Thực trạng quản lý rủi ro thông tin tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - 11


Do đó, việc hoàn thiện khung pháp lý là cần thiết để có hướng xử lý đối với những trường hợp này.

3.2.2.3 Đối với các cơ quan, đơn vị có liên quan

- Các cơ quan chức năng cần vào cuộc nhanh chóng để tìm ra kẻ đã gây những tin đồn thất thiệt nhằm chuộc lợi cá nhân mình. Và điều cần làm sau đó là xử lý nghiêm những người tung tin gây hoang mang dư luận, bất an trong xã hội, gây rối loạn công tác hoạt động. Đây là một tin đồn thất thiệt có tính chất phá hoại an ninh tiền tệ và an ninh kinh tế, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị.

- Hỗ trợ ngân hàng xảy ra khủng hoảng trong công tác ổn định dân chúng, đảm bảo trật tự và an ninh tại các địa điểm nằm trong diện bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khủng hoảng do rủi ro thông tin khiến cho mọi người rơi vào trạng thái hoảng loạn và có những hành động quá khích khi nhu cầu không được đáp ứng. Do dó các ban ngành liên quan nên hành động hỗ trợ ngân hàng xảy ra rủi ro thông tin bằng hành động ổn định trật tự, trần an công đồng. Với sự hỗ trợ như vậy sẽ đảm bảo hoạt động của ngân hàng, tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra và gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của ngân hàng.

- Các tổ chức tín dụng có liên quan hành động trong chuẩn mực đạo đức cần có, tránh việc đưa thêm thông tin bất lợi về ngân hàng đang xảy ra rủi ro thông tin để lôi kéo khách hàng, tranh giành thị phần. Điều này là một vấn đề không thể tránh khỏi khi sự cạnh tranh ngày một khốc liệt, tuy nhiên việc tăng thêm độ nhiễu cho thông tin đang lan truyền sẽ gây khó khăn cho ngân hàng đang gặp sự cố cũng như nổ lực của các cơ quan ban ngành đang cố gắng xử lý rủi ro thông tin và gây ảnh hưởng cho chính mình trong dài hạn.

- Khi khủng hoảng do rủi ro thông tin xảy ra với bất cứ ngân hàng nào thì giá cổ phiếu của ngân hàng đó trên thị trường chắc hẳn bị ảnh hưởng nặng nề và nhanh chóng rớt giá thê thảm (ACB là một ví dụ) nhưng yếu tố này sẽ kéo theo sự sụt giảm của các cổ phiếu tài chính tín dụng trong ngành. Lúc này cần có sự trấn an kịp thời của các công ty tư vấn đầu tư cũng như sở giao dịch chứng khoán để tránh tình trạng bán tống bản tháo, gây thêm khó khăn cho ngân hàng đang gặp rủi ro.


- Đối tác của ngân hàng có rủi ro thông tin cần ủng hộ, hổ trợ kịp lúc cho ngân hàng để đảm bảo hoạt động của ngân hàng không bị xáo trộn từ nhiều phía. Việc đối tác đưa ra thông điệp tin tưởng, không có hành động trái chiều phần nào sẽ góp phần cho ngân hàng đang gặp rủi ro củng cố niềm tin từ khách hàng đang muốn từ bỏ ngân hàng, cũng như giúp ngân hàng toàn dốc toàn lực để ứng phó với sự bất an từ phía khách hàng, thay đổi chiến lược trong thời gian ngắn nhất để phù hợp với tình hình mới. Mặt khác, sự ủng hộ của đối tác sẽ góp phần tạo lực đẩy, điểm tựa cho thanh khoản của ngân hàng, đảm bảo vấn đề chi trả kịp thời cho các nhân tố khác trên thị trường.

- Đối với các đơn vị truyền thông báo chí cần kịp thời đưa thông điệp của ngân hàng ra cộng đồng theo hướng thiện chí, xây dựng, tránh đưa ra những câu hỏi khơi gợi trí tò mò của những người đang chờ đợi thông tin trên thị trường. Chiều hướng dư luận đổ dồn vào nguồn thông tin chưa được rõ, sẽ tìm kiềm câu trả lời theo hướng khác đôi khi là những nguồn thông tin không chính thống. Việc này sẽ gây ra độ nhiễu, gia tăng thêm độ bất định của thông tin, ảnh hưởng tới việc quản lý rủi ro thông tin đang được thực hiện. Ngoài ra, các kênh thông tin cần có sự lọc lựa thông tin vả cân nhắc kỹ những thông tin trước khi phổ biến rộng rãi, đưa trước những thông tin bất lợi trước phát ngôn của ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Kết luận chương 3

Hoạt động quản trị rủi ro thông tin không phải chỉ có thể thực hiện từ bản thân ngân hàng mà còn đòi hỏi sự phối hợp giúp đỡ của ngân hàng nhà nước, chính phủ và các ban ngành liên quan. Một chính sách quản lý rủi ro hiệu quả chỉ được đánh giá khi rủi ro thông tin đã xảy ra, đó là chính sách làm cho rủi ro thông tin không lan truyền ra khỏi tầm kiểm soát, nhanh chóng được khống chế và không gây ra hậu quả nghiêm trọng. ACB đang trong quá trình hoàn thiện bộ máy và đưa bộ phận quản lý rủi ro thông tin vào hoạt động. Để rủi ro thông tin không xảy ra thì từ bây giờ ACB cần phải minh bạch hệ thống quản lý, cơ cấu tổ chức và hoạt động để tránh những bất an trong dư luận. Những thông tin dư luận quan tâm cần được trả lời rõ ràng, dứt khoát và thừa nhận sai lầm

Thực trạng quản lý rủi ro thông tin tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - 11


để củng cố niềm tin trong lòng khách hàng, nhà đầu tư cũng như nhân viên ACB.


Kết luận chung


Chỉ sau vài tháng đối mặt với những bất lợi mà mức độ và tầm ảnh hưởng của nó được xếp vào loại chưa từng có trong lịch sử phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam, ACB được ghi nhận là đã hồi phục. Thanh khoản được đảm bảo, tổng tài sản giảm mạnh nhưng đồng vốn của cổ đông vẫn được bảo toàn, lợi nhuận giảm mạnh nhưng vẫn dương, hệ thống quản trị và nguồn nhân lực của ACB được giữ vững và chứng tỏ bản lĩnh của mình đủ sức đáp ứng với các đòi hỏi gay gắt của tình hình. Mối quan hệ với khách hàng được bảo đảm ngay cả ở những thời điểm khó khăn nhất. Văn hóa kinh doanh của ACB cũng được giải mã ở 3 thành tố: con người ACB được đào tạo bài bản, thường xuyên trên logic từ những trải nghiệm thực tế; một hệ thống quản lý rủi ro nhất quán, hiệu quả và một mạng lưới gắn với nhu cầu của khách hàng.

ACB được giới kinh doanh và quản lý ngân hàng ghi nhận như là một ngân hàng có một hệ thống quy trình quy phạm được quản lý thống nhất. Đó là sản phẩm được hình thành từ thời điểm khởi nghiệp của ngân hàng này và không ngừng được cập nhật, bổ sung theo thực tiễn kinh doanh cả trong và ngoài nước. Hệ thống quy trình ấy về bản chất là một khuôn khổ quy phạm để làm đúng. Làm đúng quy trình nghĩa là được kiểm soát bởi rất nhiều con mắt, được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau từ góc độ pháp lý, rủi ro, con người… để đảm bảo là khi áp dụng, nhân viên sẽ được an tâm, tự tin khi tiếp xúc với khách hàng. Đối với các ngân hàng thương mại ViệtNam, để có thể xây dựng được một quy trình, quy phạm thống nhất như vậy, không phải là công việc một sớm một chiều.

Từ những ngày đầu thành lập, các nhà lãnh đạo cao cấp của ACB đã sớm chăm lo đến yếu tố con người. ACB là một ngân hàng sớm đầu tư bài bản Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ. Tinh thần của nhà lãnh đạo góp phần định hình văn hóa ACB, giúp Ngân hàng phát triển và vượt qua nhiều thử thách trong quá trình hoạt động, nhờ việc đặt trọng tâm phát triển vào yếu tố con người, mà cụ thể là sự phát triển cá nhân gắn liền và đi cùng sự phát triển lâu dài. Kinh doanh hay bất cứ loại hình nghề nghiệp nào khác, bên cạnh sự nhạy bén


để chớp thời cơ, căn cơ vẫn là sự quan tâm toàn diện đến sự trưởng thành của những con người bên trong một tập thể, dù cho đó là doanh nghiệp, là trường học hay môi trường nào khác.

Một hệ thống mạng lưới gắn với nhu cầu khách hàng đã từng là một động lực để ACB là một ngân hàng tạo ra nhiều sản phẩm tiên phong như đi đầu trong áp dụng công nghệ thông tin, trong đưa ra thị trường các sản phẩm thẻ, trong nhiều sản phẩm tín dụng… Mạng lưới ấy phụ thuộc vào những điểm kết nối là chính con người ACB. Mỗi điểm kết nối ấy trở thành nơi kết dính mối quan hệ với khách hàng sẽ tạo thành giá trị bền vững cho ACB, cho dù gặp thử thách.

Vừa phải hồi phục, vừa phải thực hiện hiệu quả hơn trong bối cảnh thị trường khó khăn, suy thoái, thực sự là một thử thách kép với đội ngũ ACB. Nhiều bài tính đã được ban lãnh đạo ACB cân nhắc lựa chọn. Đại hội đồng cổ đông nhiệm kỳ 2013 - 2018 thành công với sự tín nhiệm của các cổ đông cho những lựa chọn thận trọng nhưng chắc chắn của ban lãnh đạo mới.

Tin chắc rằng, ACB có cơ sở vững vàng để hoàn thành mục tiêu trở thành ngân hàng lớn mạnh và có vị thế đáng kể trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Báo cáo thường niên ACB năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009,

2010, 2011, 2012

2. Bản cáo bạch ACB năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010,

2011, 2012.

3. Hệ thống thông tin quản lý trong kinh tế, nhà xuất bản thống kê, 2008

4. Hệ thống quản lý rủi ro và sơ đồ tổ chức, nhà xuất bản thống kê, 2007 5. ISO 31000:2009

6. Quản lý hiệu quả hoạt động bẳng cách đo lường rủi ro của doanh nghiệp, (www.pwc.com/vn)

7. Quản trị học, nhà xuất bản thống kê, 2003

8. Standard Charterd, Việt Nam định hướng bức tranh vĩ mô (02, 2013)

9. Trang web: http://kinhdoanh.vnexpress.net/ : Những tin đồn khuynh đảo thị trường Việt Nam (http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/nhung-tin-don-khuynh-dao-thi-truong-viet-nam-2726459.html; ACB đã có kế hoạch đối phó rủi ro (http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/acb-da-co-ke-hoach-doi-pho-rui-ro-2732023.html); Thống đốc ngân hàng nhà nước – Tổng giám đốc ACB trả lời bạn đọc (http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/thong-doc-nh-nha-nuoc-tong-giam-doc-acb-tra-loi-ban-doc-2675164.html)

10. Trang web: http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang.chn: ACB đã vượt qua giai đoạn căng thẳng (http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/acb-da-vuot-qua-giai-doan-cang-thang-20120827041540543ca34.chn); NHNN Standard Charterd sẵn sàng hỗ trợ ACB (http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/nhnn-standard-chartered-san-sang-ho-tro-acb-20120927104747239ca34.chn); Nhìn lại một năm sau khủng hoảng ở ACB (http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/nhin-lai-1-nam-sau-khung-hoang-o-acb-2013081906414728718ca34.chn); Ra khỏi khủng hoảng bằng cách nào(http://cafebiz.vn/quan-tri/ra-khoi-khung-hoang-cach-nao-201305171424238300ca57.chn)

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh:

1. Adriano A. Rampini (8/2012), Dynamic Risk Management


2. Aswath Damodaran Stern School (2012): Business Risk Management:A Corporate Governance Manual

3. Brigitte Godbillon-Camus and Christophe J. Godlewski (2011), Credit Risk Management in Banks: Hard formation, Soft Information and Manipulation

4. Digital Information Policy NHS Connecting for Health (1/2009), NHS Information Risk Management

5. Dilip Krishna, Director, Enterprise Risk Management and Capital Markets, Teradata Corporation and Dr. Robert Mark, Chief Executive Officer, Black Diamond (12/2012), Risk Information Management for Complex Financial Products

6. Dr. Robert M. Mark, Chief Executive Officer, Black Diamond and Dilip Krishna, North American Director, Teradata Enterprise Risk Management (2012), A Comprehensive Approach to Enterprise Risk Information Management

7. Gordon M. Bodnar, John Graham, Campbell R. Harvey, Richard C. Marston (2011), Managing Risk Management

8. Information risk management approach (2012)

9. John P. Pironti, CISA, CISM, CGEIT, CISSP, ISSAP, ISSMP (2/2008): Key elements of an Information risk management: transforming Information security into information risk management.

10. Mark D.Flood (12/2012), A brief history of financial risk and information

11. Maximize the Value of Information…Minimize the Risk (2013)

12. Micheal S.Gibson (12/1998), The implications o risk management information systems for the the organization of financial firms.

13. Micheal S.Gibson (7/1997), Information system for risk information management

14. Rok Bojanc (2012), Quantitative model for information security risk management

15. RSA Executive Overview (2012), Information Risk Management for the Financial Services Industry

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 04/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí