phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh của tỉnh Lâm Đồng, Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Nhóm tài liệu liên quan đến thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong các nghị quyết và cương lĩnh chính trị của Đảng đều nhất quán chủ trương bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Năm 1945, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến giữ gìn di sản văn hóa dân tộc. Ngày 3/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký và công bố Sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ tích trên toàn còi Việt Nam.
Từ hệ thống đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và thu hút nhiều nguồn lực hợp tác nghiên cứu với các cơ quan ban ngành trong và ngoài nước. Hơn 60 năm qua, theo chức năng và nhiệm vụ ngành Khảo cổ học đã lần lượt được giao thực hiện một hệ thống các đề tài và nhiệm vụ phong phú, đa dạng trong việc nghiên cứu lịch sử - văn hóa - văn minh Việt Nam. Ngoài hệ thống đề tài cấp Viện được thực hiện hàng năm, theo chủ trương phê duyệt từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, từ năm 1968 đến năm 2012, ngành Khảo cổ học đã phối hợp với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước, tích cực phối hợp liên ngành, liên cơ quan lần lượt triển khai thực hiện trên 50 nhiệm vụ và đề tài do Nhà nước, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam giao thực hiện, tiêu biểu là các chương trình, nhiệm vụ lớn như sau:
- Mở đầu là đề tài cấp Nhà nước Nghiên cứu thời kỳ các vua Hùng dựng nước, dưới sự lãnh đạo của Cố GS. VS. Nguyên viện trưởng Viện Khảo cổ học Phạm Huy Thông nhằm chứng minh thời kỳ các vua Hùng dựng nước là có thật.
- Năm 1993 đến năm 1998, ngành Khảo cổ học đã thực hiện nhiệm vụ đặc biệt cấp Nhà nước do Cố Thủ tướng Vò Văn Kiệt trực tiếp giao: Nghiên cứu cơ bản khảo cổ học Trường Sa - Tây Nguyên - Nam Bộ.
- Năm 2001, khai quật và di dời 11.000m2 di chỉ khảo cổ học Lung Leng (Kon Tum).
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên - 1
- Đối Tượng Nghiên Cứu: Các Chính Sách Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Tại Khu Di Tích Cát Tiên (Lâm Đồng).
- Chính Sách Và Chính Sách Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Tại Di Tích Lịch Khảo Cổ Cát Tiên
- Vai Trò, Đặc Trưng Của Di Tích Khảo Cổ Cát Tiên
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
- Năm 2005-2006, khai quật và di dời 8.000m2 di chỉ Khảo cổ học PleiKrong (Kon Tum).
- Năm 2002-2008, khai quật, di dời và bảo tồn cấp thiết 33.000m2 khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
- Năm 2008-2010, khai quật, di dời 31 di tích Khảo cổ học tại khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La.
- Khai quật, di dời 15 di tích ở lòng hồ thủy điện Tuyên Quang.
- Năm 2011-2012, khai quật, di dời 12 di tích khảo cổ Huội Quảng - Bản Chát (Sơn La).
Ngành Khảo cổ học được Nhà nước giao nhiều nhiệm vụ nghiên cứu và khai quật các địa điểm khảo cổ học có diện tích lớn với kết quả tốt được công luận đánh giá cao như khai quật khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu, nhà nghiên cứu trứ danh Trần Bạch Đằng khẳng định: “Phát hiện Hoàng thành Thăng Long dưới lòng đất- Thành tựu số 1 của khoa học lịch sử Việt Nam” (Khảo cổ học số 1/2006: 68).
- Nghiên cứu, lần tìm những trang sử xa xưa nhất của Tổ quốc - “thời kỳ tổ tiên của tổ tiên ta” (Phạm Huy Thông); “Đối với lịch sử Việt Nam, khảo cổ học gần như giữ vai trò thống soái trong nghiên cứu thời Tiền sử, thời Sơ sử” (Phan Huy Lê 2004: 23). Các nhà tiền sử học của Viện đã bền bỉ vượt mọi khó khăn nguy hiểm, tiến hành khảo sát, thám sát và khai quật ở khắp các vùng núi cao, rừng rậm, lần lượt xác định bước đầu các dấu mốc của những trang sử tối cổ của Tổ quốc. GS. NGDN. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định: “Khảo cổ học là người bạn đồng hành với sử học trong nghiên cứu thời Cổ - Trung đại cho đến thời Cận - Hiện đại. Nhiều phát hiện của các nhà khảo cổ học với giá trị chân thực của các di tích, di vật đã buộc các nhà sử học phải xem xét lại nhận thức của mình và cùng nhau nâng cao trình độ của khoa học lịch sử cho phù hợp hơn với đối tượng là lịch sử khách quan luôn tồn tại
ngoài ý thức của nhà khoa học” (Khảo cổ học số 5/2004: 23). Theo đó, ngành Khảo cổ học đã tham gia góp phần nghiên cứu lịch sử thời Cổ - Trung đại và Cận đại Việt Nam một số vấn đề cơ bản như sau: Góp các chứng lý vật chất về sức sống của văn hóa Việt và người Việt trong đêm trường nghìn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
Nhận thức rò vai trò Khảo cổ học trong việc giải quyết vấn đề này, ngành Khảo cổ học đã tập trung nghiên cứu đề tài “Văn hóa Việt Nam 10 thế kỷ sau Công nguyên”. Lần tìm các dấu tích kiến trúc cung điện, thành quách, chùa tháp, đình chùa, miếu mạo, các thương cảng, các lò gốm, các di tích chiến trường, tàu đắm… của các triều đại, qua đó đã từng bước làm rò và chứng minh.
Trong lịch sử Khảo cổ học Việt Nam, đã có một cuộc khai quật được Bộ Chính trị đánh giá: “Quá trình khảo cổ để phát hiện được những di tích và hiện vật tại khu vực phía tây (của) Hoàng thành Thăng Long xưa, cùng một số lượng lớn các hiện vật phong phú, quý giá gắn với lịch sử hơn 1.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, của Thủ đô Hà Nội, với các văn hóa kế tiếp nhau qua các thời kỳ từ thế kỷ thứ VII tiếp nối đến thời đại Hồ Chí Minh. Kết quả khai quật giúp chúng ta thêm hiểu rò và tự hào về lịch sử dân tộc, về Thủ đô Hà Nội” (Thông báo số 126/TB/TW của Bộ Chính trị ngày 05/11/2003).
Từ các thành tựu của khảo cổ học lịch sử do nghành Khảo cổ học thực hiện, cùng hệ thống di tích khảo cổ học lịch sử được nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc, có thể khái quát hai giá trị nổi bật như sau:
- Giá trị thứ nhất: Các di tích khảo cổ học lịch sử đã chứng minh tiềm lực và trình độ cao của văn hóa, văn minh Việt Nam. GS. Inoue, chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu kinh thành Nhật Bản (đại học Meiji, Tokyo) khi tham quan và nghiên cứu khu di tích Hoàng thành Thăng Long năm 2004 đã đánh giá: “Qua những di tích kiến trúc, chúng ta hiểu biết được rằng lúc đó trình độ văn hóa của dân tộc Việt Nam rất cao” (Hoàng thành Thăng Long, phát hiện khảo cổ học, Hội Sử học Việt Nam xuất bản năm 2004: 134).
- Giá trị thứ hai: Khẳng định và chứng minh trong giao lưu phong phú và rộng mở với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á, văn hóa và văn minh Việt Nam đã thể hiện được sự hội tụ và kết tinh các tinh hoa văn hóa của khu vực và văn hóa bản địa để sáng tạo nên một nền văn minh Đại Việt phong phú mang đậm sắc thái Việt Nam (trích ý của Quyết định số 34 COM8B.22 năm 2010 của Ủy ban Di sản Thế giới đánh giá giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long).
Trước năm 1975, khảo cổ học Champa được các học giả phương Tây đặc biệt chú ý đến các đền tháp. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, ngành Khảo cổ học đã chú ý nghiên cứu các tòa thành Chăm, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự của Champa qua các khu vực khác nhau như thành Thi Nại, An Thành, Chà Bàn, Châu Sa, Trà Kiệu... hợp tác nhiều năm với các nhà khảo cổ học Nhật Bản, Bỉ trong nhiều năm trong việc làm rò trung tâm sản xuất gốm Gò Sành, Trương Cửu, góp phần làm sáng tỏ diễn biến của văn hóa Chăm, quá trình giao lưu hòa hợp văn hóa Việt - Chăm.
Nghiên cứu nguồn gốc, nội dung và diễn biến của văn hóa Óc Eo. Văn hóa Óc Eo đã được nghiên cứu và định danh từ thời Pháp thuộc. Sau năm 1975, bộ phận khảo cổ học phía Nam đã tiếp tục nghiên cứu nhiều di tích kiến trúc Óc Eo. Theo chương trình của Cố Thủ tướng Vò Văn Kiệt, nghành Khảo cổ học chủ trương đẩy mạnh việc nghiên cứu văn hóa Óc Eo với mục tiêu chủ đạo là cùng với việc tiếp tục nghiên cứu các di tích kiến trúc, nguồn gốc văn hóa Óc Eo, diễn biến của văn hóa Óc Eo nhằm cung cấp nguồn sử liệu có giá trị khoa học cao góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam và nhận thức vai trò to lớn của khảo cổ học trong việc nghiên cứu lịch sử dân tộc. Cố Thủ tướng Vò Văn Kiệt đã giao ngành Khảo cổ học tiến hành chương trình đặc biệt Điều tra, nghiên cứu cơ bản khảo cổ học Trường Sa - Tây Nguyên - Nam Bộ. Đề tài đã được Viện Khoa học xã hội Việt Nam chỉ đạo tiếp nối trong các năm 1996, 1997, 1998 và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ. Quần đảo Trường Sa đã phát hiện các dấu tích của người Việt liên tục có mặt ở đây từ khoảng thế kỷ X đến thế kỷ XIX-XX, chứng minh rất rò chủ quyền của Việt Nam từ
rất sớm tại quần đảo Trường Sa. Khu vực Tây Nguyên, 150 di tích tiền, sơ sử và lịch sử cũng đã được phát hiện và nghiên cứu. Đã làm rò và phân lập được một hệ thống các Văn hóa Tiền sử ở Tây Nguyên trong mối quan hệ giao lưu rộng mở để tiến tới hòa hợp dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nam Bộ, Chương trình đã tập trung nghiên cứu gợi mở các con đường tiến lên văn hóa Óc Eo và đặc trưng văn hóa Óc Eo... Tổng kết chương trình, GS. NGND Hà Văn Tấn, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học khẳng định hai thành tựu chính: Thứ nhất: “Chúng ta đang có cơ may tìm được nguồn gốc một nền văn minh: Văn hóa Óc Eo”; Thứ hai: “Các văn hóa tiền Óc Eo, và do đó cả văn hóa Óc Eo là của những người nói tiếng Nam Đảo chứ không phải là người Khơme… Đây là giả thuyết khoa học nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa chính trị” (Khảo cổ học Trường Sơn - Tây Nguyên - Nam Bộ 1996, Tư liệu Viện Khảo cổ học: 6-7). Các kết luận này hiển nhiên còn mang tính giả thuyết, nhưng là những giả thiết có cơ sở khoa học bước đầu đáng tin cậy. Nó giúp chúng ta các chứng lý khoa học lịch sử vững chắc khẳng định chủ quyền dân tộc ở khu vực Nam Bộ.
Các chương trình nghiên cứu trên đây vẫn đã và đang được tiếp tục nghiên cứu lâu dài. Các di sản khảo cổ học là một bộ phận quan trọng mật thiết trong hệ thống các di sản văn hóa dân tộc. Nét đặc biệt của loại hình di sản này là cực kỳ dễ bị phá hủy và thực tế nhiều di tích khảo cổ học ở Việt Nam đã bị hủy hoại rất nghiêm trọng. Công ước Quốc tế khảo cổ học Lausanne của UNESCO nhấn mạnh: Di sản khảo cổ học là một loại hình cực kỳ mong manh và không thể tái sinh. Mong manh nghĩa là di sản rất khó bảo tồn; Không thể tái sinh nghĩa là một khi di tích đã mất đi là mất đi vĩnh viễn.
Từ 45 năm trước, khi động viên các nhà khảo cổ học tập trung nghiên cứu thời các vua Hùng, vua Thục, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chỉ rò điều này và căn dặn: “Đất nước ta có thể tàng trữ những di vật quý báu không những đối với ta mà còn đối với nhiều nước trên thế giới. Những di vật ở dưới lòng đất là một kho tàng rất quý báu vô giá. Nếu để mất đi thì không có cách gì lấy lại được. Nếu không giữ gìn, có thể nó
mất đi, mất thì hết…Phải tìm cách giữ gìn cho được, bảo tồn cho được” (Khảo cổ học số 1/ 1969: 9-10).
Như vậy, khảo cổ học dưới góc độ của mình nhất thiết phải tham gia mạnh mẽ vào công tác bảo tồn Di sản văn hóa dân tộc. Thực tế, trong những năm qua, Viện Khảo cổ học đã góp phần bảo tồn di sản dân tộc trên các phương diện: Phát hiện, nghiên cứu, đánh giá giá trị di tích, đề xuất, kiến nghị các cấp độ bảo tồn di tích; Xử lý bảo tồn cấp thiết tại chỗ ngay khi di tích được xuất lộ, hoặc di dời, bảo quản cấp thiết di tích khi được các cấp có thẩm quyền yêu cầu; Cung cấp các dữ liệu di tích để các nhà Bảo tồn học xử lý bảo tồn, xây dựng các kế hoạch, nhiệm vụ tôn tạo di tích.
Xây dựng các hồ sơ khoa học chính là một cấp độ bảo tồn di tích. Theo đó, ngành Khảo cổ học có trên 670 bộ hồ sơ bao gồm báo cáo khoa học, bản vẽ, bản ảnh, bản dập, nhật ký khai quật đang được lưu trữ cẩn thận. Hàng loạt hồ sơ đã được các nhà Bảo tồn học tham khảo phục vụ việc bảo vệ, bảo tồn và trùng tu.
Hiện nay, công tác xây dựng quy hoạch khảo cổ học nhằm bảo vệ tốt các di sản khảo cổ học trong mối quan hệ hài hòa với công tác xây dựng đang được một số địa phương quan tâm. Với các thành tựu bảo tồn tiêu biểu nói trên, PGS. TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa đánh giá: “… Với những hoạt động có hiệu quả thiết thực, nhất là trong thời kỳ đổi mới, Viện Khảo cổ học đã và đang đóng vai trò tích cực trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc” (Khảo cổ học số 5/2004: 36).
Luật Di sản văn hóa được Quốc hội khóa 10, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 14-6- 2001, có hiệu lực từ ngày 1-1-2002 là cơ sở pháp lý cao nhất nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam. Với các điều khoản cụ thể, rò ràng, phạm vi điều chỉnh của bộ luật bao gồm cả văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể, quy định cụ thể việc kiểm kê, sưu tầm vốn văn hóa truyền thống về quản lý bảo vệ và phát huy giá trị của các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cùng việc xây dựng các bộ sưu tập và tổ chức các bảo tàng; việc mở hệ thống các cửa hàng mua bán cổ vật, lập các bảo tàng và sưu
tập tư nhân; thống nhất việc sử dụng các nguồn thu và trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp ngân sách cho hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa; cho phép tổ chức trưng bày cổ vật ở nước ngoài, việc người nước ngoài nghiên cứu, sưu tầm các di sản văn hóa ở Việt Nam và đặc biệt là việc hợp tác quốc tế để bảo hộ những di sản văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.
Tóm lại, từ những góc nhìn lý luận và thực tiễn, có thể thấy thành tựu của công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vừa qua được thể hiện qua một số mặt sau đây:
Bằng chính sách xếp hạng của Nhà nước, nhiều di tích có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa và khoa học đã được đặt dưới sự bảo vệ của pháp luật. Tổng mức vốn đầu tư hàng năm cho hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích liên tục được tăng lên. Như thế, chương trình mục tiêu quốc gia tu bổ tôn tạo di tích ngày càng có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa các hoạt động bảo tồn bảo tàng. Nhờ có nguồn ngân sách đầu tư kịp thời của Nhà nước và cộng đồng xã hội mà nhiều di tích lịch sử cách mạng đã được cứu thoát khỏi tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, tạo ra những sản phẩm văn hóa đặc thù, có sức hút mới làm tăng đáng kể số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến thăm.
2.2. Các nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên
Sau khi được những người dân địa phương phát hiện, báo cáo với các cơ quan chức năng và các nhà chuyên môn xác định là “di tích khảo cổ” vào năm 1985 thì di tích được giao cho địa phương quản lý.
* Các cuộc khai quật
- Các cuộc khai quật 1994, 1995, 1996, 1998
Với quy mô mô lớn đã phát hiện nhiều di tích khác thu được nhiều hiện vật quan trọng, các báo cáo đã ghi nhận chi tiết quá trình hoạt động nghiên cứu các di tích 1A, 2A, 4, 5 các hiện vật thu đượclà cơ sở quan trọng để “tìm hiểu tính chất, loại hình, niên đại, chủ nhân cũng như những hoạt động tôn giáo kinh tế góp phần quan trọng vào
phục dựng tiến trình lịch sử của vùng đất phương nam (báo cáo khai quật di tích trang 87). Đã gợi ra nhiều vấn đề trong xác định chủ nhân của khu di tích – “cùng với di tích Cát Tiên trên địa bàn phụ cẩn đã phát hiện được nhiều di tích có cùng loại hình văn hóa như di tích Đạ lak của huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai, di tích Đăng Hà của huyện Bù Dăng tỉnh Bình Phước. Đây là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu khi tiến hành di tích khảo cổ học Cát Tiên và các di tích phụ cận. Phần phụ lục, bản vẽ, của các bản báo cáo đã thể hiện các chi tiết về bình đồ kiến trúc cũng như hiện vật là cứ liệu quan trọng mô tả bố cục, quy mô, không gian kiến trúc.
- Các cuộc khai quật 2001
Là tư liệu đặc biệt quan trọng là báo cáo khoa học khai quật di tích cát tiên (Lâm Đông năm 2002 do PGS TS Bùi Chí Hoàng, TS Đào Linh Côn (trung tâm nghiên cứu khảo cổ - Viện khoa học xã hội tại tp HCM ) thực hiện. tiếp nối thành công các đợt khai quật những năm trước, lần này diện mạo lộ kiến trúc của các di tích ỏ gò 2C, 2D, 3 với số lượng lớn về hiện vật có có giá trị đặc biệt, là cứ liệu khoa học “la2anh1 sáng dọi vào một công trình khoa học hoành tráng đã từng rực rỡ trong quá khứ ở vùng dất bày” (báo cáo khoa học khai quật trang 109).
- Các cuộc khai quật 2003
Báo cáo khai quật khảo cổ học tại di tích Đức Phổ Cát Tiên – Lâm Đồng) năm 2003 do PGS TS Bùi Chí Hoàng, TS Đào Linh Côn (trung tâm nghiên cứu khảo cổ - Viện khoa học xã hội tại tp HCM ) thực hiện. “Việc khai quật khu di tích Đức Phổ một lần nữa khẳng định không gian văn hóa của thánh địa Cát Tiên cũng như mở ra một nhận thức mới về sự đa dạng trong mô hình kiến trúc tháp – đền tháp .. có tầm vóc không kém những trung tâm kiến trúc có ảnh hưởng Ấn – Phật giáo vùng Đông Nam Á
….” (trang 24 báo cáo).
- Cuộc khai quật 2006 do PGS. TS Bùi Chí Hoàng, Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ thuộc Viện Khoa học xã hội Tp. HCM thực hiện. Lần khai quật này đã làm rò diện mạo kiến trúc di tích IIc, IIc, III, làm rò quy mô, bình diện tổng thể của cụm di tích.