Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Năm 2013.

1.5. Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo năm 2013.


Trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo, mỗi chính sách có những hiệu quả riêng, góp phần giúp người dân nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Nhờ sự nỗ lực phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, cuối năm 2012, toàn huyện có 1.800 hộ nghèo và 1.398 hộ cận nghèo; chiếm tỷ lệ 8,0% tổng số hộ dân cư. Với sự nỗ lực thực hiện các công tác giảm nghèo đồng bộ thiết thực như: chính sách về y tế, bảo hiểm, giáo dục, ưu đãi tín dụng vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn… của các ngành, hội đoàn thể, đến cuối năm 2013 huyện có 978 hộ thoát nghèo theo chuẩn nghèo của Bộ LĐTBXH; tỷ lệ nghèo giảm gần 1% từ 4,5% cùng kỳ năm 2012 xuống còn 3,52% với 1.459 hộ nghèo. Cụ thể như sau.

Bảng 1: Kết quả công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành năm 2013.


Qua bảng 1, ta thấy công tác giảm nghèo ở các xã trong huyện rất không đều. Có những xã có tỷ lệ thoát nghèo, thoát cận nghèo cao đến gấp 2 lần các xã khác như xã Ngũ Thái số hộ thoát nghèo năm 2013 là 72 hộ trong khi xã Song Hồ là 4 hộ hay Thị trấn Hồ có số hộ thoát nghèo là 34 hộ trong khi xã Gia Đông chỉ có 8 hộ thoát nghèo.. Có thể lý giải rằng so với xã Ngũ Thái, xã Song Hồ có số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn. Nhưng Thị Trấn Hồ và xã Gia Đông lại là 2 xã có số người nghèo và tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ nhau thì có thể đánh giá một cách khách quan đó là do công tác giảm nghèo ở 2 địa phương được quan tâm và thực hiện ở mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, ở các địa phương xa trung tâm huyện, giáp ranh với các tỉnh khác thì công tác giảm nghèo chưa được quan tâm đúng mức làm xuất hiện nhiều hộ nghèo, cận nghèo mới như ở xã Nguyệt Đức là xã cách xa trung tâm huyện, giáp ranh với tỉnh Hưng Yên có tới 22 hộ nghèo mới và 47 hộ cận nghèo mới, tương tự là xã Ninh Xá cũng là xã giáp ranh với tỉnh Hưng Yên có 16 hộ nghèo mới và 79 hộ cận nghèo mới. Ngoài ra, công tác giảm nghèo chưa được thực hiện theo hướng bền vững, tỷ lệ tái nghèo vài tái cận nghèo vẫn còn xảy ra, các biệt là xã Đình Tổ có tới 38 hộ tái cận nghèo trong khi số hộ thoát cận nghèo là 41 hộ.

2. Thực trạng công tác giảm nghèo tại huyện Thuận Thành.


 

2.1. Đặc điểm của người nghèo trên địa bàn.

2.1. Đặc điểm của người nghèo trên địa bàn.


2.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học.


Theo báo cáo tổng kết công tác giảm nghèo năm 2013, huyện Thuận Thành có tỷ lệ hộ nghèo là 3,52% xấp xỉ với hộ cận nghèo là 3,59%. Do vậy trong điều tra, khóa luận chọn 50 chủ hộ nghèo và 50 hộ cận nghèo.


Bảng 2.2. Số thành viên trong gia đình người nghèo. (đơn vị: %)


Số thành viên


Tổng


1 người

Từ 2 - 3

người

4 -5

người


Từ 6 người trở lên

Hộ nghèo

100

12

22

36

30

Hộ cận nghèo

100

8

20

48

24

Chung

100

10

21

42

27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013 - 7

(Nguồn: Số liệu điều tra)


Xem xét chung về số thành viên trong gia đình, ta thấy rằng các HN và HCN ở huyện Thuận Thành chủ yếu có từ 4 đến 5 thành viên, chiếm tới 42% trên tổng số hộ điều tra. Ít nhất là hộ gia đình có 1 người, chỉ 10%.

Với nhân khẩu bình quân, HN và HCN có số thành viên trong gia đình gần tương đương nhau: số nhân khẩu bình quân hộ gia đình nghèo là 4,24 người, trong khi của hộ gia đình cận nghèo là 4,3 người.

Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý là số thành viên của các gia đình có khá đông thành viên, số hộ có từ 6 thành viên trở lên chiếm tới 27% tổng số hộ điều tra.


Bảng 2.3. Số lao động trong gia đình nghèo và cận nghèo. (đơn vị: %)

Số thành viên


Tổng


0 người


1 người


2 người

Từ 3 người

trở lên

Hộ nghèo

100

10

26

40

24

Hộ cận nghèo

100

6

24

58

12

Chung

100

8

25

49

18

(nguồn: Số liệu điều tra)


Xét về số lao động trong gia đình, qua bảng 2.3 ta nhận thấy rằng, gia đình nghèo chủ yếu có 2 lao động chính, chiếm tới 49%, ít nhất là nhóm không có lao động chính với 8%.

Như vậy, với đặc điểm về nhân khẩu học, sinh viên rút ra được đặc điểm về nhân khẩu học của người nghèo ở huyện Thuận Thành đó là: Số thành viên trong gia đình người nghèo ở huyện Thuận Thành khá cao, trong khi số lao động trong gia đình lại ít. Điều này làm giảm thu nhập bình quân nhân khẩu của các hộ gia đình, khiến hệ số phụ thuộc tăng cao, tức tỉ lệ phần trăm số người ăn theo trên số người có thu nhập.

2.1.2. Đặc điểm về trình độ học vấn.


Một số nghiên cứu đã cho thấy học vấn làm tăng khả năng có việc làm và do đó làm tăng thu nhập, nên có thể nói học vấn làm giảm nguy cơ gây nghèo đói và đối với những hộ đã nghèo, học vấn có thể làm tăng khả năng thoát khỏi tình trạng đó (vượt “nghèo”). Và như vậy, học vấn xét một cách


toàn diện hơn, là chìa khó cho cá nhân có được việc làm tốt hơn, là chìa khóa cho các cá nhân có được việc làm tốt hơn và có thu nhập cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng sống của mình và gia đình mình.

Biểu đồ 2.1. Trình độ học vấn của người nghèo (đơn vị: %)


13%

7%

34%

46%

Không đi học

Mức tiểu học

Mức trung học cơ sở

Mức trung học phổ thông

(Nguồn: Số liệu điều tra)


Trình độ học vấn của người nghèo phổ biến ở mức tiểu học chiếm 46%., kế đến là cấp 2 chiếm 34%;; cấp 3 chỉ chiếm 13% và một tỷ lệ nhỏ (7%) không đến trường lớp và bỏ học trong độ tuổi. Tỷ lệ cấp 3 thấp, đặc biệt ở nhóm thu nhập thấp. Điều này cho thấy càng nghèo thì trình độ học vấn càng thấp vì không có điều kiện cho con em học lên cao. Tỷ lệ trẻ em học không đúng độ tuổi tăng dần ở những lớp cao.


2.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp.


Sự bất ổn định của nền kinh tế những năm gần đây trực tiếp làm mất việc làm và giảm thu nhập của nhiều người. Do vậy, tỷ lệ người nghèo ở huyện Thuận Thành có việc làm ổn định chỉ có chưa cao. Điều tra về nghề nghiệp của các hộ nghèo thu được kết quả như sau :

.Bảng 2.4. Nghề nghiệp của người nghèo.


Nghề nghiệp của chủ hộ

Tỷ lệ (%)

Không có việc làm

14

Nông dân

33

Kinh doanh tại gia đình

6

Làm công ăn lương trong các ngành:


Công nghiệp và sản xuất

15

Xây dựng

19

Dịch vụ

13

Tổng

100.00

(Nguồn : Số liệu điều tra)


Hoạt động nghề nghiệp phổ biến nhất của người nghèo ở huyện Thuận Thành là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm tới 33%, trong khi hoạt động kinh danh tại gia đình thì lại không được phát triển chỉ chiếm 6%. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao, vào những lúc nông nhàn thì hầu như lao động không có việc làm để gia tăng thu nhập ngoại trừ một số địa phương có thể phát huy nghề truyền thống (như làng Hồ, xã Song Hồ có nghề làm hàng mã hay làng Trà Lâm, xã Trí Quả có nghề làm đậu phụ…) .


Số người nghèo làm công ăn lương thường làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức với những loại công việc không đòi hỏi tay nghề, mang tính chất thu nhập thấp và không ổn định. Nhưng khu vực kinh tế phi chính thức là khu vực cần thiết cho sự tồn tại và mưu sinh của đa số người nghèo.

Điểm đáng báo động ở đây là tỷ lệ không có việc làm cao trên 10% trong tổng số người được điều tra.

Như vậy, có thể nhận xét về đặc điểm nghề nghiệp như sau : Người nghèo ở Thuận Thành thường là không có nguồn thu nhập chính hay thu nhập thấp là một trong những nguy cơ dẫn tới nghèo.

2.1.4. Đặc điểm về thu nhập.


Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/01/2024