Về Kế Hoạch Đổi Mới Và Phát Triển Doanh Nghiệp.


Bên cạnh đó, việc đưa tàu về khai thác thị trường nội địa từ năm 2010 sẽ không khả thi do những lô hàng dầu sản phẩm nhập khẩu về Việt Nam thường được ưu tiên cho đội tàu của Petrolimex. Việc vận chuyển dầu sản phẩm từ nhà máy lọc dầu Dung Quất (sản lượng 5 triệu tấn/năm) hầu hết được dành cho Petrolimex, PVTrans & PVOil Shipping. Chỉ có khoảng 10% (tương đương 500.000 tấn/năm dành cho tất cả các tàu của các công ty còn lại trên thị trường nội địa) nên cơ hội tìm hàng cho 02 tàu này rất khó khăn.

Vì vậy, Công ty dự kiến bán 02 tàu dầu sản phẩm vỏ đơn này do thị trường hàng hóa bị thu hẹp như đã trình bày ở trên.

+ Bán tàu hàng khô cũ: Ngoài ra, căn cứ nhu cầu thực tế nếu phát triển thêm tàu loại trọng tải lớn hơn, Công ty sẽ cân nhắc bán 01 – 02 tàu hàng khô trọng tải loại nhỏ cỡ 6.500 tấn, tuổi tàu cao (tàu Vĩnh Long, tàu Sông Tiền) để có nguồn vốn đối ứng mua tàu theo định hướng tăng tấn trọng tải, trẻ hóa đội tàu và nâng cao hiệu quả hoạt động đội tàu.

Nếu thực hiện, HĐQT Công ty sẽ báo cáo lại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2011.

- Kế hoạch mua tàu:

+ Mua 01 tàu dầu sản phẩm trọng tải từ 45.000 – 55.000 tấn (cỡ MR) để duy trì tổng trọng tải đội tàu dầu sản phẩm do bán 02 tàu dầu sản phẩm Đại Hùng và Đại Long.

+ Căn cứ diễn biến thị trường hàng hóa, giá cước vận chuyển và giá tàu; Căn cứ tình hình tài chính, Công ty có thể tận dụng cơ hội mua thêm 01 – 02 tàu khác loại trọng tải phù hợp như tàu hàng rời, tàu container nếu giá tàu vẫn ở mức hợp lý và Công ty có thể thu xếp được vốn.

Nếu thực hiện, Hội đồng quản trị Công ty sẽ báo cáo lại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2011.

Đồng thời, căn cứ tình hình thực tế, Công ty sẽ lựa chọn thời điểm thích hợp để xem xét thoái tiếp một phần vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.


Việt Nam để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho hoạt động của doanh nghiêp.

Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam - 11

2.3. Về đơn giá tiền lương.

Đề nghị giữ nguyên như đơn giá của năm 2009, cụ thể:

- Hoạt động sản xuất chính (vận tải) là: 94 đ/1.000 đồng doanh thu

- Hoạt động dịch vụ là: 307 đ/1.000 đồng doanh thu

2.4. Về kế hoạch đổi mới và phát triển doanh nghiệp.

Căn cứ định hướng phát triển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam mà Vosco là công ty con do Nhà nước là cổ đông chi phối nắm giữ 60% vốn điều lệ.

Căn cứ thực tế mô hình tổ chức hiện tại và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống từ hoạt động chính là vận tải biển đến các hoạt động dịch vụ của Công ty. Nhằm tiến tới xây dựng mô hình tổ chức hoạt động công ty mẹ – công ty con để phát huy tính chủ động, linh hoạt, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Vosco, trong năm 2010 Hội đồng quản trị

Công ty dự kiến chuyển đổi một số đơn vị dịch vụ phụ thuộc thành các công ty con do Vosco nắm quyền kiểm soát và chi phối như sau:

- Sáp nhập 02 đơn vị: Chi nhánh Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam – Xí nghiệp đại lý Sơn và Xí nghiệp đại lý Dầu thành công ty cổ phần do Vosco giữ cổ phần chi phối (tối thiểu 51%). Dự kiến vốn điều lệ từ 10 – 15 tỷ đồng.

- Chuyển đổi Chi nhánh Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam - Đại lý tàu biển và logistics thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Vosco là chủ sở hữu, góp 100% vốn điều lệ. Dự kiến vốn điều lệ từ 10 – 15 tỷ đồng.

- Chuyển đổi Chi nhánh Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam – Xí nghiệp sửa chữa và dịch vụ tàu biển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do VOSCO là chủ sở hữu, góp 100% vốn điều lệ. Dự kiến vốn điều lệ từ 15 – 20 tỷ đồng.

2.5. Một số vấn đề khác.

Công ty dự kiến điều chỉnh hoạt động của một số chi nhánh tại các địa phương cho phù hợp với yêu cầu quản lý sản xuất và phát triển dịch vụ, nâng cao


hiệu quả hoạt động của các chi nhánh này, cụ thể là Chi nhánh Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam tại Đà Nẵng và Vũng Tàu.‌

II. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA VOSCO

1. Các biện pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành vận tài Việt Nam

Một là, quan tâm tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ lao động của doanh nghiệp. Hiệu quả của mỗi quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động. Muốn vậy phải thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ, kích thích tinh thần sáng tạo và tính tích cực trong công việc bằng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần.

Hai là, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả và phải có những biện pháp phòng chống những rủi ro; phải xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô doanh nghiệp, tránh không lạm dụng vốn vay quá mức, đặc biệt là vốn ngắn hạn...

Ba là, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý doanh nghiệp. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, luôn tôn trọng và khuyến khích tính tự chủ sáng tạo của lực lượng lao động tạo ra sức mạnh tổng hợp phát huy hiệu quả của các yếu tố sản xuất, đặc biệt là yếu tố con người. Cần tăng cường chuyên môn hoá, kết hợp đa dạng hoá cùng với những phương án quy mô hợp lý cho phép khai thác tối đa lợi thế quy mô giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Việc tổ chức, phối hợp với các hoạt động kinh tế thông qua các hình thức tổ chức liên doanh, liên kết nhằm phát huy sức mạnh chung, tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ trên thị trường là một trong các biện pháp tăng hiệu quả kinh doanh.

Bốn là, xây dựng hệ thống trao đổi và xử lý thông tin trong doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống trao đổi và xử


lý thông tin. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Điều này đòi hỏi cần phải hiện đại hoá hệ thống trao đổi và xử lý thông tin phục vụ không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Năm là, vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vận dụng vào sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp để khẳng định vị trí trên thương trường, để đạt hiệu quả kinh doanh, để giảm thiểu chi phí, sản lượng cao đồng thời để thị trường chấp nhận sản phẩm, đòi hỏi sản phẩm phải đạt được các tiêu chuẩn, đạt chất lượng sản phẩm. Muốn vậy, cần tiếp cận với khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vận dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, phải không ngừng cải tiến, đầu tư công nghệ để giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Sáu là, quản trị môi trường. Các khía cạnh thuộc về môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như: cơ chế chính sách của Nhà nước, tình hình kinh tế thế giới, trao đổi quốc tế, hệ thống chính trị; mối quan hệ song phương giữa các quốc gia; các hiệp định đa phương điều khiển mối quan hệ giữa các nhóm quốc gia; các tổ chức quốc tế,...Vì vậy, muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả cần phải quản trị môi trường. Đó là việc thu thập thông tin, dự đoán, ước lượng những thay đổi, bất trắc của môi trường trong và ngoài nước, đưa ra những biện pháp đối phó nhằm giảm bớt những tác động, những tổn thất có thể có do sự thay đổi, bất trắc đó.

Thậm chí, nếu dự đoán trước được sự thay đổi môi trường ta có thể tận dụng được những thay đổi này, biến nó thành cơ hội cho việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam

2.1. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực vận tải

Đối với các doanh nghiệp vận tải biển, đội tàu khai thác đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Do đó những hạn chế của đội tàu Vosco sẽ là một khó khăn rất lớn trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh của công ty, đặc biệt là rất khó khăn trong việc giảm chi phí khai thác. Chính vì vậy giải pháp về đầu tư phát triển đội tàu phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn nhưng


hiệu quả đối với Vosco là rất cần thiết. Đồng thời nó còn có vai trò quan trọng và ý nghĩa thiết thực trong việc định hướng chiến lược khai thác khi Vosco mở rộng hoạt động ra khu vực thị trường thế giới.

Về chất lượng đội tàu: Công ty cần chú ý đến chất lượng hoạt động của đội tàu, chấp hành nghiêm chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành thường xuyên để đảm bảo đội tàu luôn ở trong tình trạng tốt, có độ an toàn hàng hải cao. Công ty cũng cần tích cực chủ động tự đổi mới tàu bằng vốn tự có của mình để giảm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Về cơ cấu đội tàu: Để không trở nên thua kém, lạc hậu so với các đội tàu trong nước và có thể bắt kịp xu thế phát triển của đội tàu thế giới Vosco cần đầu tư thêm các loại tàu chuyên có trọng tải lớn, thay thế dần các tàu cũ, có tuổi thọ đã quá cao. Đặc biệt, đầu tư thêm tàu chở container trong một vài năm tiếp theo để đáp ứng nhu cầu vận tải container bằng đường biển đang ngày một tăng mạnh như hiện nay là việc làm cần thiết. Tuy công ty đã bước đầu có được một đội tàu container cho riêng mình nhưng đội tàu của công ty vẫn còn quá hạn chế với 2 tàu container có sức chở 560 TEU.

- Thực hiện trẻ hoá cơ cấu đội tàu. Vosco cần thanh lý hoặc bán những tàu có tuổi tàu cao trên 20 năm, mua tàu mới từ 12 tuổi trở xuống.

2.2. Các giải pháp nhằm phát triển thị trường 2.2.1/ Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị

Giải pháp tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy khả năng mở rộng thị trường trong điều kiện năng lực vận tải của Vosco còn nhiều điểm hạn chế như hiện nay. Mục đích của giải pháp này nhằm vào cả hai thị trường: trong nước và ngoài nước.

Các biện pháp cụ thể để thực hiện giải pháp này như sau:

- Tăng cường quảng cáo trên các tạp chí, báo ngành trung ương và địa phương.

- Quảng cáo thông qua hoạt động tài trợ cho một chương trình, hoạt động xã hội nào đó.


- Quảng cáo trên Internet. Đây là một hình thức đang rất phát triển trong những năm gần đây, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Thực hiện chiến lược tiếp thị từ xa. Với hình thức này khách hàng có thể nhận được lời chào về dịch vụ vận tải biển của Vosco. Các hình thức tiếp thị từ xa thường là: Qua Fax, điện thoại, gửi thư quảng cáo đến tất cả các công ty, xí nghiệp, văn phòng đại diện... có nhu cầu vận tải.

- Đối với các đại lý cần có những biện pháp khuyến khích thích đáng đối với tỉ lệ hoa hồng cho các đại lý nhằm thúc đẩy hoạt động của các đại lý có hiệu quả.

- Khai thác triệt để các lợi thế của các đại diện của Vosco tại nước ngoài về quan hệ giao dịch, về bám sát thị trường. Đồng thời các đại diện cũng có thể làm đại lý giao nhận hàng hoá tại thị trường mình phụ trách đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước không có khả năng thành lập đại diện hoặc chi nhánh ở nước ngoài.

- Đối với thị trường trong nước, Vosco phải thống kê được các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh thường xuyên có nguồn hàng chuyên chở trong nước và xuất khẩu. Đồng thời phải nắm vững những mặt hàng của từng cơ sở về chủng loại, về khối lượng cần luân chuyển hàng năm và tới thị trường nào.v..v...từ đó tổ chức đội ngũ nhân viên bám sát từng đối tượng dựa trên cơ sở xây dựng mối quan hệ thân thiết lâu dài nhằm có được những thông tin cần thiết để xây dựng kế hoạch, phương án cho việc chuyên chở hàng hoá đến những thị trường mà họ cần chở đến. Việc này sẽ chuyển dịch khá nhiều công tác tiếp thị đang còn thụ động và kém năng động như hiện nay.

Chiến lược quảng cáo, tiếp thị như trên hứa hẹn đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh vận tải của công ty, phần nào giải quyết được khó khăn trong việc tìm nguồn hàng, đảm bảo được khối lượng hàng hoá vận chuyển, nâng cao năng lực vận tải của công ty.

2.2.2. Xây dựng một chiến lược giá cả hợp lý

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thì giá cả là một yếu tố rất quan trọng trong cạnh tranh. Trong khi đó sự cạnh tranh trên thị trường vận tải biển Việt Nam và quốc tế ngày càng gay gắt, khốc liệt. Nguồn hàng luôn biến động, giá cước giảm


liên tục, giá nhiên liệu tăng, luôn xảy ra tình trạng dư thừa trọng tải tàu do “cung” đã vượt “cầu”. Do đó để tồn tại, phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, công ty cần phải xây dựng cho mình một chiến lược giá cả hợp lý nhằm thu hút nguồn hàng vận chuyển, phấn đấu hạ giá thành vận tải, nâng cao chất lượng phục vụ. Muốn thực hiện được như vậy công ty phải đảm bảo:

- Chi phí vận tải ở mức độ thấp nhất.

- Hoàn thành kế hoạch vận tải đúng thời gian quy định để tránh những chi phí phát sinh thêm như cảng phí, chi phí ngày tàu, chi phí bảo quản hàng hoá, lưu kho lưu bãi…

- Tổ chức lao động hợp lý để tiết kiệm chi phí lao động sống trong quá trình hoạt động kinh doanh vận tải.

- Tổ chức kiểm tra hạch toán để tiết kiệm lao động quá khứ thông qua hệ thống mức thời gian, vật liệu, nhiên liệu….

Song do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan trong đó đặc biệt phải kể đến khả năng tài chính (tình trạng phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam), Vosco không thể hạ giá cước xuống quá thấp trong một thời gian ngắn. Vì vậy rất cần sự hỗ trợ của nhà nước (như áp dụng chính sách trợ giá). Mặt khác do trên thị trường vận tải biển Việt Nam tồn tại nhiều công ty vận tải nước ngoài có khả năng khổng lồ về tài chính và thường sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh nên các doanh nghiệp vận tải biển trong nước trong đó có Vosco không thể cạnh tranh về giá được. Do đó nhà nước cần áp dụng giá cước tối thiểu và lấy đó làm căn cứ cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp. Đồng thời phải luôn kiểm tra, giám sát bất chợt, định kỳ.

2.2.3. Xây dựng các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh vận tải

Để việc phát triển kinh doanh vận tải gặp thuận lợi, bên cạnh những giải pháp như phát triển đội tàu, quảng cáo, tiếp thị... công ty cũng cần phải xây dựng các dịch vụ hỗ trợ, cụ thể:

- Mở rộng hơn nữa mạng lưới đại lý ở cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Các đại lý này có thể làm đại lý giao nhận hàng hoá tại địa điểm hoạt


động cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không có đại lý hoặc chi nhánh của mình tại đó.

- Hiện nay ở nước ta hàng hoá xuất khẩu thường được thu gom từ nhiều địa phương, sau đó tập trung về cảng biển để vận chuyển ra nước ngoài và ngược lại, hàng nhập khẩu sẽ từ cảng biển được đưa tới nơi tiêu thụ bằng các phương tiện vận chuyển nội địa khác nhau như ô tô, đường sắt....Việc đưa hàng từ nơi sản xuất tới cảng biển và ngược lại từ cảng biển tới nơi tiêu thụ thường gây nhiều lãng phí về thời gian, phát sinh các chi phí chồng chéo. Do đó để tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cũng là để tăng thu lợi nhuận hoạt động kinh doanh công ty nên kết hợp với các cảng vụ, tổ chức vận tải ô tô, đường sắt, hàng không... để mở dịch vụ hàng hải và vận tải trọn gói "door to door". Hình thức này sẽ thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp ngành hàng vì những tiện ích mà nó đem lại.

- Mở rộng hình thức giao dịch qua mạng Internet đặc biệt với các khách hàng nước ngoài. Đối với những khách hàng này thì những giao dịch trực tiếp là rất khó áp dụng và tốn kém do khoảng cách địa lý. Tất cả những thông tin liên quan đến hợp đồng vận tải đều được thực hiện thông qua mạng. Ngay cả hoạt động thanh toán cũng được thực hiện qua mạng Internet dưới hình thức chuyển tiền từ một tài khoản ngân hàng nào đó tới tài khoản ngân hàng của công ty. Khách hàng điền các thông tin cần thiết về tài khoản của mình và sau khi công ty kiểm tra độ chân thực của thông tin thì giao dịch được thực hiện. Tuy nhiên giao dịch thương mại điện tử đòi hỏi rất cao về bảo mật và an toàn. Do đó công ty cần phải có đội ngũ chuyên gia về máy tính và Internet nghiên cứu về kỹ thuật mã hoá (cryptography) và các công nghệ SSL (Secure Sockets Layer), SET (Secure Transsaction) để có thể bảo mật các dữ liệu giao dịch.

Những biện pháp trên phần nào sẽ hạn chế được những khó khăn về khoảng cách địa lý giữa khách hàng và công ty, tháo gỡ khó khăn và tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp ngành hàng trong công tác giao nhận hàng hoá. Nhờ đó thu hút được sự chú ý của khách hàng đối với công ty, tạo điều kiện cho công ty mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2.2.4. Đảm bảo an toàn hàng hải trong quá trình chuyên chở.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022