Thơ chính luận Chế Lan Viên từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 2


Thơ Chế Lan Viên là thứ thơ triết mỹ, giàu màu sắc nhận thức luận. Vì vậy, thơ ông thâm trầm, sắc sảo, ý tứ sâu xa với một mạch thơ lúc nào cũng trăn trở, suy tư, khát khao hiểu biết, luôn muốn khám phá những điều kỳ lạ, mới mẻ. Chất suy tưởng đặc biệt của Chế Lan Viên đã đem đến cho thơ ông những hình ảnh đẹp, gợi cảm và giàu ý nghĩa vô cùng .

Chế Lan Viên luôn tâm niệm “Thơ là vũ khí đấu tranh giai cấp kỳ

diệu” và đã vận dụng triệt để vào trong sáng tạo nghệ thuật của mình. Chính vì thế mà trong những bài thơ chính luận, Chế Lan Viên đã thể hiện được sức chiến đấu năng nổ, tinh túy nhạy bén kịp thời, chiều sâu của tư duy nghệ thuật.

Thơ Chế Lan Viên vẫn luôn là một đề tài hấp dẫn cho không ít người đọc và các nhà lý luận nghiên cứu văn học. Những bài báo, tạp chí, tuyển tập, công trình nghiên cứu, phê bình, tiểu luận, luận án, luận văn viết về sự nghiệp sáng tác của ông với tất cả niềm say mê và lòng ngưỡng mộ. Những công trình lớn mang tầm cỡ khoa học phải kể đến như của Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Mã Giang Lân, Nguyễn Bá Thành...Những công trình khoa học ấy giúp chúng ta khám phá thêm sự nghiệp sáng tác thơ của Chế Lan Viên, qua đó góp phần nâng cao năng lực tiếp cận cho độc giả tìm hiểu thêm về sức sáng tạo thơ ông.

Trong sáng tác của Chế Lan Viên, thơ chính luận xuyên suốt hành trình sáng tác. Nó nằm rải rác trong tất cả các tập thơ của Chế Lan Viên. Tuy nhiên, tiêu biểu và phát triển rực rỡ nhất là những bài thơ trong thời kỳ kháng chiến chống Mi.̃

Nghiên cứu về Chế Lan Viên đã có rất nhiều những công trình lớn,

nhưng nghiên cứu về thơ chính luận Chế Lan Viên thì chưa có một công trình nào.


Là một độc giả yêu mến thơ Chế Lan Viên - ngưỡng mộ và cảm phục tài thơ của ông, tôi mong muốn tìm tòi, thể nghiệm những nhận thức của mình về sự nghiệp thơ của Chế Lan Viên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Thơ chính luận Chế Lan Viên từ góc nhìn tư duy nghệ thuật” để nghiên cứu, tìm hiểu. Qua những vần thơ chính luận Chế Lan Viên, bức tranh toàn cảnh xã hội Việt Nam trong những năm tháng dữ dội nhất sẽ hiện lên cụ thể, sống động hơn, giúp ta thêm yêu những vần thơ giàu chất trí tuệ, giàu tính chính luận khi viết về Tổ quốc, nhân dân, Đảng và lãnh tụ, về kẻ thù...đã đang và sẽ mãi mãi ngân tỏa trong lòng người đọc mọi thế hệ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

2. Lịch sử vấn đề

Chế Lan Viên là một gương mặt độc đáo trong lịch sử Văn học Việt Nam hiện đại, là “cây đại thụ thơ tỏa bóng mát xum xuê trong khu rừng lớn Văn học Việt Nam thế kỷ XX”. Từ quyển “Điêu tàn” đột ngột xuất hiện giữa làng thơ như một niềm kinh dị năm 1937 đến “Di cảo thơ” tập 3 năm 1996, ông đã để lại một di sản văn học đồ sộ. Chính vì thế, thơ Chế Lan Viên đã trở thành

Thơ chính luận Chế Lan Viên từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 2

một hiện tượng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cây bút, nhiều nhà lí luận phê bình .

Số lượng những bài viết về thơ Chế Lan Viên khá nhiều. Đó là các bài phê bình, nghiên cứu, chân dung văn học. Đã có những công trình bàn trực tiếp về thơ, về phong cách và phương pháp sáng tác của Chế Lan Viên. Tuy nhiên nghiên cứu ở phương diện tư duy thơ Chế Lan Viên vẫn còn mới mẻ dù đã có một số bài viết, nhưng đó chỉ là một vài phương diện chứ chưa nghiên cứu một cách toàn diện.

Qua nhiều giai đoạn, thơ Chế Lan Viên vận động, biến đổi nhưng vẫn định hình những nét riêng, thể hiện rõ cá tính sáng tạo. Những nhà nghiên cứu đã gặp nhau ở “một phong cách thơ đa dạng, giàu trí tuệ”(Nguyễn Đăng Mạnh) [31,670], “đọc thơ Chế Lan Viên chúng ta thường gặp những câu thơ


có tính chất châm ngôn, tính chất triết lý (Nguyễn Lộc) [3,59], “Chế Lan Viên là nhà thơ biết khai thác triệt để năng lực sáng tạo trong thơ, một lĩnh vực gắn với thế giới cảm xúc. Điều này khiến thơ ông luôn vượt qua cái cụ thể, cảm tính, mở ra những chiều sâu đạt đến những tầm cao mới” (Vũ Tuấn Anh) [3,31,32].

Trong những công trình nghiên cứu khác khẳng định khuynh hướng khái quát và triết lý trong thơ Chế Lan Viên. Nguyễn Lộc với “Chế Lan Viên và những tìm tòi trong nghệ thuật thơ” [28]. Nguyễn Xuân Nam với “Những bài thơ đánh giặc của Chế Lan Viên”[33].

Bàn trực tiếp đến các vấn đề thuộc lĩnh vực tư duy có các công trình của tác giả Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Bá Thành, Hà Minh Đức, “Chế Lan Viên là nhà thơ biết khai thác triệt để năng lực trí tuệ trong sáng tạo thơ, một lĩnh vực gắn với thế giới cảm xúc. Điều này khiến thơ ông luôn vượt qua cái cụ thể

- cảm tính để mở ra những chiều sâu đạt đến tầm cao mới” (Vũ Tuấn Anh) [3,59], “Thơ ông có một số đã không đi theo con đường mòn mà thơ ca xưa nay vẫn đi, tức là con đường từ trái tim đến những trái tim. Thơ ông đi theo con đường từ trí tuệ để đến với trái tim” (Nguyễn Bá Thành) [43,189]. “Trong các nhà thơ lớp trước, Chế Lan Viên mang đậm nét phong cách thơ suy tưởng. Anh không đến với thơ với tư cách là người làm triết học. Không phải là bộ óc duy lý , một tư duy triết học nở hoa khi đến với một vườn hoa

đẹp. Tiếng nói thơ ca đầu tiên của anh là thuộc về một tấm lòng , là nỗi đau

đến da diết của một tâm trạng”, “Dòng suy luận và dòng suy tưởng trong thơ Chế Lan Viên khéo léo kết hợp làm một, nhịp nhàng, uyển chuyển mà sâu sắc. Trên hướng phân tích, bình luận những vấn đế thời sự, Chế Lan Viên dừng lại lái vào những vấn đề triết lý rồi lại trả vấn đề về dòng tư duy chính luận” (Hà Minh Đức ) [7,661-662]. Nguyễn Xuân Nam lại hướng bạn đọc đến với sức hấp dẫn của thơ ông khi điểm qua các tập thơ trong lời giới thiệu “Tuyển tập


Chế Lan Viên”. Theo ông “đọc thơ Chế Lan Viên, ấn tượng nổi bật của chúng ta là sự thông minh và tài hoa. Thông minh vì ý thơ phong phú , bất ngờ , tài hoa vì hình ảnh khá c lạ , kỳ thú” [2, 72]. Nguyễn Xuân Nam cũng đồng tình với Nguyễn Văn Hạnh rằng: “Nét nổi bật của tư duy nghệ thuật Chế Lan Viên chính là sự đối lập . Qua đối lập, nhà thơ nói lên một quy luật phát triển cơ

bản của sự vật, tác động mạnh mẽ đến trí tưởng tượng của người đọc, khêu

gơi củng cố hứng thú thẩm mỹ của họ, bằng cách cho họ tiếp xúc với những

bất ngờ và tương phản trong ý thơ, trong hình ảnh, trong kết cấu, trong nhạc điệu từ cuộc sống lớn đến niềm riêng, từ xã hội đến thiên nhiên, từ hiện tại đến quá khứ, từ yêu thương đến giận dữ, từ yên tĩnh đến bàng hoàng, từ trang nghiêm đến trào lộng” [2,86].

Các thao tác quen thuộc trong tư duy thơ Chế Lan Viên đều được các nhà phê bình chú ý, đó là cách sử dụng phép đối lập tương phản. Nguyễn Văn Hạnh trong một bài viết của mình đã đưa ra ý kiến: “Hình thức cơ bản phổ biến trong tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viên là sự đối lập. Đối lập trong không gian ,trong lòng người. Qua đối lập phải nói Chế Lan Viên đã nắm bắt một quy luật quan trọng trong cuộc sống cũng như sự nhận thức nghệ thuật” [3,32]. Ý kiến này nhận được sự đồng tình của Đoàn Trọng Huy trong cuốn “ Nghệ thuật thơ Chế Lan Viên”: “một nét đặc trưng dễ nhận thấy trong thơ trong tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viên là sự khai thác những tương quan đối lập” [22,7]. Tuy nhiên hầu hết các tác giả mới chỉ dừng lại ở những nhận

xét khái quát như trên mà chưa đi sâu nghiên cứu đề tài một cách có hệ thống và toàn diện .

Nghiên cứu thơ Chế Lan Viên một cách tương đối toàn diện và có hệ thống còn phải kể đến một số luận án thạc si ̃ , tiến si ̃ của các tác giả như Ngô Bích Thu, Hồ Thế Hà, Tạ Thị Kim Toàn...các tác giả đi sâu nghiên cứu thế

giới nghệ thuật thơ, quan điểm nghệ thuật của Chế Lan Viên trước và sau


cách mạng. Trong đó hai luận án tiến sĩ của Hồ Thế Hà và Đoàn Trọng Huy được xem là hai luận án khá công phu đi sâu nghiên cứu về đặc sắc nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. Hồ Thế Hà với “Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên”, Đoàn Trọng Huy với “Những nét đặc sắc cơ bản của hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên từ sau 1945”. Hồ Thế Hà từng nhận xét “Chế Lan Viên vận dụng và sáng tạo nhiều phương pháp đối lập và so sánh, mang dấu ấn thẩm mỹ và năng lực sở trường độc đáo của riêng ông” [15,24]. Đoàn Trọng Huy cũng cho rằng “Đối lập có trong liên tưởng như đã nêu. Tuy nhiên nó trở thành một phương thức tư duy lớn bao trùm hơn, mang dấu ấn cá tính sáng tạo rất rõ trong thơ Chế Lan Viên” [23,39].

Tìm hiểu tư duy thơ Chế Lan Viên chính là sự tìm hiểu “sự phong phú vô biên” của một hồn thơ tự do, phóng túng là tìm hiểu những quy luật vận động của toàn bộ tư tưởng và tình cảm của nhà thơ thể hiện qua tác phẩm. Những bài nghiên cứu thơ Chế Lan Viên không nhiều, chủ yếu các nhà nghiên cứu tìm hiểu thơ Chế Lan Viên ở phương diện triết học, nhận thức và phản ánh hiện thực. Đó chỉ là những khía cạnh, phương diện tư duy thơ, chưa thành đối tượng nghiên cứu toàn diện. Một số những công trình, bài viết có tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề này. Đoàn Trọng Huy trong luận án phó tiến sỹ khoa học Ngữ Văn về “Những nét đặc sắc cơ bản của hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên từ sau năm 1945” có tìm hiểu tư duy thơ Chế Lan Viên ở

những biện pháp nghệ thuật đăc sắc như tưởng tượng, liên tưởng, đối lập làm

nên định hướng thẩm mỹ và nguồn gốc những sáng tạo hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên.

Nghiên cứu về Chế Lan Viên, khái quát được tư duy thơ Chế Lan Viên một cách sâu sắc, toàn diện Nguyễn Bá Thành cho rằng “một nhà thơ đã chiếm lĩnh được nhiều đỉnh cao nghệ thuật ở các giai đoạn khác nhau: Giai đoạn Thơ mới với “Điêu tàn”, giai đoạn hòa bình với “Ánh sáng và phù sa”,


giai đoạn chống Mỹ cứu nước vớ i “Hoa ngày thường - chim báo bão”, “Những bài thơ đánh giặc”, giai đoạn Đổi mới với “Di cảo thơ”. Điều đáng chú ý là ông đã đi trước thời đại trong công cuộc đổi mới tư duy thơ, đổi mới toàn diện của đất nước để hòa nhập vào cuộc sống nhân loại”[43,187]. “Trên chặng đường hơn 50 năm làm thơ, Chế Lan Viên đã chú ý đến hầu như toàn bộ những vấn đề lớn nhất của đời sống tinh thần dân tộc và nhân loaị . Những vấn đề triết học nhân đạo, về dân tộc và thời đại, về thế thái nhân tình, về nghề nghiệp văn chương đều được đến một cái sâu sắc và tâm huyết” (Nguyễn Bá Thành) [43,26].

Qua những vấn đề như trên để chứng tỏ rằng Chế Lan Viên là tác giả lớn, là tinh hoa của nền văn học hiện đại Việt Nam, đòi hỏi nhiều người tiếp tục nghiên cứu. Như vậy, vấn đề tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viên nói chung và trong thơ chính luận nói riêng chưa trở thành một đề tài nghiên cứu

riêng biệt cho một công trình hay một tác giả nào. Mặc dù vậy, ở một số phương diện, một số khía cạnh vấn đề tư duy trong thơ chính luận cũng đã được đề cập đến. Và luận văn của tôi là một hướng nghiên cứu, đóng góp trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của những công trình đi trước và cố gắng tiếp cận theo phương pháp phong cách học kết hợp với phương pháp văn học sử để chỉ ra giá trị ưu việt trong tính toàn vẹn, bao quát và chỉnh thể của toàn bộ tư duy nghệ thuật Chế Lan Viên trong thơ chính luận.

3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu

Mục đích của đề tài là đi sâu tìm hiểu thơ chính luận Chế Lan Viên từ góc nhìn tư duy nghệ thuật. Vì vậy toàn bộ các tập thơ của Chế Lan Viên là đối tượng để khảo sát. Tuy nhiên đề tài này chủ yếu đi sâu những sáng tác của

Chế Lan Viên trong thời kỳ kháng chiến chống Mi, thơ đánh giặc.

mà tiêu biểu là những bài


Nhắc đến tư duy – một vấn đề khá trừu tượng – quả là vấn đề không dễ

. Măṭ khác bàn về tư duy thơ của một nhà thơ lớn như Chế Lan Viên càng khó

hơn. Vì làm thơ không phải là có gì nói đấy, tư duy môt

cách đơn thuần.

Chúng ta không thể phủ nhận để có một bài thơ hay để lại ấn tượng cho người đọc nhà thơ đã phải miệt mài bỏ biết bao công sức lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc như thế nào. Vấn đề ở đây không đơn thuần nằm trong nội dung câu thơ hay bài thơ nữa mà nó còn liên quan đến hình thức. Ý thơ sẽ được triển khai ra sao, dùng hình ảnh biểu tượng nào, thể loại nào là thích hợp, điều đó còn phụ thuộc vào từng nhà thơ và lối tư duy nghệ thuật của họ. Nói về tầm quan trọng của tư duy văn học, Chế Lan Viên từng viết: “Nghe ngóng, quan sát, lấy tài liệu cũng chỉ giúp chúng ta nắm chân lý một nửa.

Còn một nửa là phải biết vận dụng tư duy”. Có thể nói, nét đặc trưng tư duy

này của Chế Lan Viên được vận dụng hiệu quả trong cảm xúc và suy tư, đều có ý nghĩa thi pháp. Tất cả tưởng tượng, liên tưởng trong quá trình tư duy đều nhằm đạt hiệu quả tạo hình thức nghệ thuật, biểu hiện tốt nhất nội dung. Thông qua luận văn này, người viết mong muốn tiếp cận tác phẩm thơ Chế

Lan Viên dưới một góc độ, góp thêm một cách lý giải sự gắn bó giữa tư duy và sáng tạo nghệ thuật, chức năng của văn học ...vốn là những vấn đề muôn thuở.

Bên cạnh đó, vì sự nghiệp thơ Chế Lan Viên quá đồ sộ và không phải bài thơ nào của ông cũng là chính luận. Do vậy, tôi chỉ dừng lại ở những bài thơ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài, đặc biệt là những bài thơ chính luận tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà thơ trong các tập: “Hoa ngày thường - chim báo bão”, “Những bài thơ đánh giặc”. Các tập thơ khác cũng được nghiên cứu nhưng ở mức độ ít hơn.

Chế Lan Viên không chỉ là một nhà thơ ông còn là một nhà nghiên cứu

phê bình sắc sảo, nhà lý luận độc đáo có rất nhiều các bài nghiên cứu phê bình


, tiểu luận về thơ, về nghề. Đây chính là tài liệu quý để tôi tìm hiểu tham khảo giúp cho việc đánh giá được khách quan và chính xác hơn.

Trong quá trình phân tích, tôi cũng lấy một số bài thơ của các tác giả khác cùng thời hoặc khác thời để đối chiếu so sánh nhằm làm nổi bật vấn đề.

Luận văn cũng khảo sát các tập thơ Chế Lan Viên để từ đó có thể so sánh, đối chiếu để tìm ra những bài thơ chính luận làm nên giá trị trong thơ Chế Lan Viên.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp này dựa trên quan điểm tiếp cận thi pháp học được vâṇ dụng để khảo sát những hiện tượng có tính quy luật của hình thức nghệ thuật, những yếu tố hình thức mang tính quan niệm đặc trưng tư duy nghệ thuật riêng biệt của từng giai đoạn thơ Chế Lan Viên. Luận văn vận dụng quan điểm triết học mỹ học Mác – xít trong nghiên cứu tư duy thơ Chế Lan Viên.

4.2. Phương pháp so sánh , đối chiếu

Phương pháp này đòi hỏi vận dụng nhiều so sánh, đối chiếu thơ chính luận Chế Lan Viên với thơ chính luận của các nhà thơ khác để tìm ra những đặc sắc, những nét riêng biệt độc đáo của tư duy nghệ thuật thơ Chế Lan Viên.

4.3. Phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp nghiên cứ u loại hình

Phương pháp nghiên cứu lịch sử yêu cầu đặt đối tượng nghiên cứu trong bối cảnh, tiến trình lịch sử xã hội và chú ý đặc trưng của thể loại nghiên cứu, coi sự xuất hiện của loại thơ chính luận như một nhu cầu tất yếu của lịch sử xã hội....để xem xét quá trình sáng tác qua các thời kỳ khác nhau của Chế Lan Viên, chỉ ra sự vận động, chuyển đổi tư tưởng cũng như quan niệm và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2024