Nhu Cầu, Mục Tiêu Phát Triển Nhà Văn Hóa Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắc, Tỉnh Đắk Lắk


sở vật chất khá khang trang, có cả các công trình phụ trợ sân chơi thể thao, nơi để các dụng cụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ,… nhưng việc bảo quản, giữ gìn, phát huy những giá trị của nhà văn hóa thôn chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ sáu, việc xây dựng mới nhà văn hóa còn nhiều bất cập, khó khăn. Do một số cơ sở vật chất văn hóa được xây dựng từ nhiều năm trước, quy mô nhỏ, quỹ đất hạn hẹp và dân cư sống không tập trung nên chưa bảo đảm về diện tích, chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa, văn nghệ của người dân. Quy hoạch quỹ đất dành cho xây dựng thiết chế văn hóa chậm. Việc quy hoạch xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao gặp khó khăn do vùng cao có địa hình đồi núi. Hệ thống thiết chế văn hóa và phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển nhưng hoạt động chưa thường xuyên, không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh. Do thiếu thiết chế văn hóa dẫn đến người dân vùng dân tộc thiểu số chưa được tham gia các hoạt động văn hóa...

2.4.2.2. Nguyên nhân

Quá trình phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc bên cạnh những thành tựu vẫn tồn tại không ít hạn chế, bất cập.

Trước hết, về nguyên nhân của kết quả đạt được, một số nguyên nhân điển hình sau:

Thứ nhất, tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa mà huyện Krông Pắc đã đạt được trong thời gian qua đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho Krông Pắc đẩy mạnh công tác phát triển nhà văn hóa tại địa phương.

Thứ hai, những đóng góp trực tiếp, to lớn của nhà văn hóa vào nhiệm vụ nâng cao đời sống văn hóa của người dân trên địa bàn huyện Krông Pắc trong những năm qua đã từng bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và xã hội đối với nhiệm vụ phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc.


Thứ ba, sự quan tâm lãnh đạo, tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả của Đảng bộ, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội và của các ban văn hóa tại các thôn, xã trong phát triển nhà văn hóa. Thứ tư, huyện Krông Pắc là một huyện có truyền thống văn hóa sâu đậm,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

người dân yêu thích các hoạt động văn hóa nên hưởng ứng, ủng hộ các hoạt động của nhà văn hóa.

Về nguyên nhân của hạn chế, gồm một số nguyên nhân sau:

Thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 8

Thứ nhất, một số tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, tổ chức chính trị - xã hội, người dân chưa có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về tầm quan trọng của nhiệm vụ phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện. Nhiều địa phương chỉ quan tâm xây dựng để đáp ứng đủ tiêu chí mà không chú ý đầu tư nội thất, kỹ thuật bên trong và việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao còn nghèo nàn, kém hấp dẫn.

Thứ hai, theo quyết định của UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quy chế tổ chức, hoạt động nhà văn hóa thôn, làng, tổ dân phố, nhà văn hóa thôn do Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định thành lập theo đề nghị của thôn, nhà văn hóa thôn có ban điều hành. Ban điều hành có từ 3 – 5 người, nhưng trên thực tế, ở không ít địa phương chưa thành lập ban điều hành nhà văn hóa thôn, phần lớn là do cán bộ thôn chịu trách nhiệm quản lý cơ sở vật chất. Ở một số địa phương thành lập ban điều hành, số lượng lại nhiều hơn so với quy định. Có những thôn, ban điều hành có tới hơn chục người nhưng hoạt động hiệu quả nhà văn hóa thôn vẫn cầm chừng, một bộ phận người dân không mấy mặn mà với các hoạt động, phong trào mang tính tập thể. Một số nhà văn hóa tuy đã được đầu tư quan tâm xây dựng mới, nhưng vẫn thực hiện theo quy định, quy chế hoạt động cũ.

Thứ ba, việc xây dựng, tổ chức, thực hiện các hoạt động văn hóa vừa thiếu tính thường xuyên, liên tục, vừa chưa bám sát điều kiện thực tế, đặc thù


của địa phương, nhu cầu, nguyện vọng của người dân trên địa bàn huyện Krông Pắc.

Thứ tư, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường, quá trình toàn cầu hóa đang có những tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của người dân, khiến họ lơ là, không hứng thú với các hoạt động văn hóa diễn ra trên địa bàn huyện, gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách phát triển nhà văn hóa.

Thứ năm, một bộ phận người dân có biểu hiện cố tình đi ngược với chính sách văn hóa, pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa, phát triển nhà văn hóa, né tránh các hoạt động văn hóa cho nhân dân trên địa bàn huyện Krông Pắc. Trong cơ chế thị trường hiện nay, bộ phận người dân này chỉ mải mê làm ăn, đi theo tiếng gọi của đồng tiền mà không hứng thú với các hoạt động sinh hoạt cộng đồng.

Thứ sáu, một bộ phận người dân thiếu ý thức tự giác, tinh thần nỗ lực vươn lên, xây dựng đời sống văn hóa.

Thứ bảy, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, tạo ra sân chơi cho người dân còn gặp khó khăn về điều kiện, cơ sở vật chất. Nhiều cuộc tổ chức quy mô lớn gây tốn kém không được tổ chức do thiếu kinh phí.

Tiểu kết chương 2

Phát triển nhà văn hóa trong giai đoạn hiện nay là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, phải được thực hiện hóa trong thực tiễn dựa trên sự huy động mạnh mẽ sức mạnh của toàn thể hệ thống chính trị, cán bộ, công chức và nhân dân địa phương. Chương 2 của luận văn đã giải quyết câu hỏi về thực trạng thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc và thực trạng thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc đã được phân tích và làm rò; từ đó rút ra những kết quả đạt được, những


hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc ở Chương 3.


Chương 3

MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK‌

3.1. Nhu cầu, mục tiêu phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk

3.1.1. Dự báo tình hình và nhu cầu hoàn thiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk

Trong thời gian tới, chính sách phát triển nhà văn hóa tại các thôn, bản, làng sẽ càng nhận được sự quan tâm của các cấp ủy, Đảng, chính quyền. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, một trong những yêu cầu bức thiết được đặt ra đối với văn hóa Việt Nam là cần hoàn thiện các thiết chế văn hóa, trong đó có nhà văn hóa cho phù hợp với điều kiện mới, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Ở Việt Nam, kể từ sau Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16-7-1998, của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” ra đời đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hóa nước nhà. Nghị quyết xác định đường lối phát triển văn hóa ở Việt Nam, đó là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tiếp theo tinh thần đó, Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9-6-2014, của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” là một bước đi nữa nhấn mạnh đến sức mạnh của văn hóa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (năm 2016) khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh toàn diện công


cuộc đổi mới, một mặt, lấy phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm; mặt khác, phải coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, đồng thời phải xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững về môi trường và xã hội. Những yếu tố cực kỳ quan trọng này của tiến trình đổi mới đất nước đang và sẽ có tác động lớn đến quan niệm về nội dung và hình thức của quản lý văn hóa.

Thực hiện tinh thần các nghị quyết của Đảng, đến nay hàng loạt các văn bản chỉ đạo của Đảng, văn bản pháp quy của Nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra đời để hoàn thiện công tác quản lý văn hóa. Lĩnh vực văn hóa, gia đình đã có 5 luật, 1 pháp lệnh, 42 nghị định, 14 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 98 thông tư, thông tư liên tịch điều chỉnh trực tiếp. Các thiết chế văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, triển lãm...) và nhất là các nhà văn hóa cơ sở được xây dựng mới ở khắp nơi trên đất nước, từ thành thị đến nông thôn. Cơ chế, chính sách văn hóa ngày càng linh hoạt, nhạy bén, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Văn hóa, nghệ thuật ngày càng đến gần với nhân dân. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật phát triển theo hướng phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân. Và trên thực tế, văn hóa, nghệ thuật có tác động lớn đến đời sống tinh thần, tư tưởng, đạo đức, lối sống của người dân.

Tuy nhiên, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng những biến đổi nhanh chóng, đa dạng, phức tạp của đời sống trong nền kinh tế thị trường, hoạt động quản lý và phát triển nhà văn hóa cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có huyện Krông Pắc. Do đó, việc phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc là một nhiệm vụ cấp thiết trong thời gian tới và cần nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội.

3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk


Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về mục tiêu, phát triển đất nước, Nghị quyết đại hội XVI của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nhiệm kỳ 2021-2025, để tiếp tục triển khai và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và tỉnh Đắk Lắk, mục tiêu hoàn thiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc như sau:

Xây dựng và phát triển huyện Krông Pắc trở thành một trong những huyện quan trọng, có đóng góp to lớn của tỉnh Đắk Lắk và của cả nước; đảm bảo tất cả các thôn, làng đều có nhà văn hóa để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân trên địa bàn huyện; từng bước nâng cao đời sống văn hóa cho người dân trên địa bàn huyện.

3.2. Quan điểm và định hướng hoàn thiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk

3.2.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk

Thứ nhất, cần xác định phát triển nhà văn hóa có hai khía cạnh là kinh tế và xã hội. Với thuộc tính xã hội, nhà văn hóa không thể thiếu với con người. Với thuộc tính kinh tế, nhà văn hóa chịu sự chi phối của quy luật thị trường nên chính quyền các cấp cần có cơ chế hỗ trợ phù hợp về các mặt tài chính, pháp lý, hành chính,…

Thứ hai, cần thống nhất trong nhận thức và xác định vấn đề phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc là vừa mang tính trước mắt, vừa lâu dài, do đó cần xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp cho từng giai đoạn nhằm phát triển một cách đồng bộ và phải thống nhất với lộ trình phát triển nông thôn mới của huyện Krông Pắc nói riêng và Việt Nam nói chung.

Thứ ba, phát triển nhà văn hóa là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức và toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện Krông Pắc, đặt dưới sự


lãnh đạo thống nhất của Đảng bộ và chính quyền, có lộ trình và bước đi phù hợp với trình độ phát triển của huyện trong từng giai đoạn, cần tạo sự hưởng ứng, đồng thuận cao của mọi tầng lớp nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội, qua đó huy động mọi nguồn lực xã hội phục vụ cho việc phát triển nhà văn hóa.

Thứ tư, Nhà nước có vai trò quan trọng, không thể thiếu trong việc hỗ trợ về cơ chế, chính sách, quy hoạch, tài chính, đất đai,… trong phát triển nhà văn hóa. Tuy nhiên, hỗ trợ phải gắn với cơ chế thị trường nhằm thúc đẩy hoạt động văn hóa được thực hiện hiệu quả.

Thứ năm, cần có các biện pháp đồng bộ, khả thi về kinh tế, kỹ thuật và tổ chức để đảm bảo việc triển khai các phương án phát triển nhà văn hóa được diễn ra một cách dân chủ, công khai và minh bạch. Nhà văn hóa phải được phát triển đồng bộ, đúng đối tượng, khắc phục triệt để những tiêu cực, tham nhũng, bóp méo các cơ chế chính sách của nhà nước.

3.2.2. Định hướng hoàn thiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk

Phát triển nhà văn hóa phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng chung của huyện đã được phê duyệt, đảm bảo có hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ nhằm ngày càng hoàn thiện môi trường nông thôn.

Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà văn hóa tại các địa phương khó khăn, thôn làng ở vùng sâu, vùng xa; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà văn hóa theo quy định của pháp luật.

Tăng cường năng lực, vai trò quản lý nhà nước thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như pháp luật, tài chính, thanh tra, kiểm tra; các hoạt động nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển văn hóa.


57

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022