Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 2


1.3.2. Phân loại du khách 12

1.4. Khái niệm về tài nguyên du lịch. 14

1.4.1. Khái niệm tài nguyên du lịch 14

1.4.2.Tài nguyên du lịch tự nhiên 14

1.4.3.Tài nguyên du lịch nhân văn. 17

1.5. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. 19

1.5.1. Cơ sở hạ tầng du lịch 19

1.5.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật. 19

1.6. Các loại hình du lịch. 20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

1.7. Khái niệm về sản phẩm du lịch. 22

1.7.1. Định nghĩa 22

Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 2

1.7.2. Cơ cấu sản phẩm du lịch 23

1.7.3. Đặc tính của sản phẩm du lịch 24

1.8. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững 26

1.8.1. Định nghĩa về phát triển du lịch bền vững 26

1.8.2. Phát triển du lịch sinh thái (DLST) bền vững 27

1.8.3. Các yêu cầu của sự phát triển du lịch bền vững 27

1.8.4. Bản sắc văn hóa 28

1.8.5. Cộng đồng 28

1.8.6. Cân bằng. 28

1.8.7. Phát triển. 28

1.9. Các nguyên tắc 28

1.9.1. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 28

1.9.2. Các nguyên tắc quy hoạch điểm du lịch 38

1.9.3. Các nguyên tắc quy hoạch tuyến du lịch 41

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 44

2.1. Khái quát tỉnh Bình Dương 44

2.1.1. Vị trí địa lí 44

2.1.2. Sự phân chia hành chính 47

2.2. Tiềm năng du lịch của tỉnh Bình Dương 47

2.2.1. Tài nguyên du lịch 47

2.2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 86

2.3. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005-201088

2.3.1. Các loại hình hiện đang khai thác phục vụ cho du khách. 88

2.3.2. Sản phẩm du lịch 91

2.3.3. Sản phẩm tham quan 92

2.3.4. Khách du lịch 93

2.3.5. Cơ sở hạ tầng 96

2.3.6. Cơ sở vật chất – kỹ thuật 98

2.3.7. Dịch vụ du lịch 99

2.3.8. Doanh thu du lịch ( từ 2006 – 2010 ) 100

2.3.9. Đầu tư phát triển du lịch 103

2.3.10. Tình hình tổ chức quản lý du lịch 103

2.3.11. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn, hạn chế 104

2.4. Tiểu kết chương II 105

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011-2020 107

3.1. Các định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Dương 107

3.1.1. Cơ sở để xây dựng định hướng 107

3.1.2. Các định hướng phát triển du lịch 112

3.2. Các dự báo trong tương lai 116

3.2.1. Dự báo du khách ( quốc tế và nội địa ) 116

3.2.2. Dự báo doanh thu du lịch 117

3.2.3. Dự báo lao động du lịch 118

3.2.4. Dự báo đầu tư phát triển du lịch 118

3.3. Các giải pháp cụ thể 120

3.3.1. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch 120

3.3.2. Giải pháp đào tạo nhân lực du lịch 125

3.3.3. Giải pháp đầu tư phát triển du lịch 127

3.3.4. Giải pháp thị trường du lịch 129

3.3.5 Giải pháp tổ chức quản lí du lịch 129

3.4. Kiến nghị 131

KẾT LUẬN 133

TÀI LIỆU THAM KHẢO 135

PHỤ LỤC


1. Lí do chọn đề tài‌‌‌


PHẦN MỞ ĐẦU

Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa – xã hội. Hoạt động du lịch ở Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế quan trọng thu nhiều lợi nhuận cho ngân sách nhà nước. Mặc khác, việc đẩy mạnh hoạt động du lịch đang theo xu hướng phát triển bền vững: vừa bảo vệ các cảnh quan thiên nhiên có giá trị, vừa tổ chức các hoạt động giải trí du lịch. Hoạt động du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa mội trường thiên nhiên bao quanh, bởi chính mội trường này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt động của du lịch.

Ngành du lịch Việt Nam đang trên đà tăng trưởng vượt bậc. Năm 2009, ngành du lịch Việt Nam gặp nhiều khó khăn do chịu tác động mạnh của suy thoái kinh tế thế giới; người dân các nước thắt chặt chi tiêu, giảm nhu cầu du lịch hoặc lựa chọn các thị trường gần, các kì nghỉ ngắn ngày, ưu tiên các dịch vụ giá rẻ. Vì vậy, năm 2011, lượng khách quốc tế đến Việt Nam 6 triệu lượt khách quốc tế so với năm 2010 đạt 5,049 triệu lượt khách (tăng 18,8%). Doanh thu du lịch năm 2010 đạt 96 nghìn tỷ đồng, năm 2009 đạt 70 nghìn tỷ đồng (tăng 37,14%). Ngành du lịch nước ta đạt được kết quả này chính là nhờ lượng khách nội địa. Khách trong nước đi du lịch năm đạt 28 triệu, năm 2009 đạt 25 triệu (tăng 12%), tăng khoảng 19% so với năm 2008. Đó là kết quả bước đầu của một loạt chính sách,biện pháp kích thích du lịch như miễn visa du lịch, mở thêm nhiều đường bay, giá vé rẻ - linh hoạt và nhất là tác động của một số chương trình quảng bá xúc tiến mà ngành du lịch thực hiện trong và ngoài nước ở thời gian qua.

Bình Dương là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là địa phương có tiềm năng du lịch tương


đối đa dạng, Bình Dương có những điều kiện tương đối thuận lợi để hình thành các loại hình sản phẩm du lịch dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam như Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và cả Bình Dương. Trong những năm vừa qua, hoạt động du lịch Bình Dương nhìn chung có những bước phát triển tương đối mạnh, đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên, ngành du lịch Bình Dương còn tồn tại một số bất cập như: một số khu vực đang phát triển tự phát với qui mô nhỏ lẻ ảnh hưởng không nhỏ đến tính bền vững và thương hiệu du lịch của tỉnh; thị trường du lịch dịch vụ chưa phát triển tương xứng với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí kinh tế; vai trò của du lịch chiếm tỷ trọng còn thấp trong cơ cấu kinh tế; hoạt động kêu gọi đầu tư phát triển du lịch theo quy hoạch còn chậm, chưa đạt hiệu quả cao; cơ cấu đầu tư du lịch chưa cân đối do đó sản phẩm du lịch đơn điệu, nghèo nàn…

Để khai thác những ưu điểm và hạn chế tối đa những khuyết điểm nhằm phát triển du lịch tỉnh Bình Dương là mục tiêu cần đạt đến của ngành du lịch tỉnh Bình Dương từ nay đến năm 2020. Muốn làm được điều đó ta phải tìm hiểu rõ hiện trạng du lịch tỉnh Bình Dương để từ đó có thể đề ra những phương hướng thích hợp cho phát triển du lịch tỉnh. Đây chính là lí do tôi chọn đề tài: “Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020”.

2. Mục đích nghiên cứu‌

- Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Bình Dương.

- Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 đến 2020


3. Nhiệm vụ nghiên cứu‌

- Tiếp cận và lựa chọn cơ sở lý luận phù hợp về xây dựng phương hướng phát triển du lịch

- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 - 2010

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng Tác Giả đưa ra các định hướng phát triển du lịch Tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2020

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu‌

- Về nội dung: đề tài tập trung vào việc nghiên cứu các tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Bình Dương, tìm hiểu tình hình du lịch phát triển trong những năm gần đây và đưa ra định hướng phát triển du lịch trong tương lai.

- Về phạm vi không gian: đề tài giới hạn nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Bình Dương.

- Về thời gian: đề tài nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến giai đoạn 2011-2020

5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu‌

Du lịch đang là một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến trên thế giới nên có một số công trình nghiên cứu về du lịch nói chung cũng như việc khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh Bình Dương nói riêng. Đáng chú ý là các công trình:

- Luận văn thạc sĩ nghiên cứu: “Nghề gốm ở Bình Dương từ cuối thế kỉ XIX đến năm năm 1975” của Nguyễn Văn Thủy, giúp ích cho tôi rất nhiều để tìm hiểu về một nghề truyền thống của tỉnh Bình Dương.

- Luận văn thạc sĩ nghiên cứu: “Lịch sử - Văn hóa vùng đất Bình Dương từ đầu thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX” của Nguyễn Thị Kim Ánh, giúp đỡ tôi tìm hiểu về lịch sử và tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Bình Dương.


- Thủ Dầu Một – Bình Dương đất lành chim đậu của Sở Văn Hóa Thể Thao Bình Dương biên soạn 1999 – NXB Văn nghệ TP.HCM. Đây là tập tài liệu của nhiều tác giả viết về Bình Dương cung cấp nhiều tư liệu về nhiều mặt: lịch sử, văn hóa, con người Bình Dương.

- Cẩm nang du lịch “BÌNH DƯƠNG Rạng rỡ bình minh” do Sở Thương Mại Du lịch tỉnh Bình Dương, Tạp chí Lao động Bình Dương phối hợp thực hiện 2008, giúp tôi có nhiều tư liệu về du lịch của tỉnh trong những năm gần đây.

- Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam, tập năm: Các tỉnh, thành phố Cực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ do Lê Thông chủ biên xuất bản 2006, giúp tôi khái quát được điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.

6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu‌

6.1 Quan điểm nghiên cứu

6.1.1 Quan điểm tổng hợp – hệ thống

Trong nghiên cứu địa lí nói chung cũng như nghiên cứu địa lí du lịch nói riêng, việc vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng do bắt nguồn từ chính đối tượng nghiên cứu của đề tài. Áp dụng quan điểm tổng hợp cho phép xem xét các yếu tố trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau để phát hiện ra các quy luật của đối tượng địa lí.

6.1.2 Quan điểm lãnh thổ

Lãnh thổ là không gian tồn tại của các sự vật, hiện tượng địa lí. Trong không gian này, các yếu tố không đồng nhất mà có sự khác biệt giữa lãnh thổ này và lãnh thổ khác. Do đó khi nghiên cứu du lịch tỉnh Bình Dương cần có sự nhìn nhận tổng hợp các yếu tố của vùng với tính đặc thù của nó để tìm ra nét khác biệt so với các vùng khác, đồng thời đặt nó trong mối quan hệ của các quá trình này trong các vùng khác của cả nước.


6.1.3 Quan điểm lịch sử và viễn cảnh

Việc phát triển du lịch của tỉnh Bình Dương luôn có quá trình hình thành, phát triển và suy vong. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài này, khi xem xét và đánh giá cần phải đứng trên quan điểm lịch sử.

Áp dụng quan điểm lịch sử trong nghiên cứu du lịch tỉnh Bình Dương sẽ giúp chúng ta thấy được thế mạnh du lịch của vùng, từ đó có thể rút ra được những kinh nghiệm phát triển du lịch, đồng thời có thể có những dự báo để điều chỉnh quá trình phát triển này theo hướng tích cực, đảm bảo đạt được mục tiêu bền vững.

6.1.4 Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững vừa là quan điểm vừa là mục tiêu nghiên cứu địa lí. Đậy là một khái niệm tương đối mới, phản ánh xu thế phát triển của thời đại và định hướng tương lai cho nhân loại. Đặc biệt với du lịch là hoạt động tác động nhiều mặt tới môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội. Vì vậy, dựa vào quan điểm phát triển bền vững để có sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích du lịch với lợi ích tự nhiên và xã hội.

Quán triệt quan điểm phát triển bền vững nên đề tài được xem xét ở cả ba khía cạnh: kinh tế-xã hội-môi trường.

6.2 Phương pháp nghiên cứu

6.2.1 Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu

Là phương pháp truyền thống, được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu bởi tính đa dạng, chính xác và ưu thế lớn trong việc rút ngắn thời gian nghiên cứu. Phương pháp này nhằm giúp tác giả xử lí tài liệu theo mục đích nghiên cứu của đề tài sau khi đã thu thập được tài liệu. Thông qua phương pháp này nhằm giảm “độ vênh” giữa các tài liệu do được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó từng bước đối chiếu và rút ra những luận điểm là cơ sở cho những nhận định hoặc kết luận khoa học của đề tài. Vì vậy thông qua việc

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 25/04/2023