Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá: thực trạng tác động và định hướng - 12

với người tiêu dùng nội địa. Vì thế, để cạnh tranh được chúng ta cần tiếp thu công nghệ hiện đại, trình độ quản lý mới kết hợp với thế mạnh nội tại để tạo ra lợi thế so sánh mới trên thị trường.

Thứ hai, các doanh nghiệp cần tăng cường liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để đồng bộ hoá việc cung ứng, ổn định và mở rộng các kênh lưu thông. Cạnh tranh không loại trừ hợp tác mà luôn song hành trong kinh tế thị trường. Làm được điều này, các doanh nghiệp sẽ tận dụng được cả hai ưu điểm của cạnh tranh và hợp tác. Cạnh tranh để có được sản phẩm tốt nhất và giá cả thấp nhất còn hợp tác để hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài hệ thống cùng phát triển.

Thứ ba, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa bằng cách đổi mới công nghệ, học hỏi kinh nghiệm các nước đi trước để đạt được mục tiêu chất lượng cao mà giá thành lại thấp và ổn định. Sản phẩm của doanh nghiệp không những cần đứng vững trên thị trường thị trường nội địa mà còn phải cạnh tranh thắng lợi trên thị trường quốc tế. Trước tiên, cần đầu tư thay thế các máy móc, thiết bị đã lạc hậu, không còn phù hợp với quá trình sản xuất đồng thời liên kết, hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp khác để tận dụng cơ sở vật chất của họ. Hơn nữa, các doanh nghiệp cần khơi dậy khả năng sáng tạo của các cá nhân và tập thể để tối thiểu hóa chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nguyên liệu, quản lý doanh nghiệp.

Thứ tư, các doanh nghiệp phải chủ động đa dạng hóa thị trường, không chỉ tập trung phát triển tại các thị trường quen thuộc mà cần khai thác các thị trường mới. Hiện nay, thị trường Châu Phi - Trung Đông và thị trường Mỹ La Tinh là những thị trường rất tiềm năng của hàng hóa nước ta. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp cần chọn các sản phẩm có thế mạnh, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú của người tiêu dùng. Tuy nhiên, không vì

thế mà chúng ta lại quên việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của xã hội.

Thứ năm, các doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường. Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường kinh doanh, phân tích so sánh số liệu để tìm ra phương hướng tốt nhất phát triển doanh nghiệp. Đây là công việc cần thiết và đặc biệt quan trọng khi Việt Nam gia nhập WTO. Khi có đầy đủ thông tin về thị trường, các doanh nghiệp có thể khai thác hết tiềm năng của mình để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Sau khi đã nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp cần tiến hành phân lớp thị trường để xác định đúng đối tượng khách hàng mà mình hướng tới, phù hợp với lợi thế và khả năng của doanh nghiệp. Khả năng cá thể hóa đối tượng là rất quan trọng với các doanh nghiệp bởi qua đó họ có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình rất nhanh.

Thứ sáu, tăng cường công tác quảng cáo, xúc tiến bán hàng để kích thích sức mua của thị trường. Quảng cáo và tuyên truyền phải hướng tới ba mục tiêu là thông tin, thuyết phục và gợi nhớ. Tư tưởng chủ đạo của các thông điệp đưa ra phải dựa vào nguồn gốc sản phẩm, gây chú ý đến khách hàng qua các tính năng đặc biệt và uy tín của doanh nghiệp.

2.2.3. Coi trọng việc chiếm lĩnh thị trường trong nước

Với việc cắt giảm thuế theo lộ trình và giảm sự trợ cấp của nhà nước với các doanh nghiệp, hàng hóa nước ngoài tràn vào nước ta ngày càng nhiều. Người tiêu dùng lại có xu hướng chọn hàng ngoại nên việc chiếm lĩnh thị trường nội địa là vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Thị trường Việt Nam với 84 triệu dân là một thị trường lớn. Tổng doanh thu tiêu dùng hàng hóa nước ta rất cao bởi thế không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp nước ngoài lại sẵn sàng xâm nhập vào thị trường nội địa nước ta. Trong khi đó, rất nhiều doanh nghiệp nước ta, lại là những doanh nghiệp lớn ít quan tâm đến phát triển mạng lưới kinh doanh trong nước. Vì thế, các

doanh nghiệp phải nhận thức lại để có chiến lược phát triển đúng. Muốn cạnh tranh thắng lợi trên thị trường nước ngoài phải cạnh tranh được trên thị trường trong nước, nơi doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế hơn doanh nghiệp nước ngoài do hiểu biết thị trường, thói quen và văn hoá tiêu dùng của người mua tốt hơn, có nhiều lựa chọn cách tổ chức thị trường với các phương thức phân phối đa dạng hơn. Đây không chỉ là yêu cầu đối với khó khăn trước mắt do suy giảm tăng trưởng mà là yêu cầu lâu dài với các doanh nghiệp Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

2.2.4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hóa và công nghiệp hóa nhằm nâng cao năng suất lao động, qua đó gián tiếp giảm giá thành sản phẩm. Thực tế ở Việt Nam vẫn còn một lượng lớn nguồn lao động được đào tạo, có tay nghề và kinh nghiệm nhưng lại không có công ăn việc làm. Vì thế, các doanh nghiệp cần tranh thủ tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Doanh nghiệp cũng cần tập trung đào tạo lại nguồn nhân lực, nhanh chóng tiếp cận và áp dụng kỹ năng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại các nước phát triển.

Thực thi cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá: thực trạng tác động và định hướng - 12

Để có được đội ngũ nhân viên lành nghề, tâm huyết với công việc thì doanh nghiệp phải có chính sách đãi ngộ hợp lý về chức vụ, lương bổng và tiền thưởng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chú ý đến việc chia sẻ khó khăn và xử lý hài hoà lợi ích giữa chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý và người lao động. Trong bối cảnh khó khăn, thu nhập của chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý và người lao động có thể bị sụt giảm. Chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý cần làm rõ tình hình cho người lao động, tự mình chịu thua thiệt nhiều hơn, tạo ra động lực tinh thần mới, nền tảng văn hoá doanh nghiệp mới.

Nhân viên có trình độ sẽ nắm vững tình hình công ty, đưa ra những kiến nghị hợp lý giúp công ty phát triển. Việc tuyển dụng và giữ chân được các nhân viên cao cấp là một vũ khí cạnh tranh đầy uy lực của các doanh nghiệp đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghệ

cao và dịch vụ. Thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ vào Việt Nam nhiều hơn. Họ sẽ có chiến lược thu hút các nhân viên giỏi, có năng lực. Vì thế, các doanh nghiệp nội địa cần đặc biệt quan tâm đến việc tuyển dụng nhân lực có chất lượng cao.

Để tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần cơ cấu lại, hợp lý hóa quá trình sản xuất kinh doanh. Khi được làm việc trong một môi trường phù hợp và đúng với trình độ chuyên môn của mình, đội ngũ công nhân viên sẽ phát huy tối đa khả năng.

2.2.5. Tăng cường hợp tác, gắn kết giữa các doanh nghiệp

Hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, trở thành một bộ phận của chuỗi giá trị toàn cầu buộc các doanh nghiệp phải tiến tới hợp tác, gắn kết kinh tế để tồn tại và phát triển. Vì thế, trước tiên các doanh nghiệp cần thay đổi cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh, loại bỏ mô hình khép kín trước đây. Khi tham gia vào một chuỗi gắn kết giữa các doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần tuân thủ các luật chơi và tiêu chuẩn chất lượng đồng nhất đồng thời giúp đỡ nhau cùng phát triển. Có như thế thì sự hợp tác mới đem lại hiệu quả cao nhất. Mỗi doanh nghiệp vừa có điều kiện chuyên môn hóa sản xuất, vừa có khả năng điều chỉnh để kịp thích nghi với những biến động của thị trường.

Phải tăng cường liên kết theo chiều dọc và chiều ngang, xác lập quan hệ bạn hàng và nhanh chóng hình thành hệ thống phân phối. Các tập đoàn tư bản cạnh tranh với nhau gay gắt nhưng lại sẵn sàng hợp tác vì lợi ích của chính mình bởi họ đã nhận thức được trong cơ chế thị trường hiện nay thì hợp tác và cạnh tranh luôn song hành cùng nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam quy mô nhỏ, vốn lại ít, trang thiết bị thì chưa hiện đại và đầy đủ. Chính vì thế, khi liên kết và hợp tác với nhau, các doanh nghiệp có thể tranh thủ được nguồn

lực và cơ sở vật chất của đối tác, giảm thiểu rủi ro cho mình. Từ đó, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuận.

Tất cả các doanh nghiệp dù lớn dù nhỏ đều có khả năng liên kết với nhau nếu điều này mang lại lợi ích cho họ. Có nhiều phương thức liên doanh, liên kết như liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau, giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn, giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...Tuy nhiên, việc quan trọng nhất hiện nay là các doanh nghiệp trong nước cần liên kết với nhau để chiếm lĩnh thị trường nội địa, ngăn cản sự thống lĩnh của hàng ngoại.

2.2.6. Nâng cao vai trò và năng lực của các hiệp hội ngành hàng.

Ngày nay, đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng, các hiệp hội ngành hàng có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là khi chúng ta đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Hiệp hội ngành hàng phải có đủ điều kiện và năng lực để đại diện cho các hội viên trong các quan hệ trong nước và quốc tế, cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến thương mại, tham gia giải quyết các tranh chấp thương mại và tư vấn cho cơ quan quản lý nhà nước về những vấn đề chính sách có liên quan đến ngành hàng. Trong thời gian qua, chúng ta đã thành lập được khá nhiều hiệp hội ngành hàng như Hiệp hội dệt may, thép, xăng dầu, cà phê, than...Nhiều hiệp hội đã tư vấn cho các bộ, các tập đoàn, tổng công ty về thẩm định dự án lớn, chương trình trọng điểm của nhà nước. Hơn nữa, nhiều hiệp hội thông qua hoạt động của mình đã có nhiều đóng góp vào việc bình ổn giá cả, thị trường như hiệp hội thép Việt Nam, hiệp hội xăng dầu Việt Nam...Tuy nhiên, khi Việt Nam mở cửa thị trường hàng hóa, nhiều hiệp hội gặp phải khó khăn trong việc đổi mới cơ chế để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Vì thế, cần phải kiện toàn tổ chức và cơ chế hoạt động của các hiệp hội ngành hàng, đảm bảo hiệp hội là cầu nối giữa các doanh nghiệp và nhà nước, hỗ trợ có hiệu quả cho các doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực. Hiệp hội cũng cần phải mở rộng

quy mô, tính chất hơn để thu hút rộng rãi hơn các doanh nghiệp hội viên. Tăng cường các hoạt động như hội thảo, hội chợ để các doanh nghiệp nội địa có điều kiện tiếp xúc với các đối tác trong và ngoài nước. Làm được những điều trên, các hiệp hội sẽ ngày càng uy tín và xứng đáng là chỗ dựa vững chắc của doanh nghiệp.

2.2.7. Xây dựng được thương hiệu vững mạnh

Thương hiệu có một vai trò to lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt, khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, việc xây dựng và phát triển thương hiệu còn mang ý nghĩa sống còn với các doanh nghiệp. Nhiều sản phẩm trong nước tuy có chất lượng cao nhưng lại ít được quảng bá và định vị thương hiệu khiến cho ít người gọi đúng tên thương hiệu sản phẩm. Nhiều mặt hàng nông sản như cà phê, hồ tiêu, gạo và thủy sản hiện còn xuất khẩu ở dạng thô và hàng dệt may chủ yếu là hàng gia công nên không có thương hiệu trong hệ thống phân phối của nước ngoài. Việc không có thương hiệu đã khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài phải chịu bất lợi như bán với giá thấp hoặc bán nhờ thương hiệu của một hãng nước ngoài. Vì thế, tăng cường hoạt động xây dựng, phát triển thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa là vấn đề cực kì quan trọng đối với doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, để có được thương hiệu và duy trì được hình ảnh tốt đẹp đối với người mua chúng ta buộc phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và những quy định về bảo vệ môi trường.

Thứ nhất, doanh nghiệp cần đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sự khác biệt trong suốt quá trình phát triển sản phẩm, để sản phẩm khắc sâu vào tâm trí khách hàng. Đặc biệt, mỗi sản phẩm của doanh nghiệp phải như là một lời cam kết chất lượng giữa nhà sản xuất với khách hàng.

Thứ hai, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến tính phân đoạn thị trường của sản phẩm mang thương hiệu mình, cần tạo nên định hướng và ý nghĩa cho sản phẩm. Ngoài ra, để phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp cũng cần quảng bá, tuyên truyền, tạo ra được nhiều loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Thứ ba, khi đã xây dựng được nhãn hiệu hàng hóa, doanh nghiệp phải nâng cao nhận thức về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Các nhãn hiệu, kiểu dáng hàng hóa là tài sản của doanh nghiệp. Do vậy, việc đăng ký sở hữu công nghiệp, đăng kí độc quyền nhãn hiệu hàng hóa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trên thị trường.

Tóm lại, từ những khó khăn và tác động tiêu cực của việc thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa được nêu ra ở chương II, chương III đã đưa ra một số định hướng và giải pháp nhằm thực thi tốt hơn các cam kết. Tuy nhiên, để những định hướng và giải pháp này thực sự có hiệu quả, cần sự phối hợp đồng bộ của Nhà nước, các bộ ngành và các doanh nghiệp trong nước. Nhà nước cần tạo mọi điều kiện, giúp đỡ các doanh nghiệp phát triển trong quá trình hội nhập. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo đội ngũ lao động để đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Hy vọng rằng trong tương lai gần, Việt Nam sẽ ngày càng thực thi tốt hơn các cam kết với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa.

KẾT LUẬN


Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là xu thế chung của thế giới mà còn là nhu cầu thiết thực của Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hợp tác là điều kiện cần thiết để Việt Nam có thể xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau hơn 11 năm nỗ lực, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Các cam kết mà Việt Nam ký với WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa hầu hết đều có lộ trình từ 5 đến 7 năm. Nhiều cam kết yêu cầu Việt Nam cần có những thay đổi lớn trong chính sách thuế, phi thuế quan, trợ cấp đồng thời phải cải thiện môi trường kinh doanh trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, những cam kết này sẽ đã có giúp Việt Nam tiến gần hơn những nguyên tắc và tiêu chuẩn thương mại quốc tế.

Thực hiện cam kết là một quá trình lâu dài, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Sau hơn hai năm từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, chúng ta đã thực hiện tốt và nghiêm chỉnh các cam kết trong lĩnh vực thương mại hàng hóa. Chính phủ và các bộ ngành liên quan đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống thuế, phi thuế quan, xóa bỏ các trợ cấp bị WTO cấm và thực hiện các hiệp định theo khuôn khổ WTO. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng xây dựng hành lang pháp lý, cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, từng bước xây dựng một chiến lược kinh doanh hợp lý, cải tiến mẫu mã, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài tràn vào nước ta khi chúng ta tiến hành mở cửa thị trường hàng hóa. Trên cơ sở xem xét thực trạng thực thi các cam kết trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, có thể thấy rằng thời cơ và thách thức luôn đan xen với nhau. Vấn đề là chúng ta cần

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí