Biểu đồ 2.4. Người nghèo đánh giá kết quả chương trình giảm nghèo. (Đơn vị: %)
17%
33%
Tốt
Bình thường Chưa tốt
50%
(Nguồn: số liệu điều tra)
Một nửa người nghèo đánh giá các chương trình giảm nghèo có hiệu quả ở mức bình thường (50%). Và số người đánh giá hiệu quả ở mức “tốt” gần gấp đôi số người đánh giá ở mức “chưa tốt”. Điều này cho thấy, đa số các chương trinh/chính sách trong CTGN đã được triển khai và đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn có trên 10% người dân đánh giá “chưa tốt”.
Khi được hỏi về lý do để đưa ra đánh giá trên, các ý kiến tập trung vào các lý do sau:
Chiếm 30% ý kiến nói rằng: chính sách hỗ trợ xây nhà ở, chính sách hỗ trợ giáo dục và chính sách hỗ trợ các dịp lễ, tết rất có ý nghĩa, rất thiết thực.
55% ý kiến cho biết: các chính sách hỗ trợ về y tế, hỗ trợ cước sinh hoạt hàng tháng là có ích, nhưng mức trợ cấp thấp nên hiệu quả chưa cao trong cuộc sống.
15% ý kiến cho rằng: Chính sách dạy nghề và chính sách hỗ trợ ưu đãi vay vốn từ ngân hàng tín dụng chưa thiết thực, không hiệu quả.
Về kết quả đạt được của những hộ nghèo sau khi tham gia chương trình giảm nghèo năm 2013.
2.4. Những mong muốn, kiến nghị của người nghèo.
Bảng 2.9. Những mong muốn của người nghèo. (Đơn vị: %)
Tỷ lệ | |
Hỗ trợ tư liệu sản xuất (đất sản xuất, phương tiện sản xuất…) | 23 |
Hỗ trợ vốn ưu đãi. | 65 |
Hỗ trợ xây nhà ở | 100 |
Hỗ trợ về giáo dục | 100 |
Hỗ trợ học nghề. | 25 |
Giới thiệu việc làm | 58 |
Hỗ trợ về y tế | 100 |
Hỗ trợ kiến thức về chính sách, luật pháp. | 25 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Công Tác Giảm Nghèo Trên Địa Bàn Huyện Thuận Thành.
- Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Năm 2013.
- Số Nguồn Thu Nhập Của Người Nghèo (Đơn Vị : %)
- Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013 - 10
- Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013 - 11
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Các nhu cầu hỗ trợ về giáo dục, y tế và nhà ở là những mong muốn được hỗ trợ cao nhất của nghèo. Đây cũng là những chương trình có hiệu quả tốt, được người nghèo đánh giá cao. Từ đây, sinh viên suy luận rằng những mong muốn được hỗ trợ của người nghèo có mối liên hệ mật thiết với hiệu quả của những chương trình đó trong thực tiễn.
Bảng 2.10. Những đề xuất của người nghèo về CTGN (đơn vị %)
Tỷ lệ | |
Tăng nguồn vốn ưu đãi cho vay | 86 |
Có những chính sách hỗ trợ nhiều hơn về giáo dục | 75 |
Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện công | 95 |
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Phần lớn người nghèo đều mong muốn nhà nước nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh cho đối tượng bảo hiểm y tế (95%) bởi nhiều ý kiến cho biết thái độ phục vụ của các cán bộ y tế chưa tốt và thiếu trách nhiệm.
Bên cạnh đó, nâng mức vốn ưu đãi cho vay cũng là một nguyện vọng của rất nhiều người nghèo (86%) bởi mức cho vay 15 triệu đồng hiện tại là khá hạn hẹp, nửa chừng, khó có thể giúp người nghèo sử dụng nguồn vốn hiệu quả, cải thiện kinh tế để “vượt nghèo”.
Cuối cùng, người nghèo mong nhà nước sẽ có nhiều hơn chính sách hỗ trợ về giáo dục. Người dân cho biết, học phí chỉ đóng một phần nhỏ trong những chi phí mà gia đình phải bỏ ra cho con, em họ đến trường. Vẫn có vô số
khoản mà học sinh phải chi không kê được, các khoản chi này tăng dần lên đối với từng cấp học và ở mức cao nhất là bậc cao đẳng, đại học.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Công tác giảm nghèo ở huyện Thuận Thành là một trong những thực trạng giảm nghèo phổ biến ở nông thôn.
So với các huyện khác trong tỉnh, CTGN huyện Thuận Thành có phần thuận lợi hơn các khu vực khác bởi đây là khu vực tiềm năng kinh tế, huyện giáp ranh với Hà Nội, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương, thuận lợi cho giao thương. Các khu công nghiệp đang được mở rộng, tạo nhiều công ăn, việc làm cho người dân, đặc biệt là người nghèo. Đây là tiền đề cho sự phát triển lâu dài của người nghèo. Hơn thế nữa, chính quyền các cấp luôn quan tâm tới công tác giảm nghèo, tạo điều kiện để công tác được triển khai hiệu quả. Thêm vào đó, công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành còn có sự tham gia nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể liên quan trong việc hỗ trợ triển khai, tuyên truyền chính sách, chương trình giảm nghèo.
Bên cạnh những ưu điểm, CTGN ở đây vẫn một số hạn chế cần khác phục như: Tỷ lệ tái nghèo cao, tốc độ giảm nghèo ở các địa phương không đều; một số chính sách hỗ trợ không hiệu quả, chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân như: chính sách dạy nghề, chương trình hỗ trợ tính dụng.
Với những ưu điểm và hạn chế trên, công tác giảm nghèo ở huyện Thuận Thành cần có có sự đánh giá hiệu quả của các chính sách, chính sách nào hiệu quả cao, phù hợp với hoàn cảnh địa phương thì tiếp tục phát huy, chính sách nào chưa hiệu quả thì cần nghiên cứu tìm phương hướng cải thiện, nếu không thì cắt bỏ, tạo sự thông thoáng trong chính sách để CTGN được phát huy hiệu quả toàn diện.
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Nhóm giải pháp chung.
1.1. Thực hiện chính sách và tăng cường nguồn lực cho giảm nghèo.
- Các cấp chính quyền, cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện đầy đủ chính sách an sinh xã hội cho người nghèo, tập trung hỗ trợ sinh kế cho người nghèo, cận nghèo, người gặp rủi ro về kinh tế để họ tự nâng cao năng lực vươn lên thoát nghèo bền vững.
- Gắn công tác giảm nghèo với phát triển kinh tế trong những giai đoạn tiếp theo. Bởi chỉ khi kinh tế phát triển mới cho phép chính quyền tích lũy đầu tư cho công tác giảm nghèo, vì thực tế công tác giảm nghèo đòi hỏi một nguồn lực rất lớn trong một thời gian dài. Mặt khác, khi kinh tế phát triển, việc làm cũng sẽ nhiều lên, tạo cơ hội cho người nghèo tìm được việc làm có thu nhập ổn định. Tiến tới giảm nghèo bền vững.
- Tăng cường lực lượng cán bộ chính sách chuyên trách thực hiện công tác giảm nghèo, đặc biệt là ở cấp xã; tạo điều kiện nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ chính sách thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn.
- UBND huyện cần có chính sách tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ kết cấu hạ tầng nông thôn cho các địa phương thuần nông nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao.
- Tăng tỷ lệ người nghèo được tham gia vay vốn, đồng thời tăng mức số tiền được vay cho hộ nghèo. Trong giai đoạn tiếp theo thực hiện cho hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi như hộ nghèo hiện nay. Bên cạnh đó, cần có sự
giám sát việc sử dụng nguồn vốn cho vay, phối kết hợp với tổ chức các khóa đào tạo, hướng dẫn người nghèo phương thức sản xuất tạo điều kiện để họ tiếp cận thị trường phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Thực hiện xã hội hóa công tác giảm nghèo, bởi giảm nghèo là trách nhiệm không chỉ riêng nhà nước mà là của toàn xã hội. Do vậy, chính quyền các cấp cần xây dựng cơ chế huy động nguồn lực, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giảm nghèo.
- Thực hiện tổng kết, đánh giá và nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả qua từng năm. Xem xét mô hình nào hiệu quả thì nhân rộng, mô hình nào chưa hiệu quả thì phải tìm ra phương pháp cải thiện, nâng cao năng suất.
1.2. Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm tăng thu nhập cho người nghèo.
- Cần phải tổ chức thực hiện đồng bộ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả các chương trình, đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo trong giai đoạn tiếp theo và giải quyết việc làm ổn định.
- Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để khai thác và tạo điều kiện đầu tư để khôi phục và phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, đồng thời đưa kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất nhằm tăng chất lượng, số lượng sản phẩm; Ngoài ra, có thể nhân cấy nghề mới có điều kiện phát triển tại các địa phương thuần nông, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao.
- Cơ quan chức năng cần quan tâm hơn nữa trong chỉ đạo giải quyết việc làm cho lao động nói chung, đặc biệt là lao động nghèo vào các khu, cụm công nghiệp, làng nghề trong và ngoài địa bàn huyện, nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp.
- Phát triển hệ thống thông tin lao động, nâng cao năng lực dự báo và cung cấp thông tin tại các vùng nông thôn đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm; tổ chức các dự án quy mô nhỏ tạo việc làm bổ sung cho lao động nông thôn, người thất nghiệp, thiếu việc làm, lao động trong các hộ nghèo.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ đào tạo nghề trong các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động, cùng với hoạt động hỗ trợ tín dụng để lao động nghèo được tham gia xuất khẩu lao động.
1.3. Giải pháp về các chính sách xã hội hỗ trợ người nghèo.
- Hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo: Một số nghiên cứu đã cho thấy học vấn làm tăng khả năng có việc làm và do đó làm tăng thu nhập, nên có thể nói học vấn làm giảm nguy cơ gây nghèo và đối voiwsnhwngx hộ đã nghèo, học vấn có thể làm tăng khả năng thoát khỏi tình trạng đó (vượt “nghèo”). Và như vậy, học vấn xét một cách toàn diện hơn, là chìa khóa cho các cá nhân có được việc làm tốt hơn và có thu nhập cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mình và gia đình mình. Do vậy, cần đảm bảo đảm 100% con, em các hộ nghèo được miễn, giảm một phần học phí, được hỗ trợ chi phí học tập khi đang theo học tại các cấp học phổ thông và giảm học phí cho học sinh, sinh viên theo quy định của Nghị định số 49/2010/NĐ- CP của Chính phủ; đồng thời có chính sách hỗ trợ đặc thù đối với con hộ nghèo là sinh viên đang học hệ chính quy tại các Trường Đại học công lập, góp phần nâng cao trình độ văn hoá của người nghèo; Thực hiện tinh giảm các thủ tục hành chính.
- Hỗ trợ về y tế, dinh dưỡng cho người nghèo: Như đã nêu ở trên, gia đình có thân nhân mắc bệnh, bị mất hoặc suy giảm khả năng lao động là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng nghèo. Do vậy, cần phải tăng cường
hiệu lực của các nguồn dịch vụ xã hội sẽ là một yêu cầu quan trọng để hỗ trợ thêm cho người nghèo về mặt y tế, trong đó vai trò của bảo hiểm y tế cần được đề cập đến hàng đầu để có thể chia sẻ nhiều hơn những rủi ro trong cuộc sống cho người nghèo. Ngoài việc thực hiện có hiệu quả chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo: Cấp đúng ngày, kịp thời cho hộ nghèo thuận tiện khi khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế. Chính quyền cũng cần thực hiện xã hội hóa dịch vụ y tế và thẻ bảo hiểm thì không chỉ khuyến khích ý thức của người nghèo mà còn phải tăng cường hỗ trợ nhiều hơn nữa về mặt số lượng lẫn chất lượng phục vụ.
- Hỗ trợ người nghèo về nhà ở: Tiếp tục rà soát, hỗ trợ hộ nghèo hiện đang ở nhà cấp 4 hư hỏng không có điều kiện xây dựng, sửa chữa. Đặc biệt quan tâm đối với hộ nghèo cô đơn, người tàn tật nặng, trẻ em mồ côi, người cao tuổi, hộ gia đình nghèo nằm trong dự án sạt nở bờ sông phải di chuyển; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nhà ở cho học sinh, sinh viên, người lao động có khó khăn về nhà ở; Phối hợp chặt chẽ giữa chính sách hỗ trợ về nhà ở và chính sách tín dụng để hộ nghèo được vay vốn làm nhà.
- Trợ giúp pháp lý cho người nghèo: Thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện để người nghèo hiểu biết quyền và nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của nhà nước, vươn lên thoát nghèo.
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người nghèo: Tổ chức các chương trình đưa văn hóa, thông tin về các tấm gương vượt nghèo giúp người nghèo hình thành ý thức tự lực vượt lên nghèo khó; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả.
2. Nhóm các giải pháp đặc thù tại các địa phương khó khăn, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Cùng với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp kế hoạch giảm nghèo, cần tập trung thực hiện giảm nghèo tại các vùng, địa phương khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao như xã Ngũ Thái, xã Đình Tổ. Cụ thể:
- Cần ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, tăng cường nguồn lực giảm nghèo.
- Có chính sách ưu đãi cao hơn về mức đầu tư; hỗ trợ về lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo.
- Tiếp tục mở rộng thực hiện chính sách ưu đãi đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
- Tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện nội dung của kế hoạch giảm nghèo bền vững.