Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013 - 10

3. Phát triển công tác xã hội trong công tác giảm nghèo tại địa phương.


Công tác xã hội có lịch sử lâu dài trong quá trình hỗ trợ giải quyết nghèo ở các cấp độ khác nhau từ việc hỗ trợ cá nhân người nghèo đến phát triển thay đổi cộng đồng nghèo và chính sách, chương trình xã hội xóa đói giảm nghèo của quốc gia. Công tác xã hội tham gia vào lĩnh vực này với ý nghĩa hết sức quan trọng và mang tính nhân văn sâu sắc được dựa trên nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp – đó là phấn đấu cho sự công bằng xã hội. Và nghèo được xem là vấn đề gây cản trở công bằng xã hội

Vì vậy, nhân viên Công tác xã hội chúng ta cần phải có hoạt động hỗ trợ trợ giúp các hộ nghèo và cận nghèo thoát nghèo bền vững đưa ra mô hình


can thiệp phát triển kinh tế hộ gia đình cho người dân từ đó dựa vào khả năng thế mạnh của bản thân người nghèo vươn lên thoát nghèo đúng với mục tiêu thực hiện giảm nghèo bền vững.

Trên thực tế, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo cho người dân trên địa bàn huyện Thuận Thành, cần xây dựng được lực lượng nhân viên công tác xã hội đủ về số lượng và được các cơ quan chức năng địa phương công nhận. Do vậy, nhân viên xã hội cần thể hiện được vai trò của một tác viên phát triển cộng đồng đưa ra được mô hình can thiệp và đánh giá được hiệu quả từ mô hình đã và đang được triển khai và từ đó rút ra kinh nghiệm, cần phát huy tiềm năng sẵn có của từng cá nhân, nhóm và cộng đồng; phát huy hết khả năng cũng như tiềm năng sẵn có của người dân từng địa phương, cũng như khai thác hết nguồn lực của địa phương.

Đối với cá nhân người nghèo, nhân viên công tác xã hội cung cấp các dịch vụ, áo ấm, tìm kiếm chỗ ở an toàn, kết nối tới chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần. Đặc biệt người nghèo ở Thuận Thành chưa có việc làm, thì nhân viên xã hội giúp họ có cơ hội được học nghề để tìm kiếm việc làm phù hợp và khuyến khích người nghèo ở địa phương tham gia các hoạt động xã hội...

Đối với gia đình nghèo, nhân viên xã hội cung cấp các dịch vụ tham vấn, kết nối gia đình nghèo tới các dịch vụ chương trình tài chính như cho vay vốn ưu đãi hay chăm sóc sức khỏe...

Đối với cộng đồng, nhân viên xã hội đưa ra các dịch vụ phát triển cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề nghèo và khuyến khích sự tự lực “vượt nghèo” đồng thời phát huy tinh thần tương trợ, hỗ trợ của cộng đồng với người nghèo và gia đình họ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.


Đối với các chính sách, chương trình xã hội hỗ trợ người nghèo, nhân viên xã hội là người hỗ trợ chính quyền tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của người nghèo, từ đó đề xuất với cơ quan cấp trên để nghiên cứu đưa ra các chính sách, chương trình xã hội hỗ trợ người nghèo.

Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013 - 10


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Những phương hướng và giải pháp được đặt ra phía trên được đúc kết từ quá trình khảo sát thực trạng CTGN của sinh viên huyện Thuận Thành. Trong tất cả những giải pháp trên, giải pháp quan trọng nhất đó là: Ứng dụng công tác xã hội trong hoạt động giảm nghèo.

Cũng từ những phân tích trên, sinh viên thấy được CTGN không chỉ dành cho Nhà nước và cán bộ chính sách, CTGN còn cần sự ủng hộ, tích cực tham gia của người dân nói chung và người nghèo nói riêng. Trong công tác giảm nghèo, chính quyền chỉ đóng vai trò là nhà hoạch định, lên kế hoạch giảm nghèo; những sự ủng hộ từ phía cá nhân, đoàn thể dành cho người nghèo là hoạt động bổ trợ, phối hợp để tăng chất lượng cho CTGN; còn sự đồng lòng tin tưởng từ phía người dân với chương trình/chính sách giảm nghèo của Nhà nước và sự tự thân vận động, cố gắng vươn lên thoát nghèo của người nghèo mới là yếu tố quan trọng nhất trong hiệu quả của công tác giảm nghèo.


KẾT LUẬN


Cuộc điều tra công tác thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Thuận Thành đã đem lại một số hiệu biết có thể không mới lắm, nhưng nó nhấn mạnh và làm rõ thêm một số điểm hạn chế vẫn còn tồn tại trong công tác giảm nghèo những năm qua.

Thứ nhất, Thuận Thành là một huyện lớn của tỉnh Bắc Ninh (Dân số và diện tích đều có quy mô đứng thứ 2 của tỉnh) điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn nhưng có rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, như tiềm năng về du lịch, lao động.

Thứ hai, vấn đề giảm nghèo chưa được các cấp chính quyền quan tâm sâu sát, công tác chỉ đạo thực hiện các giải pháp giảm nghèo chưa quyết liệt do đó kết quả giảm nghèo trong thời gian qua còn chậm, tỷ lệ tái nghèo vẫn còn cao và số hộ vươn lên hộ khá hộ giàu còn chưa đạtđược kết quảnhưmong muốn.

Thứ ba, các hộ nghèo tại Thuận Thành còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của tỉnh, huyện chưa thực sự cố gắng tự vươn lên thoát nghèo. Đa số hộ nghèo đều có vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo, vì vậy cần lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với chương trình giảm nghèo của huyện.

Thứ tư, các dự án phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình giảm nghèo còn rất hạn hẹp, thời gian thực hiện ngắn, một số chương trình mới chỉ thực hiện thí điểm trên một số xã, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên công tác giảm nghèo chưa tập trung còn dàn trải.


Thứ năm, một số hộ có thể thoát nghèo “danh nghĩa” nhưng không bền vững. Nhiều hộ nếu chỉ nhìn bề ngoài thì có vẻ khá hơn như có nhà đẹp hơn, trang thiết bị trong nhà sang trọng hơn nhưng cái cơ bản nhất, cái cần câu cơm, là việc làm thì trở lên bấp bênh hơn. Nhìn về lâu dài, họ có xu hướng dễ nghèo hơn và ngày càng khó khăn.

Thứ sáu, tài sản nhà ở là yếu tố quan trọng (bán đất, có tiền, có thể thoát nghèo) và trình độ học vấn và chuyên môn là cơ sở để người nghèo thoát nghèo về lâu dài.

Cuối cùng là cán bộ làm công tác giảm nghèo chưa tập trung vào công tác giảm nghèo bởi cơ chế cán bộ còn hạn chế, chưa có cán bộ chuyên trách công tác giảm nghèo ở cấp xã.

Nói tóm lại, nghèo khổ là một vòng luẩn quẩn bao vây lấy những người yếu thế và có “truyền thống nghèo” (người nghèo, khu nghèo, việc làm thu nhập thấp) mà muốn vượt qua nó phải có những cú hích rất mạnh từ bên ngoài và nỗ lực bản thân họ.


Danh mục tài liệu tham khảo.


1. Báo cáo kết quả thực hiện công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành năm 2013.

2. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015.

3. Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP), Báo cáo quốc gia về phát triển con người.2011.

4. Kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2015.

5. Kế hoạch triển khai chương trình giảm nghèo huyện Thuận Thành năm 2013.

6. Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/04/2007 của Chính phủ về trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

7. Nhóm tư vấn công ty Nghiên cứu và Phân tích VIETSURVEY/ Nghiên cứu các mô hình giảm nghèo của các đối tác quốc tế ở Việt Nam/2013.

8. Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo.

9. Quyết định số 14/2012/QĐ-TTG ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002.

10.Viện Khoa học xã hội Việt Nam/Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tự và thách thức/2013.

11. La Hoàn/ Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam và bài học


kinh nghiệm từ các nước trên thế giới/NCEIF


Link:Http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/thuctrangxoadoigiam ngheo-nd-16647.html

12.TS. Bùi Thị Xuân Mai, giáo trình: Nhập môn công tác xã hội/2010/Nhà xuất bản Lao động xã hội.

13.Thanh Ngân, Thuận Thành phát triển công nghiệp-TTCN/Báo Bắc Ninh online/2014.

14.Lê Thị Oanh, Baó cáo: Công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Nghi Xuân/2012.

15.Mai Lan Phương, Giảm nghèo ở Việt Nam dưới góc nhìn của trường phái hiện đại hóa.

16. International Labor Organization, The Fallout in Asia.

17. Robert D. Anderson and Anna Caroline Muller, Competition policy and poverty reduction: A holistic approach/2013.


PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN


 

Đề tài: Thực trạng công tác thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Thuận Thành năm 2013

Đề tài: Thực trạng công tác thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Thuận Thành năm 2013

Nhằm phục vụ cho tìm hiểu và phân tích hiệu quả các chương trình giảm nghèo đang được thực hiện tại huyện Thuận Thành trong năm vừa qua. Tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thực trạng công tác giảm nghèo tại huyện Thuận Thành năm 2013”. Mong anh/chị chia sẻ quan niệm của mình xung quanh vấn đề này.

Xin chân thành cảm ơn!

Anh/chị hãy cho biết:

Địa chỉ (xã): ..................................................................Giới tính:.........

1. Gia đình anh/chị thuộc nhóm bảo trợ xã hội nào:

a. Hộ Nghèo. b. Hộ cận nghèo.

c. Đối tượng khác (ghi rõ): .......................................................................

2. Gia đình anh/chị có bao nhiêu thành viên:

a. 1 người. b. Từ 2 - 3 người.

c. Từ 4 - 5 người. d. Từ 6 người trở lên.

3. Số lao động trong gia đình:

a. Không có lao động. b. 1 người.

c. 2 người. d. Từ 3 người trở lên.

4. Trình độ học vấn của anh/chị?

a. Không đi học. b. Tốt nghiệp tiểu học. c.Tốt nghiệp THCS.

d. Tốt nghiệp THPT e. Tốt nghiệp Cao đẳng/đại học.

5. Nghề nghiệp chính của anh/chị:


a. Nhân viên nhà nước b. Công nhân

c. Nông dân d. Kinh doanh tại gia đình.

e. Không có việc làm.

f. Nghề nghiệp khác: .......................................................................

6. Gia đình anh/chị hiện có mấy nguồn thu nhập?

a. 1 nguồn. b. 2 nguồn. c. 3 nguồn. d.Trên 3 nguồn.

7. Thu nhập của gia đình anh/chị chủ yếu từ nguồn nào:

a. Chăn nuôi b. Trồng trọt

c. Nghề thủ công

d. Nguồn khác (ghi rõ): ..................................................................

8. Theo anh/chị nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn tới tình trạng nghèo. (có thể chọn nhiều đáp án):

a. Thiếu vốn sản xuất, kinh doanh.

b. Thiếu đất canh tác, phương tiện sản xuất.

c. Thiếu lao động chính, đông người ăn theo.

d. Không có việc làm, không có tay nghề, kinh nghiệm sản xuất.

e. Ốm đau, mắc tệ nạn xã hội.

f. Nguyên nhân khác (ghi rõ): ............................................................

9. Anh/chị đã tham gia những chương trình/chính sách giảm nghèo nào?

(có thể chọn nhiều đáp án)

a. Hỗ trợ hộ nghèo vay vốn từ ngân hàng chính sách.

b. Hỗ trợ/miễn giảm học phí cho hộ nghèo có con/em đang theo học.

c. Chính sách hỗ trợ về y tế.

d. Chương trình trợ giúp người nghèo xây nhà ở.


e. Chương trình dạy nghề, phát triển sản xuất.

f. Chương trình hỗ trợ các dịp lễ, tết.

g. Trợ cước sinh hoạt (tiền điện).

10. Vì sao anh/chị không tham gia chính sách/chương trình đó (nếu có)

a. Không thuộc diện tham gia của chương trình.

b. Không có thông tin về chính sách/chương trình.

c. Không đủ điều kiện để tham gia chính sách/chương trình.

d. Không cần thiết, nên không tham gia.

e. Lý do khác (ghi rõ): .........................................................................

11.Anh/chị gặp những khó khăn nào khi tham gia chương trình/chính sách?

a. Thời gian triển khai và nhận hỗ trợ lâu.

b. Chính sách có nhiều điểm chưa phù hợp với bản thân.

c. Thủ tục rườm ra, cách thức làm việc chưa đổi mới.

d. Cán bộ chính sách chưa nhiệt tình.

e. Các khó khăn khác(ghi rõ): .............................................................

12. Anh/chị gặp những thuận lợi nào khi tham gia chương trinh/chính sách?

a. Dễ dàng tiếp cận với chính sách.

b. Được cung cấp nhiều thông tin về chương trình/chính sách.

c. Được hỗ trợ thủ tục nhanh chóng.

d. Cán bộ nhiệt tình trong công tác.

e. Các thuận lợi khác(ghi rõ): .............................................................

13.a Anh/chị đánh giá kết quả những chương trình/chính sách mình được tham gia:


a. Rất Tốt b. Tốt c. Bình thường. d. Chưa tốt.

14.b. Anh/chị cho biết lý do đưa ra đánh giá trên (1 - 3 lý do):

........................................................................................................

.............................................................................................................

14. Kết quả đạt được của gia đình anh/chị sau khi tham gia các chương trình giảm nghèo năm 2013:

a. Thay đổi rất nhiều.

b. Được cải thiện một phần.

c. Không thay đổi.

15. Theo anh/chị người nghèo cần được hỗ trợ gì?

a. Hỗ trợ tư liệu sản xuất (đất sản xuất, phương tiện sản xuất…).

c. Hỗ trợ vốn ưu đãi.

d. Hỗ trợ học nghề.

e. Giới thiệu việc làm.

f. Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.

g. Hỗ trợ kiến thức về chính sách, luật pháp.

h. Hỗ trợ khác (ghi rõ): .......................................................................

............................................................................................................

16.Anh/chị có đề xuất như thế nào để chính sách thực hiện tốt hơn:

.............................................................................................................

.............................................................................................................


Chân thành cảm ơn sự hợp tác, đóng góp quý báu của các anh/chị!


PHỤ LỤC 2. PHIẾU HỎI SÂU VỚI NGƯỜI NGHÈO PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU‌

(dành cho người nghèo tại địa phương) Ngày phỏng vấn: ……/……../……. Mã số:

Xã: Giới tính:


1. Ông/bà biết những chính sách/chương trình giảm nghèo nào đang được thực hiện trên địa phương mình không? Nếu biết hãy kể tên?

2. Trong những chương trình đang triển khai trên địa bàn, ông/bà và gia đình đã được tham gia những chương trình nào chưa? Chưa được tham gia chương trình nào? Tại sao lại được/chưa được tham gia?

3. Nhận định của ông/bà về hiệu quả của những chương trình giảm nghèo mà ông/bà được tham gia như thế nào? Lý do ông/bà đưa ra nhận định đó là gì?

4. Ông/bà cho biết chính quyền địa phương và cán bộ chính sách có quan tâm đến đời sống người nghèo tại địa phương không? Nếu có thì cho ví dụ? Nếu không thì xin cho biết lý do vì sao?

5. Ông/bà có những nguyện vọng, đề xuất gì với các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương về các chương trình/chính sách?

Xin chân thành cảm ơn!



rồi?‌

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/01/2024