Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ - Cảm hứng và giọng điệu - 21


chiến sắp bước vào hồi kết, thắng lợi vẻ vang nhưng tổn thất cũng không hề nhỏ. Ngay cả một số nhà thơ nổi danh với những sáng tác giàu âm hưởng hùng ca trước đây, đến chặng cuối cũng phát ra “giọng lạ” (như Ngô Văn Phú, Phạm Tiến Duật chẳng hạn). Còn Lưu Quang Vũ thì hoàn toàn chuyển giọng, thơ ông không mộng mơ, dịu ngọt mùi lá bưởi lá chanh như thuở ban đầu, thay vào đó là điệu thơ thống thiết đến chơi vơi: “Thời bạo loạn tàn lửa cháy khắp nơi / Những thây người gục ngã / Những nhịp cầu sụp đổ / Những toa tàu rỗng không” (Những bông hoa không chết).

Đối với thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị miền Nam, giọng trữ tình thống thiết nổi lên đậm nét, đa sắc thái: Có cái thống thiết buồn, cô đơn và có cả bế tắc, tuyệt vọng; nó liên quan đến chiến tranh, thể chế chính trị, tiếp xúc văn hóa,... Chẳng hạn, Trần Quang Long cảm thấy lạc lõng, tha hương ngay trên đất nước mình. Với ông, tuổi trẻ đang phải sống trong cảnh loạn lạc, mọi thứ bỗng trở nên xa lạ, chua xót và nhục:

Khi tôi mặc quần áo đẹp để ra đường

Một góc phố, một bao thuốc và một li cà phê đen Tôi thấy như mình ngồi giữa một thế giới lạ

Và nhìn quanh chỉ tôi là Việt Nam

...

Tôi mất tôi rồi, tôi là ai đây

Là Mỹ, là Đại Hàn, là Tây Tây Lan, là Úc

Là đàn ông, là đàn bà, là trẻ con, là người lớn Hay đúng là thằng Việt Nam nhục nhằn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

đang lảo đảo say?

(Ám ảnh)

Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ - Cảm hứng và giọng điệu - 21

Giọng thơ đúng như tiêu đề của thi phẩm, ấy là giọng buồn thê thiết, là nỗi ám ảnh trước họa xâm lăng của phương Tây, mà trước hết là xâm lăng văn hóa. Cái “tôi” nhà thơ bí bức, đi tìm chính mình, sợ mất mình và “lảo đảo say”, say như một liệu pháp tạm thời để nguôi quên nỗi nhục (khác kiểu say của Vũ Hoàng Chương thời Thơ mới). Bối cảnh vùng đô thị miền Nam thời bấy giờ làm xuất hiện khá phổ biến giọng thơ buồn, cô đơn, có xu hướng nổi loạn:


tôi chẳng phải là chim sao biết đường bay mỏi

đôi cánh này ngông cuồng và rồ dại gió đã đến rồi

xin một bàn tay đắp lên vết thương sao gió không ru nỗi buồn tôi đi ngủ bây giờ gió là đứa trẻ hoang tàn đem cuộc đời tôi làm hát dạo

(Gió - Ngô Kha)

Chúng tôi thấy kiểu giọng trữ tình thống thiết hiển diện trong thơ trẻ thời chống Mỹ không hề thưa vắng. Chất giọng này góp phần gia tăng tính hướng nội, đưa thơ vào chiều sâu nhân bản, tạo thêm hấp lực cho cả nền thơ, thời thơ nảy nở trong những năm tháng đất nước không yên, tuổi trẻ dấn thân ra trận. Tuy nhiên, đặt vào bối cảnh bấy giờ, kiểu giọng trữ tình thống thiết, trong một số trường hợp, rất dễ bị xếp vào loại thơ “yếu đuối ủy mị”, thậm chí còn bị phê phán gay gắt. Tư duy chiến tranh khiến nhiều người quen nhìn đời, nhìn thơ chỉ một chiều niềm vui và chiến thắng. Khi cuộc chiến đi qua, đương nhiên người ta phải cân bằng trở lại “Ai chưa quen rồi cũng phải quen thôi”.

3.2.3. Giọng triết lý, suy tưởng

Thơ khởi phát từ tình cảm nhưng không duy cảm mà loại trừ lí trí, “thơ là tình cảm và lý trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật” [82, tr.124]. Tình cảm và lí trí trong thơ luôn gắn bó mật thiết, bổ sung cho nhau. Sự hàm súc và chiều sâu được coi là tiêu chuẩn cần thiết đối với thơ đỉnh cao, mà điều đó chỉ có thể đạt được bằng cách huy động sức mạnh của lí trí, thông qua suy tưởng, triết lý, tăng tính chính luận. Hơn nữa, ở nước ta, sự gia tăng chất giọng triết lý, suy tưởng một phần còn do xuất phát từ đòi hỏi của thời đại chống Mỹ. Thời ấy, Việt Nam trở thành tâm điểm của phong trào cách mạng thế giới, các nhà thơ không chỉ dừng lại ở việc mô tả, ngợi ca mà còn phải khám phá, phát hiện, bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc của mình về con người và cuộc sống, dân tộc và thời đại: “Một nền thơ thoát thai trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt không chỉ bằng lòng với việc thể hiện cảm xúc, tình cảm của con tim, mà


còn hướng tới tiếng nói trí tuệ của bộ óc căng thẳng những suy tư” [79, tr.110]. Và chính cảm hứng lãng mạn - sử thi, ngoài giọng điệu hào sảng lạc quan tất phải nảy sinh giọng triết lí suy tưởng, có như vậy thì mới đưa thơ vào chiều sâu, nâng thơ lên tầm khái quát. Giọng triết lý, suy tưởng đậm tính chính luận thường được thể hiện bằng thể thơ tự do, ít gieo vần, chủ yếu là thơ điệu nói; cấu trúc câu thơ thường theo hướng mở rộng. Nhờ tăng số lượng âm tiết trong câu thơ mà nhà thơ có khả năng diễn tả nhiều cảm nhận, nhiều ý tưởng của mình về cuộc sống. Tuy nhiên mở rộng không có nghĩa dài dòng, vô vị mà nó vẫn giữ được tính hàm súc của thơ, vẫn giữ cho thơ đi bằng nhịp điệu.

Đó là xu hướng vận động chung của cả nền thơ thời chống Mỹ mà tiên phong là những nhà thơ lớp trước. Thơ họ có vai trò khai mở, dẫn dắt dòng thơ trẻ. Trong đó, có thể nói, tiếng gọi đàn của kiểu giọng này chính là Chế Lan Viên. Chất suy tưởng, triết lí trong thơ chế Lan Viên bắt nguồn từ sự tinh nhạy trước những vấn đề xã hội lớn lao. Với trí tuệ sắc sảo bẩm sinh, ông có thế mạnh trong việc đánh giá, khái quát những vấn đề lịch sử, dân tộc, nhân dân và thời đại, về Đảng và lãnh tụ. Chẳng hạn, xây dựng hình tượng Tổ quốc trong những năm chống Mỹ, Chế Lan Viên vừa say mê vừa tỉnh táo để soi ngắm từ nhiều phía: Tổ quốc lẫy lừng toả sáng nhưng cũng đẫm nước mắt đau thương; giọng thơ trầm lắng, giàu suy tưởng: “Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời / Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá / Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời / Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ / Văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi” (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?).

Không đúc kết thành những châm ngôn như Chế Lan Viên, Huy Cận triết lí theo cách riêng của mình, ông đi từ những hình ảnh, vật thể mà khám phá ra ý nghĩa sâu xa, những mối tương quan về thời gian và không gian (con người, tạo vật, vũ trụ). Chẳng hạn, quan sát các vị La Hán chùa Tây Phương qua những nét chạm khắc tạo hình về một quần thể tượng đầy khổ hạnh, nhà thơ mượn chuyện phật để nói chuyện đời, hướng người đọc suy tưởng đến một thời cha ông ta sống trong xã hội tối tăm, vật vã, không tìm được lối ra: “Mỗi người mỗi vẻ mặt con người / Cuồn cuộn đau thương chảy dưới trời / Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã / Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi” (Các vị La Hán chùa Tây Phương).


Tố Hữu là nhà thơ trữ tình - chính trị, trước sau thơ ông vẫn là những lời tâm tình da diết, kể cả khi ông đưa chất chính luận vào thơ. Càng về cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, thơ Tố Hữu càng gia tăng chất suy tư, chiêm nghiệm nhằm nhận thức và lý giải ở tầng sâu về dân tộc, lịch sử, con người, về cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Nhờ vậy, giọng thơ trở nên lắng đọng, có sức nặng bên trong: “Chúng muốn đốt ta thành tro bụi / Ta hoá vàng nhân phẩm lương tâm / Chúng muốn ta bán mình ô nhục / Ta làm sen thơm ngát giữa đầm” (Việt Nam máu và hoa).

Nhìn chung, các nhà thơ lớp trước với bề dày kinh nghiệm, kiến văn sâu rộng đã rất có lợi thế để gia tăng chất giọng triết lí, suy tưởng trong sáng tác của mình. Tuy nhiên, do không còn ở độ tuổi ra trận, phần đa lại giữ những vị trí lãnh đạo, quản lí văn hóa văn nghệ, nên họ nhìn đời sống, nhất là đời sống chiến trường chủ yếu từ bề trên, bề cao. Sở trường triết lí của họ là hướng tới những vấn đề thuộc tầm vĩ mô, khai thác đời sống ở bề sâu, bề xa, bề suy tưởng; hầu hết đều xuất phát từ quan điểm lập trường chính trị, “Nghĩ trong những điều Đảng nghĩ” (Chế Lan Viên). Nhiều tầng thức về lịch sử, văn hóa, triết học,... đều được họ tích hợp, làm “bệ đỡ” cho cảm hứng, tạo thế đối xứng để nhà thơ khái quát, triết luận. Nhờ vậy, giọng triết lí trong thơ họ có sức nặng tư tưởng, hàm lượng trí tuệ cao, ảnh hưởng đến sáng tác của nhiều nhà thơ trẻ. Theo nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh: “Nguyễn Khoa Điềm phần nào gần gũi với Chế Lan Viên trong phương thức diễn đạt và giọng thơ... Lê Anh Xuân và Tế Hanh, hai nhà thơ miền Nam thuộc hai thế hệ cầm bút, sống và sáng tác trong hai hoàn cảnh khác nhau nhưng cũng có những nét gần gũi trong những bài thơ về quê hương, về người em gái miền Nam” [195, tr.200]. Nhận xét của Vũ Tuấn Anh có cơ sở. Bởi sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thế hệ nhà thơ nằm trong quy luật vận động của văn học. Ảnh hưởng không có nghĩa là mô phỏng, bắt chước lẫn nhau để viết những bài thơ, câu thơ giống nhau; mà là sự tiếp nhận, kế thừa theo tinh thần sáng tạo. Thế hệ nhà thơ trẻ thời chống Mỹ rất ý thức điều đó: “muốn tươi mát hãy là dòng suối / hát về rừng đừng bắt chước tiếng chim” (Hữu Thỉnh). Và cũng không loại trừ sự gặp gỡ tương đồng ở những “tạng” thơ của các tác giả sống cùng thời đại.

Mặt khác, qua màng lọc thời gian cho chúng ta thấy, có thể do các nhà thơ lớp trước rất chú trọng khái quát những vấn đề lớn, mang tầm vóc sử thi, nên giọng triết


luận trong thơ họ ít đề cập đến số phận đất nước, thân phận con người trong trạng huống chiến tranh. Không ít diễn ngôn thời ấy được coi là thông minh, sắc sảo, nhưng mấy chục năm sau lại lộ rõ tính cực đoan của nó. Chẳng hạn, Chế Lan Viên: “Cái hầm chông là điều nhân đạo nhất” (Đế quốc Mỹ là kẻ thù riêng của mỗi trái tim ta); Tố Hữu: “Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu! / Trong khổ đau, Người đẹp hơn nhiều” (Chào xuân 67); hay: “Ta đánh Mỹ, vậy thì ta tồn tại” (Cửa mở - Việt Phương),... Kì thực, chiến tranh, dù theo hướng nào cũng là điều khổ đau và đáng sợ nhất; nói chính xác, đó là tình thế bất khả kháng, không còn sự lựa chọn nào khác. Một đất nước hàng chục năm đạn bom không dứt, cuốn theo nó là chết chóc, đói nghèo, đổ nát, tha hương. Nghĩa là mặt trái, mặt bất hạnh của chiến tranh đối với thân phận của đất nước, nhân dân thì rất ít nhà thơ lớp trước, lớp trên thời ấy triết lí. Điều này phải tìm đến thơ trẻ, dẫu rằng thời chống Mỹ những sáng tác của họ phần nhiều chưa được công bố, hay đã công bố nhưng bị phê phán gay gắt.

Các nhà thơ trẻ, đại diện cho cái tôi dấn thân - nhập cuộc đã chọn cho mình một cách nói khác. Giọng triết lí của họ tuy có phần “thô nhám, trần trụi” nhưng sát thực và chân thực trong cách cảm, cách nghĩ. Bởi đó là thứ thơ giáp trận, thơ của những người đối mặt với hiện thực gian lao, tắm mình trong cuộc chiến khốc liệt; nói như Hữu Thỉnh, một thứ thơ “được bảo đảm bằng máu” [173, tr.3]. Lấy thực tế chiến tranh làm nền tảng, nhưng thơ trẻ thời chống Mỹ không dừng lại “tường thuật” thực tế một cách giản đơn như mảng “thơ đội viên” thời chống Pháp. Trong thơ trẻ, hiện thực chiến tranh vừa được tái hiện chân thực như nó vốn có, vừa liên tưởng, khái quát hóa, mở ra nhiều chiều kích khác nhau. Giọng triết lí ít khi đanh thép, hùng hồn mà thường tự nhiên, dịu nhẹ; chất suy luận không nghiêng về tư duy phân tích mà chủ yếu được liên tưởng từ những sự vật, hiện tượng nảy sinh trong thực tế đời sống. Chẳng hạn, từ những hình ảnh quen thuộc nơi đồng quê dân dã, từ chi tiết “Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm”, Nguyễn Duy đem đến cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc, bất ngờ, thú vị: “Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no / Riêng cái ấm nồng nàn như lửa / Cái mộc mạc lên hương của lúa / Đâu dễ chia cho tất cả mọi người” (Hơi ấm ổ rơm).


Đến bài Tre Việt Nam, tác giả hướng người đọc khám phá sức sống dẻo dai và bản chất tốt đẹp của dân tộc. Đó là tinh thần chịu đựng gian khổ, ý chí vượt lên mọi gian lao thử thách: “Rễ siêng không ngại đất nghèo / Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù / Vươn mình trong gió tre đu / cây kham khổ vẫn ru lá cành”; là phẩm chất ngay thẳng kiên cường: “Nòi tre đâu chịu mọc cong / Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”; là sự đùm bọc, sẻ chia, nhường nhịn: “Bão bùng thân bọc lấy thân / Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm ... Lưng trần phơi nắng phơi sương / Còn manh áo cộc tre nhường cho con”. Từ cây tre gắn với không gian làng quê đã bao đời, Nguyễn Duy nâng lên thành hình tượng khái quát bằng chất giọng triết lí, suy tưởng, đậm sắc điệu dân gian. Nếu Hơi ấm ổ rơm gợi về ân nghĩa quê hương vốn được gửi gắm trong ca dao: “Ai ơi bưng bát cơm đầy / Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”, thì Tre Việt Nam đã mở rộng thêm không gian liên tưởng, từ một loại thực vật vô tri nghĩ đến tâm hồn cốt cách dân tộc.

Triết lí, theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), là “Quan niệm chung của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội” [194, tr.1069]. Triết lí trong thơ khác triết lí trong triết học ở khuynh hướng tư duy và phương thức biểu đạt. Thuộc sản phẩm của tư duy hình tượng - cảm tính, triết lí trong thơ chỉ thuyết phục khi có sự phối hợp hài hòa với xúc cảm thẩm mỹ, gợi trí tưởng tượng và suy tưởng sâu xa. Nhà thơ có thể tích hợp tri thức sách vở từ nhiều tầng nền văn hóa để khái quát thành các mệnh đề vừa mang nghĩa biểu niệm vừa nghĩa biểu thái. Và cũng có thể sử dụng những lẽ thường, đương nhiên trong đời sống để triết lí. Thơ Nguyễn Duy và thơ của nhiều nhà thơ trẻ khác thời chống Mỹ thường chọn cách thứ hai. Bởi thế, giọng thơ tuy không đanh chắc nhưng vẫn có sức hấp dẫn đặc trưng của nó.

Trở về quê hương chiến đấu, Nguyễn Khoa Điềm mang đến tiếng nói mới mẻ, nặng ưu tư, nhiều suy tưởng. Thơ ông có chất giọng trầm mặc, trữ tình của đất kinh kì xứ Huế. Trường ca Mặt đường khát vọng là một trong những tiếng nói tiêu biểu của tuổi trẻ đô thị miền Nam thức tỉnh và tự ý thức về trách nhiệm, bổn phận của thế hệ mình đối với đất nước, nhân dân. Ấy là những năm tháng “tuổi trẻ không yên”, quê hương đầy bóng giặc. Nhà thơ hóa thân vào tuổi trẻ, đối thoại với tuổi trẻ bằng những lời tâm giao, đằm sâu trong suy nghĩ: “Hãy ngã vào tay Nhân dân, dừng vãi đừng rơi /


Đừng do dự, dừng hoài nghi nữa / Hãy yêu Nhân dân và nghe Người nhắn nhủ / Hãy tìm sức mạnh mình trên cơ thể Nhân dân” (Mặt đường khát vọng). Có lúc tác giả thể hiện trong giọng đối thoại với những thanh niên vì lầm lạc, ngộ nhận nên đã tham gia vào “Đại hội Hippy Giao Chỉ” của “phía bên kia” (tức Đại hội nhạc trẻ ở sân Hoa Lư

- Sài Gòn, tháng 5 - 1971):

- Các anh đi về đâu hỡi người qua đường ?

- Chúng tôi đến Hoa Lư

- Chúng tôi về đại hội

- Đại hội các anh là đại hội Hippi Giao Chỉ

...

- Sao các anh đến Hoa Lư

Không đem đến mỗi người một cành lau Để làm cờ tập trận

Như Bộ Lĩnh ngày xưa từng nuôi chí lớn

(Mặt đường khát vọng)

Nếu đem đối thoại này đặt cạnh sáng tác của Chế Lan Viên thì sẽ thấy hai cách triết lí khác nhau: một triết lí về tiếp nối truyền thống và một triết lí về tầm vóc thời đại vượt qua truyền thống: “Thời đại khác rồi Đinh Bộ Lĩnh ơi / Không thể đánh giặc bằng cờ lau được nữa / Cũng không thể như cha ông cắm cọc Bạch Đằng” (Thời sự hè 72, Bình luận). Kì thực, thời nào giặc ấy, không thể lấy nay mà đo xưa; vả lại, nay chưa hẳn đã hơn xưa về kế sách giữ nước, nhất là một đất nước phải ở cạnh quốc gia khổng lồ luôn mưu toan thôn tính. Thông minh, sắc sảo thích tận cùng triết lí đến cực đoan, đó là Chế Lan Viên cả trong thơ và văn xuôi.

Nguyễn Khoa Điềm chưa vươn tới tầm Chế Lan Viên, nhưng theo Vũ Tuấn Anh, thơ ông đã có “hơi hướng” Chế Lan Viên [195, tr.200]. Đó là chất suy tư, chiêm nghiệm, giàu triết lí về đất nước, nhân dân. Giọng thơ Nguyễn Khoa Điềm uyển chuyển đa cung bậc, khi sôi nổi viết về những cuộc xuống đường trong Mặt đường khát vọng, khi cô đúc sắc bén trong Nghĩ về một nhãn hiệu; lúc thì nhiều suy tưởng trong Con chim thời gian và nhiều khi thiết tha, giàu nhạc điệu trong Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ. Bài thơ Con gà đất, cây kèn và khẩu súng mang


giọng điệu chiêm nghiệm, bừng tỉnh, phác họa một quá trình đi từ nhận thức đến hành động.

Bằng Việt tạo dấu ấn bởi hồn thơ sắc sảo, tỉnh táo, nhiều liên tưởng, có phong thái lịch lãm của một trí thức Bắc Hà. Những năm tháng du học ở Liên Xô (cũ) đã giúp ông tiếp xúc với sáng tác của nhiều nghệ sĩ lớn trên thế giới (cả thơ và nhạc), điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến thơ ông. Bằng Việt có hướng mở rộng biên độ cảm xúc để hòa nhập thế giới (Thư gửi một người bạn xa đất nước, Lời chào từ Việt Nam, Bettoven và âm vang thế kỉ...). Giọng triết lí trong thơ ông trầm tĩnh, điềm đạm, có chiều sâu: “Côpécníc và Niutơn đã cùng các em xuống đây / Ơcơrít và Pitago đã cùng các em xuống đấy / Bên bãi tha ma một ngọn đèn dầu rực cháy / Bên bãi tha ma đang bắt đầu tương lai” (Học trò Hà Tĩnh).

Phạm Tiến Duật sở hữu“một giọng điệu tinh nghịch mà sâu lắng, vừa trẻ trung vừa dân dã” [140, tr.398]. Nhờ chất giọng này mà ông đã thành công khi đưa vào thơ lối nói tự nhiên, giàu chất phóng sự. Nét độc đáo của Phạm Tiến Duật là chọn những chi tiết giàu nghĩa biểu trưng để triết lí, khái quát hóa. Đó là ngọn lửa tượng trưng cho ý chí, sức sống dân tộc Việt Nam “Mang từ nghìn năm về trước /.../ Giữ qua đời này đời khác / Vùi trong tro, trong trấu nhà ta”; là ngọn đèn tỏa sáng như tâm hồn người dân đánh giặc “Những ngọn đèn vẫn cứ thắp lên /... / Nơi ngày đêm giặc điên cuồng bắn phá” (Lửa đèn).

Thơ Hữu Thỉnh mang nhiều tâm sự về cuộc đời chiến sĩ, về gian khổ hi sinh của người lính chiến trường. Không tinh nghịch, “nói chơi” như Phạm Tiến Duật, cũng ít mượt mà, ngân vang như Hoàng Nhuận Cầm, thơ Hữu Thỉnh ngổn ngang âm hưởng sục sôi, bề bộn của chiến tranh: “Anh viết cho em những ý nghĩ không vần / đường Trường Sơn khúc khuỷu / xích xe tăng quay không êm ả chút nào” (Ý nghĩ không vần). Từ điểm nhìn hiện tại, hồn điệu đậm chất dân gian, thơ Hữu Thỉnh góp vào dòng thơ trẻ thời chống Mỹ tiếng nói nhân hậu, sáng trong, ấm áp tình người: “Nhạc trong rừng em hát giữa Trường Sơn / Người sốt rét hát cho người sốt rét / Đường ngổn ngang đường đất còn cháy khét / Cây mát cho người người mát cho nhau” (Tiếng hát trong rừng). Câu “Cây mát cho người người mát cho nhau” là cách

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 16/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí