Thực Trạng Công Tác Giảm Nghèo Trên Địa Bàn Huyện Thuận Thành.

7.1. Trên thế giới.


Ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có tình hình phát triển kinh tế xã hội khá phức tạp đều phải đối mặt với vấn đề giảm nghèo. Trong quá trình xoá đói giảm nghèo, các nước đã tận dụng được lợi thế của mình để phát triển kinh tế xã hội hạ thấp tỷ lệ nghèo.

Như ở Thái Lan là một nước nằm trong khu vực Đông Nam á có nền kinh tế tương đối “nóng” và phức tạp Thái Lan đã biết khai thác và triệt để lợi thế tiềm năng về du lịch và dịch vụ để phát triển kinh tế. Việc Thái Lan ký kết với một số nước (trong đó có nước ta) về việc bãi bỏ thị thực nhập cảnh trong thời gian 1 tháng trở xuống có tác dụng thu hút đáng kể người du lịch vào Thái Lan. Đây cúng là bài học về tận dụng lợi thế để phát triển.


Đối với Hàn Quốc nơi có đông dân cư có tinh thần và tự lực cao và tinh thần đoàn kết dân tộc mạnh mẽ, người Hàn Quốc đã tận dụng lợi thế này để phát động phong trào giảm nghèo với khẩu hiệu: “Chỉ có chính họ (người nghèo) với tinh thần làm việc chăm chỉ tự lực vượt khó khăn và hợp tác tiềm ẩn giữa các thành viên nông thôn với sự trợ giúp có hạn của Chính phủ mới có thể phát triển nông thôn thành nơi thịnh vượng để sống”

Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo ở Trung Quốc lại cho thấy tăng trưởng kinh tế là cần thiết nhưng không chỉ dựa hoàn toàn vào tăng trưởng kinh tế để giảm nghèo. Các biện pháp giải quyết việc làm, mở rộng hệ thống dạy nghề, áp dụng kỹ thuật mới, giảm nhẹ điều kiện làm việc … là hết sức cần thiết trong công tác giảm nghèo. Gắn cải cách kinh tế với công nghiệp nông thôn nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế. cải tạo kinh tế thuần nông theo phương trâm “ly nông bất ly hương” đã làm giảm đáng kể lượng người nghèo ở nông thôn Trung Quốc. Chính vì vậy, tuy là một nước đông dân nhất trên thế giới nhưng Trung Quốc lại là nước có tỷ lệ nghèo thấp nhất trên thế giới.

Trong các thập kỷ qua, các nước Đông á nói chung và Đông Nam á nói riêng đã giải quyết khá tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội, các nước vừa đạt được tốc độ tăng trưởng cao vừa giảm được tỷ lệ nghèo đáng kể.

7.2. Tại Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Được Ngân hàng Thế giới đánh giá là một trong những nước có nhiều thành tựu trong lĩnh vực giảm nghèo, Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều mô hình xóa đói giảm nghèo bao gồm nhiều dịch vụ công tác xã hội. Tác giả Ngô


Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013 - 6

Trường Thi (Bộ Lao động – Thương binh và xã hội), mô hình xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam được khái quát theo các nhóm chủ yếu như sau:

- Mô hình phát triển kinh tế từ mục tiêu tạo việc làm tăng thu nhập, an ninh lương thực xóa đói giảm nghèo đến phát triển sản xuất theo hệ sinh thái (VAC, VACR... mang tính sản xuất hàng hóa).

- Mô hình kinh tế trang trại phát triển theo hệ sinh thái trên cơ sở phát triển theo thế mạnh sản phẩm hàng hóa đã được xây dựng và ngày càng phát triển, tạo ra những vùng chuyên canh, sản phẩm hàng hóa đặc sản, truyền thống.

- Mô hình phát triển kinh tế tập thể xóa đói giảm nghèo, trên cơ sở hình thành các tổ, nhóm hộ giúp đỡ nhau làm ăn phát triển sản xuất, giúp nhau lúc khó khăn lá lành đùm lá rách, như tổ tín dụng tiết kiệm, tổ hỗ trợ vay vốn, tổ người nghèo giúp nhau làm ăn, mô hình được các tổ chức hội, đoàn thể xây dựng và phát triển rộng rãi với hàng chục triệu hội viên tham gia.

- Mô hình phát triển làng nghề truyền thống, xây dựng thương hiệu sản phẩm, mở rộng việc làm, tăng thu nhập, làm giàu, như mô hình liên hoàn nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm ở các xã bãi ngang ven biển, làng nghề thủ công mỹ nghệ, làng nghề khu ven đô, khu công nghiệp...

- Mô hình phát triển cộng đồng xóa đói giảm nghèo bền vững (mô hình lan tỏa), giải quyết nguyên nhân bức xúc nhất của tình trạng nghèo của hộ nghèo, xã nghèo về nhận thức, kiến thức làm ăn, để tạo bước đột phá mở đường thực hiện tiếp các giải pháp giải quyết nguyên nhân nghèo khác để xóa đói giảm nghèo bền vững theo phương thức tự cứu.

- Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hộ, xã phát triển vùng nguyên liêu, với nội dung giúp hộ nghèo về vốn, trợ giúp kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm,


giúp xã nghèo về cơ sở hạ tầng nhỏ phát triển vùng nguyên liệu để xóa đói giảm nghèo.

- Mô hình trao quyền sở hữu bền vững các công trình cơ sở hạ tầng, với hình thức giao cho hộ đồng baò dân tộc nhận duy tu bảo dưỡng đường bộ ở các tỉnh miền núi góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

- Mô hình xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên cộng đồng, cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo kiêm khuyến nông viên thôn bản cầm tay chỉ việc giúp hộ nghèo thoát nghèo.

- Mô hình khuyến khích hộ nghèo thoát nghèo với hình thức hỗ trợ một phần lãi suất, để tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của người nghèo và tiếp tục cho hộ nghèo thoát nghèo được hưởng các chính sách: tín dụng ưu đãi, y tế, giáo dục đảm bảo tính bền vững xóa đói giảm nghèo.

- Mô hình giúp bạn, hội giúp hội viên vượt lên số phận, khắc phụ khó khăn xóa đói giảm nghèo.

Nhìn chung, các mô hình giảm nghèo ở Việt Nam đã bao gồm nhiều dịch vụ công tác xã hội. Tuy nhiên, còn thiếu một số dịch vụ trực tiếp cho người nghèo như: dịch vụ tham vấn trực tiếp cho người nghèo, dịch vụ vận động người nghèo tham gia xây dựng chính sách. Do công tác xã hội chưa được công nhận rộng rãi là một nghề, vì vậy mà vai trò của nhân viên xã hội cũng chưa được thể hiện một cách rõ nét trong từng mô hình giảm nghèo ở Việt Nam.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Từ những lý luận cơ bản trên về nghèo và công tác giảm nghèo, ta đúc kết ra được vị trí, vai trò và ảnh hưởng của công tác giảm nghèo trong ba lĩnh vực: kinh tế -chính trị và văn hóa giáo dục.

Đối với vấn đề chính trị xã hội, giảm nghèo tạo điều kiện để giữ vững và ổn định tình hình chính trị của đất nước. Đời sống được nâng cao, người nghèo từng bước được tiếp cận những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, đời sống tinh thần cũng được cải thiện. Từ đó là lòng tin với Đảng, với nhà nước, với chính quyền cũng được nâng theo.

Đối với vấn đề kinh tế, giảm nghèo giúp bình ổn xã hội tạo điều kiện và môi trường cho kinh tế phát triển, tạo ra nhiều của cải vật chất trong xã hội. giảm thiểu tệ nạn và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội.

Đối với vấn đề văn hóa – giáo dục, có câu “phú quý sinh lễ nghĩa”, giảm nghèo sẽ tạo điều kiện cho việc gìn giữ, phát huy truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc, nâng cao chất lượng giáo dục và trình độ dân trí trong nhân dân.

Như vậy, trong bất cứ khía cạnh nào của đời sống xã hội, giảm nghèo cũng mang lại những lợi ích tích cực, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sự phát triển của đất nước và xã hội.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH.

1. Địa bàn nghiên cứu


 

1.1. Đặc điểm tự nhiên.1.2. Đặc điểm xã hội.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.1.4. Công tác thực hiện chính sách giảm nghèo.

1.1. Đặc điểm tự nhiên.


1.1.1 Địa lý:


Thuận Thành là một huyện phía Nam của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25 km về phía tây nam, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng hơn 10 km.

Phía bắc giáp với huyện Tiên Du và huyện Quế Võ được ngăn cách bởi sông Đuống.

Phía đông giáp huyện Gia Bình và huyện Lương Tài. Phía nam giáp với tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.

Thuận Thành có diện tích là 116 km2, là huyện có diện tích lớn thứ 2 tỉnh Bắc Ninh.

Với vị trí địa lý quan trọng như vậy, huyện Thuận Thành sớm hoàn thiện hệ thống giao thông và phát triển kinh tế, tạo nhiều công việc cho lao động trong huyện, ghóp phần ổn định xã hội.

1.1.2 Hành Chính:

Huyện Thuận Thành có 1 thị trấn và 17 xã, bao gồm:

- Thị trấn Hồ.

- 17 xã: An Bình, Đại Đồng Thành, Đình Tổ, Gia Đông, Hà Mãn, Hoài Thượng, Mão Điền, Nghĩa Đạo, Ngũ Thái, Nguyệt Đức, Ninh Xá, Song Hồ, Song Liễu, Thanh Khương, Trạm Lộ, Trí Quả, Xuân Lâm.


Việc chia nhỏ ra nhiều đơn vị hành chính như trên tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nói chung và đặc biệt đối với công tác quản lý số lượng lớn hộ nghèo, chính sách trên địa bàn.

1.1.3 Địa hình:

Huyện Thuận Thành thuộc vùng trung du bắc bộ, do vậy địa hình chủ yếu là đồng bằng, cả huyện chỉ có một số ngọn đồi và không có núi.

1.1.4 Khí hậu:


Huyện Thuận Thành thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, do vậy có khí hậu mang tính nhiệt đới gió mùa và có 4 mùa phân biệt trong năm.

Thuận thành có thể coi là một huyện “cửa ngõ” của thủ đô, đồng thời giáp ranh với các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương khá thuận lợi cho giao thương phá triển kinh tế, đồng thời khí hậu và địa hình tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp và chăn nuôi, do vậy nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu của các hộ dân. Theo thống kê năm 2010 đất dành cho nông nghiệp chiếm tới 68% tổng diện tích.

1.2. Đặc điểm xã hội.


1.2.1 Dân số


Thuận Thành là đơn vị hành chính cấp huyện đông dân thứ hai ở Bắc Ninh. Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2010, dân số huyện tính đến 31/12/2010 là 147,5 nghìn người, trong đó số người trong độ tuổi lao động toàn huyện là 87.867 người, chiếm 59,57% dân số, trong đó lao động nữ là 46.197 người chiếm 31,32%. %.


1.2.2 Cơ cấu lao động.


Lao động thuộc khu vực nông nghiệp là 42.508 người, chiếm 49,10%. Lao động thuộc khu vực CN-XD là 29.436 người, chiếm 34,00 %.

Lao động thuộc khu vực Dịch vụ là 14.631 người, chiếm 16,90%.


Số lao động đã qua đào tạo là 28.554 người, chiếm 32,50%, trong đó Công nhân kỹ thuật và Trung học chuyên nghiệp trở lên là 15.096 người chiếm 53,43%.

1.2.3 Lịch sử


Thuận Thành là một trong những vùng đất cổ của người Việt, quê hương của những huyền thoại – lịch sử, cái nôi của văn minh lúa nước. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, mảnh đất và con người Luy Lâu, Siêu Loại, Thuận Thành đã tạo dựng nên những giá trị văn hóa kì diệu, giàu tính nhân văn và đậm đà sắc thái riêng có của người Bắc Ninh – Kinh Bắc.

1.2.4 Văn hóa


Thuận Thành là quê hương của những làng nghề truyền thống, như là:


- Làng Hồ (xã Song Hồ) chuyên làm tranh khắc gỗ in trên giấy điệp mà dân gian gọi là tranh Đông Hồ từ thời Lê.

- Làng Đồng Ngư (xã Ngũ Thái) có môn múa rối nước từ thế kỷ 11.


- Làng Trà Lâm (xã Trí Quả) có nghề làm đậu phụ.


- Làng Nghi Khúc (còn gọi là làng Bưởi Quốc, xã An Bình) cũng là làng làm đậu phụ rất lớn.

- Làng Đông Hồ nổi tiếng làm vàng mã.


- Nhiều làng tổ chức các đội hát chèo, hát tuồng, kịch nói, ngâm thơ, hát trống quân, hát ca trù...biễu diễn phục vụ nhân dân địa phương hoặc giao lưu với các địa phương bạn nhân dịp lễ hội hoặc những sự kiện lớn của địa phương.

Huyện Thuận Thành có lịch sử hình thành lâu đời với nhiều nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Cũng chính vì vậy, Thuận Thành là một huyện trở thành một huyện lớn với dân số đông. Tuy nhiên, dân cư tập trung chủ yếu làm nông nghiệp, trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức trong thời gian trước

1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.


1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp.


Nằm trải dài bên dòng sông Đuống đỏ nặng phù sa, là nơi giầu tiềm năng về tài nguyên đất đai và nguồn nhân lực, huyện Thuận Thành lâu nay vẫn được xem là "vựa lúa" của tỉnh Bắc Ninh. Chính vì thế sản xuất nông nghiệp có thể xem là lĩnh vực hết sức quan trọng trong việc ổn định đời sống, giải quyết công ăn vịêc làm cho người nông dân, năm 2012 sản lượng lương thực có hạt đạt 72.000 tấn, tạo việc làm cho 3.000 lao động đóng góp 21,1% GDP. Trong 6 tháng đầu năm 2013, sản xuất nông nghiệp giữ ổn định, giá trị nông nghiệp đạt 200,745 tỷ. Thời gian gần đây, lĩnh vực kinh tế nông nghiệp được các cấp chính quyền quan tâm, chú trọng trong chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và cả về quy mô, nhất là mô hình kinh tế trang trại được quan tâm phát triển. Tính đến tháng 10 năm 2013, toàn huyện có 304 trang trại, chủ yếu là mô hình chăn nuôi- thuỷ sản, giải quyết việc làm cho 1.007 lao động trong đó có 696 lao động của chủ trang trại, làm cho tốc độ tăng trưởng


của nền nông nghiệp huyện tương đối ổn định và có tỷ trọng đóng góp tương đối cao trong GDP.

Tuy nhiên, nông nghiệp Thuận Thành vẫn còn là một ngành mang tính tự cung tự cấp và độc canh, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá sinh học nhưng chưa mạnh, diện tích cây lương thực chiếm 83% trong tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong khi sản xuất nông nghiệp chưa có sự chuyển biến mạnh trong cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi, chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất hàng hoá chính trong nông nghiệp, nguyên nhân chủ yếu là do thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, giá thấp nên không khuyến khích được người sản xuất. Bên cạnh đó năng suất cây trồng, vật nuôi chưa cao do chất lượng giống và kỹ thuật thâm canh còn nhiều hạn chế. Do vậy, tiềm năng để nâng cao năng suất còn khá lớn.

1.3.2. Tình hình phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.


Thực hiện chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống được duy trì và có xu hướng phát triển khá. Những năm qua các doanh nghiệp và hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực này trên địa bàn huyện Thuận Thành đã không ngừng phát triển và đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương tạo, việc làm cho nhiều lao động. Hiện nay, toàn huyện có

4.009 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp với các nghề chủ yếu như cơ khí, xay sát, làng nghề nem Bùi (Ninh Xá), đậu phụ Trà Lâm (Trí Quả), đúc đồng Đào Viên (Nguyệt Đức), làm bún làng Bún (Ninh Xá), mây tre đan làng Cả (Song Hồ) và các nghề thủ công truyền thống khác đã giải quyết việc làm thường


xuyên cho 8.183 lao động gia đình và 3.085 lao động không chuyên (chỉ làm 50% thời gian.

Sự phát triển công nghiệp đã mang lại những hiệu quả đáng kể trong giải quyết việc làm cho người lao động. Theo thống kê năm 2013, Thuận Thành có 56 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có 20 doanh nghiệp trong các cụm doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này đã giải quyết việc làm cho 5.337 lao động, trong đó lao động là người địa phương là

4.320 người chiếm 80,00%. Lương bình quân của một lao động dao động từ

2.000.000 đến 3.500.000 đồng/tháng.



Theo ông Nguyễn Đăng Quản, Phó Trưởng Phòng Công Thương huyện nhận định “công nghiệp - TTCN của Thuận Thành những năm qua có sự phát triển đáng khích lệ, trong đó nhiều ngành nghề có triển vọng như: May công nghiệp, làm đậu phụ Trà Lâm, nem Bùi Ninh Xá… Tuy nhiên, xét về quy mô thì các ngành, nghề của địa phương vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm chưa đa dạng và phong phú nên giá trị kinh tế chưa thực sự cao.”

1.3.3. Tình hình phát triển thương mại – dịch vụ.


Các khối ngành thương mại và dịch vụ càng ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế huyện, tỷ lệ đóng góp vào GDP ngày càng cao.


Đến nay, toàn huyện có 1.072 cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có thuê mướn lao động thu hút 8.019 lao động. Trong đó, số cơ sở sản xuất kinh doanh có thuê mướn lao động trên địa bàn được mở ra từ 2010 đến tháng 10 năm 2013 là 762 cơ sở, giải quyết việc làm thường xuyên cho 7.047 lao động. Năm 2000, ngành dịch vụ mới đóng góp 26% giá trị GDP của toàn huyện. Sau hơn 10 năm, 2012 ngành dịch vụ đã đóng góp 32,9% trong tổng GDP.

Hệ thống thương mại phân bố khắp huyện đến xã góp phần lưu thông hàng hoá, vật tư, giao lưu thương mại dễ dàng, góp phần kích thích sản xuất phát triển và cải thiện đời sống của nhân dân

Hệ thống ngân hàng đã góp phần tích cực đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện. Ngoài ra ngân hàng còn góp phần tích cực trong các chương trình xoá đói giảm nghèo, doanh số cho vay và số lượt người vay ngày càng tăng.

Công tác bảo hiểm xã hội phát triển tương đối khá và rộng khắp với nhiều loại hình kinh tế, thu hút lượng tiền vốn lớn, góp phần giải quyết kịp thời những vấn đề rủi ro đồng thời làm cho hệ thống tài chính lành mạnh hơn.

Sự phát triển của các ngành Nông nghiệp, Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ trong những năm qua góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo của huyện, giúp người dân giải quyết việc làm nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, các ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa thực sự phát triển cao để tạo đủ việc làm cho các lao động từ nông nghiệp chuyển sang. Đây cũng là một bài toán nan giải, tạo khó khăn rất lớn cho công tác giảm nghèo của huyện trong những năm qua và trong giai đoạn sắp tới.


1.4. Công tác thực hiện chính sách giảm nghèo.


Thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 1200/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 về việc phê duyệt Khung kế hoạch triển khai Nghị quyết số 80/NQ-CP; Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015. UBND huyện Thuận Thành đã chỉ đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, với trách nhiệm là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo giảm nghèo huyện, chủ động phối hợp với các ngành thành viên hướng dẫn thực hiện tổng điều tra hộ nghèo theo chỉ đạo của các cơ quan Tỉnh; hướng dẫn thực hiện việc rà soát, kiểm tra, đánh giá kết quả giảm nghèo hàng năm. Trên cơ sở đó, UBND huyện, ban chỉ đạo huyện ban hành các giải pháp thực hiện chương trình giảm nghèo đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Các cấp, các ngành, các địa phương chủ động cụ thể hóa xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tích cực, đồng bộ hệ thống các giải pháp hướng vào mục tiêu giảm nghèo nên đã đạt nhiều kết quả thể hiện trên nhiều lĩnh vực:

1.4.1. Thực hiện các chính sách xã hội hỗ trợ người nghèo.

- Về Giáo dục và đào tạo: 100% học sinh là con hộ nghèo đang học tại các cấp phổ thông trong tỉnh được miễn, giảm một phần học phí. Các chính sách hỗ trợ giáo dục cho học sinh con em hộ nghèo đã tạo sự giúp đỡ và khích lệ rất lớn, góp phần quan trọng để con, em họ có điều kiện đến lớp và yên tâm học tập.


Trong năm vừa qua, Phòng LĐTBXH huyện đã thực hiện miễn giảm một phần học phí, tiền xây dựng, hỗ trợ sách vở, đồ dùng đối với con em hộ nghèo. Trong năm 2012 - 2013 ngành đã miễn giảm cho : 1.503 đối tượng với tổgn số tiền là: 449.245.000 đồng ; Bán giảm giá 575 bộ sách cho 575 học sinh trị giá 2.500.000 đồng.

Ngành Lao động Thương binh và xã hội huyện thực hiện tiếp nhận, thẩm định tổng hợp hồ sơ hỗ trợ chi phí học tập cho con hộ nghèo từ bậc mầm non đến bậc trung phổ thông trong năm 2012 và năm 2013 thực hiện hỗ trợ chi phí học tập con hộ nghèo: 5.949 đối tượng = 1.862.070 đồng; Trong đó: Năm 2012: 2.899 đối tượng = 903.560.000 đồng; Năm 2013: 3.050 đối tượng

= 958.510.000 đồng.


- Về Y tế: Mọi người nghèo đều được khám và chữa bệnh tại các trạm xá và Trung tâm y tế của huyện. Trong giai đoạn 2005- 2012 toàn huyện đã cấp hơn 45.000 thẻ Bảo hiểm y tế cho các hộ nghèo, đảm bảo 100% người nghèo đều được cấp thẻ Bảo hiểm y tế.

Thực hiện việc hỗ trợ người cận nghèo mua thẻ Bảo hiểm y tế tự nguyện, hàng năm Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo việc rà soát hộ cận nghèo để làm cơ sở hỗ trợ.

Điều này giúp cho nhiều người nghèo có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế, đảm bảo cuộc sống. Theo con số thống kê của phòng LĐTBXH huyện, năm qua ngành y tế (Bệnh viện đa khoa và các Trạm Y tế xã, thị trấn) đã tổ chức khám và điều trị nội trú 1.522 lượt người nghèo trong huyện với trị giá 384.670.000đ và điều trị ngoại trú cho 15.309 lượt người nghèo với số tiền 391.800.000đ.


- Về nhà ở: Thực hiện xã hội hoá các nguồn lực đến nay toàn huyện đã hộ trợ xây dựng được 512 ngôi nhà cho người nghèo và gia đình người có công với cách mạng = 16.242 triệu đồng, đã xoá bỏ cơ bản nhà tạm và nhà rột lát. Cụ thể năm 2010 hỗ trợ được 242 ngôi nhà với tổng kinh phí 12.720 triệu đồng; trong đó 358 hộ nghèo và 66 hộ gia đình người có công. Năm 2012: 88 nhà với tổng kinh phí: 3.522 triệu đồng; trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 60 ngôi nhà cho gia đình người có công = 2.784 triệu đồng, quỹ vì người nghèo các cấp hỗ trợ 23 nhà = 690 triệu đồng, các công ty hỗ trợ 03 ngôi nhà, quỹ đền ơn của huyện hỗ trợ sửa chữa 02 ngôi nhà.

Trong năm 2013, toàn huyện đã hỗ trợ xây mới 44 căn và tu bổ, sửa chữa được 8 căn cho các hộ gia đình nghèo với kinh phí hỗ trợ 48.000.000đ/hộ xây mới (trong đó 40.000.000đ từ ngân sách trung ương và 8.000.000đ từ ngân sách tỉnh) và 24.000.000đ/hộ tu bổ, sửa chữa (trong đó 20.000.000đ từ ngân sách trung ương và 4.000.000đ từ ngân sách tỉnh).

- Về xuất khẩu lao động : Được xác định là một trong các giải pháp có hiệu quả đối với công tác giảm nghèo, hàng năm ban chỉ đạo Xuất khẩu lao động huyện đã liên kết với các doanh nghiệp XKLĐ đưa bình quân hàng năm trên 200 lao động xuất khẩu, trong đó có nhiều lao động thuộc hộ nghèo. Đến nay, các hộ nghèo có người tham gia Xuất khẩu lao động đều đã thoát nghèo và vươn lên khá.

- Về hoạt động truyền thông và trợ giúp pháp lý: Trong những năm qua, Đài Phát thanh huyện, cùng với Báo Bắc Ninh đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, các địa phương tổ chức tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo, mỗi năm có khoảng 260 tin, bài trên


báo in và báo điện tử; Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước - Sở Tư pháp đã thường xuyên đi trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã, phường, thị trấn trong huyện.

1.4.2. Thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo về phát triển kinh tế.


- Về ưu đãi tín dụng : Vấn đề vốn hỗ trợ cho các hộ nghèo luôn được các cấp, các nghành quan tâm chỉ đạo tổ chức và triển khai tốt các hoạt động xây dựng nguồn vốn từ cộng đồng cũng như cho vay đối với hộ nghèo. Năm 2005 giải quyết cho 7.204 lượt hộ vay vốn ưu đãi với tổng doanh số cho vay 31.204 triệu đồng. Mức vay bình quân 4.330.000 đồng/hộ; giai đoạn 2006 – 2010 giải quyết cho 7.430 lượt hộ vay vốn ưu đãi với tổng doanh số cho vay 89.160 triệu đồng. Mức vay bình quân 12.000.000 đồng/hộ; Năm 2013 giải quyết cho

4.313 hộ với tổng doanh số cho vay 69.980 triệu đồng. Mức vay bình quân một hộ 14.400.000 đồng/hộ. Trong giai đoạn năm 2005 -2013 mức vay bình quân một hộ tăng từ 4.330.000đồng/hộ năm 2005 lên 14.400.000 đồng/hộ năm 2013, mức vay vốn ngày càng tăng đã thể hiện khả năng quản lý và sản xuất của hộ nghèo được nâng lên rõ rệt.

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã phối hợp tốt với các tổ chức, đoàn thể huyện và cơ sở tổ chức triển khai các hoạt động cho vay đối với các hộ nghèo, thông qua việc cho vay tín chấp đối với các đoàn thể.

Các ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội đã hoạt động khá tích cực trong việc xây dựng nguồn vốn huy động từ cộng đồng:

Hội Liên hiệp Phụ nữ đã làm tốt phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, phong trào này đã được duy trì thường xuyên liên tục ở các xã, thị trấn. Hội đã vận động được


11.025 chị em có kinh tế khá giúp 4.773 chị em có kinh tế khó khăn 66.343kg thóc, 2.257 con lợn giống và các vật tư khác trị giá trên 4,5 tỷ đồng.

Hội Nông dân đã liên kết với công ty Supper lân Lâm Thao cung ứng 601 tấn phân NPK và phân lân theo phương thức trả chậm cho các hộ nông dân.

Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” dưới sự chủ trì của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc đã tích cực vận động các cơ quan, đoàn thể và mọi người dân đóng góp xây dựng Quỹ để thực hiện hỗ trợ cho các hộ nghèo mỗi năm hỗ trợ trên 200 xuất quà cho các hộ nghèo vào các dịp tết cổ dân tộc, Hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở với mức kinh phí hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ. Giúp các hộ có chỗ ăn, chỗ ở ổn định phân đấu làm kinh tế vươn lên thoát nghèo.

- Tư vấn kiến thức, kỹ thuật sản xuất, phát triển ngành nghề: Xác định sự cần thiết của việc phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật cho các hộ nghèo để họ biết cách sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và thu nhập, các ngành thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo với chức năng, nhiệm vụ được phân công đã làm tốt chức năng tham mưu, đề xuất những giải pháp giúp đỡ người nghèo, phối hợp cùng các ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức thực hiện nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân trong đó có nhiều người nghèo.

Đã tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 20.851 lượt người, trong đó có trên 1.000 lượt người nghèo.

Triển khai thực hiện dự án nuôi trồng thuỷ sản tại Trạm Lộ, Ninh Xá bằng kinh phí ngoài ngân sách trị giá 130 triệu đồng. Dự án đã tổ chức cho các


hộ nông dân đi học tập kinh nghiệm, tập huấn chuyên môn, xây dựng mô hình nuôi cá sạch, cải tạo ao nuôi...

Được sự hỗ trợ của Sở Lao động- TB&XH toàn huyện đã mở 09 lớp dạy nghề cho người nghèo với 360 người nghèo tham dự.

Các tổ chức đoàn thể khác cũng đã động viên và tự tổ chức cho các hội viên tích cực học hỏi kinh nghiệm sản xuất, do đó các hộ nông dân, hộ nghèo đã được trang bị kiến thức để sản xuất ngày càng hiệu quả.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/01/2024