/2023