Đánh Giá Hiệu Quả Can Thiệp Công Tác Tổ Chức Quản Lý Thực Hiện Biện Pháp

Bảng 3.34. Tình hình người bệnh đái tháo đường thay đổi sau can thiệp tại trạm

y tế xã


Biến số

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Người bệnh đái tháo đường

trước can thiệp

37

100

Sau can thiêp, gồm:



Đái tháo đường

29

78,38

Tiền đái tháo đường

5

13,51

Bình thường

3

8,11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Thực trạng bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở người Khmer tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp - 15


Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường chuyển sang tiền đái tháo đường là 13,51%, và

có 8,11% người bệnh xét nghiệm đường huyết mức bình thường

Bảng 3.35. Tình hình người tiền đái tháo đường thay đổi sau can thiệp tại trạm y tế xã.


Biến số

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Người tiền đái tháo đường

trước can thiệp

59

100

Sau can thiêp, gồm:



Tiền đái tháo đường

29

49,15

Đái tháo đường

1

1,70

Bình thường

29

49,15


Tỷ lệ người tiền đái tháo đường chuyển sang bệnh đái tháo đường là 1,7%; Có

49,154% người tiền ĐTĐ sau can thiệp xét nghiệm đường huyết mức bình thường

3.2.9. Đánh giá hiệu quả can thiệp công tác tổ chức quản lý thực hiện biện pháp

can thiệp

Bảng 3.36. Tỷ lệ xã can thiệp tổ chức thực hiện truyền thông phòng chống bệnh đái tháo đường theo chỉ tiêu kế hoạch thực hiện nghiên cứu.

Nội dung

Xã can thiệp

Chỉ tiêu/2 năm

Thực hiện

Tỷ lệ (%)

Số lần họp

BCSSKND xã

Cái Tắc

8

8

100

Bảy Ngàn

8

8

100

Số lần tập huấn nhân viên y tế xã ấp

Cái Tắc

4

3

75

Bảy Ngàn

4

4

100

Số lần TT GDSK tại xã

Cái Tắc

8

8

100

Bảy Ngàn

8

9

112,5

Số lần CTV. TT GDSK tại nhóm

Cái Tắc

24

23

95,83

Bảy Ngàn

24

24

100

Số lược CTV thăm bênh nhân

Cái Tắc

192

185

96,35

Bảy Ngàn

252

244

98,82

Số bài viết cho

bản tin xã

Cái Tắc

8

8

100

Bảy Ngàn

8

8

100


Công tác tổ chức ban chỉ đạo để thực hiện công tác phòng chống đái tháo đường trong cộng đồng đạt rất cao như công tác hợp ban chỉ đạo đạt 100%, công tác tổ chức tập huấn cho cán bộ xã và ấp về công tác phòng chống đái tháo đường Trạm y tế Cái Tắc chỉ đạt 75%. Nhìn chung các biến số khác đạt từ 95% trở lên


Bảng 3.37. Tình hình các xã can thiệp thực hiện các hoạt động phòng chống đái tháo đường

Nội dung

Xã can thiệp

Chỉ tiêu/2 năm

( số lần)

Thực hiện

( số lần)

Tỷ lệ (%)

Hướng dẫn tập

luyện thể dục

Cái Tắc

12

12

100

Bảy Ngàn

12

11

91,66

Số lần phối hợp các hội, đoàn tổ chức thể dục,

Cái Tắc

4

4

100

Bảy Ngàn

4

4

100

Số lần câu lạc

bộ sinh.

Cái Tắc

24

22

91,66

Bảy Ngàn

24

23

95,58

Số lần tổ chức khám và điều trị.

Cái Tắc

8

8

100

Bảy Ngàn

8

8

100

Số lần báo cáo/ năm định

kỳ 3 tháng,

Cái Tắc

8

8

100

Bảy Ngàn

8

8

100

Số lần giám sát thu thập số liệu phỏng vấn tại hộ gia đình

Cái Tắc

8

8

100

Bảy Ngàn

8

8

100


Các nội dung về hướng dẫn và thực hành công tác phòng chống đái tháo

đường chỉ có biến số hướng dẫn tập thể dục và sinh hoạt câu lạc bộ thì trạm y tế Cái

Tắc thực hiện chỉ đạt 91,66 còn các biến số khác và xã khác đều đạt trên 95% .

Tóm tắt, sau hai năm thực hiện nghiên cứu công đồng một số biện pháp của mô hình can thiệp: “Trạm y tế xã phòng chống đái tháo đường cho người Khmer” như sau:

Kiến thức về yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường ở nhóm can thiệp, so sánh trước và sau can thiệp. Tăng tỷ lệ biết yếu tố nguy cơ (46% so với 79,5%); về khám phát hiện sớm bệnh đái tháo đường (51% so với 80,5 %); về cách phòng chống bệnh (52,3% so với 59,9%).

Về hành vi sức khỏe có hại ở nhóm can thiệp, so sánh trước và sau can thiệp. Giảm các tỷ lệ: ăn uống nhiều đường (43,4% so với 28,1 %); ăn nhiều mỡ (28,5% so với 16,2%); giảm uống rượu bia (46,7% so với 11,3%); hút thuốc lá (31,8% so với 16,2%); ăn tối (73,4% so với 53,4%); có rau quả, trái cây hàng ngày (43,4% so với 70,9%); có vận động thể lực (72,8% so với 85,4%).

Người bệnh đái tháo đường: Thay đổi chỉ số sức khỏe trung gian ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng trước và sau can thiệp. Hiệu quả can thiệp về vòng bụng 14,2%; về mỡ nội tạng 10,8%; về tỷ lệ mỡ cơ thể 9,3%; về BMI 12,4%; về tăng huyết áp là 2,5%.

Người tiền đái tháo đường: Thay đổi chỉ số sức khỏe trung gian ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng trước và sau can thiệp. Hiệu quả can thiệp về vòng bụng 9,2%; về mỡ nội tạng 8,5%; về tỷ lệ mỡ cơ thể 10,0%; về BMI 7,7%; về tăng huyết áp là 7,2%.

Giảm tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường của nhóm can thiệp so sánh trước sau can thiệp (12,3% so với 9,9%) với chỉ số hiệu quả 19,5%. So nhóm chứng chỉ số hiệu quả 6,4% (p >0,05); hiệu quả can thiệp người bệnh đái tháo đường là 13,1%

Giảm tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường của nhóm can thiệp so sánh trước sau can thiệp (22,3% so với 12,5%) với chỉ số hiệu quả can thiệp 43,9%; so nhóm chứng chỉ số hiệu quả 5,5% (p >0,05).; hiệu quả can thiệp người tiền đái tháo đường là 38,4%.

Chương 4


BÀN LUẬN


4.1. TỶ LỆ HIỆN MẮC TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

4.1.1. Tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường và đái tháo đường người Khmer

Để thực hiện nghiên cứu, tác giả chọn mẫu đại diện cho quần thể và tiến hành khảo sát trên mẫu. Từ kết quả khảo sát trên mẫu sẽ suy ra kết quả nghiên cứu trên quần thể.

Đây là nghiên cứu đầu tiên ở người dân tộc Khmer tại tỉnh Hậu Giang về bệnh tiền đái tháo đường, đái tháo đường tại cộng đồng. Nghiên cứu được thực hiện nghiêm túc quy trình chọn mẫu và thu thập số liệu đảm bảo khách quan khoa học. Tính toán ban đầu số lượng người cần được thăm khám là 1.100 người, chúng tôi tiến hành lập danh sách người dân tộc Khmer tuổi từ 45 tuổi trở lên đủ số lượng theo số lượng mẫu. Tiến hành phỏng vấn, thăm khám và đo đường huyết mao mạch được 1.100 người ở 6 xã thuộc 3 huyện, tỉnh Hậu Giang. Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được chọn ngẫu nhiên, cỡ mẫu nghiên cứu được tính toán và thực tế thu thập đủ đại diện cho khu vực chợ và nông thôn của 3 huyện trong tỉnh Hậu Giang.

So sánh với nghiên cứu năm 2001 điều tra dịch tễ học đái tháo đường ở bốn thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh cỡ mẫu là 2394 người ở 23 phường của 4 thành phố. So với cỡ mẫu của chúng tôi tại một tỉnh nhỏ, điều tra 1100 người dân, tại 6 xã của 3 huyện, thể hiện tính đại diện và độ tin cậy của nghiên cứu.

Điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở người dân tộc Khmer là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp vì những yêu cầu về chẩn đoán khá nghiêm ngặt, đòi hỏi phải có nguồn kinh phí lớn về trang thiết bị và phương tiện thăm dò, các cán bộ tham gia công tác này cần được tập huấn kỹ và thường phải làm việc sớm.

Tất cả các đối tượng được khám, phỏng vấn, đo đường máu, đo huyết áp, cân nặng chiều cao đúng qui trình. Nghiên cứu tiến hành vào các ngày trong tuần. Ngày hôm trước các đối tượng được cộng tác viên và điều tra viên đến từng nhà vận động đối tượng tham gia nghiên cứu. Thời gian tiến hành xét nghiệm glucose máu vào buổi sáng sớm nên không có đối tượng nào ăn sáng trước khi xét nghiệm. Huyết áp đều được đo 2 lần để tính toán giá trị trung bình. Các thông tin thu thập của từng đối tượng đều được kiểm tra và điều chỉnh tại chỗ nếu thiếu thông tin hoặc có sự sai sót.

4.1.1.1. Một số đặc điểm về dân số học

Với 1.100 đối tượng tham gia vào nghiên cứu, qua điều tra, phỏng vấn tại trạm y tế ta thấy trong đối tượng nghiên cứu tỷ lệ nam giới (41,6%), nữ giới (58,4%); Có 26,5% các đối tượng ở khu vực chợ và 75,5% các đối tượng ở nông thôn.

Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ tốt nghiệp PTTH thấp nhất trong tất cả các vùng khác trong cả nước.Tỉnh Hậu Giang là tỉnh nghèo mới chia tách tỉnh; theo nghiên cứu của chúng tôi, với đối tượng nghiên cứu trên người dân tộc Khmer, đa số học vấn tiểu học tỷ lệ 84,9%; tỷ lệ người dân tốt nghiệp PTTH là 13,2% và tốt nghiệp đại học rất thấp 1,9%. Theo tác giả Nguyễn Xuân Châu (2009), có 40,8% người dân tộc Khmer không biết chữ phổ thông và 62,4% người dân không biết chữ Khmer; có 55,4% người dân được nghe đài tiếng nói Việt Nam, trong số đó có 19,7% người được nghe chương trình tiếng dân tộc [12].

Nghề nghiệp chủ yếu là nông dân (56,9% ) do đặc trưng của dân tộc Khmer và của tỉnh Hậu Giang rất nhiều hộ gia đình sống bằng nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), ngoài ra các nghề khác như cán bộ công chức tỷ lệ 5,5%, buôn bán là 12,9% và nghề nghiệp khác, nội trợ hoặc làm thuê là 24,6%. Theo Nguyễn Xuân Châu (2009), nghề nghiệp chính của người dân tộc Khmer chủ yếu là trồng lúa khoảng 53,5%, trồng trọt hoa màu 9,1%, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản khoảng 18,3%, buôn bán 2,5% và một bộ phận đồng bào khoảng 16,4% dân số dân tộc Khmer đi làm thuê, làm mướn [12]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ tương đương so với các nghiên cứu khác.

Về nhóm tuổi, tỷ lệ người dân tộc Khmer từ 45 tuổi trở lên từ 45 – 54 (47,2%), nhóm tuổi từ 55- 64 tuổi (30,3%) và nhóm từ 65 tuổi trở lên (22,5%). Nghiên cứu đã chọn nhóm tuổi từ 45 trở lên bởi vì nhóm tuổi này được Tổ chức Y tế thế giới cho là người trưởng thành, người già cần được theo dõi chăm sóc sức khỏe đặc biệt và tuổi từ 45 trở lên là một trong những nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2. Đồng thời, theo tác giả Trần Hữu Dàng (1996), tỷ lệ cao phát hiện mắc ĐTĐ sau tuổi 40 là 93,7% [16].

4.1.1.2. Tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường, đái tháo đường týp 2 ở người dân tộc

Khmer

Điều tra 1.100 người dân tộc Khmer trên 45 tuổi đã phát hiện tỷ lệ bệnh đái tháo đường là 11,91% và tỷ lệ tiền đái tháo đường 17,91%. Tỷ lệ mắc cao hơn điều tra của Cao Mỹ Phượng tỉnh Trà Vinh năm 2011 là 9,6% [47], và cao so với điều tra của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật CDC Mỹ năm 2011, tỷ lệ đái tháo đường của người Mỹ có 8,3% và 11,3% người tuổi từ 20 trở lên [75]. Theo tác giả Trần Minh Long (2012), ĐTĐ týp 2 ở các đối tượng có nguy cơ cao nhóm tuổi từ 30 – 69 trong cộng đồng dân cư tỉnh Nghệ An là 9,39% [36].

Trong thời gian gần đây tỷ lệ bệnh đái tháo đường tăng rất nhanh, tăng theo sự phát triển kinh tế, điều đáng quan tâm là tỷ lệ người tiền ĐTĐ gần như gấp đôi tỷ lệ ĐTĐ trong cộng đồng.

Theo tác giả Hoàng Kim Ước (2007), nghiên cứu tình hình ĐTĐ trên đối tượng từ 35 đến 75 tuổi ở Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ rối loạn glucose lúc đói là 16,1%, giảm dung nạp glucose là 10,4%, tỷ lệ ĐTĐ là 7,8%. Với nhóm từ 45 tuổi trở lên, tỷ lệ ĐTĐ trong nghiên cứu này là 8,7% (KTC 95%: 7,0 – 10,5%) [60]. tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Có thể người dân tộc Khmer tại Hậu Giang và người dân ở Thái Nguyên có tương đồng về tình hình kinh tế, xã hội.

Theo Ngô Thanh Nguyên (2009), nghiên cứu trên 1.000 đối tượng từ 30 tuổi trở lên ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai cho kết quả tỷ lệ ĐTĐ là 8,1%. Tỷ lệ ĐTĐ ở người từ 45 tuổi trở lên là 8,4% (KTC 95%: 6,7% - 10,3%) [39]. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tỷ lệ tiền đái tháo đường và đái tháo đường cao hơn nghiên cứu này. Có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đối tượng lớn tuổi hơn và thời gian

nghiên cứu của chúng tôi sau nghiên cứu này gần ba năm do vậy cho kết quả tỷ lệ mắc

bệnh cao hơn.

Theo tác giả Lê Anh Tuấn và cộng sự (2010) nghiên cứu tình hình đái tháo đường ở đối tượng trên 45 tuổi tại huyện Hải Châu, Đà Nẵng với cỡ mẫu là 508 cho thấy tỷ lệ tiền ĐTĐ là 26,4% ( KTC 95%: 22,6% - 30,4%). Tỷ lệ này bao gồm rối loạn glucose lúc đói và giảm dung nạp glucose [59]. Nghiên cứu này có cùng độ tuổi với nghiên cứu của chúng tôi, chỉ khác về dân tộc. Tuy nhiên kết quả tỷ lệ tiền ĐTĐ cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Điều này có thể do đặc điểm dân tộc và có thể mẫu nghiên cứu của nghiên cứu này ở vùng thành thị và đối tượng nghiên cứu không phải trong cộng đồng.

Theo tác giả Phạm Hồng Phương, Lê Quang Tòa và cộng sự (2012), tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường là 21,4% (nam 20,5%, nữ 22,3%) [49]. Theo tác giả Ngô Thanh Nguyên, Phan Huy Anh Vũ, Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012), Tỷ lệ mắc ĐTD người 30 trở lên là 8,1%, trong đó nữ là 51,9% và nam là 48,1%. [44]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu trước là tỷ lệ mắc đái tháo đường týp 2 ở nam thấp hơn nữ.

Năm 2010 có khoảng 1,9 triệu người Mỹ được lần đầu tiên chẩn đoán ĐTĐ, tiền ĐTĐ ảnh hưởng đến 35% người Mỹ từ 20 tuổi trở lên. Đồng thời hơn 50% người Mỹ trên 65 tuổi mắc tiền đái tháo đường [75].

Tiêu chuẩn chẩn đoán của tiền ĐTĐ, ĐTĐ thay đổi do đó tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ, ĐTĐ thay đổi nhiều theo từng nghiên cứu. Bởi vì tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo nồng độ glucose huyết tương lúc đói hạ từ 140 mg/dl xuống mức 126 mg/dl và tiêu chuẩn chẩn đoán giảm dung nạp glucose thay đổi từ 110 mg/dl đến 125 mg/dl. Bên cạnh đó, rối loạn glucose lúc đói và giảm dung nạp glucose tăng trong cộng đồng là phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội làm cuộc sống người dân ngày càng phát triển ít vận động thể lực bởi vì các việc nặng nhọc lao động chân tay được thay thế bởi công nghiệp hóa, đồng hành với hiện tượng già đi trong dân số.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ ĐTĐ đã phát hiện trước đó là 21,4% và tỷ lệ mới phát hiện là 78,6%. Nghiên cứu của này cho kết quả cao hơn một nghiên cứu tỷ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022