Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ - Cảm hứng và giọng điệu - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------- --------


NGUYỄN BÁ LONG


THƠ TRẺ VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ: CẢM HỨNG VÀ GIỌNG ĐIỆU


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014


Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ - Cảm hứng và giọng điệu - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------- --------


NGUYỄN BÁ LONG


THƠ TRẺ VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ: CẢM HỨNG VÀ GIỌNG ĐIỆU


Chuyên nghành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 62.22.34.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS PHÙNG QUÝ NHÂM


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả Luận án, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phùng Quý Nhâm. Kết quả nghiên cứu không sao chép bất kì một công trình khoa học hay tài liệu tham khảo nào. Tôi giữ bản quyền và hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.


Tác giả


Nguyễn Bá Long


MỤC LỤC


DẪN NHẬP Trang

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Lịch sử vấn đề 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27

4. Phương pháp nghiên cứu. 28

5. Những đóng góp của luận án 29

6. Cấu trúc luận án. 30

CHƯƠNG 1: THƠ CHỐNG MỸ VÀ THƠ TRẺ VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

1.1. Thơ chống Mỹ: Biên độ thời gian, đặc điểm nổi bật 31

1.1.1. Biên độ thời gian 31

1.1.2. Đặc điểm nổi bật 35

1.1.2.1. Một số đặc điểm về tư tưởng, tình cảm 35

1.1.2.2. Một số đặc điểm về hình thức nghệ thuật 39

1.2. Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: Khái niệm,

diễn trình vận động 56

1.2.1. Khái niệm 56

1.2.2. Diễn trình vận động 61

CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRẺ VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

2.1. Cảm hứng nghệ thuật: Khái niệm, hướng phân loại 75

2.1.1. Khái niệm 75

2.1.2. Hướng phân loại 79

2.2. Những dạng thức cảm hứng trong thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến

chống Mỹ 81

2.2.1. Cảm hứng lãng mạn - sử thi 81

2.2.2. Cảm hứng dấn thân - nhập cuộc 95

2.2.3. Cảm hứng bi tráng 103

2.3.4. Cảm hứng đời tư, thế sự 110

2.3. Một số phương thức biểu đạt cảm hứng nghệ thuật trong thơ trẻ

Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ 119

2.3.1. Sáng tạo hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng 120

2.3.2. Đa dạng các màu sắc nghệ thuật 126

CHƯƠNG 3: GIỌNG ĐIỆU THƠ TRẺ VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

3.1. Giọng điệu và giọng điệu nghệ thuật 134

3.1.1. Giọng điệu trong đời sống 134

3.1.2. Giọng điệu nghệ thuật 135

3.2. Những kiểu giọng điệu trong thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến

chống Mỹ 141

3.2.1. Giọng hào sảng, lạc quan 142

3.2.2. Giọng trữ tình thống thiết 150

3.2.3. Giọng triết lí suy tưởng 157

3.2.4. Giọng day trở, tự vấn 168

3.3. Một số thủ pháp kiến tạo giọng điệu thơ trẻ Việt Nam thời

kháng chiến chống Mỹ 174

3.3.1. Tích hợp nhiều phong cách ngôn ngữ, mở rộng lớp từ thi ca 174

3.3.2. Khai thác lợi thế phép điệp và so sánh tu từ 178

3.3.3. Biến đổi câu thơ, gia tăng nhịp điệu 183

KẾT LUẬN 190

CÁC CÔNG TRÌNH, BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN 195

TÀI LIỆU THAM KHẢO 196

NHỮNG THI PHẨM ĐƯỢC KHẢO SÁT 210

DẪN NHẬP

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Sự kiện Việt Nam chống Mỹ và thắng Mỹ không chỉ vang dội ở thế kỷ XX mà sau cuộc chiến ấy, bên cạnh những “di chứng”, “hội chứng” để lại, ngày càng xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về nó trên các mặt quân sự, lịch sử, tâm lí, văn học,… với nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Nhưng dù khác nhau thế nào, thì với Việt Nam, đó là cuộc kháng chiến chính nghĩa, kháng chiến để giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà. Nghiên cứu cốt nhằm khẳng định, lí giải và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề mà độ lùi thời gian, xu thế thời đại cho phép; nghiên cứu vì mục đích hòa bình, hướng tới hòa giải - hòa hợp dân tộc, khép bỏ hận thù, vì một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh.

Trên tinh thần ấy, chúng tôi chọn đề tài Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: Cảm hứng và giọng điệu cho Luận án tiến sĩ của mình, với những lí do sau đây:

1.1. Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ (gọi tắt “thơ trẻ thời chống Mỹ”), qua độ lắng thời gian, nay trở thành hiện tượng văn hóa tinh thần rất đáng trân trọng. Có thể nói, thời đại ấy đã sản sinh ra một thế hệ nhà thơ, mà nếu thiếu họ, thơ chống Mỹ sẽ không tránh khỏi hẫng hụt, thậm chí tẻ nhạt, nghèo sinh khí. Coi thơ trẻ thời chống Mỹ là hiện tượng nghệ thuật nổi bật, chúng tôi cho rằng, cần nghiên cứu cảm hứng giọng điệu của cả dòng thơ dưới dạng một công trình khoa học chuyên biệt. Hướng tiếp cận này sẽ là cơ sở để đánh giá những đóng góp của một thế hệ nhà thơ vào lịch sử chống ngoại xâm và diễn trình vận động của thơ ca dân tộc.

1.2. Tiếp cận thơ trẻ thời chống Mỹ từ cảm hứng và giọng điệu là khám phá tư tưởng và nghệ thuật của một dòng thơ nảy sinh trong bối cảnh lịch sử đặc biệt, rất nghiệt ngã. Đó là chiến tranh - bom đạn - chết chóc, đối lập với môi trường “sinh trưởng” của thơ. Chúng tôi thấy cần góp phần đánh giá hiện tượng thơ trẻ trên tinh thần đổi mới có kế thừa những kết luận hợp lí trong các công trình nghiên cứu trước đây. Độ giãn gần bốn mươi năm kể từ khi chiến tranh kết thúc, gần hai mươi năm Việt Nam - Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ, là lợi thế để người nghiên cứu kiến giải, kết


luận những thành tựu cũng như mặt hạn chế của dòng thơ này. Vả lại, đội ngũ thơ trẻ thời ấy, nay phần đa bước sang độ tuổi “thất thập diệp như thu”, một số nhà thơ đã ra đi theo quy luật sinh tử. Bởi vậy, theo chúng tôi, cần nghiên cứu sáng tác của họ khi họ đang là người đương thời, chắc chắn sẽ thuận lợi hơn.

1.3. Sau cùng, xét từ phương diện một người nghiên cứu, giảng dạy văn chương trong nhà trường đã hơn 30 năm, một người sinh ra và lớn lên trong cuộc kháng chiến ác liệt ấy, chọn đề tài này, chúng tôi nghĩ, nó phù hợp và hữu ích cho bản thân khi tác nghiệp, hỗ trợ học sinh - sinh viên trong học tập nghiên cứu, thêm tài liệu để đồng nghiệp tham khảo. Ngoài ra, nếu đề tài thành công thì bản thân cảm thấy như được bày tỏ tấm lòng tri ân đối với vô số những người ngã xuống cho đất nước độc lập, thống nhất, trong đó có thân nhân ruột thịt của mình.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

- Mỗi thời kì, mỗi thời đại thường xuất hiện một kiểu nghệ sĩ. Thời kháng chiến chống Mỹ xuất hiện thế hệ nhà thơ trẻ tài năng, giàu sáng tạo, tràn đầy nhiệt huyết cách mạng. Có thể nói, đó là cả một thế hệ nhà thơ “dàn hàng gánh đất nước trên vai”, xả thân cứu nước, xả thân để làm ra đời và làm ra thơ. Sáng tác của họ góp vào nền thơ Việt Nam hiện đại sắc điệu riêng, rất nổi bật, càng có độ lắng thời gian càng thấy rõ sự nổi bật ấy.

Kể từ khi hình thành (đầu thập niên 60, thế kỉ XX) đến nay, thơ trẻ thời chống Mỹ được giới nghiên cứu tìm hiểu trên nhiều phương diện và cấp độ khác nhau. Những cây bút thẩm định văn chương uy tín như Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Văn Hạnh, Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá, Nguyễn Văn Long, Hà Minh Đức, Huỳnh Như Phương, Nguyễn Đăng Điệp, Bùi Công Hùng, Mã Giang Lân, Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Bá Thành,... đều có những nhận định sâu sắc về thơ trẻ thời chống Mỹ. Chưa ai thống kê chính xác có bao nhiêu công trình khoa học khám phá dòng thơ này, chỉ biết rằng số lượng khá phong phú và đa dạng. Theo chúng tôi, có thể tạm quy về một số hướng nghiên cứu sau đây:

- Hướng nghiên cứu tập trung vào một tác giả; đối tượng thường là một trong số các nhà thơ tiêu biểu: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân


Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Lê Anh Xuân, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Ngô Kha, Trần Quang Long,... tầm độ từ bài viết có tính giới thiệu (tiểu luận) đến khóa luận đại học, luận văn thạc sĩ.

- Hướng phân tích, thẩm bình một thi phẩm cụ thể. Hướng này chủ yếu tập trung vào những bài thơ được chọn giảng trong nhà trường: Bếp lửa - Bằng Việt, Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật, Đất quê ta mênh mông - Dương Hương Ly, Trở về quê nội, Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân, Sóng - Xuân Quỳnh, Tre Việt Nam - Nguyễn Duy, Bài ca chim chơ rao (trích) - Thu Bồn, Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa,...); số lượng bài viết khá nhiều, khó tính hết.

- Hướng nghiên cứu toàn bộ dòng thơ trẻ dưới dạng phân tích tổng thể nội dung và nghệ thuật (Giáo trình Lịch sử văn học tập III - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại tập II - sách Dự án đào tạo giáo viên THCS, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Lời tựa tập thơ Sức mới - Chế Lan Viên,...). Hay dưới dạng khám phá chuyên sâu một trong các vấn đề nổi bật của cả dòng thơ: cái tôi trữ tình, phong cách, cảm hứng, giọng điệu, thể loại... (tập trung ở các chuyên luận, luận văn, luận án). Hoặc dưới dạng trao đổi, hồi tưởng về một thời thơ trận mạc (đăng trên các tờ báo, tạp chí trung ương và địa phương).

- Hướng nghiên cứu lồng ghép (tích hợp) trong các công trình khoa học chuyên ngành. Hướng này phân tích đánh giá thơ trẻ với tư cách là một hiện tượng, một bộ phận trong phạm vi nghiên cứu rộng hơn nó. Cụ thể như trong các chuyên luận về thơ Việt Nam hiện đại, các công trình nghiên cứu văn học sau Cách mạng tháng Tám, lời giới thiệu các tuyển tập thơ,... Chẳng hạn: Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước của Viện Văn học, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại của Hà Minh Đức, Văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức và thẩm định của Vũ Tuấn Anh, Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại của Mã Giang Lân, Sự cách tân của thơ Việt Nam hiện đại của Bùi Công Hùng, Tựa tuyển tập Thơ ba năm chống Mỹ của Chế Lan Viên, Văn học giải phóng miền Nam của Phạm Văn Sĩ, Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam của Nguyễn Bá Thành,...

Chúng tôi tạm quy về bốn hướng nghiên cứu thơ trẻ thời chống Mỹ (cũng là bốn nhóm công trình khoa học) như trên, là để tiện cho việc tổng luận tình hình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/01/2023