Thực trạng nhiễm HIV, bệnh lao AFB + và đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng ở nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh Đắk Lắk - 2


1.1.5.2. Tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam

Thời kỳ đầu tiên (1990 – 1993): Dịch HIV chỉ được phát hiện ở một số tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung những tỉnh/thành phố lớn, dân cư đông, có nhiều điểm du lịch và các dịch vụ giải trí, với số nhiễm HIV được phát hiện dưới 1.500 trường hợp mỗi năm.

Thời kỳ từ 1994 – 1998: Đại dịch HIV lan ra toàn quốc với số nhiễm HIV được phát hiện mỗi năm là khoảng 5.000 trường hợp và chủ yếu tập trung ở các đối tượng có hành vi nguy cơ cao.

Thời kỳ từ năm 1999 đến nay: Xu hướng dịch HIV đã và đang lan ra cộng đồng với số lượng nhiễm HIV được phát hiện mỗi năm từ 15.000 –

16.000 trường hợp.

Sự gia tăng nhanh chóng dịch HIV trong nhóm phụ nữ mại dâm (PNMD) ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vào những năm 1997 (24%) và giảm xuống 15% vào năm 2002, trong khi tỷ lệ nhiễm HIV ở PNMD toàn quốc tuy vẫn ở mức 5%. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm phụ nữ mang thai trước sinh ở Việt Nam đã tăng gấp 3 lần từ năm 1998 tới năm 2002 (từ 0,09% và 0,28%) [20], [103]. Theo ước tính và dự báo về HIV/AIDS tại Việt Nam 2007 - 2012, tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở người trưởng thành độ tuổi 15 - 49 ở mức 0,4% trong năm 2010, ước tính có tới 254.000 người nhiễm HIVtrong năm 2010 và con số này sẽ lên đến 280.000 vào năm 2012. Dịch HIV/AIDS chủ yếu ảnh hưởng đến nhóm dân số trưởng thành, ở độ tuổi 20-30 chiếm hơn 80% các trường hợp được báo cáo. Đây là những người đóng góp lớn vào sản xuất kinh tế. Phần lớn người nhiễm HIV là nam giới, chiếm 73% các trường hợp được báo cáo trong năm 2009.

Sự gia tăng tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở Việt Nam là do hành vi tiêm chích và tình dục không an toàn. Dịch HIV ở Việt Nam tập trung trên các quần thể nghiện chích ma túy (NCMT), phụ nữ mại dâm (PNMD) và QHTD đồng giới nam (MSM) và có một phần nhỏ đã lan ra công đồng dân cư, trẻ sơ sinh. Gần đây, dịch HIV đã có dấu hiệu ổn định, đã được phản ánh trong xu hướng giảm và ổn định về tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong các quần thể NCMT và PNMD.


Tính đến 30/06/2012, số nhiễm HIV hiện còn sống ở Việt Nam là

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

204.019 trường hợp, số BN AIDS hiện còn sống là 58.569 và 61.856 trường hợp tử vong do AIDS [8], [10]. Theo báo cáo tổng kết 6 tháng đầu 2012 của Cục phòng chống HIV/AIDS, nhiễm HIV theo đường lây truyền cho thấy: qua đường tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất 45,6%, tiếp đến là nhiễm HIV lây truyền qua đường máu chiếm 41,9%, nhiễm HIV lây truyền từ mẹ sang con chiếm 2,4%. Hình thái dịch phân bố theo đường lây truyền có sự khác biệt giữa các vùng miền. Tại khu vực Miền núi phía Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên lây nhiễm HIV qua đường máu vẫn chiếm chủ yếu (trên 40% trong số trường hợp nhiễm HIV được báo cáo) [19]. Trong khi đó, khu vực Duyên hải Miền Trung, Miền Đông Nam Bộ và đặc biệt là Đồng bằng Sông Cửu Long, phần lớn các trường hợp lây nhiễm HIV do qua đường tình dục, tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2011 là 77% [10], [15], [26].

Kết quả giám sát phát hiện nhiễm HIV chủ yếu là người NCMT chiếm 37,5% và chiếm gần 1/2 tổng số các trường hợp nhiễm HIV được báo cáo. Trong 4 năm trở lại đây tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm tình dục khác giới tăng nhanh từ 8% năm 2007 lên 24,2% ở năm 2011 [14], [26]. Ở một số địa phương không thuộc những tỉnh giám sát trọng điểm HIV thì tình trạng nhiễm HIV trong các tỉnh này ở mức cao hơn trung bình cả nước và cảnh báo nguy cơ gia tăng tình trạng nhiễm HIV ở những tỉnh này. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT là 19,1% ở Vĩnh Phúc; 16,1% ở Ninh Bình; 15% ở Hà Nam. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNMD là 10% ở Hà Nam; 4,5% ở Vĩnh Phúc. Điều này có thể cảnh báo tình hình nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư và có nguy cơ HIV hiện diện, tăng lên ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, những khu vực khó tiếp cận dịch vụ y tế [8], [10], [28].



Biểu đồ 1 1 Số trường hợp nhiễm HIV AIDS và tử vong liên quan đến HIV 1

Biểu đồ 1.1. Số trường hợp nhiễm HIV/AIDS và tử vong liên quan

đến HIV được báo cáo, 1993 – 2011


1.2. Thực trạng về bệnh lao

1.2.1. Một số khái niệm về bệnh lao

Bệnh lao phổi: Có các dấu hiệu như ho khạc kéo dài trên 2 tuần, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi “trộm”, gầy sút cân, ăn kém mệt mỏi, cũng có thể ho khạc ra máu số lượng ít hoặc nhiều, đau ngực.

AFB (+): Có trực khuẩn kháng cồn, kháng toan trong đờm khi nhuộm

Zieht – Neelsen.

BK: Viết tắt của cụm từ Bacilie de Koch “Bệnh do trực khuẩn lao gây nên, trực khuẩn lao do Robert Koch phát hiện (1882), còn được gọi là Bacilie de Koch”.

Đồng nhiễm HIV/lao: Trên cùng một cá thể con người đều hiện diện vi

rút HIV và trực khuẩn lao.

1.2.2. Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh thuộc nhóm gây bệnh lao M. Tuberculosis thuộc chi

Mycobacterium, họ Mycobacteriaceae, bao gồm M. Tuberculosis, M. bovis,


M. microti, M. fricanum, M. canettii, và hai loài mới phát hiện gần đây là M. pinnipedii M. caprae. Tuy nhiên chỉ có M. Tuberculosis là tác nhân chủ yếu gây bệnh ở người, M. fricanum, M. canettii cũng gây bệnh trên người nhưng hiếm hơn, các loài còn lại thường gây bệnh trên động vật [43], [45], [72].

1.2.3. Tình hình bệnh lao trên thế giới

Bệnh lao đang xuất hiện trở lại và cùng với đại dịch HIV/AIDS trở thành một trong những căn nguyên gây mắc và tử vong chủ yếu, đặc biệt tại các nước đang phát triển [66]. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2,2 tỷ người đã nhiễm lao (chiếm 1/3 dân số thế giới) 85% các trường hợp nhiễm mới này xảy ra ở châu Phi. Trong đó, ước tính có khoảng một nửa triệu BN nhiễm chủng lao kháng thuốc (MDR)-TB, tỷ lệ cao nhất ở khu vực Đông Âu [106].

Hiện nay, tỷ lệ điều trị thành công trên toàn cầu đạt 82%, nhưng tỷ lệ phát hiện chỉ đạt 37% số BN ước tính. Như vậy, còn rất nhiều BN lao không được chữa trị đang tiếp tục lây bệnh cho cộng đồng và theo ước tính của WHO, mỗi năm có thêm 1% dân số thế giới bị mắc lao (65 triệu người). Hơn 33% số BN lao toàn cầu tại khu vực Đông-Nam Châu Á [89], [112], [114].

Bản đồ 1 2 Ước tính tỷ lệ mắc mới bệnh lao 2011 Mức độ nặng nề của 2

Bản đồ 1.2. Ước tính tỷ lệ mắc mới bệnh lao, 2011

Mức độ nặng nề của bệnh lao đã ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân và chỉ số phát triển con người của các quốc gia. Các nghiên cứu về kinh tế y tế


cho thấy, mỗi bệnh nhân lao sẽ mất trung bình 3-4 tháng lao động, làm giảm 20-30% thu nhập bình quân của gia đình. Những gia đình có người chết sớm vì bệnh lao có thể sẽ mất tới 15 năm thu nhập. Bệnh lao đã tác động mạnh tới 70% đối tượng lao động chính của xã hội, làm lực lượng sản xuất bị giảm sút, năng suất lao động giảm và mùa màng, chợ búa sẽ không tham gia được. Diễn đàn các đối tác chống lao Lần thứ nhất vào năm 2001 đã nhận định, bệnh lao là nguyên nhân chủ yếu làm nghèo đói dai dẳng và là trở ngại đối với sự phát triển kinh tế xã hội [89], [116].

Trong 22 nước có gánh nặng về bệnh lao thì phần lớn ở 8 nước của châu Á là Ấn Độ, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Bangladesh, Pakistan, Philippines, Việt Nam và Afghanistan. Ấn Độ là quốc gia gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và chiếm gần một phần năm (20%) của gánh nặng bệnh lao trên toàn cầu. Tại Ấn Độ, lao ảnh hưởng nhất đến người lớn trong độ tuổi lao động. Hơn 80% các trường hợp bệnh lao nằm ở độ tuổi này. Bệnh lao đã giết chết gần 0,37 triệu người Ấn Độ hàng năm với tỷ lệ tử vong khoảng 28/100.000 dân. Trên toàn cầu, tỷ lệ phát hiện lao của chương trình DOTS tăng liên tục gần như tuyến tính từ 11% năm 1995 đến 28% vào năm 2000, và sau đó tăng lên 45% vào năm 2003. Tăng tốc nhiễm lao được ghi nhận trên toàn cầu gần đây là chủ yếu do tỷ lệ mắc lao tăng nhanh chóng ở Ấn Độ, nơi số mắc lao được phát hiện tăng từ 1,7% năm 1998 lên 47% vào năm 2003, và ở Trung Quốc, nơi mà tỷ lệ mắc lao tăng từ 30% năm 2002 lên 43% vào năm 2003. Ấn Độ và Trung Quốc chiếm 63% của sự gia tăng trong thông báo của chương trình DOTS [66], [ 89], [119]. Đặc biệt quan tâm trong khu vực châu Á là sự xuất hiện của tình trạng bệnh lao kháng thuốc, thậm chí còn khó khăn hơn trong điều trị. Bệnh lao kháng đa kháng thuốc (MDR) cũng là một vấn đề nghiêm trọng ở Trung Quốc và các nước Liên Xô cũ. Khu vực bán đảo Trung

- Ấn Độ cũng cho thấy vai trò quan trọng trong ước tính con số tuyệt đối các trường hợp MDR [72], [119].

Hệ thống y tế yếu kém là một thách thức lớn trong nỗ lực kiểm soát

bệnh lao nói chung, và bệnh lao kháng thuốc nói riêng (MDR-TB). Vấn đề số


một cần giải quyết là cuộc khủng hoảng nhân lực y tế không có đủ phục vụ cho BN, đặc biệt là khu vực có nhiều BN lao sinh sống và khó tiếp cận dịch vụ y tế. Ngày nay Châu Á đang tập trung các nỗ lực kiểm soát lao kháng đa thuốc ở Ấn Độ, Trung Quốc và Liên bang Nga nhằm tạo ra một sự khác biệt đáng kể trong bức tranh dịch tễ học bệnh lao tại khu vực.

1.2.4. Tinh hình bệnh lao ở Việt Nam

Việt Nam đứng thứ 13 trong 22 nước có số BN lao cao trên toàn cầu và trong khu vực Tây - Thái Bình Dương với khoảng 180.000 người mắc và gần

30.000 người chết do bệnh lao. Năm 1995, trước những biến động xấu đi của tình hình dịch tễ bệnh lao toàn cầu, công tác chống lao thực sự bắt đầu phải đối mặt với những thách thức mới là bệnh lao kháng thuốc và đồng nhiễm HIV/lao. Chương trình phòng chống lao Quốc gia đã ưu tiên đầu tư đồng bộ, đã tăng về số lượng lớn về cán bộ, kinh phí và trang thiết bị cho Chương trình chống lao. Ban chỉ đạo chương trình chống lao và Chính quyền địa phương các cấp đã tham gia tích cực triển khai công tác này, cùng với sự hợp tác và giúp đỡ có hiệu quả về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức Quốc tế [3], [64].

Chương trình chống lao Việt Nam đã bao phủ 100% vùng lãnh thổ; với các hoạt động phát hiện trọng tâm là chẩn đoán lao phổi AFB (+) bằng kỹ thuật soi đờm trực tiếp, triển khai các hoạt động chẩn đoán lao trẻ em; áp dụng điều trị công thức 8 tháng có kiểm soát (DOTS) với phác đồ thứ nhất cho BN lao mới đạt tỷ lệ khỏi bệnh trên 90% và phác đồ lao thứ hai cho BN tái phát và thất bại với tỷ lệ khỏi đạt trên 80% ... Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam chẩn đoán lao vẫn dựa trên phát hiện thụ động với người nghi lao có triệu chứng ho khạc đờm trên 2 tuần. Theo kết quả điều tra, chỉ có 53% những người được phát hiện lao phổi AFB (+) có triệu chứng ho khạc đờm trên 2 tuần. Như vậy, một lượng lớn các BN lao không được chẩn đoán tại các cơ sở của Chương trình Chống lao quốc gia. Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy có 41% những người nghi có triệu chứng đã đến cơ sở y tế khám và các cơ sở y tế thường được người dân đến khám đầu tiên là nhà thuốc, trạm y tế xã, bệnh viện công và y tế tư. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của nhà thuốc trong


công tác phát hiện BN mắc lao. Bên cạnh đó, một thách thức đối với chương trình phòng chống lao là việc triển khai chưa thống nhất được mô hình chống lao tuyến huyện; thiếu nguồn nhân lực cho công tác chống lao trong trại giam; tỷ lệ lao, lao kháng thuốc, HIV trong trại giam cao; năng lực của các phòng xét nghiệm vùng sâu, vùng xa vẫn còn yếu kém; chưa có hệ thống thông tin xét nghiệm quốc gia tốt [24], [64], [71].

1.3. Tình hình đồng nhiễm HIV và bệnh lao

1.3.1. Tình hình đồng nhiễm HIV và bệnh lao toàn cầu

Theo WHO đến cuối năm 2002, thế giới ghi nhận 42 triệu người nhiễm HIV, trong đó 50% đồng mắc lao. HIV là yếu tố nguy cơ làm cho người nhiễm lao phát triển thành bệnh lao, nguy cơ đó cao gấp 30 lần so với người HIV (-) [118]. Đại dịch HIV/AIDS đã làm tăng ít nhất 30% số BN lao trên toàn cầu, bệnh lao là nguyên nhân gây lử vong của 1/3 số BN nhiễm HIV trên toàn cầu, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho những người HIV (+). Như vậy, đại dịch HIV đang làm tăng thêm gánh nặng, đồng thời làm giảm hiệu quả của Chương trình chống lao [89], [118].

Bản đồ 1 3 Ước tính tỷ lệ hiện mắc HIV ở các trường hợp lao mới 2011 3

Bản đồ 1.3. Ước tính tỷ lệ hiện mắc HIV ở các trường hợp lao mới, 2011

Ước tính của WHO ghi nhận khoảng 1,4 triệu tử vong do lao trong năm 2011. Trong đó có 990.000 trường hợp là ở những người không nhiễm HIV. Số còn lại khoảng 430.000 trường hợp là ở những người liên quan đến tình trạng nhiễm HIV [89]. WHO và nhiều đối tác đang kêu gọi tăng cường sự hợp


tác và liên kết giữa Chương trình chống lao quốc gia và Chương trình HIV/AIDS, đặc biệt là ở Cam-pu-chia, Trung Quốc, Pa-pua-Niu-Ghi-nê và Việt Nam, là những nơi có số người đồng nhiễm HIV/lao đang gia tăng. Nghiên cứu về tỷ lệ HIV trong số BN lao tại Cam Pu Chia năm 2003 cho thấy tại thủ đô Phnom Penh, tỷ lệ BN lao có HIV (+) tăng gần gấp 3 lần so với năm 1995 (từ 11% năm 1995 lên 31% năm 2003) [65], [89], [113], [114].

Tuy bệnh lao có thể chữa khỏi nhưng hiện đang là nguyên nhân chính tử vong ở những người nhiễm HIV. Một phần ba người nhiễm HIV trên thế giới có nguy cơ nhiễm lao làm gia tăng số người mắc lao. Người nhiễm HIV có nguy cơ mắc lao thể hoạt động cao hơn 20-30 lần so với người không nhiễm HIV [71]. Bệnh lao kháng thuốc là một vấn đề toàn cầu, đặc biệt là kháng đa thuốc. Bệnh lao kháng thuốc xuất hiện khi có vi khuẩn lao kháng với một hoặc nhiều loại thuốc chống lao, nguyên nhân là do BN không hợp tác, không tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị được quy định của CTCL, một nguyên nhân khác hay gặp là do thầy thuốc kê đơn không đúng do không phối hợp đầy đủ các thuốc chống lao, liều lượng thuốc không đủ, hướng dẫn BN không đúng cách, điều trị không đủ thời gian [89], [112]. Kết quả điều trị bênh nhân lao kháng thuốc thường không cao, nhất là BN đa kháng thuốc. Chi phí điều trị BN lao kháng đa thuốc tăng lên 100 lần so với BN lao không kháng thuốc và thậm chí không điều trị được ở một số trường hợp. Tỷ lệ kháng đa thuốc trong BN lao mới ở khu vực Tây Thái Bình Dương dao động trong khoảng 0% đến 10,8%. Bệnh lao ở châu Á gắn liền với đói nghèo, đông đúc, khó khăn về chăm sóc y tế công cộng và cơ sở hạ tầng y tế yếu kém. Tình trạng đồng nhiễm HIV/lao phổ biến ở tất cả các khu vực mà dịch HIV đang hoành hành và có thể rất cao trong số nhóm nguy cơ nhất định như nhóm TCMT và các tù nhân. Các quốc gia thu nhập cao hơn của châu Á hiện nay bệnh Lao đang được khống chế tốt. Một mối quan tâm chủ yếu đối với châu Á là dân số quá đông và lấn át hoạt động hướng tới phòng, chống bệnh lao hiệu quả. Cơ sở hạ tầng y tế công cộng là không đủ để thực hiện sàng lọc, phát hiện và điều trị thành công. Bên cạnh đồng nhiễm HIV/lao sẽ tiếp tục là

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022