Thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 10


Tuyển dụng, điều động, phân công những cán bộ, chuyên viên có kinh nghiệm, chuyên môn sâu về văn hóa, bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm và biết thực hiện các chính sách phát triển nhà văn hóa hiện hành.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, công chức để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa hợp lý, đúng thời điểm, đúng chủ trương.

Lựa chọn, thiết kế các chương trình đào tạo bồi dưỡng hợp lý nhằm trang bị kiến thức về chính sách phát triển nhà văn hóa, kỹ năng, thái độ cần thiết. Tập trung vào trang bị các kiến thức cơ bản như pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học quản lý, kỹ năng thực hành, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng giải quyết công việc liên quan về chính sách phát triển nhà văn hóa.

Tăng cường các lớp về chính trị, tư tưởng cho toàn thể cán bộ nói chung và cán bộ tham gia thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa nói riêng để đảm bảo đội ngũ cán bộ có nhận thức đúng đắn, kinh nghiệm, trình độ và đạo đức.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở hệ thống các vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa, thực trạng thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, Chương 3 đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiện chính sách phát triển nhà văn hóa như Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương về phát triển nhà văn hóa địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk; Tăng cường phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách; Đa dạng hóa các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho người dân địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk; Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với chính quyền, nhân dân, khai thác các nguồn lực xã hội trong phát triển nhà văn hóa địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh


Đắk Lắk; Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, từng bước hoàn thiện hệ thống nhà văn hóa địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk và Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho cán bộ, công chức thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN

Với quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững của đất nước, văn hóa ngày càng được coi trọng và đặt ngang hàng với tầm quan trọng của kinh tế, chính trị, xã hội. Trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, việc nâng cao đời sống văn hóa, tăng cường các hoạt động sinh hoạt cộng đồng cho người dân địa phương ngày càng được chú trọng và nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, ban ngành. Krông Pắk vốn là vùng quy tụ dân cư từ nhiều địa phương với nhiều dân tộc khác nhau về sinh sống, lập nghiệp. Huyện Krông Pắc là huyện duy nhất ở miền Trung – Tây Nguyên được chọn để xây dựng thành “huyện điểm văn hóa”. Sau 5 năm thực hiện, những kết quả đạt được trong kế hoạch xây dựng “huyện văn hóa” đã được khẳng định. đó chính là đòn bẩy làm thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế - văn hóa – xã hội của huyện, trở thành “huyện văn hóa” đầu tiên của miền Trung – Tây Nguyên.

Thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 10

Huyện Krông Pắc đã tăng cường đầu tư các hoạt động văn hóa phục vụ nhân dân, huy động mọi nguồn lực từ phía Nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa, coi đầu tư nâng cao đời sống văn hóa tinh thần là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền vững. Huyện cũng từng bước nâng cao hiệu quả của các hoạt động văn hóa, thể thao trong nhân dân, đồng thời phát triển nhà văn hóa và xây dựng một môi trường văn hóa rộng khắp trong nhân dân.

Nhà văn hóa là một thiết chế văn hóa hàng ngày đồng hành với đời sống nhân dân và là một phần không thể thiếu của xã hội. Vì vậy, nhà văn hóa có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở tại địa phương. Chính sách phát triển nhà văn hóa là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong tình hình đất nước hiện nay. Phát triển nhà văn hóa cũng góp phần làm phong phú đời sống tinh


thần của nhân dân vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Luận văn đã tập trung giải quyết câu hỏi về lý luận liên quan đến thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc trên cơ sở làm rò các khái niệm về phát triển nhà văn hóa, chính sách phát triển nhà văn hóa, thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa. Bên cạnh đó, cũng chỉ ra những nội dung của chính sách phát triển nhà văn hóa, tập trung vào giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển nhà văn hóa. Thông qua 07 bước phổ biến trong thực hiện chính sách công, đề tài làm rò quá trình tổ chức thực hiện chính sách, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách.

Ngoài ra, luận văn cũng giải quyết câu hỏi về thực trạng chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc và thực trạng thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc. Những nội dung đều được phân tích, làm rò; từ đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế, để làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc.

Hơn nữa, đề tài đã đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, đó là nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương về phát triển nhà văn hóa địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk; tăng cường phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách; đa dạng hóa các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho người dân địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với chính quyền, nhân dân, khai thác các nguồn lực xã hội trong phát triển nhà văn hóa địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, từng bước hoàn thiện hệ thống nhà văn hóa địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho cán


bộ, công chức thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk,…

Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nỗ lực hết sức. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, kiến thức, hiểu biết thực tế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận văn mong muốn nhận được những đóng góp ý kiến của các thầy, cô và Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ của Học viện Khoa học xã hội để luận văn của tác giả được hoàn thiện hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, hội nghị 5 khóa VIII, Nghị quyết số 03/NQ-TW ngày 16/7/1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, hội nghị 9 khóa XI, Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 09/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, hội nghị 10 khóa IX, Về tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Hà Nội.

4. Nguyễn Thanh Bình (2016), “Nhà văn hóa, một thiết chế văn hóa có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 386, tháng 8.

5. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2008), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật.

6. Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch (2011), Thông tư số 06/2011/TT- BVHTTDL Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 08 tháng 03 năm 2011, Hà Nội.

7. Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch (2015), Quyết định 2563/QĐ-BVHTTDL 2015 về nâng cao hiệu quả hoạt động thiết chế văn hóa thể thao ở nông thôn ngày 03 tháng 08 năm 2015, Hà Nội.

8. Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch (2014), Thông tư số 05/2014/TT- BVHTTDL ngày 30 tháng 5 năm 2014 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, Hà Nội.


9. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015), Quyết định số 2536/QĐ- BVHTTDL phê duyệt đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn” ngày 03 tháng 08 năm 2015, Hà Nội.

10. Cổng thông tin điện tử huyện Krông Pắc, http://krongpac.daklak.gov.vn/web/guest/dac-diem-tu-nhien.

11.Hoàng Giang (2021), Phát huy công năng của nhà văn hóa thôn, khu, http://www.baoquangninh.com.vn/xa-hoi/202103/phat-huy-cong-nang- cua-nha-van-hoa-thon-khu-2525673/index.htm.

12. Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa (Đồng chủ biên) (2013), Đại cương về chính sách công, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13.Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

14. Nguyễn Hữu Hải (2014), Chính sách công- những vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Đỗ Phú Hải (2017), Tổng quan về Chính sách công, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

16. Phạm Thanh Hằng (2016), “Thiết chế văn hoá ở cơ sở với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá tín ngưỡng của đồng bào dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3.

17. Hồ Việt Hạnh (2018), Tập bài giảng Tổng quan về chính sách công, Học viện KHXH, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

18. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam (2019),

Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

19. Vũ Tuấn Hưng (2018), Tập bài giảng Phân tích chính sách công, Học viện KHXH, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

20. Nguyên Long Lê và cộng sự (2017), Văn chương nghệ thuật và thiết chế văn hóa: Những tiếp cận liên ngành, Nxb Thế giới.


21. Lê Hữu Luận (2019), “Nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, tháng 7, số 421. 22.Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính

sách, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

23. Giang Nam (2020), “Phát huy giá trị các thiết chế văn hóa”, Báo điện tử Nhân dân, số tháng 11/2020.

24.Giang Nam (2020), “Hoàn thiện hệ thống nhà văn hóa ngoại thành”, Nhân dân, số tháng 7/2020.

25. Nguyễn Huy Phòng (2018), “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số tháng 4.

26. Nguyễn Văn Phụng (2016), Quản lý nhà nước đối với các thiết chế văn hóa cơ sở ở Việt Nam hiện nay (từ thực tiễn Hậu Giang), Luận án tiến sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.

27. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức Chính quyền Địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2015, Hà Nội.

28. Bùi Tiến Quý (1989), Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nhà văn hóa, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân.

29. Mạc Thúy Quỳnh (2015), “Hà Nội xây dựng và hoàn thiện thiết chế văn hoá cơ sở”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 368.

30. Sở văn hóa thể dục thể thao Thái Bình (2015), Thực trạng và định hướng phát triển hệ thống nhà văn hóa ở Thái Bình, Bài báo cáo.

31. Hoàng Minh Thảo (2020), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Lạng Sơn.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí