Thực trạng nhiễm HIV, bệnh lao AFB + và đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng ở nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh Đắk Lắk - 16


thiết can thiệp có hiệu quả trên nhóm NCMT ở vùng khó khăn như vậy, tốt nhất có thể thay vào đó một mô hình mang tính tổng hợp, không cố định ví dụ như “Tư vấn xét nghiệm tự nguyện lưu động” [19], [35], [36].

4.4. Một số hạn chế của nghiên cứu

Mặc dù đã điều tra toàn bộ số đối tượng NCMT mới đạt được cỡ mẫu tối thiểu, trên thực địa không thể có nhóm NCMT làm chứng. Do vậy còn hạn chế về đánh giá hiệu quả. Điạ điểm chọn nghiên cứu chưa bao phủ rộng, dẫn đến các chỉ số nghiên cứu cũng không thể đại diện cho toàn tỉnh Đắk Lắk.

Xác định tỷ lệ nhiễm lao trong nhóm đối tượng nghiện chích ma túy, chỉ dùng một phương pháp xét nghiệm 3 mẫu đờm ở các thời điểm lấy mẫu khác nhau (Thường quy xét nghiệm lao của Bộ Y tế ) [4] có thể còn bỏ sót đối tượng bị bệnh lao. Theo một báo cáo hợp tác các nghiên cứu về tỷ lệ đồng nhiễm HIV/lao tại một số quốc gia trên thế giới, với 17 nghiên cứu, tổng cỡ mẫu 14.769 mẫu, sử dụng kỹ thuật (Nuôi cấy đờm); 09 nghiên cứu, với tổng cỡ mẫu 6.562 mẫu sử dụng kỹ thuật (X quang phổi và nuôi cấy đờm); 1 nghiên cứu, với tổng cỡ mẫu 161 mẫu sử dụng kỹ thuật (X quang phổi và Mantoux test) cho kết luận về chuẩn đoán khẳng định bệnh lao là “Những nghiên cứu có áp dụng kỹ thuật chụp X quang phổi để chẩn đoán bệnh lao cho tỷ lệ đồng nhiễm HIV/lao cao hơn các nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán bệnh lao khác” [66]. Như vậy kết quả trong nghiên cứu này về tỷ lệ mắc bệnh lao có AFB (+) trên nhóm NCMT và trên đối tượng nhiễm HIV, đồng nhiễm HIV/lao vẫn có thể bỏ sót. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang ở hai thời điểm khác nhau, việc phiên giải, xác định những yếu tố nguy cơ đồng nhiễm HIV/lao là rất khó khăn, do không xác định được bệnh nào phơi nhiễm trước (nhiễm HIV trước hay mắc bệnh lao trước). Vì vậy không thể quy kết đó là yếu tố nguy cơ thật sự. Trong điều tra nghiên cứu thực địa, không kiểm soát được số lượng đối tượng NCMT di biến động, như đối tượng ở địa phương khác không được can thiệp hoặc đang có mặt mà không tiếp cận được, nên sai số mẫu có thể xẩy ra. Đây là một nghiên cứu trên lĩnh vực nhậy cảm nên việc thu thập các thông tin về sử dụng ma túy và QHTD là những


khó khăn, vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử cũng có thể phản hồi thông tin và tiếp nhận thông tin thường thiếu, không đầy đủ hoặc sai số nhớ lại của đối tượng. Với đặc thù của nhóm đối tượng đích (NCMT), chúng tôi không thể thiết kế, triển khai một nghiên cứu thuần tập (theo dõi trước – sau khi can thiệp trên cùng một đối tượng) mà chỉ tiến hành so sánh kết quả của hai cuộc điều tra cắt ngang trên đối tượng NCMT tại thời điểm trước và sau khi can thiệp, đồng thời không có nhóm chứng cũng gây ảnh hưởng trong khi phiên giải kết quả để so sánh sự đáp ứng của các mô hình can thiệp và hiệu quả của nó. Đối tượng được chọn vào nghiên cứu trong việc can thiệp cộng đồng, có thể xẩy ra một khi đối tượng NCMT đã được quản lý, trải qua học tập trong trường Giáo dục - Lao động xã hội hoặc trong trại cải tạo được thả tự do. Do vậy kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS đã được trang bị trước khi điều tra, đánh giá hiệu quả can thiệp. Một số đối tượng có thể ở vùng khác di cư đến sinh sống tại địa bàn triển khai nghiên cứu với thời gian chưa đủ dài, chưa được tiếp cận nhiều với các dịch vụ y tế, cũng như các thông điệp truyền thông. Mặt khác, nơi mà đối tượng NCMT đã sống trước đó, công tác phòng, chống HIV/AIDS và bệnh lao triển khai tốt hoặc triển khai không tốt làm cho kiến thức hiểu biết về HIV/AIDS và bệnh lao, cũng như thái độ và hành vi của họ có thể khác biệt giữa các đối tượng NCMT khi được tiếp cận nghiên cứu. Tất cả các yếu tố nêu trên đã được chú ý để khống chế nhiễu, song nhóm đối tượng NCMT thực sự khó kiểm soát, cũng như phương pháp điều tra dấu tên đã xác định rõ đây là điểm yếu mà phải chấp nhận.

Nghiên cứu này được thể hiện xây dựng mô hình can thiệp tổng hợp, đó là huy động sự tham gia tự giác của cộng đồng, tận dụng nguồn lực có thể, phù hợp với hoàn cảnh của địa phương. Tuy nhiên việc chọn vấn đề ưu tiên về sức khỏe trên nhóm nghiện chích ma túy, không phải ai cũng đồng thuận, ngay cả các cấp chính quyền vẫn cho rằng việc phân phát BKT và BCS là sự tiếp tay cho tệ nạn xã hội tồn tại và phát triển, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiếu số. Qua việc triển khai hoạt động thực tiễn cho vấn đề sức khỏe này đã nhận ra một thói quen,


việc hoạt động can thiệp luôn chờ đợi sự chỉ đạo và hỗ trợ nguồn lực từ trên, không có tính chủ động lên kế hoạch, tận dụng các nguồn lực sẵn có và sự phối hợp giữa các nguồn lực này để tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS và bệnh lao. Để khắc phục khó khăn này, cán bộ làm công tác dự phòng nói chung và nhóm nghiên cứu nói riêng, luôn kiên trì thực hiện đầy đủ sự cam kết và phương pháp nghiên cứu đã quy định. Đồng thời cùng với cán bộ địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, thảo luận, phân tích cụ thể và đánh giá chung: phòng, chống HIV/AIDS và bệnh lao là vấn đề sức khỏe công cộng, lâu dài, đáng được quan tâm mà không phải một sớm, một chiều giải quyết triệt để. Trong thời gian triển khai nghiên cứu trên thực địa, đã có bằng chứng khoa học về sự tác động của các can thiệp làm thay đổi, có xu hướng giảm tình trạng nhiễm HIV, bệnh lao có AFB (+) và đồng nhiễm HIV/lao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tuy còn có một số mặt hạn chế nhất định về yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng cũng đóng góp một phần số liệu khoa học về HIV, mắc bệnh lao có AFB (+) và đồng nhiễm HIV/lao đã và đang hiện diện trên nhóm đối tượng nghiện chích ma túy ở cộng đồng đa dân tộc. Đây là một nghiên cứu đầu tiên trên địa bàn Tây Nguyên, giúp ích cho việc đúc rút kinh nghiệm, đưa ra những bài học thực tiễn, làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về HIV và bệnh lao trên nhóm NCMT hoặc có thể triển khai rộng ra cộng đồng. Bên cạnh, bước đầu có những số liệu khoa học để lập kế hoạch phòng chống HIV/AIDS và bệnh lao trên nhóm NCMT.


Thực trạng nhiễm HIV, bệnh lao AFB + và đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng ở nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh Đắk Lắk - 16

KẾT LUẬN


1. Tỷ lệ nhiễm HIV và bệnh lao xét nghiệm AFB trong nhóm nghiện chích ma túy ở tỉnh Đắk Lắk, 2011

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV (+), năm 2011 là 12,8%. Người Kinh là 12,3% và dân tộc thiểu số là 19,0%.

Tỷ lệ xét nghiệm đờm AFB (+) là 3,7%. Dân tộc kinh là 3,2% và dân tộc thiểu số là 9,5%.

Tỷ lệ đồng nhiễm HIV/lao là 2,7%.

2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng đồng nhiễm HIV và lao Lớn hơn 20 tuổi có nguy cơ cao hơn (χ2 = 3,9; p < 0,05). Dùng chung bơm kim tiêm (χ2 = 3,96; p < 0,05).

Trên 2 lần tiêm chích/ngày (χ2 = 7,90; p < 0,05)

3. Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng cộng đồng đối với nhóm nghiện

chích ma túy nhằm hạn chế tình trạng đồng nhiễm HIV và Lao

Mô hình can thiệp cộng đồng dự phòng đối với lây nhiễm HIV và mắc bệnh lao có AFB (+), đồng nhiễm HIV/lao trên nhóm nghiện chích ma túy, bước đầu đã có hiệu quả thể hiện ở sự thay đổi các chỉ số sau.

3.1. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV, mắc bệnh lao có AFB (+) và đồng nhiễm HIV/lao sau can thiệp có chiều hướng thấp hơn trước can thiệp “năm 2012, HIV (+): 8,6%; AFB (+): 2,3%; HIV/lao: 1,7%”

3.2. Thay đổi về kiến thức: Hiểu biết đầy đủ, toàn diện về HIV tăng từ 49,2% lên 66,1%. Chỉ số hiệu quả tăng 34,3%, p < 0,05.

3.3. Thay đổi về thái độ: Thái độ tích cực, toàn diện về HIV tăng 51,3%

lên 60,8%. Chỉ số hiệu quả tăng 18,5%, p < 0,05.

3.4. Thay đổi về hành vi về tiêm chích ma túy theo chiều hướng tích cực hơn: Sử dụng bơm kim tiêm chung giảm từ 56,4% xuống 46,8%. Chỉ số hiệu quả giảm 17,0%, p < 0,05; Tiêm chích 2-3 lần/ngày giảm từ 23,8% xuống 14,6%. Chỉ số hiệu quả giảm 38,7%, p < 0,05; Tiêm chích ≥ 4 lần/ngày giảm từ 20,1% xuống 0,7%. Chỉ số hiệu quả giảm 96,5%, p < 0,05.


3.5. Thay đổi hành vi về tình dục theo chiều hướng tích cực: Dùng bao cao su thường xuyên khi quan hệ tình dục tăng từ 20,8% lên 34,2%. Chỉ số hiệu quả tăng 64,4%, p < 0,05; Chung thủy một bạn tình tăng từ 21,1% lên 34,2%. Chỉ số hiệu quả tăng 43,6%, p < 0,05.


KHUYẾN NGHỊ


Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số khuyến nghị sau:

1. Cần xây dựng kế hoạch lồng ghép phòng, chống HIV, bệnh lao một cách tổng thể cho nhóm NCMT và triển khai thực hiện các biện pháp có hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương.

2. Mở rộng việc triển khai mô hình can thiệp dựa vào cộng đồng phòng, chống HIV và bệnh lao trên nhóm NCMT, tập trung vào các hoạt động sau:

Tạo sự cam kết tham gia tích cực và chủ động của các cấp Lãnh đạo chính quyền và các Ban ngành, Đoàn thể xã hội, các tổ chức của Cộng đồng.

Thu hút sự tham gia của người nhiễm HIV vào công tác phòng, chống HIV và bệnh lao.

Tăng cường công tác truyền thông trực tiếp để nâng cao kiến thức của nhóm nghiện chích ma túy về tác hại của HIV và bệnh lao, cũng như đồng nhiễm HIV/lao.

Mở rộng và triển khai các chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm

HIV như phân phát BKT sạch và bao cao su.

Mở rộng mạng lưới y tế và các dịch vụ về phòng, chống HIV và bệnh lao

ở vùng sâu và vùng xa, quan tâm đồng bào dân tộc thiểu số.

Tăng cường sự kết nối và chuyển tiếp từ dịch vụ phòng, chống HIV sang dịch vụ phòng chống lao và ngược lại, nhằm phát hiện sớm người nhiễm HIV và bệnh lao và đồng nhiễm HIV/lao. Điều trị kịp thời bệnh lao có AFB (+).

Tạo hành lang pháp lý, tránh sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV và bệnh lao. Có thể triển khai dự phòng lây nhiễm HIV bằng điều trị Methadone.

3. Có kế hoạch điều tra, nghiên cứu định kỳ, đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trên nhóm nghiện chích ma túy về HIV và bệnh lao, đồng nhiễm HIV/lao.


DANH MỤC

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ

1. Phạm Thọ Dược, Bùi Đức Dương, Nguyễn Thị Thu Yến, Nguyễn Hoàng Long, Phạm Văn Hậu. Hiệu quả can thiệp dự phòng HIV/AIDS ở nhóm nghiện chích ma túy tại Đắk Lắk, 2011 – 2012. Tạp chí Y học dự phòng 2014, XXIV,2 (150):34-

2. Phạm Thọ Dược, Bùi Đức Dương, Nguyễn Thị Thu Yến, Nguyễn Hoàng Long và Phạm Văn Hậu. Tỷ lệ đồng nhiễm HIV/ Lao và một số yếu tố liên quan ở nhóm nghiện chích ma túy tại Đắk Lắk, 2011. Tạp chí Y học dự phòng 2014, XXIV,2 (151):34-

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022