- Ngày công theo lịch: Số ngày tính theo lịch dương (là 365 ngày).
- Ngày nghỉ theo chế độ: Số ngày công theo lịch - ngày nghỉ theo chế độ.
- Ngày công thiệt hại: Bao gồm số ngày công ngừng việc (nghỉ do máy móc thiết bị hỏng, do thiếu nguyên vật liệu, do thời tiết, mất điện) và do vắng mặt (nghỉ phép định kỳ, ốm đau, thai sản, hội họp, tai nạn lao động).
- Ngày công làm thêm ca.
- Ngày làm việc thực tế = ngày công chế độ – ngày công thiệt hại + ngày công làm thêm.
Sức sinh lợi lao động trong kỳ | = | Lợi nhuận đạt được trong kỳ |
Lao động bình quân trong kỳ |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam - 2
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
- Đặc Điểm Kinh Tế Kỹ Thuật Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty
- Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Vận Tải Biển Việt Nam
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Doanh Của Vosco
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
+ Mức thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trên một lao động
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 1 công nhân viên trong kỳ tạo ra đựơc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hai chỉ tiêu trên phản ánh đầy đủ về hiệu quả sử dụng lao động trong kỳ của doanh nghiệp về mặt chất lượng cũng như số lượng. Tuy nhiên để đánh giá một cách chính xác người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu như hiệu suất sử dụng lao động hoặc hiệu suất sử dụng thời gian lao động.
Hiệu suất tiền lương | = | Lợi nhuận (doanh thu) |
Tổng tiền lương |
Ngoài ra tiền lương chính là khoản thu nhập chính của người lao động. Nó được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất vật chất và được trả cho người lao động để bù đắp sức lao động đã hao phí.
Ý nghĩa: Hiệu suất tiền lương cho biết 1 đồng tiền lương tương ứng với bao nhiêu đồng lợi nhuận hay doanh thu.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM (VOSCO)
Địa chỉ: 215 Lạch Tray, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng - Việt Nam Website: http://www.vosco.com.vn/
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam
Công ty vận tải biển Việt Nam (tên giao dịch và Vietnam Ocean Shipping Company, VOSCO) được thành lập theo quyết định của Bộ Giao thông vận tải ngày 01/07/1970 trên cơ sở hợp nhất 3 đội tàu Giải Phóng, Tự Lực, Quyết Thắng và một xưởng vật tư. Việc thành lập công ty là chuyển sự hoạt động riêng rẽ của các đội tàu hạch toán kinh tế nội bộ do Cục đường biển trực tiếp quản lý thành một đơn vị thống nhất hạch toán kinh tế độc lập, quản lý một cấp của Cục đường biển.
Là công ty vận tải biển quốc gia hàng đầu ở Việt Nam, đồng thời là Công ty thành viên của Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (VINALINES).
Kể từ ngày thành lập, Vosco đã không ngừng phát triển và hiện có đội tàu hiện đại đa dạng hoá về chủng loại, quy mô và hoạt động khắp thế giới. Các tàu của Vosco được các Hội đăng kiểm đáng tin cậy như NKK, GL, LR, DNV, VR và ABS phân cấp.
Vosco là công ty vận tải biển đầu tiên ở Việt Nam được cấp giấy chứng nhận phù hợp (D.o.C) vào năm 1998. Vosco cũng đặc biệt chú ý tới Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 để thoả mãn khách hàng nhiều hơn và đảm bảo chất lượng phục vụ tốt. Ngày 28 tháng 3 năm 2002, Công ty đã được DNV cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2000.
Với đội ngũ cán bộ trên bờ giỏi nghiệp vụ và khối thuyền viên gồm những người có năng lực và kinh nghiệm đủ sức thu hút sự chú ý của các khách hàng lớn,
đội tàu Vosco đã phục vụ khách hàng nhanh chóng, hiệu quả, an toàn và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
Vosco luôn chăm lo chất lượng thuyền viên bằng việc tuân thủ đầy đủ các yêu cầu và quy tắc của Công ước STCW 95 (Công ước về Tiêu chuẩn Đào tạo, cấp Chứng chỉ và Trực ca cho thuyền viên). Vosco sẵn sàng cung cấp cho các chủ tàu trong và ngoài nước những thuyền viên có năng lực và kinh nghiệm để làm việc trên tất cả các loại tàu như tàu chở hàng rời, tàu chở hàng bách hoá, tàu Container, tàu chở gỗ, tàu chở dầu, tàu chở khí ga và khí tự nhiên hoá lỏng (LPG & LNG), tàu chở hoá chất v.v... với chất lượng phục vụ tốt nhất.
2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty
2.1. Chức năng và nhiệm vụ
-Chủ tàu, Quản lý tàu, Khai thác tàu.
-Thuê tàu.
-Đại lý vận tải biển (Đại lý và Môi giới tàu).
-Cung ứng phụ tùng vật tư.
-Cung ứng thuyền viên cho chủ tàu nước ngoài.
-Mua bán tàu.
-Liên doanh vận tải biển.
-Đại lý giao nhận vận tải đa phương thức quốc tế đường không và đường biển.
-Đại lý bán hàng cho các hãng sơn quốc tế (International Paint) và dầu nhờn (Shell Lubricants).
2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam
Ban giám đốc Công ty Vận tải biển Việt Nam bao gồm:
·Tổng giám đốc
·Phó tổng giám đốc khai thác
·Phó tổng giám đốc kĩ thuật
·Phó tổng giám đốc phía Nam
- Tổng giám đốc: Số người 01
Chức năng nhiệm vụ: Điều hành chung
Tổng giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân và tổ chức điều hành trong mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và pháp luật về điều hành công ty.
- Phó tổng giám đốc: Số người 03
Phó tổng giám đốc khai thác
Chức năng nhiệm vụ: giúp Tổng giám đốc quản lý và điều hành sản xuất khai thác kinh doanh, nghiên cứu thị trường, điều phối, nắm bắt nguồn hàng, xây dựng phương án kinh doanh, đề xuất với Tổng giám đốc công ty kí kết các hợp đồng vận tải hàng hóa và các phương án cải tiến tổ chức sản xuất trong công ty, theo dừi hoạt động của đội tàu.
Phó tổng giám đốc kĩ thuật
Chức năng nhiệm vụ: giúp Tổng giám đốc quản lý điều hành công việc kĩ thuật, vật tư, sửa chữa, công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học sáng kiến, hợp lý húa sản xuất và cỏc hoạt động liên quan khác, tiến hành theo dừi hoạt động của đội tàu, đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn.
Phó tổng giám đốc phía Nam
Chức năng nhiệm vụ: phụ trách toàn bộ các hoạt động của các chi nhánh phía Nam
Phòng khai thác - thương vụ
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp cho Tổng giám đốc quản lý khai thác đội tàu có hiệu quả nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng giám đốc khai thác. Phòng có chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Tổ chức kinh doanh khai thác đội tàu hàng khô của công ty, chỉ đạo đôn đốc hệ thống đại lý trong và ngoài nước thực hiện kế hoạch sản xuất.
+ Khai thác nguồn hàng, tham mưu ký kết hợp đồng vận tải và tổ chức thực hiện hợp đồng.
+ Tổ chức đánh giá, phân tích hoạt động kinh tế của đội tàu hàng khô.
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất, báo cáo thống kê sản lượng vận tải, doanh thu theo định kỳ, kế hoạch trung và dài hạn về kinh doanh khai thác vận tải.
+ Điều hành toàn bộ hoạt động của các tàu theo hợp đồng, chỉ đạo lựa chọn quyết định phương án quản lý tàu.
+ Điều động tàu theo kế hoach sản xuất và hợp đồng vận tải đã kí kết. Đề xuất phương án thưởng giải phóng tàu nhanh, thưởng các tàu, các đơn vị kinh doanh có đóng góp hợp tác, hỗ trợ tàu hoặc công ty có hiệu quả.
Phòng vận tải dầu khí
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp cho Tổng giám đốc quản lý khai thác đội tàu dầu kinh doanh có hiệu quả cao nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng giám đốc khai thác. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu là đàm phám, kí kết các hợp đồng vận tải của tàu dầu, giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động của tàu dầu.
Phòng vận tải container
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp cho Tổng giám đốc quản lý khai thác đội tàu container kinh doanh có hiệu quả cao nhất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng giám đốc khai thác. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu là đàm phám, kí kết các hợp đồng vận tải của tàu container, giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động của tàu container.
Phòng kĩ thuật
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý kĩ thuật của đội tàu, quản lý kiểm soát việc thực hiện các tiêu chuẩn quy trình quy phạm về kĩ thuật bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa tiêu hao vật tư phụ tùng phục vụ cho khai thác kinh doanh vận tải hoạt động có hiệu quả. Phòng chịu sự quản lý trực tiếp của Phó tổng giám đốc kĩ thuật.
Tham gia vào các chương trình kế hoach đào tạo lại, nâng cao trình độ kĩ thuật kĩ sư lái tàu về quản lý khai thác kĩ thuật, tham gia giám định sáng kiến nghiên cứu khoa học, tiết kiệm trong phạm vi quản lý nghiệp vụ của phòng và công tác kĩ thuật khác Tổng giám đốc giao.
Phòng vật tư
Quản lý kĩ thuật vật tư, kế hoạch sửa chữa tàu, xây dựng các chỉ tiêu định mức kĩ thuật bảo quản vật tư nhiên liệu.
Nắm bắt nhu cầu sử dụng vật tư phụ tùng của các tàu để xây dựng định mức và cung cấp kịp thời cho hoạt động vận tải và các hoạt động khác.
Triển khai về mua bán và cung cấp vật tư, phụ tùng thay thế cho đôi tàu. Xây dựng, điều chỉnh các nội quy, quy chế về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và tiêu chuẩn quản lý, sử dụng máy móc, trang thiết bị trên tàu.
Quản lý về chất lượng, tính năng về kĩ thuật của trang thiết bị máy móc trên tàu. Theo dõi, hướng dẫn hoạt động khai thác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị máy móc theo đúng quy trình quy phạm tiêu chuẩm kĩ thuật.
Phòng tài chính kế toán
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý hoạt động tài chính, hạch toán kinh tế và hạch toán kế toán trong toàn công ty, quản lý kiểm soát các thủ tục thanh toán, đề xuất các biện pháp giúp cho công ty thực hiện các chỉ tiêu tài chính. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Tổng hợp các số liệu, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn đảm bảo quyền chủ động trong kinh doanh và tự chủ về tài chính. Phân tích đánh giá hoạt động tài chính trong khai thác đội tàu để tìm ra biện pháp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
+ Đề nghị các biện pháp điều chỉnh, xử ký kịp thời những sai lệch trong hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính, có quyến tham gia tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán tài chính trong phạm vi toàn công ty.
Trung tâm thuyền viên và trung tâm huấn luyện thuyền viên
Là trung tâm chức năng chịu trách nhiệm quản ký thuyền viên về tất cả các mặt đời sống của thuyền viên, chịu trách nhiệm bổ sung thuyền viên cho đội tàu.
Thường xuyên có lớp đào tạo và đào tạo lại tay nghề, nâng cao trình độ cho đội ngũ thuyền viên, sẵn sàng thuyền viên đự trữ để bổ sung và thay thế thuyền viên cho các tàu bất kì khi nào.
Phòng Hàng hải
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác pháp chế, an toàn hàng hải của tàu, theo dõi về các vấn đề pháp lý của công ty. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Quản lý hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế hàng hải. Tổ chức thanh tra việc thực hiện các quy định của công ty, luật pháp quốc tế và Việt Nam trên tàu. Quản lý, hướng dẫn việc thực hiện về công tác an toàn hàng hải, an toàn lao động trong sản xuất và hoạt động khai thác vận tải trong toàn công ty.
+ Thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm trong công ty.
+ Yêu cầu các phòng ban, các tàu, các đơn vị trong công ty cung cấp số liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến hoạt động khai thác kinh doanh vận tải, khai thác kĩ thuật khi cần cho nghiệp vụ của phòng
+ Có quyền đề nghị khen thưởng và kỉ luật các cá nhân, tập thể thể hiện an toàn hàng hải, an toàn lao động cũng như chấp hành các luật lệ, luật pháp quốc tế, Việt Nam và các quy chế công ty.
Phòng tổ chức - tiền lương
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức lao động và tiền lương trong hoạt động khai thác kinh doanh của công ty. Phòng có chức năng chủ yếu sau:
+ Tổng hợp cân đối kế hoạch sản xuất kinh doan h vận tải, kết quả sản xuất kinh doanh toàn công ty, theo dõi diễn biến thị trường, chính sách xã hội trong và ngoài nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Tham mưu cho lãnh đạo để có biện pháp điều động phù hợp.
+ Quản lý khai thác sử dụng lực lượng lao động của công ty, tổ chức tái đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
+ Xây dựng các định mức lao động, lập kế hoạch về lao động tiền lương phù hợp.