Thực hành các phương pháp hàn khác - 1

LỜI NÓI ĐẦU


Tập bài giảng Thực hành các phương pháp hàn khác được biên soạn theo Chương trình khung đào tạo theo học chế tín chỉ theo trình độ Đại học và Cao đẳng công nghệ hàn của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định.

Tập bài giảng được áp dụng vào quá trình đào tạo kỹ năng nghề cho sinh viên theo học trình độ đại học, cao đẳng chuyên ngành công nghệ hàn.

Tập bài giảng bao gồm 3 bài

1. Hàn điểm

2. Hàn đường

3. Hàn dưới lớp thuốc

Trong quá trình biên soạn tập bài giảng, tác giả đã phân tích, tổng hợp các kiến thức kỹ thuật hàn trong các tài liệu chuyên ngành hàn trong và ngoài nước, các tiêu chuẩn liên quan đến hàn điện trở, hàn dưới lớp thuốc đã và đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả còn vận dụng các kinh nghiệm giảng dạy thực hành của bản thân v.v. Tuy nhiên, do trình độ chuyên môn của tác giả còn những hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót.

Để tập bài giảng được hoàn thiện, chúng tôi mong được sự đóng góp ý kiến rộng rãi của các độc giả.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả


ThS. Bùi Thị Tuyết Nhung ThS. Hoàng Trọng Ánh

Bài 01: HÀN ĐIỂM

1. Mục tiêu

- Trình bày nguyên lý hoạt động của máy hàn điểm.

- Kết nối, vận hành thành thạo máy hàn điểm, an toàn đúng quy trình .

- Thực hiện các điểm hàn chắc, sản phẩm hàn không cong vênh, biến dạng.

- Thực hiện tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng. Đảm bảo an toàn cho người, thiết bị.

2. Điều kiện thực hiện

2.1. Thiết bị dụng cụ

- Máy hàn điểm

- Bộ thiết bị hàn điểm

- Bộ dụng cụ hàn

- Trang bi ̣ bảo hộ lao động

- Dụng cụ đo kiểm tra kích thước điểm hàn

2.2. Vật liệu

Thép tấm có kích thước (220x40x1) mm

2.3. Các điều kiện khác

Giáo trình kỹ thuật hàn, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động

3. Nội dung

3.1. Nguyên lý hoạt động.

3.1.1. Sơ đồ cấu tạo máy hàn điểm kiểu SLP 35A5

Máy hàn điểm SLP 35A5 của Nhật Bản là loại máy hàn đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, đặc biệt là trong các nhà máy sản xuất xe gắn máy như công ty HonDa, Yamaha, Goshi, Thăng Long, GMN,... Sơ đồ cấu tạo của máy (cũng là sơ đồ cấu tạo chung cho các máy hàn điểm hình 1.1)

Thông số kỹ thuật của thiết bị điều khiển TWIN KD - 200:

- Điện áp sử dụng: 1 pha, 100V±10%.

- Phạm vi điều chỉnh thời gian ép, thời gian hàn, thời gian chờ, thời gian nghỉ: 0 99 đơn vị

- Phạm vi điều chỉnh thời gian tăng dòng: 0 ÷ 9 đơn vị

- Phạm vi điều chỉnh dòng hàn: 240kA

3.1.2. Nguyên lý hoạt động

Máy hàn điểm SLP35A5 có cơ cấu tạo lực ép dùng pít tông - xi lanh khí nén. Khí nén từ máy nén khí qua ống dẫn đến van ngắt khí, rồi đến bộ phận lọc khí nhằm loại bỏ hơi nước và bụi; sau đó khi tới van điều áp rồi đi vào bộ phận phân phối khí bao gồm các van khí điện từ được điều khiển tự động để nâng hạ điện cực.

Nước làm mát được cấp vào thông qua hệ thống ống dẫn 12. Hệ thống nước tuần hoàn làm mát điện cực và đi ra ngoài thông qua ống dẫn 13. Chu trình làm mát điện cực cứ hoạt động liên tục cho tới khi kết thúc quá trình hàn thì dừng lại (hoặc tắt máy bơm làm mát)

Hình 1 1 Sơ đồ cấu tạo máy hàn điểm SLP 35A5 3 2 Quy trình vận hành hình 1

Hình 1. 1: Sơ đồ cấu tạo máy hàn điểm SLP 35A5

3.2. Quy trình vận hành (hình 1.2)

B1. Đóng điện lưới cấp vào máy hàn, đèn báo nguồn 3 hàn sáng.

B2. Bật công tắc nguồn 4 của thiết bị điều khiển về vị trí “ON”, khi đó đèn báo “CONTROL POWER” 5 sẽ sáng

B3. Tùy theo kết cấu của chi tiết mà đặt 1 hoặc 2 chế độ hàn để hàn chi tiết đó. Khi bật công tắc về vị trí “WELD CONDITION 1” thì chế độ hàn 1 (phía trái của thiết bị điều khiển) được sử dụng. Khi bật về “WELD CONDITION 2” thì chế độ hàn 2 (phía phải của thiết bị điều khiển) được sử dụng. Nếu trên cùng một chi tiết cần hàn với hai chế độ khác nhau thì đặt sẵn hai chế độ hàn, khi cần sử dụng chế độ hàn nào thì bật công tắc về chế độ hàn đó.

B4. Đặt thời gian ép bằng hai nút ấn phía trên (để tăng thời gian ép) và 2 nút ấn phía dưới (để giảm thời gian ép). Mỗi một nút ấn phía trên và phía dưới dùng để thay đổi giá trị hàn chục hoặc hàng đơn vị của thời gian ép (0-99).

B5. Đặt thời gian hàn (0-99) tương tự như đặt thời gian ép

B6. Đặt dòng điện hàn: có 3 nút ấn phía trên và 3 nút ấn phía dưới để thay đổi các giá trị hàng trăm. Hàng chục và hàng đơn vị. Dòng hàn được tính bằng tích của giá

trị đặt này với hệ số khuếch đại dòng hàn. Ví dụ trên hình 4-7, giá trị đặt là 400, hệ số khuếch đại dòng hàn đặt 10A, dòng hàn sẽ là: Ih = 400 10 = 4000A.

Chú ý: Khi chọn chế độ hàn 1 (Weld condition 1) lúc đó mọi điều khiển trên chế độ hàn 2 (Weld condition 2) đều không có tác dụng và ngược lại.

B7. Đặt hệ số khuếch đại dòng hàn bằng cách chuyển núm này sang vị trí tùy

3

1

6

4

5

8

7

9

10

11

12

16

13

15

14


1 0

0


1 0

Twin

KD-200

2

THERMO START FULL HEAT WELD POWER

ON CONTROL POWER

OFF

WELD

WELD CONDITION 1

SQUEEZE TEST


WELD CONDITION 2 SEQUENCE TEST

SQUEEZE TIME 1 SQUEEZE TIME 2

WELD TIME 1

WELD TIME 2

WELD CURRENT 1 WELD CURRENT 2

MANIFICATION



HOLD TIME

NO USE COIL


SLOPE-UP TIME

OFF TIME

REPEAT

NON REPEAT

chọn



4

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 49 trang tài liệu này.


Chú thích:

1. Đèn báo nhiệt độ (đèn sáng khi nhiệt độ của Thyristor bình thường)

2. Đèn báo quá nhiệt

3. Đèn báo nguồn

4. Công tắc nguồn

5. Đèn báo nguồn điều khiển

6. Cầu chì (3A)

7. Công tắc chuyển chế độ hàn, thử, chu trình làm việc


1 0


1 0

8. Công tắc chuyển chế độ hàn (chế độ hàn 1 và chế độ hàn 2)

9. Thời gian ép


1 0


1 0

10. Thời gian hàn

11. Dòng điện hàn (Lấy giá trị này nhân với hệ số khuếch đại dòng hàn)

4

0

0

12. Thời gian chờ

13. Thời gian nghỉ (dùng chung cho cả 2 chế độ hàn)

14. Công tắc đặt chế độ hàn liên tục (REPEAT) hay không liên tục (NON REPEAT)

15. Thời gian tăng dòng hàn (dùng cho cả 2 chế độ hàn)

16. Hệ số khuếch đại dòng hàn



Hình 1. 2: Panel KD 200

B8. Đặt thời gian tăng dòng hàn (0-9), thời gian chờ (0-99) và thời gian nghỉ (0-

99) tương tự như đặt thời gian ép và thời gian hàn.

B9. Đặt chế độ hàn liên tục (REPEAT) và không liên tục (NON-REPEAT): Khi bật về vị trí REPEAT người công nhân giữ nguyên chân đạp, chỉ cần dịch chuyển chi tiết để thực hiện liên tục các điểm hàn. Khi bật về vị trí NON-REPEAT mỗi lần ấn bàn đạp chân chỉ thực hiện được một điểm hàn, sau đó máy chờ người công nhân dịch chuyển chi tiết và ấn bàn đạp chân để thực hiện các điểm hàn thứ hai….

P, I


te thtc tn

Pe Ih

0 §iÖn cùc trªn ®i xuèng


t [s]

te - thời gian ép th - thời gian hàn tc - thời gian chờ

tn - thời gian nghỉ


§iÖn cùc trªn ®i lªn

Ê n c«ng t¾c ®¹p ch©n

Hình 1. 3: Chu trình hàn điểm

Sau khi đặt xong các thống số chế độ hàn, công việc được thực hiện theo trình tự đã nói ở phần qui trình hàn..

4. Đặc điểm hàn điểm

4.1. Ưu điểm

- Tốc độ hàn lớn

- Dễ dàng tự động hoá

- Phù hợp với sản xuất hàng loạt

-Tính kinh tế cao

4.2.Nhược điểm

- Chi phí trang thiết bị lớn

- Giới hạn chảy và độ bền của mối hàn thấp

- Kết cấu hàn chồng tiêu tốn vật liệu và tải trọng lớn

5. Bài thưc

hành số 1: Hàn tiếp xúc điểm 2 phía 2 tấm thép các bon thấp

5.1. Đọc bản vẽ

Hình 1 4 Bản vẽ liên kết hàn điểm Kích thước phôi hàn 220×40×1 mm 2

Hình 1. 4: Bản vẽ liên kết hàn điểm

- Kích thước phôi hàn: (220×40×1) mm

- Khoảng chồng lên nhau của 2 tấm: 12 mm

- Số điểm hàn: 5 điểm

- Khoảng các giữa các điểm hàn: 50 mm

- Điểm hàn cách 2 đầu: 10 mm,

- Đường kính điểm hàn: 6 mm

Yêu cầu kỹ thuật: Chi tiết sau hàn không bị biến dạng cong vênh, điểm hàn không bị loét, không bị bung

5.2. Chuẩn bị

5.2.1. Thiết bị

- Máy hàn điểm SLP 35A5

- Máy nén khí

- Hệ thống làm mát bằng nước

- Điện cực hợp kim đồng

5.2.2. Dụng cụ

Chuẩn bị dụng cụ: Kéo cần, kéo tay, máy mài, bàn chải sắt, giũa, đe, búa, thước lá, mỏ lết

5.2.3.Vật liệu

Phôi hàn: thép tấm 220x40x1 Nắn thẳng, nắn phẳng phôi

Làm sạch bề mặt 2 tấm phôi chỗ hàn

Hình 1 5 Phôi hàn 5 2 4 Chọn chế độ hàn Chế độ hàn chọn chế độ hàn theo 3

Hình 1. 5: Phôi hàn

5.2.4. Chọn chế độ hàn

Chế độ hàn chọn chế độ hàn theo bảng 1.1.

Khi hàn các tấm thép có chiều dày không đồng nhất, chế độ hàn được xác định theo tấm có chiều dày bé và tăng Ih lên 10 ÷ 20%.

- Đường kính tiếp xúc của điện cực: de = 6mm

- Khoảng cách giữa các bước hàn L = 50 mm

- Khoảng chồng lắp lên nhau theo chiều dày tấm hàn; B = 12mm

- Áp suất khí nén bằng van điều áp từ 2 ÷ 4 kG/cm2

- Lực ép Pe = 2,5 kN

- Dòng điện hàn: Ih=5000 A

- Thời gian ép te = 2 s

- Thời gian hàn th = 1 s

- Thời gian chờ tc = 2 s

- Thời gian nghỉ tn = 1 s


Bảng 1. 1: Chế độ hàn thép các bon thấp



Chiều dày mỗi tấm (mm)

Đường kính tiếp xúc của điện cực (mm)


Lực ép (kN)


Thời gian hàn (s)

Ih103 [A]

0,5

5 ÷ 6

0,3 ÷ 0,4

0,2 ÷ 0,3

4 ÷ 5

1,0

5 ÷ 6

0,8 ÷ 1,2

0,2 ÷ 0,35

6 ÷ 7

1,5

6 ÷ 8

1,2 ÷ 1,6

0,25 ÷ 0,35

9 ÷ 10

2,2

8 ÷ 10

1,8 ÷ 3,0

0,25 ÷ 0,35

9 ÷ 10

3,0

10 ÷ 12

5,0 ÷ 6,0

0,6 ÷ 1,0

12 ÷ 16

4,0

12 ÷ 14

6,0 ÷ 8,0

0,8 ÷ 1,1

14 ÷ 18

5,0

12 ÷ 14

7,0 ÷ 9,0

0,9 ÷ 1,2

17 ÷ 22

6,0

14 ÷ 16

10 ÷ 12

1,1 ÷ 1,5

20 ÷ 25

5.3. Tiến hành hàn


te - thời gian ép th - thời gian hàn tc - thời gian chờ

tn - thời gian nghỉ


P, I


te thtc tn

e


h


0

§iÖn cùc trªn ®i xuèng

t [s]

§iÖn cùc trªn ®i lªn

Ên c«ng t¾c ®¹p ch©n

P I


Hình 1.6: Chu trình hàn điểm

- Điều chỉnh áp suất khí nén bằng van điều áp từ 2 ÷ 4 kG/cm2

- Đặt lực ép Pe = 2,5 kN

- Đặt dòng điện hàn: Ih=5000 A

- Đặt thời gian ép te = 2 s

- Đặt thời gian hàn th = 1 s

- Đặt thời gian chờ tc = 2 s

Đặt thời gian nghỉ t n 1 s Đóng mạch sơ cấp nguồn hàn Bật công tắc 4

- Đặt thời gian nghỉ tn = 1 s

- Đóng mạch sơ cấp nguồn hàn - Bật công tắc nguồn số 4 trên panel điều khiển về vị trí ON - Chuyển công tắc số 7 sang vị trí SEQUENCE TEST (kiểm tra chu trình làm việc)

- Đưa vật hàn vào khoảng giữa 2 điện cực

- Ấn công tắc


Hình 1.7: Trình tự thực hiện các điểm hàn

5.4. Một số khuyết tật, nguyên nhân và cách khắc phục

5.4.1. Mối hàn bị loét

a) Nguyên nhân

- Khoảng chồng lắp lên nhau không đủ

- Khoảng cách giữa các mối hàn quá gần nhau

- Lực ép quá lớn

b) Cách khắc phục

- Điều chỉnh khoảng chồng cho phù hợp

- Điều chỉnh khoảng cách mối hàn theo tiêu chuẩn

- Điều chỉnh chế độ hàn cho phù hợp

5.4.2. Bề măṭ mối hàn bị lòm

a) Nguyên nhân

- Do lực ép quá lớn

- Dòng hàn cao quá

b) Cách khắc phục

- Điều chỉnh lực ép cho đúng

- Điều chỉnh chế độ hàn cho phù hợp

5.4.3 Mối hàn bị bung

a) Nguyên nhân

- Bề mặt tiếp xúc giữa 2 tấm hàn không tốt

- Thời gian hàn chưa đủ, dòng hàn nhỏ

- Do thời gian chờ quá ngắn

b) Cách khắc phục

- Chuẩn bị bề mặt mối hàn cho tốt

- Thời gian đảm bảo, tăng dòng hàn

- Tăng thời gian chờ

Xem tất cả 49 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí