So Sánh Quy Định Về Đầu Tư Trong Luật Đầu Tư 2020 Và Acia


khung pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhằm đáp ứng yêu cầu về khu vực đầu tư ASEAN nói riêng cũng như hoạt động đầu tư quốc tế nói chung, Luật Đầu tư nước ngoài (1987) của Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000.

Bên cạnh đó, những cải cách về hệ thống chính sách – thể chế liên quan đến hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được thể hiện rõ qua việc sửa đổi Luật Đầu tư, bao gồm: Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài sửa đổi năm 2000, Luật Đầu tư 2005, Luật Đầu tư 2014 và Luật Đầu tư 2020 (Xem Phụ lục 14). Trong đó, điều 9 luật Đầu tư năm 2020 đã đưa ra Danh mục các ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, dựa trên tỷ lệ vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động và năng lực của nhà đầu tư, đối tác tham gia thực hiện đầu tư,...

Bảng 4.12: So sánh quy định về đầu tư trong Luật Đầu tư 2020 và ACIA


Các quy định

Luật Đầu tư 2020

ACIA

Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

Có đề cập

Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN)

Có đề cập

Đối xử công bằng, bình đẳng (FET)

Có đề cập

Bảo vệ trước sung công

Có, nhưng chưa đầy đủ

Chuyển đổi tiền tệ và chuyển tiền

Có, nhưng chưa đầy đủ

Quy định về giải quyết tranh chấp

Có, nhưng chưa đầy đủ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - 17

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2021)

Luật đầu tư 2005, 2014 và 2020 đã dần tiến tới đáp ứng yêu cầu đối xử bình đẳng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, bảo hộ đầu tư, và đã đáp ứng một phần tiêu chuẩn của ACIA cũng như các cam kết đầu tư khác. Tuy nhiên, Luật Đầu tư 2020 của Việt Nam còn có một số điều khoản chưa đạt mức “tự do hóa” về đầu tư như các cam kết trong hiệp định ACIA (Bảng 4.12).

Về nguyên tắc đối xử quốc gia (NT), nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc đối xử công bằng, bình đẳng (FET): Môi trường đầu tư ổn định và minh bạch là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến quyết định đầu tư. Luật đầu tư 2005 đã được áp dụng đồng thời cho cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài

– điều này là phù hợp với các cam kết của Việt Nam về nguyên tắc đối xử quốc gia (“national treatment”) – hướng tới sự đối xử bình đẳng giữa nhà cung cấp dịch vụ trong nước và nước ngoài. Về các cam kết liên quan đến góp vốn cổ phần của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, Luật đầu tư quy định rõ “các nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phiếu và góp vốn theo các điều kiện quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia” (Luật đầu tư 2005 sửa đổi và Điều 10.2 – Nghị định


108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006). Quy định này khá mở và linh hoạt, tạo điều kiện cho Việt Nam thực thi các cam kết không chỉ trong AFAS mà còn các hiệp định quốc tế khác mà Việt Nam tham gia. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 131/2010/TT-BTC nhằm hướng dẫn thực hiện quy chế góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài. Nghị định 01/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 03/01/2014 quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam cũng đã giúp làm rõ và cụ thể hoá cơ sở pháp lý cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Bên cạnh đó, điều 13 Luật Đầu tư 2020 đã quy định về cơ chế bảo vệ nhà đầu tư đối với những thay đổi bất lợi về pháp lý bằng cách đưa vào các điều khoản “miễn trừ”. Tuy nhiên, những quy định này hạn chế về phạm vi và chỉ áp dụng cho các chính sách ưu đãi đầu tư. Trong khi đó, các chuẩn mực về NT, MFN và FET trong các cam kết đầu tư quốc tế đòi hỏi Nhà nước bảo đảm có các nguyên tắc chung về minh bạch, tính hợp pháp và không phân biệt đối xử ở tất cả các hành động của Chính phủ đối với nhà đầu tư. Như vậy, cho đến Luật Đầu tư 2020, hành lang pháp lý của Việt Nam vẫn chưa có sự bảo đảm rõ ràng về đối xử công bằng và không phân biệt đối xử so với các cam kết đầu tư nói chung và ACIA nói riêng.

Về hình thức đầu tư: Quy định về hình thức đầu tư của Việt Nam khá mở so với ACIA và so với các quốc gia khác trong AEC. Nhìn chung, Việt Nam cho phép các nhà đầu tư tự do lựa chọn hình thức đầu tư khi hoạt động tại Việt Nam.

Về hình thức doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động, Việt Nam (1) mở rộng quyền cho doanh nghiệp lựa chọn hình thức đầu tư, cho phép doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (chỉ trừ một số lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm); (2) cho phép được quyền chuyển đổi sang công ty cổ phần và tự do lựa chọn đối tác đầu tư. Việc cho phép nhà đầu tư tự do lựa chọn hình thức đầu tư và đối tác đầu tư, minh bạch các danh mục đầu tư, đồng thời phân cấp cho chính quyền địa phương nhận đầu tư trong việc cấp phép là một trong những lợi thế cạnh tranh nhờ chính sách của Việt Nam so với các quốc gia khác trong AEC

Về quy định liên quan đến cấp phép đầu tư, Việt Nam quy định (1) một số lĩnh vực chỉ cần đăng ký đầu tư, còn lại vẫn phải xin phép đầu tư; (2) phân cấp cho địa phương, các khu công nghiệp có quyền cấp phép đối với những dự án đầu tư vừa và nhỏ. Nếu so sánh với một số các quốc gia khác trong AEC, các quy định về hình thức đầu tư và cấp phép đầu tư của Việt Nam khá mở (Phụ lục 15). Đây là một trong những điểm nổi bật trong chính sách thu hút FDI của Việt Nam.

Về điều khoản chuyển tiền: Điều 12, Luật Đầu tư 2020 quy định cơ chế bảo lãnh đối với nhà đầu tư muốn chuyển về nước thu nhập từ hoạt động đầu tư, vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư, tiền và các tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà


đầu tư. Sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư được tự do chuyển những tài sản kể trên ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, quy định về chuyển tiền theo Luật đầu tư có một số hạn chế sau:

- Một là, bảo lãnh này chỉ quy định một danh mục chung các khoản cần chuyển. Trong khi đó, các cam kết quốc tế hiện đại thường cho phép các khoản chuyển tiền vào và ra liên quan đến khoản đầu tư và đưa ra một danh mục mẫu các giao dịch được phép thực hiện.

- Hai là, bảo lãnh này không áp dụng đối với các khoản tiền nhà đầu tư nước ngoài chuyển từ nước ngoài vào.

- Ba là, điều 12 hiện nay không quy định rõ “tiền bản quyền” và phí cấp phép gắn với CGCN. Luật Đầu tư cũng không quy định rõ rằng mọi hoạt động chuyển tiền liên quan đến một khoản đầu tư phải được phép thực hiện không có sự chậm trễ bất hợp lý, bằng một đồng tiền tự do chuyển đổi và theo tỷ giá hối đoái xác định. Luật Đầu tư chưa có một cách tiếp cận rõ ràng về bảo lãnh, tuy nhiên điều 9, Thông tư 19/2014-NHNN hướng dẫn Quản lý Ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có quy định về bảo lãnh đối với việc chuyển tiền.

Bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tư: Luật Đầu tư 2020 của Việt Nam quy định cụ thể về bảo vệ nhà đầu tư trước việc quốc hữu hóa hoặc trưng thu tài sản các dự án đầu tư tại điều 10 nhằm đảm bảo quyền lợi lâu dài cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, khoản 4, điều 5 quy định rằng “Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư”. Tuy nhiên, quy định theo điều 10 có một số hạn chế sau:

Thứ nhất, không bảo vệ nhà đầu tư trước các hành vi sung công, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Sung công gián tiếp liên quan đến việc tước đoạt toàn bộ hoặc gần như toàn bộ một khoản đầu tư mà không có chuyển quyền sở hữu tài sản chính thức hoặc tịch biên công khai.

Thứ hai, Luật cũng không quy định rõ về không phân biệt đối xử trong hành động sung công, tuân thủ nguyên tắc đối xử công bằng trong sung công, bồi thường nhanh chóng, hiệu quả, đầy đủ sẽ được thực hiện.

Nhà đầu tư mong muốn được bảo vệ trước cả những hạn chế nêu trên. Các quy định này đã được ACIA đề câp tới trong các cam kết nhưng đến nay Luật đầu tư của Việt Nam vẫn chưa có những điều chỉnh mở rộng theo hướng ACIA liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tư.

b. Thuế và ưu đãi tài chính

Hiện nay Việt Nam áp dụng cả chính sách thuế và ưu đãi tài chính cho các nhà


đầu tư nước ngoài. Một số ưu đãi phổ biến bao gồm miễn hoặc giảm thuế, miễn thuế nhập khẩu, ưu đãi giá thuê đất. Đồng thời, Việt Nam cũng có các chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế TNDN dành cho doanh nghiệp FDI bằng cách hạn chế phạm vi áp dụng ở các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Về ưu đãi thuế: Ưu đãi thuế là một bộ phận của chính sách FDI và luôn được đặt trong mối quan hệ với định hướng và tổng thể chính sách FDI. Do vậy, trong chính sách ưu đãi tài chính thường tập trung vào chính sách thuế. Việt Nam hiện không áp dụng chính sách thuế riêng cho các nhà đầu tư ASEAN (ngoài thuế xuất nhập khẩu hàng hoá theo cam kết trong ATIGA). Tuy nhiên, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam vẫn đang được cải thiện đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Hệ thống chính sách về thuế của Việt Nam tiếp tục được cải cách lần thứ tư với thay đổi quan trọng nhất là giảm thuế suất thuế phổ thông. Cụ thể, mức thuế suất phổ thông qua các lần sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp theo xu hướng giảm từ 28% trong giai đoạn 2001-2008 xuống còn 25% trong giai đoạn 2009-2013, 22% trong giai đoạn 2014-2015 và 20% từ ngày 01/01/2016...Hiện nay, mức thuế suất ưu đãi cao nhất là 10% trong thời hạn 15 năm và miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với các dự án đầu tư mới trong một số lĩnh vực đặc thù, khuyến khích phát triển như công nghệ thông tin, phần mềm, năng lượng tái tạo, lĩnh vực bảo vệ môi trường…(Bộ Tài chính, 2020).

Về ưu đãi đất đai: Mặc dù cũng không có ưu đãi riêng về đất đai cho nhóm các nhà đầu tư ASEAN nhưng những cải thiện trong chính sách về đất đai của Việt Nam nói chung cũng đã góp phần cải thiện đáng kể sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam đối với các nhà đầu tư ASEAN. Trước ngày 30/6/2014, các ưu đãi về đất đai được chia theo 2 hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê đất, áp dụng giảm số tiền phải nộp ở các mức 20%, 30%, 50% hoặc miễn giảm về thời hạn 7 năm, 11 năm, 15 năm. Từ đầu tháng 7/2014 đến nay, các ưu đãi về đất đai thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013 và các nghị định quy định chi tiết về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Theo đó, Nhà nước đã thống nhất áp dụng hình thức cho thuê đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất - kinh doanh, có tính thời hạn và theo từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời, để thu hút đầu tư, tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính đất đai tại các khu kinh tế, khu công nghệ cao, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 quy định thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế, khu công nghệ cao với mức ưu đãi cao hơn các dự án đầu tư thông thường...


Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, hỗ trợ về đất đai đối với doanh nghiệp như: (i) Giảm 50% tiền thuê đất trong giai đoạn 2011-2014; (ii) Điều chỉnh giảm tỷ lệ tính đơn giá thuê đất chung từ 1,5% (quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP) xuống còn 1% (quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP) và UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tỷ lệ trong khung từ 0,5-3% theo từng khu vực, tuyến đường tương ứng với từng mục đích sử dụng đất để áp dụng thu tiền thuê đất tại địa phương; (iii) Áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất trong việc xác định giá đất để tính thu tiền thuê đất.

Bên cạnh đó, một số tiêu chí quan trọng để xác định loại hình và quy mô ưu đãi đầu tư bao gồm: Lĩnh vực đầu tư (có chính sách ưu đãi dành cho những lĩnh vực được ưu tiên như công nghệ cao, y tế, giáo dục...); Địa điểm đầu tư (dự án diễn ra tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hay đặc biệt khó khăn, một số khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao). Chính sách ưu đãi đầu tư cũng được áp dụng dựa trên số việc làm được tạo ra.

Những chính sách khuyến khích đầu tư khác chủ yếu tập trung vào khuyến khích nghiên cứu ứng dụng, nâng cấp kỹ năng và thúc đẩy liên kết thông qua CGCN. Các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các khu công nghệ cao được hưởng ưu đãi lớn nhất theo luật đất đai hiện hành. Công cụ ưu đãi thuế cho FDI của Việt Nam tương đối đa dạng (Xem Phụ lục 16).

c. Di chuyển lao động trong ASEAN

Trong khuôn khổ AEC đã có cam kết chung liên quan đến di chuyển tự do lao động có kỹ năng. Tuy nhiên, các thành viên ASEAN cũng có những yêu cầu cụ thể đối với di chuyển tự do về lao động có trình độ tay nghề giữa các quốc gia trong khu vực trước bối cảnh tự do hoá di chuyển lao động này nhằm đảo bảo an ninh, cũng như phúc lợi xã hội.

Việt Nam có quy định liên quan đến nhóm chuyên gia kỹ thuật nước ngoài. Trong quản lý lao động, Việt Nam chỉ thu hút lao động có nhóm trình độ cao (thuộc 4 nhóm lao động). Nếu như các nước có những rào cản nhất định nhằm bảo hộ lao động của mình liên quan đến tiếng Anh, hiểu biết pháp luật nước sở tại, quy định thị thực đối với lao động phổ thông thì Việt Nam cũng đã có quy định tổng thể liên quan đến lao động nước ngoài. NĐ 11/2016 của Bộ Lao động và thương binh xã hội quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cùng với đó là chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Trần Thị Ngọc Quyên và Nguyễn Hải Ninh, 2016). Tuy nhiên, trong khi nhóm ASEAN-6 tương đối chủ động trong quy định và chính sách liên quan đến lao động thì nhóm các nước CLMV, trong đó có Việt Nam, còn


hạn chế trong chính sách và thực hiện các cam kết liên quan đến di chuyển lao động chất lượng cao đến các nước thành viên.

d. Xúc tiến đầu tư đối với các quốc gia ASEAN

Chính phủ Việt Nam đã và đang tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xâm nhập, mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu sản phẩm hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam đến các tổ chức, doanh nghiệp của ASEAN, từ đó tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết, mở rộng thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam – ASEAN được tổ chức thường xuyên – là cầu nối quan trọng cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp ASEAN quan tâm đến thị trường Việt Nam. Hội nghị năm 2019 với chủ đề “Kinh tế ASEAN – Tinh thần doanh nghiệp 4.0” tại Malaysia là một sự kiện lớn thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, mở ra những cơ hội để tăng cường xúc tiến thương mại và đầu tư với các thị trường quan trọng trong ASEAN (Các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam, 2019).

Bên cạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư với ASEAN, Việt Nam còn thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư với từng quốc gia ASEAN. Tiêu biểu là Hội nghị kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Singapore được tổ chức thường niên nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước của Việt Nam và Singapore, qua đó thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế trên các lĩnh vực (Báo Đầu tư, 2017). Hội thảo kết nối đầu tư từ Indonesia theo hình thức M&A năm 2014, Hội thảo xúc tiến đầu tư và thương mại giữa Việt Nam và Indonesia được tổ chức năm 2016, Hội nghị xúc tiến thương mại đầu tư Việt Nam – Thái Lan là những sự kiện nổi bật trong hoạt động xúc tiến đầu tư của Việt Nam các nước ASEAN (Cục Đầu tư nước ngoài, 2014; Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, 2018).

Việt Nam cũng cử các đoàn xúc tiến đầu tư thương mại tại các nước ASEAN. Chương trình bao gồm các diễn đoàn doanh nghiệp, hội thảo xúc tiến đầu tư, gặp và làm việc với các tổ chức xúc tiến đầu tư, làm việc và tham quan các doanh nghiệp lớn và trao đổi về cơ hội, kinh nghiệm thu hút đầu tư với các địa phương tiêu biểu tại nước chủ nhà. Năm 2019, Cục xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương đã tổ chức đoàn xúc tiến đầu tư thương mại tại Singapore và Malaysia – tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận với hai thị trường này và quảng bá cơ hội đầu tư tại Việt Nam cho các tập đoàn tại hai quốc gia này (Bộ Công Thương Việt Nam, 2019). Bên cạnh đó, các Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư của các tỉnh và thành phố cũng chủ động trong công tác xúc tiến đầu tư (Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, 2019). Như vậy, các hoạt động xúc tiến đầu tư được thực hiện tương đối thường xuyên. Tuy nhiên,


có thể thấy các hình thức xúc tiến mới chỉ chủ yếu dừng lại ở hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo xúc tiến và cử các đoàn xúc tiến sang các quốc gia ASEAN.

4.3. Đánh giá chung

Từ mô hình định lượng, phân tích định tính và kết quả phỏng vấn chuyên gia, có thể tổng hợp nhận định của luận án về các yếu tố có ảnh hưởng đến thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam như sau Bảng 4.13.

Bảng 4.13: Tổng hợp tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam


Yếu tố

Kết quả mô hình

định lượng

Kết quả phân tích

định tính

Kết quả phỏng vấn

chuyên gia

Tác động gộp theo nhận định

của tác giả

Chính sách tỷ giá

+

+

11/12

+

Lạm phát (Ổn định kinh tế vĩ mô)

-

Không rõ

11/12

-

Phát triển tài chính

+

+

11/12

+

Tiềm năng thị trường

0

+

11/12

+

Nguồn nhân lực

+

+

12/12

+

Cơ sở hạ tầng

0

Không rõ

8/12

Không rõ ràng

Độ mở thương mại

0

Không rõ

6/12

Không rõ ràng

Hội nhập AEC

+

+

10/12

+

Chất lượng thể chế - chính trị

0

Không rõ

11/12

+

(+: Tác động tích cực; -: Tác động tiêu cực; 0: Không có tác động)

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2021)

Như vậy, luận án xác định 7/9 yếu tố nghiên cứu có tác động đến thu hút FDI trong giai đoạn nghiên cứu, bao gồm Chính sách tỷ giá, Lạm phát (Ổn định kinh tế vĩ mô), Phát triển tài chính, Tiềm năng thị trường, Nguồn nhân lực, Chất lượng thể chế

- chính trị Hội nhập AEC. Phân tích cái yếu tố tác động đến thu hút FDI từ ASEAN vào ngành dich vụ Việt Nam cũng cho thấy, bên cạnh các yếu tố đã được chỉ ra trong mô hình định lượng, Tiềm năng thị trường Chất lượng thể chế - Chính trị cũng là những yếu tố tích cực tác động đến thu hút FDI của ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam. Tác động của các yếu tố còn lại bao gồm Cơ sở hạ tầng Độ mở thương mại là không rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn cần khẳng định sự phát triển của cơ sở hạ tầng và mở cửa thị trường sâu rộng sẽ góp phần đẩy mạnh thu hút dòng vốn này trong tương lai. Bên cạnh đó, cần khẳng định các chính sách không được lượng hoá trong mô hình như luật và quy định đầu tư, thuế và ưu đãi tài chính, chính sách xúc tiến đầu tư…cũng tác động không nhỏ đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư ASEAN tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu sắc đòi hỏi các quốc gia cải thiện các chính sách hướng tới mở cửa sâu rộng, tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế. Nghiên cứu định tính đã góp phần củng cố các kết quả


đã chỉ ra trong mô hình định lượng, phân tích sâu, đồng thời bổ sung những hạn chế mà mô hình không chỉ ra được.


TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Nội dung Chương 4 đi sâu vào nghiên cứu tình hình thu hút đầu tư của ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam và các yếu tố tác động đến thu hút dòng vốn FDI này. Chương 4 đưa ra những kết luận sau:

1/ Các yếu tố về (i) Nguồn nhân lực, (ii) Lạm phát (Ổn định kinh tế vĩ mô),

(iii) Tỷ giá hối đoái, (iv) Sự phát triển tài chính và (v) Hội nhập AEC được chỉ ra trong mô hình định lượng có tác động tích cực đến dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ từ ASEAN vào Việt Nam.

2/ Phân tích định tính và kết quả phỏng vấn chuyên gia khẳng định kết quả của mô hình định lượng, đồng thời chỉ ra các yếu tố (i) Tiềm năng thị trường, (ii) Chất lượng thể chế - chính trị cũng có tác động tích cực đến dòng vốn này. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho Việt Nam là làm thế nào để phát triển chính sách nhằm cải thiện các yếu tố này, hướng tới thúc đẩy dòng vốn FDI nội khối vào các ngành dịch vụ.

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 15/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí