Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk - 9


giải pháp cụ thể đồng thời bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS của Nhà nước. Bên cạnh đó cần tăng cường thực hiện tốt công tác phân công, phối hợp thực hiện chính sách này. Khi phân cấp, phân quyền và phân công cho các đơn vị và chính quyền địa phương các xã và cá nhân phải gắn với ràng buộc trách nhiệm; cấp ủy, HĐND, Mặt trân và các đoàn thể cần tăng cường kiểm tra, giám sát, việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS tại địa phương.

3.2.4. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại, nâng cao tính tự chủ và quyền hạn, trách nhiệm của người dân trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước là việc làm hết sức quan trọng trong quá trình thực hiệnchính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS ở địa phương. Vì vậy, cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:

- Tăng cường các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp với các ngành với chức năng, nhiệm vụ của mình và các cơ quan truyền hình, báo chí trong tỉnh xây dụng chuyên mục riêng chuyên biệt đến nội dung chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS để nhân dân, nhất là đồng bào DTTS nâng cao ý thức tự chủ, tăng cường kiến thức, kỹ năng về sản xuất và tổ chức đời sống; nhằm khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại; tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và tích lũy đầu tư, tái sản xuất để vươn lên thoát nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh. Các hoạt động cụ thể về xây dựng kinh tế do chính cộng đồng người dân ở thôn, bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện; đồng thời thực


hiện dân chủ công khai, minh bạch, đặc biệt đối với các công trình đầu tư theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.

Trên cơ sở đó hiểu rò quyền và nghĩa vụ của công dân, tự giác thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, giải phóng mặt bằng...qua đó góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS ở địa phương.

- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, chính sách đảm bảo về số lượng và chất lượng, có phẩm chất chính trị tốt, năng lực trình độ chuyên môn vững vàng; có kỹ năng, am hiểu pháp luật và kiến thức xã hội để truyền đạt các nội dung một cách cụ thể và sâu sắc.

- Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị cấp huyện và cấp cơ sở. Xác định đây là việc làm cần thiết nhằm tương trợ,bổ sung cho nhau trong công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

- Uỷ ban nhân dân huyện và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn và các đơn vị liên quan cần xây dụng kế hoạch và bố trí dự toán ngân sách hàng năm để phục vụ cho hoạt động tuyên truyên, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước, thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu chính sách pháp luật; mời báo cáo viên tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức trong cơ quan đơn vị mình các chế độ chính sách mới, có liên quan trực tiếp đến chuyên môn nghiệp vụ của ngành; phát hành tơ rơi, tờ gấp tuyên truyền pháp luật và các chương trình phát triển kinh tế.

3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk - 9

Xác định công tác cán bộ có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, quyết định sự thành công hay thất bại mục tiêu chính sách của Nhà nước ban hành. Vì vậy, UBND huyện cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ


cán bộ, công chức về kỹ năng,kiến thức, nghiệp vụ, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, đảm bảotính hiệu quả chính chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương. Tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Quyết định 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới; các Nghị quyết của Tỉnh uỷ Đắk Lắk về việc về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy giai đoạn 2016 - 2020. Các nội dung cụ thể như:

- Tăng cường công tác quy hoạch, rà soát quy hoạch và quản lý cán bộ. Cần xác định việc xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch là một nội dung công tác quan trọng của cấp ủy, chính quyền địa phương.

- Hàng năm tổ chức đánh giá, rà soát đội ngũ cán bộ, công chức và công tác đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian qua, từ đó, xác định lại nhu cầu đào tạo và xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể theo từng năm và cả nhiệm kỳ đối với cấp huyện và cấp xã.

- Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn với việc bố trí sử dụng cán bộ; khắc phục tình trạng đào tạo và bố trí công việc không đúng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ. Tăng cường công tác quản lý việc cử cán bộ đi học, tránh lãngphí trong đào tạo, bồi dưỡng, cần áp dụng phương pháp cạnh tranh lành mạnh trong đánh giá, bố trí, sắp xếp, đãi ngộ, nâng ngạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, tạo động lực thúc đẩy sự phấn đấu nâng cao năng lực của công chức, khắc phục được tình trạng trì trệtrong công việc.

- Tổ chức tốt công tác đánh giá cán bộ, công chức hằng năm. Tăng cường công tác luân chuyển cán bộ, công chức xuống cơ sở để đào tạo. Đối với các cơ quan chuyên môn và các xã, thị trấn cần ra soát lại đội ngũ cán bộ không


hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng được yêu cầu thì có các biện pháp tăng cường những cán bộ có phẩm chất, nâng lực và kinh nghiệm công tác đến cơ quan khác để nâng cao chất lượng hoạt động công vụ.

Tiểu kết chương 3

Để hoàn thiện việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk cần phải tiến hành đồng bộ có hệ thống giải pháp về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mang tính toàn diện nhằm hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện KTXH, giảm nghèo bền vững trên địa bàn; chú trọng việc hộ gia đình đồng bào DTTS phải có đất ở, đất sản xuất, có việc làm thường xuyên, ổn định, tăng thu nhập, giảm được nghèo, nần cao trình độ dân trí, xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH vùng đông bào DTTS một cách đồng bộ, môi trường sinh thái được bảo vệ và phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Tăng cường hiệu quả của Hệ thống chính trị cơ sở, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp chuyển dịch từng bước sang thương mại dịch vụ; từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung kết hợp với chế biến sâu để nâng giá trị kinh tế hoàng hóa, tìm kiếm thị trường và có giải pháp ổn định cho đầu ra của sản phẩm vùng DTTS.Tiếp tục nâng cấp hệ thống trường học,tăng cường thực hiện công tác phát triển giáo dục, nâng cao dân trí cho vùng đồng bào DTTS; hệ thống trạm y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; khôi phục lại các ngành nghề truyền thống, sản phẩm đặc sản, chủ lực.Quan tâm đầu tư xây dựng một số khu du lịch sinh thái gắn với văn hóa đặc trưng của đồng bào DTTS.Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, đặc biệt là phát huy vai trò của già làng, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.Để thực hiện có hiệu quả các cơ chế, giải pháp thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số thì chính quyền địa phương cần tăng cường áp dụng công nghệ


thông tin trong công tác quản lý. Nâng cao trách nhiệm và đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế, phát huy khối đại đoàn kết các dân tộc nhằm xây dựng quê hương huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắkngày càng phát triển.


KẾT LUẬN

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS là một giai đoạn rất quan trọng của chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa đường lối chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước thành hiện thực nhằm đạt mục tiêu phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS. Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS tại huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắklà trung tâm kết nối các khâu trong chu trình chính sách này.

Do đó, thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS có vị trí đặc biệt quan trọng trong chu trình chính sách công của Nhà nước ban hành. Nó là giai đoạn hiện thực hóa mục tiêu chính sách của Nhà nước đã đề ra nhằm hiện thực hóa mục tiêu của chính sách đã được ban hành. Các mục tiêu củachính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS có thể đạt được thông qua quá trình thực hiện, bởi thực hiện chính sách bao gồm các hoạt động có tổ chức được chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan liên quan và các đối tác xã hội hướng tới đạt được các mục tiêu và mục đích đã xác định trong chính sách. Thực tiễn trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển KTXH tại địa phương, bên cạnh nhiều thành công mà quá trình thực hiện mang lại, thì cũng còn rất nhiều bất cập, những tồn tại, những tác động ngoài ý muốn đối với quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk. Từ thực tiễn tại địa phương, đòi hỏi Đảng bộ và chính quyền địa phương phải rút ra được những kinh nghiệm, những bài học quý báu làm cơ sở, nền tảng để thực hiện chính sách hiệu quả hơn, toàn diện hơn trong thời gian tiếp theo. Hy vọng nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc hoàn thiện tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới; góp phần phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Đắk Lắk


và vùng Tây Nguyên của tổ quốc trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.


DANH MỤC THAM KHẢO

1. Nguyễn Khắc Bình (2013) Tập bài giảng những vấn đề cơ bản về chính sách công. Học viện Khoa học Xã hội

2. Chi cục Thông kê huyện M’Drắk(2015-2010), Niên giám thống kê

3. Chính phủ (2011) Nghị định số 5/2011/NĐ-CP về Công tác dân tộc

4. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 80/NQ-CP về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;

5. Chính phủ (2015), Nghị Nghị định số 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020

6. Chính phủ (2018), Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

7. Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XXI, Nhiệm kỳ 2015-2020

8. Hồ Việt Hạnh. (2017) Bàn về định nghĩa chính sách công. Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội.

9. Nguyễn Thanh Hưng (2020) “Kết quả giám sát thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Kon tum”.

10. Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2011) Nghị quyết 31/2011/NQ-HĐND về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020.

11. Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2012), Nghị quyết 55/2012/NQ-HĐND Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí