Tiếp tục tạm giữ số tiền 18.400.000 đồng mà Bùi Văn Dinh và Phan Thanh Sa đã giao nộp tiếp để đảm bảo thi hành án (hiện số tiền này Chi cục THADS huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ theo biên lai số 08068 và số 08067 cùng ngày 29/9/2017).
Vụ thứ 2:
+ Vụ án hình sự Bản án số 72/2018/HS-ST, ngày 13/8/2018, của TAND huyện Nhơn Trạch. Theo án tuyên xử: Bị cáo Nguyễn Ngọc Gia Huy, phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm đ, khoản 2, Điều 134 BLHS. Ngoài hình phạt tù, bị cáo Huy còn phải thi hành phần dân sự, cụ thể như sau: Buộc bị cáo Nguyễn Ngọc Gia Huy phải bồi thường cho anh Lý Văn Khoa tổng số tiền là 100.000.000 đồng (được khấu trừ vào số tiền 50.000.000 đồng bị cáo đã nộp theo biên lai thu số 09343 ngày 10/8/2018 và số tiền 50.000.000 đồng theo biên lai thu số 09347 ngày 31/7/2018 của Chi cục THADS huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai).
Vụ thứ 3:
+ Vụ án hình sự Bản án số 54/2015/HS-ST, ngày 16/4/2018, của TAND huyện Nhơn Trạch. Theo án tuyên xử: Bị cáo Nguyễn Tứ Trạch, phạm tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản” theo khoản 1, Điều 143 BLHS. Ngoài hình phạt tù, bị cáo Trạch còn phải thi hành phần dân sự, cụ thể như sau: Buộc bị cáo Nguyễn Tứ Trạch, phải bồi thường cho anh Trần Huy Thông, tổng số tiền là 4.600.000 đồng (tiếp tục tạm giữ số tiền 4.600.000 đồng mà gia đình bị cáo Trạch đã nộp tại Chi cục THADS huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai để khắc phục hậu quả).
Chính tác động tích cực này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan THADS nhanh chóng thi hành xong các quyết định dân sự trong bản án hình sự.
2.2.3. Những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân
2.2.3.1. Những hạn chế, thiếu sót
+ Số lượng án còn phải thi hành tồn đọng ngày càng nhiều, số tiền phải thi
Có thể bạn quan tâm!
- Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 3
- Quy Định Của Pháp Luật Về Thi Hành Các Quyết Đinh Dân Sự Trong Bản Án Hình Sự
- Quan Hệ Phối Hợp Giữa Cục (Chi Cục) Thi Hành Án Dân Sự Với Các Lực Lượng Có Liên Quan
- Yêu Cầu Bảo Đảm Áp Dụng Đúng Quy Định Của Pháp Luật Về Thi Hành Quyết Định Dân Sự Trong Bản Án Hình Sự Từ Thực Tiễn Tỉnh Đồng Nai
- Giải Pháp Bảo Đảm Áp Dụng Đúng Qui Định Của Pháp Luật Và Nâng Cao Hiệu Quả Về Thi Hành Quyết Định Dân Sự Trong Bản Án Hình Sự
- Củng Cố Mối Quan Hệ Phối Kết Hợp Giữa Các Cơ Quan Hữu Quan Có Trách Nhiệm Thi Hành Quyết Định Dân Sự Trong Bản Án Hình Sự (Gồm: Tòa Án, Viện Kiểm
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
hành đạt tỉ lệ quá thấp
Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, công tác THADS vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập chưa được giải quyết kịp thời. Tình trạng các quyết định dân sự
trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật, nhưng vẫn còn để tồn đọng kéo dài, chưa được tích cực tổ chức thi hành dứt điểm. Lượng án tồn tăng dần theo số vụ việc lũy tiến hàng năm, đây là vấn đề “nhức nhói” cho xã hội, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với cơ quan THADS nói riêng và cả hệ thống pháp luật của chúng ta nói chung. Nó làm suy giảm tính hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước.
So sánh các năm, số việc chuyển kỳ sau hàng năm có xu hướng tăng cao cả về việc và tiền, nhất là về tiền. Án thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự biến động nhanh, phụ thuộc vào số lượng việc thụ lý mới hàng tháng của cơ quan THADS, trong khi số việc thi hành án xong hàng tháng thường chậm hơn do cơ quan thi hành án phải tiến hành xác minh, phân loại việc thi hành án. Số tiền thi hành được còn quá thấp (số liệu trên) do tính đặc thù của đối tượng phải thi hành án đã nêu phần trên.
+ Có sự bất cập giữa yêu cầu công tác của lĩnh vực này với việc đầu tư về
nhân vật lực chưa tương xứng
Nhìn một cách toàn cục, có thể đánh giá những mặt hạn chế, thiếu sót trong công tác thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự như sau:
Một là, cơ sở vật chất của ngành THADS mặc dù trong những năm gần đây có được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, kể cả nguồn kinh phí ở Trung ương và sự hỗ trợ của các địa phương, nhưng so với yêu cầu thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là trụ sở làm việc được xây dựng trước đây nay đã quá tải và các trang thiết bị phục vụ cần thiết cũng thiếu thốn không đáp ứng yêu cầu cho việc tác nghiệp của các CHV và công chức khác trong cơ quan THADS, trong khi số việc, số tiền phát sinh hàng năm theo chiều hướng năm sau cao hơn năm trước.
Hai là, số việc phải thi hành ngày càng tăng nhanh nhưng số lượng CHV và đội ngũ công chức ngành lại giảm do tinh giản biên chế. Chất lượng CHV không đồng đều, việc ý thức học tập nâng cao trình độ kiến thức pháp lý và chuyên môn nghiệp vụ ngành còn hạn chế. Một số còn tự thỏa mãn với trình độ mình đang có mà thiếu phấn đấu trong học tập, rèn luyện, thậm chí do thiếu tu dưỡng đạo đức,
vẫn còn có 01 số ít Chấp hành viên, kể cả các Chấp hành viên ở cương vị lãnh đạo Chi cục THADS, cùng cấu kết với kế toán cơ quan chiếm dụng tài sản của người được thi hành án hành án để sử dụng vào mục đích cá nhân. Đây là bài học đau sót đối với ngành. Cụ thể, vụ án hình sự xảy ra tại Chi cục THADS huyện LT, tỉnh ĐN. Do Chi cục trưởng đã chết trong trại tạm giam nên được đình chỉ khởi tố. Riêng Chấp hành viên là phó chi cục trưởng và kế toán trưởng cơ quan đã bị xử lý hình sự. Từ vụ việc nêu trên cho thấy việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp đối với đội ngủ cán bộ, công chức ngành THADS là hết sức quan trọng và
phải thường xuyên được các cấp lãnh đạo đặc biệt quan tâm.
+ Công tác chỉ đạo của lãnh đạo chưa sâu sát để nhiều vụ án kéo dài thờigian nhất là đối với vụ việc thu hồi tài sản để nộp vào ngân sách nhà nước
Ngoài ra, về mặt tâm lý vẫn còn tình trạng CHV thiếu quan tâm thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự đối với vụ việc thu hồi tài sản để nộp vào ngân sách nhà nước, gây ra tình trạng loại án này kéo dài thời gian không được quan tâm đến. Đơn cử vụ việc sau:
Căn cứ bản án hình sự sơ thẩm số: 11/HSST, ngày 24/11/1984 của TAND tỉnh Đồng Nai, tuyên xử Phu Năng H. 14 năm tù giam về tội “Lừa đảo để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân” và Bản án hình sự phúc thẩm số: 93/HSPT này 18/4/1985 của TANDTC, tuyên xử: cải tội danh từ tội “Lừa đảo để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân” thành tội “Trốn đi nước ngoài”, xử phạt Phu Năng H. 04 (bốn) năm tù giam. Buộc Phu Năng H. nộp số vàng 31,5 lượng trị giá bằng 3.150.000 đồng để tịch thu sung vào công quỹ nhà nước. Vụ việc thi hành án này đã kéo dài thời gian đến 25 năm mới thi hành xong ,vì lý do cụ thể như sau:
Thứ nhất, sau khi được giảm án tha tù trước thời hạn, ông Phu Năng H. đã liên tục làm đơn khiếu nại gửi đến nhiều cấp, nhiều ngành vì ông cho rằng khi ông thụ hình thì chính quyền địa phương đã thu hồi trái pháp luật 02 ha đất trồng cà phê của ông để cho 01 chức sắc trong ngành CA hợp đồng khai thác trên mãnh đất này và sau đó cấp luôn cho một vị quan chức khác. Ông khiếu nại, khi nào nhà nước trả lại ông 02 ha đất này ông sẽ bán để thi hành án.
Thứ hai, mỗi lần cơ quan thi hành án mời ông đến làm việc hoặc ra thông báo cưỡng chế thì ông lại có xác nhận của bệnh viện là ông đang nhập viện và xin hoãn thi hành án theo luật định.
Thứ ba, ông cho rằng Tòa án tuyên xử, ông nộp 31,5 lượng vàng trị giá bằng
3.150.000 đồng, nên 10 năm sau ông vẫn chỉ đem số tiền 3.150.000 đồng để nộp thi hành án là đúng án tuyên (do Tòa không tuyên rò tính giá trị vàng tương ứng tại thời điểm thi hành án). Ông cũng đã làm đơn khiếu nại gửi nhiều nơi, nhiều cấp về nội dung này để kéo dài thời gian thi hành án.
Thứ tư, vụ thi hành án này đã chuyển qua 05 Chấp hành viên khác nhau giải quyết và vụ việc đã kéo dài 25 năm qua, mới thi hành án xong vào tháng 10/2020. Qua khảo sát và tìm hiểu từ các chấp hành viên cho biết, ngoài ba lý do nêu trên khiến vụ việc thi hành án kéo dài thì nguyên nhân cơ bản là do lỗi chủ quan từ phía cơ quan thi hành án và của các Chấp hành viên. Theo các CHV, đối với vụ việc thi hành phần dân sự, thu hồi tiền, tài sản nộp cho ngân sách nhà nước, nếu lãnh đạo các cơ quan THADS không quan tâm chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhỡ thì Chấp hành viên thường lơ là trong việc thi hành án các trường hợp này. Xem như nhà nước là đối tượng được thi hành án thì cũng không hay biết cơ quan thi hành án dân sự đang thi hành các bản án loại này, để yêu cầu cơ quan thi hành án tích cưc thi hành thu tiền cho ngân sách, trừ các bản án tham nhũng nổi cộm ở địa phương mà cấp ủy, chính quyền địa phương nắm rò.
Vụ việc Phu Năng H. đã được thi hành xong là do, sau khi ông Phu Năng H. chết, các con chia thừa kế tài sản, khi làm thủ tục nhà đất thì không làm được do cơ quan thi hành án đã kê biên tài sản để bảo đảm cho việc thi hành án. Tại thời điểm hiện nay, do địa phương L.K đã chuyển thành thành phố nên giá nhà đất tăng vọt, giá trị nhà đất của ông Phu Năng H. cũng thế, nên các con của ông đã bán 01 phần di sản thừa kế để thi hành án nhằm được lảm thủ tục, giấy tờ hợp pháp cho phần tài sản được chia.
Theo chúng tôi, đây không phải là trường hợp cá biệt đối với dạng các vụ việc thi hành án nộp cho ngân sách nhà nước và không chỉ riêng ở Đồng nai mới có, mà
các tỉnh, thành khác CHV cũng thường có tâm lý chung như vậy. Do đó, lãnh đạo các cơ quan THADS các cấp cần phải lưu ý đối với những trường hợp này để đảm bảo các loại án thi hành phần quyết định dân sự trong bản án hình sự thu tiền, tài sản nộp vào ngân sách được thi hành nhanh chóng, đúng quy định pháp luật.
+ Trường hợp thiếu sự phối kết hợp tốt giữa các cơ quan THADS với các cơquan tố tụng
Đây là vụ án điển hình Tòa tuyên không rò, cơ quan thi hành án dân sự kiến nghị nhiều lần đến các cơ quan chức năng và TAND thành phố HCM, TAND cấp cao thành phố HCM, TAND Tối cao, nhưng không được trả lời cụ thể. Vụ án có nhiều khiếu nại, tố cáo phức tạp được công dân gửi đến nhiều ngành, nhiều cấp ở tỉnh và các cơ quan Trung ương. Cụ thể:
Căn cứ bản án hình sự sơ thẩm số: 153 ngày 24/01/2005 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí minh và bản án hình sự phúc thẩm số 856 ngày 25/5/2005 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Thành phố HCM đã xét xử sơ và phúc thẩm vụ án hình sự đối với Nguyễn Văn H. (tự H.L) và đồng phạm về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Đây là một đại án có tầm cỡ quốc gia, hầu hết bị cáo và các đồng phạm tham gia đều bị tuyên án với mức án cao nhất là tử hình (trong đó có bị cáo Phạm Văn H. và bị cáo Hồ Anh T.)
Riêng phần thi hành các quyết định dân sự trong các bản án hình sự này, diễn biến rất phức tạp và rất khó thi hành, kéo dài thời gian thi hành án, thể hiện diễn biến sau:
Ngày 10/8/2015, Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số: 886/QĐUT-CTHA, ủy thác việc thi hành một phần quyết định dân sự trong bản án hình sự sơ, phúc thẩm nêu trên cho Chi cục THADS Thành phố LK tỉnh ĐN. Nội dung ủy thác:
Tịch thu sung công quỹ tài sản của Phạm Văn H. gồm:
1. Một mảnh đất vườn diện tích 415 m2, ghi trong thửa 174 tờ bản đồ số 13 tại Ấp Cẩm T., xã Xuân T., huyện L K, tỉnh ĐN, Hạnh mua của bà Nguyễn Thị T. năm 2001 giá 280.000.000 đồng. Trên mảnh đất có căn nhà cấp 4 diện tích 5,6 m X 20 m.
2. Một mảnh vườn rộng 8.235 m2, ghi trong thửa 1.582 tờ bản đồ số 13 tại Ấp Nông Doanh, xã Xuân T., huyện LK, tỉnh ĐN. Nguyễn Văn Th. và Phạm Văn H. mua của ông Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Thị Kim Chi 50.000.000 đồng
Tịch thu sung công quỹ tài sản của Hồ Anh T.. gồm:
+ Một mảnh vườn rộng 41.008 m2, tại Ấp Nông Doanh, xã Xuân T., huyện LK, tỉnh ĐN. Ghi trong thửa số 861, tờ bản đố số 13. Nguyễn Viết Dũng và Lệ, Hải mua của ông Mai Văn Ti với giá 11.000.000.000 đồng, trên mảnh đất có 02 căn nhà cấp 4. Tiếp tục giao cho ông Mai Văn Ti bảo quản, ông Mai Văn Ti được quyền đăng ký mua lại mảnh đất theo quy định của pháp luật.
Căn cứ trên hồ sơ ủy thác, Chi cục THADS LK. đã ra quyết định thi hành án số 317/QĐ-CCTHA- CĐHS ngày 21/8/2015 và đã thi hành mảnh vườn 8.235 m2 ghi trong thửa 1.582, tờ bản đồ số 13 và mảnh đất vườn 41.008 m2 ghi trong thửa 861, tờ bản đồ 13 ấp Nông Doanh, xã Xuân Tân, xã Xuân T., thị xã LK (nay là khu phố Nông Doanh, phường Xuân T., thành phố LK) bàn giao cho phòng Tài chính để sung công.
Riêng phần tịch thu sung công diện tích 415 m2 ghi trong thửa 174, tờ bản đồ số 13 ấp Cẩm Tân, Xã Xuân T. do có vướng mắc, nên chưa thi hành được. Cụ thể:
Trong quá trình thi hành án, Chi cục thi hành án dân sự LK đã sao lục hồ sơ thửa đất và xác minh thực tế thấy rằng, thửa đất nói trên có diện tích 4.169 m2 ông Nguyễn Trọng Bình mua của bà Nguyễn Thị Tốt vào năm 2001. Năm 2012, từ trại giam ông Bình ủy quyền cho vợ của Phạm Văn H. là bà Nguyễn Thị Hoa chuyển nhượng cho ông Phan Minh Trung. Hợp đồng chuyển nhượng do Văn phòng công chứng Dầu Giây công chứng, đựa trên giấy ủy quyền từ trại giam, chỉ có giám thị trại giam xác nhận ông Bình đang chấp hành án phạt tù. Ngày 19/3/2012, UBND thị xã LK. đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cho ông Phan Minh Trung.
Do bản án tuyên có diện tích chênh lệch lớn so với thực tế và không xác định rò vị trí của mảnh đất diện tích 415 m2 ghi trong thửa 174, tờ bản đồ 13, nên căn cứ vào điểm đ, khoản 1, Điều 23 Luật THADS năm 2008, sửa đổi bổ sung 2015, Chi cục THADS LK. cũng đã nhiều lần yêu cầu TAND thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án
cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh giải thích bản án (Ngày 26/02/2016 Cục THADS TP. Hồ Chí Minh cũng đã có công văn gửi TAND TH. Hồ Chí Minh yêu cầu giải thích về chênh lệch diện tích giữa bản án và thực tế).
Ngày 20/7/2018, TAND TP. Hồ Chí Minh có công văn số 819/TATP.THS, trong dó không giải thích theo yêu cầu của Chi cục THADS thành phố LK, mà thông báo: “ …đã có văn bản 2167/TATP.THS đề nghị Chánh án TAND Tối cao xem xét lại phần quyết định của bản án hình sự sơ thẩm theo thủ tục tái thẩm…”. Nhưng Chi cục vẫn chưa nhận được ý kiến của TAND Tối cao.
Tháng 12/2016, ông Phan Minh Trung chuyển nhượng thửa đất 174, tờ bản đồ số 13 (bản đồ địa chính mới là thửa đất 19, tờ bản đồ số 10) nói trên cho bà Nguyễn Thanh Yến. Hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Trung và bà Yến, do UBND xã (nay là phường Xuân T.) chứng thực. Nhận thấy việc chuyển nhượng thửa đất đang trong quá trình thi hành án, nên Chấp hành viên có công văn gửi các cơ quan chức năng dừng việc chuyển nhượng đối với 415 m2 đất ghi trong thửa 174, tờ bản đồ số 13 (nay là thửa đất 19, tờ bản đồ số 10, khu phố Nông Doanh, phường Xuân T. )
Chi cục THADS TP. LK tiếp tục xác minh để làm rò, thấy rằng thửa đất nói trên đã bị kê biên theo lệnh kê biên số 1298.08 ngày 25/8/2003 của cơ quan điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh, tiến hành kê biên theo biên bản kê biên ngày 26/8/2003. Việc kê biên đến nay chưa được cơ quan có thẩm quyền tuyên hủy bỏ. Xác minh việc chuyển quyền sử dụng đất từ ông Nguyễn Trọng Bình sang ông Phan Minh Trung, cho thấy giấy ủy quyền giữa ông Bình và bà Hoa không đúng quy định của pháp luật. Nên hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất giữa ông Bình và ông Trung dựa trên giấy ủy quyền này không có hiệu lực,
Vướng mắc trong quá trinh thi hành bản án đã được báo cáo xin ý kiến Cục THADS tỉnh Đồng Nai, Ban chỉ đạo THADS thị xã (nay là thành phố), các cơ quan nội chính, đơn vị ngành có liên quan.
Từ những vướng mắc như trên, ngày 17/5/2018, Chi cục THADS thị xã LK đã có văn bản gửi TAND Tối cao yêu cầu giải thích bản án.
Ngày 17/12/2018, Cục THADS tỉnh Đồng Nai cũng có văn bản số 1456/CTHADS- NV, đề nghị TAND Tối cao xem xét thủ tục tái thẩm đối với bản án.
Nhưng đến ngày 28/12/2018, TAND Tối cao có văn bản số 569/TANDTC- V1, chuyển vụ việc cho TAND thành phố HCM giải thích.
Ngày 14/5/2019, Chi cục THADS TP. LK tiếp tục có công văn số 199/CV- CCTHADS, tiếp tục đề nghị TAND TP. HCM và TANDTC sớm có văn bản giải thích để việc thi hành bản án đúng nội dung và đúng pháp luật. Nhưng cho đến nay, Chi cục THADS TP LK vẫn chưa nhận được bất kỳ lời giải thích nào từ các cơ quan nói trên.
Như vậy, bản án hình sự sơ thẩm số 153/ 2005/HSST ngày 21/01/2005 của TAND thành phố HCM và bản án hình sự phúc thẩm số 856/2005/HSPT ngày 25/5/1005 của TAND Tối cao tuyên không rò rang, Thực hiện quyền hạn quy định tại Luật THADS, Chi cục THADS TP. LK đã nhiều lần có công văn yêu cầu Tòa án cấp có thẩm quyền giải thích bản án. Đặc biệt, các cơ quan khác như Cục THADS TP. Hồ Chí Minh, Cục THADS tỉnh Đồng Nai có văn bản đề nghị xem xét lại bản án, nhưng Tòa án có thẩm quyền vẫn không có ý kiến phản hồi.
Để đảm bảo lợi ích của nhà nước không bị thiệt hại, cũng như bảo vệ quyền lợi cho người đã tham gia việc sang nhượng thửa đất, bảo đảm việc thi hành bản án chính xác và đúng pháp luật, cần thiết phải được TAND TP. Hồ Chí Minh, TAND Tối cao, là cơ quan đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm phải có ý kiến giải thích bản án rò ràng.
Mặt khác, bản án tuyên tịch thu tài sản đã có hiệu lực, việc kê biên thửa đất chưa được cơ quan có thẩm quyền giải biên, cho nên hành vi chuyển nhượng thửa đất đó đã có dấu hiệu của tội phạm vi phạm niêm phong, kê biên quy định tại điểm b khoản 1 Điều 310 Bộ luật hình sự năm 1999.
Hiện nay, các đối tượng tham gia chuyển nhượng thửa đất này liên tục gửi nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo đến nhiều cấp, nhiều ngành làm vụ việc thi hành án càng thêm khó khăn, phức tạp.
Việc thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự chưa rò ràng có thể dẫn đến thiệt hại cho nhà nước hoặc công dân. Vì vậy, cần thiết Tòa án có thẩm quyền