1.2.2. Tổng quan kỹ thuật truyền hình số.
Hình 1.3. Kỹ thuật truyền hình tương tự (analog)
Kỹ thuật truyền hình là quy trình kỹ thuật công nghệ mang tính chuyên nghiệp hóa, ngày nay công nghệ truyền hình số phát triển làm thu hẹp khoảng cách và hòa chung với các ngành công nghiệp khác trong việc ứng dụng các trang thiết bị kỹ thuật, nhất là các ứng dụng của ngành công nghiệp máy tính, điện thoại thông minh, internet và điện tử số. Kỹ thuật truyền hình tương tự (analog) và kỹ thuật truyền hình số (digital) được tổng quan và so sánh, thể hiện qua hình 1.3 và hình 1.4:
Nguồn: Tổng hợp từ VTV
Hình 1.4. Kỹ thuật truyền hình số (Digital)
Nguồn:Tổng hợp từ VTV
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 2
- Một Số Khái Niệm Cơ Bản Về Chính Sách Số Hoá Truyền Dẫn Phát Sóng Truyền Hình Mặt Đất
- Chính Sách Chuyển Đổi Truyền Dẫn, Phát Sóng Truyền Hình Số Mặt Đất Tại Khu Vực Tây Nguyên Và Tỉnh Đắk Lắk.
- Bài Học Kinh Nghiệm Của Một Số Địa Phương Trong Thực Hiện Chính Sách Truyền Dẫn, Phát Sóng Truyền Hình Mặt Đất.
- Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thực Hiện Chính Sách Số Hoá Truyền Dẫn Phát Sóng Truyền Hình Mặt Đất Trên Địa Bàn, Tỉnh Đắk Lắk
- Phổ Biến Tuyên Truyền Chính Sách Số Hoá Truyền Dẫn Phát Sóng, Truyền Hình Mặt Đất Trên Địa Bàn Đắk Lắk
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Hình 1.3. và hình 1.4. là sự so sánh tổng thể mang tính hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, giữa kỹ thuật truyền hình tương tự và kỹ thuật truyền hình số. Sự so sánh tạo ra góc nhìn tổng thể tạo điều kiện cho việc quản lý kỹ thuật cũng như các kỹ sư, kỹ thuật viên lựa chọn, xây dựng hệ thống kỹ thuật hiện đại, phù hợp với sự phát triển trong tương lai, với định hướng phục vụ người xem truyền hình sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị thông minh, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số truyền hình.
1.2.3. Các hệ thống truyền dẫn phát sóng truyền hình số.
Hệ thống truyền dẫn phát sóng là hệ thống kỹ thuật tương đối độc lập với hệ thống sản xuất chương trình, là mối liên hệ trực tiếp giữa Đài truyền hình và người xem vì thế hệ thống này có vai trò rất quan trọng.Hệ thống truyền dẫn phát sóng yêu cầu tính ổn định lâu dài và phù hợp với các thiết bị thu truyền hình trên thị trường, do đó việc quyết định các tiêu chuẩn, định dạng
cũng phải đảm bảo tính ưu điểm, ổn định lâu dài tránh đầu tư lãng phí và phù hợp với tiêu chuẩn chung tạo điều kiện xã hội hóa đầu tư phát triển.
Cấu hình chung của một hệ thống truyền dẫn phát sóng số được thể hiện qua hình 1.5:
Hình 1.5. Cấu hình chung của hệ thống truyền dẫn phát sóng
Nguồn: Tài liệu hội thảo truyền hình, Bắc Kinh, 2012. [18]
- Decode/Encode: là phần giải mã và mã hóa, nén lại tín hiệu theo đúng tiêu chuẩn truyền dẫn phát sóng số đã được Đài truyền hình lựa chọn. Các nguồn tín hiệu video và audio từ vệ tinh, mạng, phát sóng tổng khống chế sẽ được chuyển đổi, nén và mã hóa theo tiêu chuẩn (Việt nam lựa chọn tiêu chuẩn MPEG-2 SD, HD. MPEG-4, SD, HD) thành dạng tín hiệu số đơn chương trình SPTS-ASI (Single Program Transport Stream - Asynchronous Serial Interface, tín hiệu đơn chương trình số video và audio truyền nối tiếp không đồng bộ).
- Multiplex program: là phần tiếp nhận nhiều chương trình riêng rẽ dưới dạng ASI, thêm dữ liệu thông tin về chương trình EPG (Electronic Programming Guides) và đóng gói lại thành gói chứa nhiều chương trình thành dạng tín hiệu gói MPTS-ASI (Multi Program Transport Stream -
Asynchronous Serial Interface, tín hiệu đa chương trình số video và audio truyền nối tiếp không đồng bộ).
- Scrambler: Là phần mã hóa truy nhập có điều kiện, sử dụng cho các chương trình truyền hình trả tiền hay chương trình bản quyền. hệ thống này trộn tín hiệu chương trình với mã truy nhập tạo ra bởi hệ thống quản lý thuê bao CAS, SMS (CAM: Condistion Access System, SMS: Subscriber Management System), người xem phải xử dụng thẻ CAcard hoặc đăng kí xem chương trình trả tiền riêng qua hệ thống SMS.
- Modulater: là phần điều chế số tín hiệu chương trình vào sóng mang, phát sóng trên các mạng khác nhau: vệ tinh, cáp, mặt đất. Với vệ tinh phần điều chế số theo tiêu chuẩn DVB-S, điều chế số QPSK hoặc DVB-S2, điều chế số 8PSK. Với mạng cáp phần điều chế số theo tiêu chuẩn DVB-C, điều chế số QAM hoặc DVB-C2, điều chế số QAM. Với mạng phát hình mặt đất phần điều chế số theo tiêu chuẩn DVB-T, điều chế số OFDM hoặc DVB-T2, điều chế số OFDM.
Bộ TT&TT công bố Việt Nam đã ngừng phát sóng truyền hình tương tự (analog), hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất trên phạm vi toàn quốc từ 00 giờ ngày 28/12/2020. Theo đó, Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đã thành công, hoàn thành 4 mục tiêu lớn của Đề án, đó là:
- Thứ nhất, hoàn thành việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số trên phạm vi toàn quốc. Hiệu quả sử dụng tần số của truyền hình số mặt đất cao hơn khoảng 30 lần so với truyền hình tương tự. Vì vậy, đã giải phóng được trên 100 MHz thuộc băng tần 700MHz, là băng tần "vàng" để phủ sóng 5G toàn quốc, trong khi vẫn có đủ tần số cho nhiều kênh truyền hình hơn trước đây.
- Thứ hai, đã mở rộng đáng kể vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất từ phủ sóng tại trung tâm của 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2011 (tương đương khoảng 20% dân số Việt Nam) thì đến nay đã vươn đến tất cả 63
địa phương trên toàn quốc (tương đương với khoảng 80% dân số xuống đến nhiều huyện, xã, thôn, bản.
- Thứ ba, Đề án đã thu hút được nguồn lực xã hội để phủ sóng truyền hình số mặt đất mà trước kia là sân riêng của đài truyền hình nhà nước. Nếu như năm 2011 chỉ có Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC làm truyền hình số mặt đất thì đến năm 2020 đã có 5 đơn vị làm, trong đó có 4 đơn vị là công cổ phần (CP) như Công ty CP Nghe nhìn Toàn cầu (AVG), Công ty TNHH truyền hình kỹ thuật số miền Nam (SDTV) và Công ty CP truyền hình số miền Bắc (DTV). Nguồn lực số hoá truyền hình đã đạt trên 50%.
- Thứ tư, 100% các Đài phát thanh truyền hinh (PTTH) địa phương đã được tổ chức, sắp xếp lại theo hướng chuyên môn hoá, tập trung vào sản xuất nội dung chương trình. Cách đây 9 năm, vào năm 2011, 100% các nhà đài vừa làm nội dung, vừa truyền dẫn, phát sóng. Trong 10 nước ASEAN, Việt Nam là nước thứ 5 hoàn thành tắt sóng truyền hình tương tự. 4 nước đã hoàn thành trước là Brunei năm 2017, Singapore năm 2019, Malaysia năm 2019, Thái Lan đầu năm 2020. 4 nước này đều có quy mô dân số nhỏ hơn và địa hình dễ phủ sóng hơn Việt Nam.
Đề án cũng đi thẳng vào công nghệ hiện đại. Việt Nam đã chọn công nghệ DVB-T2 khi mới chỉ có 6 nước chọn công nghệ này nhưng đây là công nghệ tiên tiến vừa có chất lượng cao hơn, vừa tiết kiệm băng tần hơn và thực tế đã chứng minh Việt Nam đúng khi năm 2020 thì 90% các nước sử dụng công nghệ DVB đã chọn công nghệ DVB-T2. Trong khi ngân sách còn khó khăn, Bộ TT&TT đã đề xuất Chính phủ cho phép sử dụng Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích để hỗ trợ các hộ nghèo và cận nghèo, thiết bị thu kỹ thuật số. Đã có gần 2 triệu hộ gia đình được hỗ trợ hơn 1000 tỷ đồng,các hộ nghèo, cận nghèo đã được xem các chương trình truyền hình với chất lượng cao và miễn phí.Người dân được thụ thưởng truyền hình số chất lượng cao:
- Theo Ban chỉ đạo Đề án, tại thời điểm bắt đầu năm 2011, 90% số hộ gia đình có máy thu hình, tương đương với hơn 18 triệu chiếc, 90% trong số đó chưa xem được truyền hình số. Đến năm 2020, số liệu thống kê cho thấy 16 triệu hộ gia đình đã xem truyền hình số qua các phương thức cáp, IPTV và trên 3,2 triệu hộ sử dụng truyền hình vệ tinh miễn phí.
- Trong giai đoạn số hoá truyền hình mặt đất, Việt Nam đã thực hiện chính sách bắt buộc từ năm 2014 máy thu hình phải tích hợp chức năng thu số DVB-T2. Một số doanh nghiệp trong nước cũng đã đầu tư cho sản xuất, lắp ráp đầu thu số (set-top-box), trong đó VNPT Technology đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo được những chiếc đầu thu số Make in Viet Nam chiếm tới 60% thị trường đầu thu. Nhờ vậy mà thị trường thiết bị thu, xem truyền hình sẵn sàng chuyển sang kỹ thuật số với giá cả ngày càng rẻ. Đặc biệt, đã hỗ trợ đầu thu số cho đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia từ năm 2015 - 2020 tới 1,9 triệu hộ.
- Vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất đã đạt 80% dân cư. Nếu tính cả phủ sóng truyền hình số vệ tinh thì 100% dân cư đã thu xem được truyền hình số.
- Trước đây, với truyền hình tương tự mặt đất thì 01 kênh tần số chỉ có thể phát sóng 01 kênh chương trình truyền hình, nay 01 kênh tần số có thể phát sóng tới 30 kênh chương trình truyền hình. Vì vậy, tại nhiều địa phương người dân đã có thể thu xem từ 40 - 60 kênh chương trình SDTV và hơn 10 kênh chương trình HDTV, trong đó có 7 kênh thiết yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất.
1.3.1. Lợi ích về chính sách truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất.
Chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân.
Thứ nhất: Truyền hình kĩ thuật số cho chất lượng âm thanh, hình ảnh rõ, sắc nét hơn, trung thực hơn, người xem sẽ không gặp phải hiện tượng nhiễu hình ảnh như hiện tượng “ruồi”, “méo hình”, “bóng mờ” như khi xem truyền hình tương tự.
Thứ hai: Với truyền hình kĩ thuật số, các đài truyền hình có thể cung cấp nhiều kênh truyền hình hơn hiện nay để phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân về thông tin, văn hoá, giải trí… Lúc đó, người dân ở một địa phương không chỉ thu xem được kênh truyền hình tỉnh mà còn có thể xem được các kênh truyền hình của các tỉnh khác trong cùng khu vực. Bên cạnh đó, truyền hình kĩ thuật số còn có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ truyền hình khác nhau, trên nhiều loại thiết bị như TV, máy tính, điện thoại di động... phục vụ việc thu xem của người dân mọi nơi mọi lúc.
Khi thực hiện tắt sóng truyền hình truyền thống analog các địa phương buộc phải chuyển đổi thu xem truyền hình số. Để xem được truyền hình số, người dân đang sử dụng Tivi đã mua từ những năm trước, chưa tích hợp bộ thu tín hiệu truyền hình số thì chỉ cần mua thêm một đầu thu tín hiệu truyền hình số mặt đất chuẩn DVB-T2 là có thể thu được tất cả các các kênh truyền hình thiết yếu, các phần còn lại như tivi, anten… đều sử dụng lại bình thường. Các hộ gia đình đang sử dụng truyền hình số VTC phải liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hành của đài truyền hình kỹ thuật số VTC để được điều chuyển từ DVB- T sang DVB-T2. Riêng các hộ gia đình đang sử dụng truyền hình trả tiền như: Truyền hình cáp, truyền hình Internet, truyền hình K+, AVG... sẽ không bị ảnh hưởng khi truyền hình mặt đất ngừng phát sóng.
1.3.2. Chủ thể thực hiện chính sách
Để chính sách đi vào đời sống, đáp ứng mong mỏi của người thụ hưởng và đạt mục tiêu đề ra, việc tổ chức thực thi chính sách đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của chính sách đó. Vì đây là quá trình
nhằm hiện thực hóa ý chí của chính sách thành hiện thực; chất lượng chính sách, hiệu quả thực hiện chính sách phụ thuộc nhiều vào chủ thể thực hiện chính sách.
Chủ thể thực hiện chính sách là chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước tiến hành thủ tục cụ thể. Chủ thể này bao gồm: các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền quản lí hành chính nhà nước trong trường hợp cụ thể do pháp luật qui định. Để chính sách được thực hiện kịp thời, hiệu quả thì đội ngũ cán bộ công chức, viên chức phải am hiểu, nắm vững chính sách, có tinh thần trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo với công việc và có trình độ quản lý là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả của việc tổ chức thực hiện chính sách. Đối với chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất, ngoài các yếu tố nói trên, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (Sở thông tin truyền thông, Đài PT-TH tỉnh; Đài TT-TH các huyện) khi được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách sách số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất, cần phải có thái độ nghiêm túc, đầy trách nhiệm và cầu thị. Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, phát huy truyền thống “ cần cù sáng tạo”, của dân tộc Việt Nam, có như vậy mới thực hiện chính sách đạt hiệu quả, mục tiêu đề ra.
Trong thực tế cũng có những trường hợp việc thực hiện chính sách không đạt mục tiêu đề ra, một phần là do năng lực, trình độ của người thực hiện chính sách. Người thực thi chính sách thiếu tri thức, thiếu hiểu biết, năng lực cần thiết, không nắm vững chính sách, thiếu tinh thần trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm, thiếu đạo đức nghề nghiệp dẫn đến sự sai sót, thậm chí sai lầm trong thực thi chính sách.
1.3.3. Đối tượng chịu sự tác động chính sách
Để chính sách đạt hiệu quả tốt thì đối tượng chịu sự tác động của chính sách có vai trò rất quan trọng. Nếu đối tượng chịu sự tác động chính sách thờ ơ,