Một Số Khái Niệm Cơ Bản Về Chính Sách Số Hoá Truyền Dẫn Phát Sóng Truyền Hình Mặt Đất


Sau khi dừng phát sóng truyền hình truyền thống Analog vào ngày 28/12/2020. Từng bước chuyển đổi sang hạ tầng sản xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng truyền hình từ công nghệ tương tự sang công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên số. Mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất và các phương thức truyền dẫn số khác nhau nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước. Đảm bảo cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của mọi người dân. Tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các đài phát thanh, truyền hình trên địa bàn ĐắkLắk theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả. Đáp ứng nhiệm vụ số hóa truyền hình mặt đất tại tỉnh Đắk Lắk theo đúng lộ trình số hóa truyền hình mặt đất do Chính phủ quy định. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư số hóa thiết bị, công nghệ sản xuất chương trình, nhằm nâng cao chất lượng, tăng thời lượng, mở thêm các chương trình mới để đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của Đảng bộ tỉnh và nhu cầu ngày càng cao về hưởng thụ thông tin, văn hóa của công chúng.

Để hoàn thành nội dung nghiên cứu, bản thân đã tham khảo, sử dụng những tài liệu nghiên cứu của nhiều chuyên gia trong ngành, các nội dung Nghị quyết và văn bản quy định của các cấp ban ngành và một số nghiên cứu trên lĩnh vực chuyển đổi số truyền hình có liên quan phục vụ cho đề tài.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về khoa học và công nghệ, về chuyển đổi số trong thời đại cuộc cách mạng 4.0.


5.2. Phương pháp cụ thể:

- Phương pháp thu nhập thông tin,số liệu từ các Nghị quyết, Văn kiệncủa Đảng; Các văn bản Luật của quốc hội; Các Quyết định, Hướng dẫn, Quản lý nhà nước của các Bộ, ban, ngành về lộ trình số hoá và chuyển đổi số. Từ cơ sở dữ liệu ngành thông tin truyền thông, từ các báo cáo tổng kết lộ trình số hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các minh chứng về thực trạng chuyển đổi sang truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trên địa bàn Tỉnh ĐắkLắk. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng và kế thừa thành quả của một số bài viết nghiên cứu, báo cáo và các tài liệu liên quan khác về lĩnh vực phát thanh – truyền hình…

- Phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê, khảo sát, phân tích, đánh giá hiệu quả truyền dẫn- phát sóng truyền hình số mặt đất trên thế giới, các đài PT-TH trong nước ảnh hưởng đến xu hướng phát triển PT-TH Đắk Lắk.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

- Phương pháp nghiên cứu xã hội học, nghiên cứu định tính như tham khảo các tham luận và thu thập các báo cáo, các bài báo nói về thực hiện chính sách chuyển đổi truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại Việt Nam và trên địa bàn các tỉnh miền Trung -Tây Nguyên.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

Thực hiện chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 3

6.1. Về lý luận:

Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận gồm: các khái niệm cơ bản, nội dung, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về số hóa truyền dẫn truyền hình mặt đất; vị trí, vai trò của số hóa truyền hình…

6.2. Về thực tiễn:

Đề tài đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện chính sách số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất tại Đắk Lắk, giai đoạn 2017-2020. Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu nghiên cứu, học tập có giá trị trong các Trung tâm chính trị cấp Tỉnh, cấp Huyện về chuyên môn, chuyên ngành PT-TH và tại Đắk Lắk.


Những nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng số hóa, xu hướng chuyển đổi số của truyền hình Việt Nam và thế giới là cơ sở để đề tài tiến hành xây dựng mô hình sản xuất, truyền dẫn phát sóng truyền hình số tại đài PT-TH Đắk Lắk, làm giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn Tỉnh. Đề xuất, kiến nghị chính quyền các cấp và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk sớm ban hành Nghị quyết, Quyết định, thực thi các chính sách, xây dựng phương hướng lộ trình chuyển đổi số truyền hình mặt đất trên địa bàn Tỉnh.

7. Kết cấu nội dung của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu, gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học của thực hiện chính sách số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn Đắk Lắk

Chương 3: Định hướng và giải pháp, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.


Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

SỐ HÓA TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT

1.1. Một số khái niệm cơ bản về chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng Truyền hình mặt đất

1.1.1. Khái niệm chính sách công

Chính sách trong tiếng Anh là Policy. Chính sách là những nội dung mang tính chất hướng dẫn, phương pháp, thủ tục cụ thể về những công việc hành chính được thiết lập để hỗ trợ công việc hướng tới các mục tiêu đề ra.

Chính sách công có bản chất thuộc về chính trị. Quá trình ra quyết định chính sách là một quá trình chính trị và chính sách công được làm ra bởi nhà nước. Có nghĩa là nhà nước là chủ thể có thẩm quyền quyết định ban hành chính sách công, với những nguồn lực công để đảm bảo chính sách được ban hành ra tốt nhất có thể, và thực thi sao cho hiệu lực, hiệu quả nhất.

Hiện nay, trên thế giới, các cuộc tranh luận về định nghĩa về chính sách công vẫn là một chủ đề sôi động và khó đạt được sự nhất trí rộng rãi. Có thể dẫn chứng một định nghĩa gần đây nhất của một học giả đã được chấp nhận tương đối rộng rãi trên thế giới, william jenkin “ Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm nhà c.trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt được các mục tiêu đó”

Tuy nhiên đối với việt nam, nhiều học giả trong nước đã tổng kết, phân tích một cách cụ thể để chỉ rõ rằng Chính sách công chính là kết quả của các quyết định của chính phủ, các quyết định này nhằm duy trì tình trạng của xã hội hoặc giải quyết các vấn đề xã hội trong đó, vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội sẽ theo mục tiêu tổng thể của Đảng đã vạch ra từ trước. Như vậy, có


thể nói trong trường hợp của việt nam có thể định nghĩa về khái niệm chính sách công như sau:

Chính sach công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu cụ thể và các giải pháp, công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định.

Như vậy có thể thấy: thứ nhất,chủ thể ban hành chính sách công là nhà nước, phản ánh mối quan hệ nhà nước –xã hội - công dân. Đây là chính sách của nhà nước và được hiểu là chính sách của cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước bao gồm quốc hội các bộ, chính quyền địa phương các cấp. Ở nước ta, Đảng Cộng Sản là lược lượng chính trị duy nhất lãnh đạo nhà nước, Lãnh đạo xã hội (điều 4, hiến pháp), Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội thông qua việc vạch ra các cương lĩnh, chiến lược, các định hướng chính sách. Đây là căn cứ chỉ đạo để nhà nước ban hành các chính sách công.

Như vậy, chính sách công là chính sách của nhà nước và chính sách này cụ thể hóa đường lối, chiến lược của Đảng nhằm phục vụ lợi ích cho nhân dân.

Thứ 2, chính sách công phản ánh và thể hiển hoạt động cũng như quản lý đối với khu vực công, phản ánh việc đảm bảo hàng hóa, dịch vụ công cộng.

Thứ 3, là một công cụ quản lý nhà nước, được nhà nước sử dụng để khuyến khích việc khai thác, sản xuất, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ công, khuyến khích cả với khu vực công và cả với khu vực tư, quản lý nguồn lực công một cách hiệu quả, hiệu lực, thiết thực đối với cả kinh tế, chính trị, xã hội, cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn.

1.1.2. Thực hiện chính sách công

1.1.2.1. Khái niệm thực hiện chính sách công

Thực hiện chính sách công là quá trình đưa chính sách vào đời sống xã hội, với hình thức ban hành các văn bản, chương trình, dự án, kế hoạch... trên cơ sở đó, triển khai thực hiện chính sách nhằm đạt các mục tiêu chính sách


công mà Đảng, nhà nước đã đề ra. Thực hiện chính sách là khâu rất quan trọng trong chu trình chính sách nhằm duy trì sự tồn tại của công cụ chính sách theo yêu cầu quản lý nhà nước và đạt mục tiêu chính sách đề ra.

1.1.2.2. Các bước tổ chức thực hiện chính sách công

Hiện nay việc thực hiện quy trình chính sách công tại việt nam, nhằm mục đích để đáp ứng nhu cầu về phát triển và thực hiện chính sách một cách đồng bộ và hiệu quả đó là:

Xác định vấn đề: Dựa trên những mâu thuẫn thực tế từ đời sống để xác định vấn đề chính sách. Vấn đề cẩn phải được phân tích cẩn thận để xác định đâu là vấn đề cốt lõi, đâu là vấn đề phụ trợ thực hiện theo, để có các hành động thực hiện chính sách công hiệu quả và thiết thực.

Đề xuất các lựa chọn chính sách dựa trên phân tích vấn đề uớc tính rủi ro, và hiệu quả đem lại, xem xét các phương án chính sách khác nhau, đánh giá hiệu quả kinh tê – xã hội – môi trường của các phương án chính sách khác nhau.

Xây dựng chính sách: là soạn thảo chính sách thành văn bản; Tham vấn ý kiến của cả các bên tham gia soạn thảo, đối tượng thụ hưởng trực tiếp và gián tiếp của chính sách.

Ban hành chính sách: Hoàn thiện trình duyệt để ban hành; Mỗi nước có các cơ quan trình duyệt và ban hành chính sách pháp luật khác nhau tùy theo hệ thống chính trị và tổ chức nhà nước của mỗi nước. Nguyên tắc ban hành chính sách pháp luật, dựa trên nguyên tắc chính trị của pháp luật và nguyên tắc rút ra từ trạng thái của hệ thống chính trị trong xã hội; Thông tin tuyên truyền, đảm bảo thông tin về chính sách được minh bạch và đến với tất cả các đối tượng liên quan; Hỗ trợ thực hiện, chính phủ hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện chính sách như đưa ra quy trình thực hiện chính sách, hướng dẫn thực hiện đối với các chính sách mới


Đánh giá chính sách: Sau khi chính sách được thực hiện phải tổ chức tổng kết đánh giá một cách khách quan với đối tượng hưởng lợi; Sau khi đánh giá, vấn đề chính sách ban đầu được xem xét lại kèm theo các đánh giá xem vấn đề đã được giải quyết tận gốc chưa, nếu chưa thì phải chỉnh lại từ khâu xác định vấn đề và giải pháp chính sách.

1.1.3. Khái niệm về số hoá truyền truyền hình mặt đất.

Là quá trình chuyển đổi và ngưng phát sóng truyền hình analog để chuyển sang phát sóng kỹ thuật số. Mục tiêu chính là chuyển đổi phát sóng analog mặt đất sang phát sóng số mặt đất. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này cũng bao hàm sự chuyển đổi từ truyền hình cáp analog sang truyền hình cáp số cũng như chuyển đổi từ truyền hình vệ tinh analog sang truyền hình vệ tinh kỹ thuật số.

Mỗi quốc gia có cách số hóa truyền hình khác nhau; tại một số quốc gia, việc số hóa được thực hiện theo từng giai đoạn như tại Ấn Độ, Việt Nam và Anh, nơi mỗi khu vực có kế hoạch tắt sóng riêng. Tại các nước khác, cả quốc gia sẽ được chuyển đổi vào cùng một thời điểm, như tại Hà Lan, nơi tất cả các kênh analog đồng loạt tắt sóng vào 11 tháng 12 năm 2006. Một số quốc gia có kế hoạch tắt sóng riêng cho từng kênh, như tại Trung Quốc, các kênh CCTV từ 1-5-2006 sẽ được tắt sóng đầu tiên.

1.1.3.1 Khái niệm về chính sách số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất.

Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số (sau đây gọi là số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất) theo hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, nâng cao hiệu quả sử dụng tần số truyền hình, đồng thời giải phóng một phần tài nguyên tần số để phát triển các dịch vụ thông tin di động và vô tuyến băng rộng.


Từng bước mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất nhằm phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của người dân và đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước.

Hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất nhằm thu hút các nguồn lực của xã hội để phát triển hạ tầng kỹ thuật truyền hình, trên cơ sở đảm bảo sự quản lý thống nhất, có hiệu quả của Nhà nước.

Tạo điều kiện để tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các đài phát thanh, truyền hình trên phạm vi cả nước theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả và phân định rõ hoạt động về nội dung thông tin với hoạt động về truyền dẫn, phát sóng.

1.1.3.2. Lộ trình chuyển đổi số hoá truyền hình tại Việt nam và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách này.

- Nội dung các giai đoạn thực hiện chính sách chuyển đổi số:

Giai đoạn I

- Từ năm 2012 đến năm 2015, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc và khu vực có trách nhiệm triển khai và hoàn thành việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các thành phố thuộc nhóm I để chuyển tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của các đài truyền hình trung ương và địa phương trên địa bàn;

- Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình, các đài truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc phát sóng song song các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023