Những ai sinh sống ở rừng núi hay biển đảo đều thấm thía thế nào là rừng thiêng nước độc, mưa rừng bão bể nhưng tuyệt nhiên không tìm thấy một câu thơ than thở, chê trách thiên nhiên núi rừng trong thơ Dương Thuấn. Đó không phải do thơ Dương Thuấn phiến diện chỉ có cảm hứng ca ngợi không mà bởi những khó khăn, thử thách do thiên nhiên gây ra đã được đồng bào nơi đây vượt qua. Hay nói cách khác, thiên nhiên hòa quyện cùng đời sống sinh hoạt của con người còn là cách con người nơi đây chinh phục, thuần hóa thiên nhiên. Hãy nghe người con của núi rừng tự hào khi mang trong mình những sức mạnh oai hùng của đại ngàn và một tâm hồn phóng khoáng của gió trời:
Ta có con mắt của con nai bên suối Ta có con mắt của con báo trong lồng Ta đi bộ từ núi xuống đồng bằng
Ta ghé tai hổ nói:
- Ta là họ Dương
Hổ liền cõng ta vượt núi Giữa đường gặp trăng sao
Ta ngồi cùng trăng sao uống rượu…
Yêu thiên nhiên, say mê cảnh đẹp quê hương khiến thơ Dương Thuấn dày đặc những hình ảnh núi rừng, cây cỏ, sông núi xứ Tày. Đặc biệt có những hình ảnh thiên nhiên xuất hiện với tần suất cao và trở thành biểu tượng văn hóa trong thơ Dương Thuấn: núi 126 bài/800 bài, sông suối 165 bài/800 bài, trăng 60 bài/800 bài. Bộ ba này theo nghĩa thực thì đó là biểu trưng quen thuộc, gắn bó với cuộc sống con người miền núi. Như vậy ở tầng nghĩa thứ nhất, bộ ba hình ảnh thể hiện sự giao hòa gắn kết giữa cuộc sống con người với thiên nhiên xung quanh. Nhưng ở tầng nghĩa thứ hai - giá trị biểu tượng của những hình ảnh đó lại tượng trưng cho vẻ đẹp con người và cho người mẹ lớn - quê
hương. Chúng tôi sẽ trình bày rõ ràng, cụ thể hơn giá trị tượng trưng của các biểu tượng văn hóa này trong thơ Dương Thuấn ở chương 3 của luận văn.
Có thể bạn quan tâm!
- Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa - 3
- Thơ Dương Thuấn Tiếp Nối Mạch Nguồn Văn Hóa Tày
- Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa - 5
- Triết Lí Của Một Chàng Trai Miền Núi
- Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa - 8
- Biểu Tượng Văn Hóa Trong Thơ Dương Thuấn
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Sự gắn bó, tự hào về quê hương của Dương Thuấn không chỉ bó hẹp trong bản làng xứ Tày núi chung mà còn được ông mở rộng đến khắp vùng miền trên khắp đất nước. Tập thơ Bản Hon và những nơi khác đã tái hiện hình ảnh về cảnh quan thiên nhiên, các địa danh nơi tác giả đã đi qua với một thái độ trân trọng, ngợi ca đồng thời thể hiện hoài bão khám phá của một chàng trai miền núi: muốn đi nhiều, hiểu nhiều để viết nhiều. Đọc thơ Dương Thuấn ta thấy thiên nhiên núi rừng Việt Bắc hiện lên thật lung linh, tươi đẹp. Viết về thiên nhiên Việt Bắc, Dương Thuấn đã thể hiện tình cảm thật sâu đậm của ông với quê hương mình. Người con của núi rừng Việt Bắc ấy đã viết về Bắc Kạn với một niềm tự hào, một tình yêu mãnh liệt.
2.2.2 Thái độ với truyền thống dân tộc
Thơ ca chỉ tồn tại và có được thành tựu khi nó thực sự gắn bó với dân tộc, với truyền thống dân tộc đã sinh ra mình. Nói như cách của nhà thơ dân tộc Chăm Inrasara là: “Truyền thống không phải là cái gì để chúng ta tìm tới khai thác trục lợi mà là một sinh thể sống động luôn luôn mời gọi chúng ta tiếp cận. Chỉ khi nào chúng ta nghiêm túc học hỏi và đối thoại với hàng ngàn thế hệ con người đã chết, chúng ta mới có đủ lông cánh nói đến sáng tạo. Chứ không phải thái độ học lỏm qua vài chuyến điền dã hay đọc qua loa các “công trình khoa học lớt phớt ở vành ngoài”[54]. Trong các nhà thơ dân tộc Tày, việc kế thừa, tiếp thu và phát huy mạch nguồn văn hóa dân tộc ở mỗi người một khác, theo một cách riêng. Trước thế hệ nhà thơ Dương Thuấn có thể kể đến các nhà thơ như: Nông Quốc Chấn, Cầm Biêu, Hoàng Nó, Lương Quy Nhân... song có thế do hoàn cảnh lịch sử, việc giao lưu, quảng bá văn hóa còn hạn chế. Đến Dương Thuấn, ông đã tiếp nối và mở mang con đường
mà các thế hệ đi trước đã làm, đó là khẳng định mạnh mẽ một đời sống văn hóa văn nghệ cho dân tộc mình.
Đối với nhà thơ Dương Thuấn, truyền thống dân tộc thể hiện trong thơ ông được dẫn dắt bởi hai tuyên ngôn: Một là, tuyên ngôn “ta là chàng trai của núi” – tuyên ngôn về ý thức nguồn gốc. Hai là, “Ta ở đâu bản ta ở đó” - tuyên ngôn về ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Phố phường Hà Nội là nơi Dương Thuấn sống hằng ngày nhưng tâm hồn ông luôn “bay quẩn quanh trên các ngọn núi cao”[50]. Đối với Dương Thuấn, cảm xúc để bật lên thành thơ không phải là cảm hứng tức thì có được khi bắt gặp sự vật hay điều gì lúc đó mà là tiếng vọng từ sâu thẳm tận tiềm thức của tâm hồn đã có sẵn. Tình yêu quê hương và những kỉ niệm, cũng như kiến thức về văn hóa, một vùng quê phong cảnh đẹp và ấm áp tình người… Mọi thứ phải có từ trong tiềm thức và có cảm xúc luôn luôn thường trực thì khi nhìn thực tế mới có cộng hưởng ngân vang lên thành âm thanh và câu chữ. Và như thế thơ Dương Thuấn chảy tràn như cuộc sống tự nhiên, dạt dào tình quê miền núi, tình người vùng cao... Dù đã đi khắp mọi miền Tổ quốc, đã đi công tác tại nhiều quốc gia nay sống giữa trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị xã hội của đất nước nhưng Dương Thuấn vẫn “tự thú”: “Đọc thơ để thấy người, tôi có bao giờ giấu nổi tôi đâu. Là người con của dân tộc Tày, những vần thơ của tôi viết ra mang hồn vía của người Tày”[58]:
Người làm nương ăn theo lửa Người làm đồng ăn theo nước
Sinh ra tắm nước thơm mới là con của mẹ Lớn lên tắm nước sông mới là con của làng Đóng tày đi ra bể
Tắm giữa đại dương mới là người của muôn nơi
(Ăn theo nước)
“Ta là chàng trai của núi”, “Ta ở đâu bản ta ở đó” như những lời nói bình dị, mộc mạc nhưng nó chứa chan một ý nghĩa lớn lao. Đó là quan niệm giàu chất nhân văn của các trí thức miền núi khi thực hiện sứ mệnh sứ giả văn hóa của họ. Nhà thơ sinh ra từ bản, “đi khắp trăm nơi” (Làm ăn), “qua ngàn vạn cánh rừng” (Con rết vua), “đã đến hàng trăm nơi biết muôn vàn thứ” (Phía sau ngọn núi). Dù đi đâu về đâu, về đâu, dù có ở trên núi, đi xuống đồng, đi ra biển, ở trong nước hay đi ra nước ngoài thì nhà thơ vẫn đau đáu về bản Hon quê mình, vẫn nhớ về những mái nhà sàn, về cái bậc cầu thang, về đèo mây phủ, về những ngọn núi, những cánh rừng. Dương Thuấn là người không biết mệt mỏi ca ngợi cảnh vật và con người quê mình và chủ đề quê hương chưa bao giờ trở thành nhàm chán đối với nhà thơ xứ Tày này.
Ý thức bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc được Dương Thuấn coi như nhiệm vụ tiên phong, hàng đầu. Một trong những giá trị văn hóa mà Dương Thuấn đặc biệt gìn giữ nhất đó là tiếng mẹ đẻ - tiếng Tày. Dương Thuấn cho rằng: “Vai trò trách nhiệm của nhà thơ, nhà văn là phải bảo tồn ngôn ngữ. Việc đưa sách văn học vào trong nhà trường cũng không thể bảo tồn được. Trách nhiệm đó thuộc về các nhà văn, nhà thơ”[61]. Hiện nay, nhà thơ thông thuộc bốn thứ tiếng nhưng ông vẫn không quên gìn giữ và trau chuốt tiếng Tày bằng cách nghe đọc qua sách đĩa và đặc biệt sáng tác bằng tiếng Tày. Những tập thơ viết bằng tiếng Tày như: Lục pjạ hết lùa (1995), Slíp nhỉ tua khoăn (2002) và đặc biệt Tuyển tập gồm 3 tập thơ song ngữ (Tày
– Việt) vừa xuất bản 2010 là minh chứng giá trị nhất cho ý thức giữ gìn, bảo tồn tiếng và chữ viết cho dân tộc mình của Dương Thuấn. Thơ dân tộc thiểu số trong những năm gần đây đang có nhiều khởi sắc nhưng cũng có nhiều vấn đề đáng bàn. Trong đó, việc sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ được quan tâm hơn cả. Nhiều nhà thơ, nhà văn dân tộc thiểu số khi bắt đầu viết họ nóng lòng muốn được mọi người biết đến nên viết bằng tiếng Kinh, nhiều người cho đó là hiện
tượng “Kinh hóa” văn học thiểu số. Trước hiện tượng này, Dương Thuấn đã bày tỏ quan điểm đánh giá “được”, “mất” khi nhà văn dân tộc thiểu số sáng tác bằng tiếng Việt: “Họ được khá nhiều. Thứ nhất: họ sẽ nổi tiếng nhanh hơn, nhiều người biết hơn. Thứ hai: sáng tác bằng tiếng Việt in ấn sẽ dễ hơn, thuận lợi hơn… Tất nhiên họ cũng mất khá lớn. Chẳng hạn vai trò của nhà văn đối với phát triển văn hóa dân tộc sẽ mất đi. Tôi nghĩ tác phẩm của nhà văn có sống được hay không thì phải gắn liền với dân tộc, cụ thể là phải gắn với ngôn ngữ dân tộc. Các tác phẩm văn học không gắn bó với nhiều dân tộc chung chung, nếu như thế sẽ chỉ sống được trong chốc lát mà thôi”[62]. Tuyển tập thơ song ngữ 3 tập này của Dương Thuấn là một bằng chứng lớn về tình yêu ngôn ngữ Tày của ông. Nhà thơ dày công viết thơ bằng hai thứ tiếng (Tày và Kinh) thể hiện sự nỗ lực đưa nét đẹp ngôn ngữ của dân tộc mình giao lưu với văn hóa của các dân tộc khác.
Thái độ đối với văn hóa truyền thống dân tộc trong thơ Dương Thuấn còn thể hiện ở sự nâng niu, ca ngợi nếp sinh hoạt văn hóa, những phong tục tập quán của riêng dân tộc Tày. Người Tày có nhiều phong tục mà đến giờ, cho dù đã ở thành thị gần 20 năm, tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau nhưng Dương Thuấn vẫn không thể quên phong tục tập quán của dân tộc mình. Là người con của dân tộc Tày, Dương Thuấn sinh ra và lớn lên từ núi rừng Việt Bắc tươi đẹp mà hùng vĩ. Ngay từ nhỏ, ông đã được nuôi nấng, hít thở không khí văn hóa dân tộc mình. Từ những sinh hoạt hàng ngày, những câu sli, lượn, câu then rồi lễ Hội Lồng Tồng đến phong tục tập quán của quê hương đã bồi dưỡng cho ông một tâm hồn đậm chất Tày và đặc điểm ấy thường xuyên in đậm suốt những bài thơ của ông. Đọc thơ Dương Thuấn, bạn đọc sẽ được mở mang kiến thức về văn hóa dân tộc Tày hay hơn cả khi bạn đọc một cuốn sách viết về văn hóa.
Nhà thơ Dương Thuấn đã phản ánh được những truyền thống tốt đẹp trong đời sống tình cảm của người Tày vào thơ mình, đó là tục thờ cúng tổ tiên. Đây là nét sinh hoạt văn hóa tốt đẹp được truyền lại qua bao đời đến nay vẫn được người Tày lưu giữ. Nét sinh hoạt văn hóa tâm linh ấy đã đi vào thơ Dương Thuấn một cách tự nhiên và đem đến cho người đọc những hiểu biết về cuộc sống của đồng bào Tày.
Hôn nhân gia đình của người Tày tuy theo chế độ phụ hệ nhưng văn hóa Tày vẫn đề cao, biết ơn vai trò người phụ nữ. Tục đi tết mẹ vợ là một trong số những mỹ tục của người Tày. Mỗi lần đi thăm tết mẹ vợ người con rể thường mang mang những vật phẩm cao quý như: một con gà trống thiến to béo hay một miếng thịt lợn dài đúng bằng thân con lợn do anh ta nuôi. Dù ở thành phố nhưng nhà thơ Dương Thuấn tâm sự hàng năm ông vẫn thực hiện đầy đủ hiếu nghĩa này: “Đã làm con rể trẻ hay già/ Dù ở gần hay ở xa/ Đến tháng giêng nhớ thăm mẹ vợ/ Người đã sinh thành nuôn lớn vợ ta” (Tháng giêng thăm mẹ vợ).
Còn đây lại là suy nghĩ của một cô gái với bao bỡ ngỡ ngày mới về làm dâu nhưng cô vẫn nêu cao tinh thần gìn giữ nề nếp gia đình đã trở thành mẫu mực “công dung ngôn hạnh” của người phụ nữ Tày trong bài thơ Con dâu nhà sàn: Con dâu nhà sàn bữa nay khép nép/ Không dám đi qua phía trước bàn thờ/ Không dám ngồi ở mặt trên bếp lửa/ Không dám ăn chung mâm với bố chồng/ Con dâu nhà sàn dậy sớm nhất mùa đông/ Gánh nước, quét nhà, nắm cơm đi rẫy/ Nhớ bao điều được làm bao điều kiêng cấm/ Học nói học đi giữ nếp gia đình
Có thể nói, thơ Dương Thuấn đã phản ánh, lưu giữ những nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc Tày, của những dân tộc anh em trên vùng cao Việt Bắc. Bóng núi bản, bản Hon luôn ngự trị trong các chiều cảm xúc của nhà thơ xứ Mây. Đó là nỗi niềm gắn bó với phong tục truyền thống
thiêng liêng nơi chôn rau cắt rốn của nhà thơ. Thơ Dương Thuấn là sự dốc cháy một cách chân thực những tình cảm của ông về tình nghĩa và văn hóa quê hương thông qua những hình ảnh ấn tượng và những cảm nhận về văn hóa, con người.
2.2.3 Tình yêu đối với con người
Tình yêu đối với con người trong thơ Dương Thuấn chủ yếu được thể hiện với đồng bào Tày – những con người xứ Mây. Đến nay Dương Thuấn đã xuất bản 11 tập thơ nhưng số lượng viết về con người miền núi không nhiều bằng hình ảnh cảnh vật quê hương. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa hình ảnh con người miền núi giảm đi giá trị ấn tượng. Trên thực tế, hình ảnh nghệ thuật này trong thơ ông đều gắn liền với những con người cụ thể trong cuộc đời. Ông đã quy tụ vào đó nhiều phẩm chất cao đẹp đại diện cho cả cộng đồng dân tộc. Với điểm nhìn của một nghệ sĩ, Dương Thuấn đã tạo nên được sự thống nhất cao độ giữa cái cụ thể và cái khái quát, giữa thực và hư, giữa cái phi lí và cái có lí, giữa tình cảm với trí tuệ để xây dựng nên những con người miền núi có phẩm chất cao đẹp.
Những con người miền núi, đứng trên đỉnh núi với tay chạm vào mây, từ thực tế ấy mà Dương Thuấn gọi đồng bào mình là những con người xứ Mây. “Xứ Mây” không chỉ nói lên hoàn cảnh địa lí sống mà còn tạo ra chất thơ bay bổng cho những tâm hồn phóng khoáng vượt núi băng rừng. Dương Thuấn có một loạt bài thơ viết về Người xứ Mây, Bà mẹ xứ Mây, Cô gái xứ Mây, Em bé xứ Mây… Nhà thơ luôn chú ý đến việc đưa con người lên vị trí đại diện cho nét đẹp văn hóa của dân tộc. Mỗi con người cụ thể đều có những phẩm chất, đức tính tốt đẹp nói chung của con người miền núi: hồn nhiên, trong sáng, kiệm lời, có sức sống mãnh liệt, có tấm lòng hiếu khách, tấm lòng hướng về nguồn cội. Nét thần diệu của hồn Tày trong thơ Dương Thuấn, biểu hiện rõ nhất ở tính cách con người miền núi thấm đẫm trường văn hóa đậm
chất Tày. Nét văn hóa ấy vẫn còn tỏa sáng lòng người trên những bản làng vùng cao hôm nay:
Khách đến nhà không vội hỏi tên Mà chỉ hỏi:
- Con đường nào đã đưa anh đến… Cũng không hỏi đi từ rừng hay từ biển Mà nói rằng:
- Hãy uống cạn vò rượu cùng ta Khách muốn gì xin tự nói ra Khách đi chủ nhà chỉ nói:
- Đừng để cầu thang nhà tôi mọc cỏ gà…
Bài thơ thể hiện tấm lòng hiếu khách của chủ nhà không phải là sự quyến luyến, bịn rịn khi chia tay mà là sự mong mỏi, ngóng chờ: khách sẽ không quên mình mà trở lại thăm nhà mình. Cách nói đơn sơ, mộc mạc “Đừng để cầu thang nhà tôi mọc cỏ gà” không hứa hẹn mâm cao cỗ đầy đón khách mà mở ra cả một tấm lòng, đức tin vào tình cảm con người của người miền núi. Niềm tin ấy được đồng báo nhắn nhủ không chỉ với khách lạ mà còn với cả những đứa con sinh ra từ núi rừng mà ăn cơm gạo xứ người:
Đi đâu rồi cũng trở về Nước múc gáo dừa
Gạo vẫn đong bằng đấu
Bên bếp mắt lại nhìn đau đáu Đêm dài lửa ấm có em
(Quê hương)
Con người thực, đời sống thực tác động lên hồn thơ Dương Thuấn giúp ông sáng tạo hình ảnh thơ mang ý nghĩa khái quát nhất định: