Số Nguồn Thu Nhập Của Người Nghèo (Đơn Vị : %)

Bảng 2.5. Số nguồn thu nhập của người nghèo (Đơn vị : %)


Số nguồn


Hộ


Tổng


1 nguồn


2 nguồn


3 nguồn


Trên 3 nguồn

Hộ nghèo

100

24

66

10

0

Hộ cận nghèo


100


16


52


28


4

Chung

100

20

59

19

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013 - 8

(Nguồn: số liệu điều tra)


Qua bảng trên, ta thấy đa số các HN và HCN ở Thuận Thành có thu nhập từ 2 nguồn, chiếm 59%. Nhóm thứ hai là những hộ có 1 nguồn thu nhập,


những hộ này phần lớn là những người già neo đơn hoặc phụ nữ đơn thân. Thấp nhất là nhóm có trên 3 nguồn thu nhập, đây là những hộ cận nghèo có thành viên gia đình xuất khẩu lao động.


Biểu đồ 2.2. Nguồn thu nhập chính của người nghèo.


14%

35%

Công việc thường xuyên

11%

Chăn nuôi

Trồng trọt Nghề thủ công

22%

Khác

18%

(Nguồn: Số liệu điều tra)


Từ biểu đồ 2.2, ta thấy rằng người nghèo có thu nhập chính từ công việc thường xuyên, đó thường là những công việc như làm mướn, dịch vụ nhỏ… Tuy nhiên, nếu xét một cách tổng thể thì thu nhập của người nghèo chủ yếu từ nông nghiệp (22% từ chăn nuôi và 18% từ trồng trọt). Ít nhất là những hộ có nghề thủ công với 11%. Ngoài ra, không ít người nghèo (14%) có nguồn thu nhập chính từ trợ cấp của nhà nước hoặc ngoại hối từ thành viên gia đình đi lao động ở nước ngoài.


Nhìn chung, thu nhập của người nghèo thấp và không ổn định. Mỗi hộ gia đình có thể thu nhập từ một hoặc nhiều nguồn, chủ yếu từ việc làm chính hoặc các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và ngoài việc làm (lương hưu, thân nhân, giúp đỡ…).

 

2.2. Nguyên nhân nghèo.2.3. Đánh giá công tác giảm nghèo năm 2013.

2.2. Nguyên nhân nghèo.


Bảng 2.6. Nguyên nhân nghèo theo ý kiến của người nghèo (đơn vị:%)



STT


NGUYÊN NHÂN NGHÈO CỦA CÁC HỘ

TỶ LỆ


(so với tổng số hộ điều tra)

1

Thiếu vốn sản xuất, kinh doanh

27%

2

Thiếu đất canh tác, phương tiện sản xuất

10,5%

3

Thiếu lao động chính, đông người ăn theo

23%

4

Không có việc làm, không có tay nghề

14%

5

Ốm đau, mắc tệ nạn xã hội.

25,5%

(Nguồn :Kết quả điều tra)


Qua kết quả điều tra trên, có thể thấy hầu hết người nghèo cho rằng thiếu vốn sản xuất, kinh doanh là nguyên nhân chủ yếu nhất (27%) dẫn tới tình trạng nghèo. Trong khi đó, nguyên nhân thiếu đất canh tác, phương tiện sản xuất được đánh giá thấp nhất (10,5%). Theo ý kiến của những người nghèo, thì người dân không thiếu đất canh tác hay phương tiện sản xuất, nhưng do không có vốn để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nên không thể nâng cao thu nhập gia đình, vì thu không đủ chi nên rơi vào hành cảnh khó


khăn. Do vậy, giải quyết vấn đề vốn cho người dân, để họ có điều kiện sản xuất, kinh doanh cần được quan tâm giải quyết hơn nữa trong những giai đoạn tiếp theo của chương trình giảm nghèo.

Cũng từ bảng 2.6, ta thấy được gia đình có người bị ốm đau, mắc tệ nạn xã hội, các nguyên nhân khác như chây lười lao động hay lao động chính trong gia đình gặp tai nạn, rủi ro mất đi khả năng lao động… cũng là một nguyên nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nghèo của người dân, chiếm tỷ lệ rất cao (25,5%) xếp thứ hai trong các nguyên nhân dẫn tới nghèo của các hộ được điều tra. Trên thực tiễn, những hộ nghèo có người thân bị ốm đau, mắc tệ nạn xã hội cũng là những đối tượng rất dễ bị tổn thương nếu gặp thêm các tai họa khác sẽ dễ dàng bị đẩy tới tình trạng bần cùng hóa, rơi xuống đáy của xã hội.

Với ý kiến đánh giá của người nghèo, có thể suy luận rằng: Nguyên nhân dẫn tới nghèo của người nghèo ở huyện Thuận Thành chủ yếu xuất phát từ phía chủ quan như: thiếu vốn hoặc gia đình có người bị ốm đau, mắc tệ nạn xã hội và không có việc làm, đông người ăn theo.

2.3. Đánh giá công tác giảm nghèo năm 2013.


2.3.1. Sự tham gia của người nghèo trong các chương trình, chính sách.


Bảng 2.7. Kết quả sự tham gia của người nghèo trong các chương

trình giảm nghèo.


Tên chương trình, chính sách giảm nghèo

Tỷ lệ (%)

Hỗ trợ người nghèo vay vốn từ ngân hàng chính sách

43

Hỗ trợ/miễn giảm học phí.

100

Hỗ trợ về y tế

77

Trợ giúp người nghèo xây nhà ở

7

Dạy nghề, phát triển sản xuất.

12

Hỗ trợ các dịp lễ, tết.

100

Trợ cước sinh hoạt (tiền điện)

50

(nguồn: số liệu điều tra)


Xét một cách tổng quan, hầu hết người nghèo được tham gia các chương trình, chính sách giảm nghèo đang triển khai trên địa bàn, như 100% các hộ được tham gia chương trình hỗ trợ/miễn giảm học phí, hỗ trợ các dịp lễ, tết và trợ cước sinh hoạt (tiền điện). Tuy nhiên, chỉ có một số ít các hộ được tham gia chương trình trợ gúp xây nhà ở (7%).

Khi hỏi những chủ hộ không tham gia chương trình giảm nghèo ở trên về nguyên nhân mà họ không tham gia, thu được kết quả như sau:


Biều đồ 2.3. Nguyên nhân không tham gia chương trình giảm nghèo.


18%

3%

11%

Không thuộc diện

tham gia

Không có thông tin

68%

không đủ điều kiện

Không cần thiết

(Nguồn: Số liệu điều tra)


Nhìn chung, nguyên nhân chủ yếu là người nghèo thấy không cần thiết nên không tham gia.

Một chủ hộ không tham gia chương trình hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho biết


“Số tiền vay được thì ít, chẳng thế làm gì được. Đã vậy, muốn vay được còn qua đủ mọi thủ tục. Tốt nhất là không vay.”

(Nam chủ hộ tham gia khảo sát tâm sự)

Hay một ý kiến khác về chương trình dạy nghề như sau:


“Dạy nghề ở xã toàn những nghề chẳng có tác dụng gì. Dạy may, dạy nấu ăn thì cô cần gì phải học. Mấy cái nghề vô bổ đấy thì làm sao mà nuôi sống gia đình được hả cháu? Tốn thời gian, thà rằng chẳng học còn hơn.”

(Nữ chủ hộ tham gia khảo sát tâm sự)


Từ những ý kiến đánh giá trên, có thể thấy rằng một số chính sách như hỗ trợ vay vốn và dạy nghề vẫn chưa có giá trị thực tiễn cao để thu hút sự tham gia của người dân.

2.3.2. Khó khăn và thuận lợi khi tham gia chương trình giảm nghèo.


2.3.2.1. Những khó khăn.


Bảng 2.7. Những khó khăn khi tham gia chương trình giảm nghèo.


Những khó khăn

Tỷ lệ (%)

Thời gian triển khai và nhận hỗ trợ lâu

57

Chính sách còn nhiều điểm chưa phù hợp với bản thân

43

Thủ tục rườm rà, cách thức làm việc chưa đổi mới.

29

Cán bộ chính sách chưa nhiệt tình

9

Chưa được giải thích rõ về các chính sách

62

(Nguồn: Số liệu điều tra)


Từ bảng 2.7, có thể thấy rằng 2 khó khăn lớn nhất mà người nghèo gặp phải trong quá trình tham gia đó là chưa được giải thích rõ về các chính sách cùng với thời gian triển khai và nhận hỗ trợ lâu. Điều này cho thấy, công tác tuyên truyền, tư vấn cho người dân về nội dung các chương trình, chính sách giảm nghèo vẫn chưa tốt. Thực tế có rất nhiều hộ nghèo do không có đầy đủ thông tin về các chính sách, chương trình giảm nghèo nên không phát huy được tối đa nguồn lực của chương trình.

Vấn đề sự “nhiệt tình” của cán bộ chính sách được người dân đánh giá với tỷ lệ khá khiêm tốn là 9%. Đây là một trong những điểm tích cực của cán bộ chính sách huyện Thuận Thành.

2.3.2.2. Những thuận lợi.


Bảng 2.8. Những thuận lợi khi tham gia chương trình giảm nghèo.


Những thuận lợi

Tỷ lệ (%)

Dễ dàng tiếp cận với chính sách

66

Được cung cấp nhiều thông tin về chương trình/chính sách

43

Được tạo điều kiện tham gia chính sách

77

Cán bộ chính sách nhiệt tình giúp đỡ

35

(Nguồn: Số liệu điều tra)


Đa số người nghèo ý kiến rằng họ dễ dàng tiếp cận với các chính sách (66%) và họ được tạo điều kiện để tham gia chương trình giảm nghèo (77%). Đây là một đánh giá có tính tích cực về công tác GN.


“Cứ hết hạn thẻ bảo hiểm, chú ra nhà bác trưởng thôn là được nhận thẻ mới ngay.”

(Nam chủ hộ tham gia khảo sát tâm sự)


Hay những ý kiến đánh giá khác về chương trình hỗ trợ giáo dục của một chủ hộ cận nghèo là phụ nữa đơn thân nuôi con.


“Con trai chị đang học tiểu học, may mà kỳ nào cũng được nhận trợ cấp. Không thì mình chị cũng khó mà nuôi nó ăn học được.”


Tuy nhiên, nhân tố “sự nhiệt tình” của cán bộ chính sách chưa được người dân đánh giá cao (35%). Kết hợp với những kết quả thu được ở bảng

2.7. Ta có thể nhận định rằng cán bộ chính sách xã, huyện dù không gây khó khăn, nhưng cũng không quá tận tình giúp đỡ người nghèo tham gia chương trình giảm nghèo.

2.3.3. Hiệu quả các chương trình giảm nghèo.


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/01/2024