Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 3


trở thành người công dân lương thiện (đối với những người bị kết án phạt tù). Để thực hiện các hoạt động chấp hành và quản lý nói trên, phương pháp thuyết phục, giáo dục có ý nghĩa quan trọng, nhưng phương pháp mệnh lệnh, bắt buộc phải thi hành có tính chất đặc thù, nhất là trong thi hành các bản án hình sự, đây xem như là phương pháp chủ yếu và có tính tiên quyết.

+ Thi hành án là dạng hoạt động mang tính hành chính - tư pháp vì: một là, căn cứ để thi hành án là các bản án và quyết định của tòa án; hai là có sự tham gia của các cơ quan tư pháp (theo nghĩa rộng) tham gia vào quá trình thi hành án. Đây là quan niệm có nhiều điểm hợp lý. Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần trên, căn bản trong thi hành án là tính chất chấp hành, quản lý và phương pháp bắt buộc, nghĩa là tính hành chính thể hiện sự nổi trội, cơ bản, quán xuyến xuyên suốt quá trình thi hành án. Vấn đề cần đặt ra ở đây là có thể xác định được mức độ, liều lượng của tính hành chính và tính tư pháp trong thi hành án hay không?. Thực tiễn cũng cho thấy rằng, đặc điểm của mỗi loại hình thi hành án cũng như của mỗi nhóm vụ việc trong từng loại hình thi hành án quy định mức độ của tính hành chính và tính tư pháp. Theo tác giả, trong thi hành án, tính tư pháp luôn thể hiện ở mức độ hạn chế hơn so với tính hành chính.

Qua phân tích trên, có thể hiểu khái niệm thi hành án như sau: “Thi hành án là hoạt động hành chính - tư pháp của Nhà nước, do các cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để đưa bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được thực thi trong thực tế, nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa”

Trong bản án, quyết định hình sự, ngoài phán quyết về trách nhiệm hình sự, còn có các phán quyết liên quan đến trách nhiệm dân sự mà theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì các phán quyết về tiền, tài sản trong bản án, quyết định hình sự do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành.

Việc thi hành án phần tiền, tài sản trong bản án, quyết định hình sự trước hết phải tuân thủ trình tự, thủ tục chung được Luật thi hánh án dân sự quy định như đối


với các vụ việc thi hành án thông thường; Bên cạnh đó, Chấp hành viên cần cân nhắc những yếu tố mang tính đặc thù để đảm bảo quá trình thi hành án đạt hiệu quả. Ngoài những quy định chung về thủ tục thi hành án, Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) dành 01 mục với 08 điều (từ Điều 122 đến Điều

129) quy định về thi hành các khoản tịch thu sung quỹ nhà nước, tiêu hủy tang vật, hoàn trả tiền, xử lý tài sản kê biên, tạm giữ trong bản án, quyết định hình sự.

Những bản án, quyết định hình sự của Tòa án được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự bao gồm 02 loại:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Thứ nhất, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, gồm:

a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;

Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 3

b) Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm;

c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án;

Thứ hai, những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị như:

a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc;

b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

Theo quy định của pháp luật, những bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật, hoặc chưa có hiệu lực được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị như đã nêu trên, khi đưa ra thi hành phải được thực hiện bởi một trình tự, thủ tục rất nghiêm ngặt theo luật định.

Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành đối với phần bản án, quyết định về hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí; trả lại tiền, tài sản cho đương sự; tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản; thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.


Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định thi hành án đó.

Từ những cơ sở phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm thi hành các quyết định dân sự trong bản án hình sự như sau “Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự của Tòa án là hoạt động hành chính- tư pháp, là nhiệm vụ của các cơ quan Thi hành án dân sự, được chấp hành viên thực hiện theo trình tự thủ tục do Luật THADS qui định nhằm đưa bản án hình sự được thực thi trong thực tế, buộc người bị kết án phải thực hiện quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền- tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, án phí; thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại về tình trạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, bồi thường thiệt hại về tài sản…Góp phần đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

1.2.1.2. Đặc điểm

Từ góc độ tiếp cận về khái niệm về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và từ thực tiễn công tác thi hành án dân sự có thể rút ra những đặc điểm của thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự như sau:

Thứ nhất, thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là hoạt động mang bản chất hành chính - tư pháp, tính quyền lực nhà nước

- Tính hành chính thể hiện ở chỗ: thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là dạng hoạt động chấp hành, quản lý.


+ Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là dạng hoạt động chấp hành vì nó thực hiện từ cơ sở các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và trong khuôn khổ quy định của pháp luật; từ quá trình thi hành với những biện pháp, cách thức khác nhau đều nhằm thực hiện những nội dung đã được án tuyên và theo các quy định của pháp luật có liên quan.

+ Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là dạng hoạt động quản lý vì nó có sự tác động của pháp luật chuyên ngành và các luật khác có liên quan tác động tới đối tượng phải thi hành án để họ tự nguyện thi hành hoặc áp dụng các biện pháp nghiêm khắc buộc họ phải thi hành, giáo dục người bị kết án có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng lợi ích của nhà nước, của tổ chức và của cá nhân.

- Tính tư pháp thể hiện ở chỗ:

+ Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự có căn cứ thi hành là các bản án, quyết định của Tòa án, đồng thời có sự tham gia của các cơ quan tư pháp trong quá trình thi hành án. Tính tư pháp ở đây hiểu theo nghĩa rộng. Thực tiễn nước ta cho thấy,các cơ quan tư pháp thường được hiểu đó là các cơ quan: TAND, VKSND, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự. Xét về tính quy định chung trên mặt bằng các nước trên thế giới thì việc xác định này còn bất cập. Bởi lẽ, về cơ sở lý luận nhiều quốc gia trên thế giớ đều xem quyền tư pháp là quyền xem xét và phán quyết các vi phạm pháp luật, các tranh chấp; Tòa án là cơ quan độc lập duy nhất. VKS (hay công tố) chỉ là cơ quan tham gia các hoạt động tư pháp.

Tính chất hành chính - tư pháp là một đặc điểm quan trọng trong khi quy định về tổ chức và hoạt động của thi hành án. Nó là hoạt động thuộc quản lý của hệ thống các cơ quan hành pháp nên trong các quy định của pháp luật thi hành án phải xác định rò trách nhiệm chính trong tổ chức quản lý.

Thứ hai, chủ thể thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là cơ quan THADS, Chấp hành viên và các đương sự.

Từ thực tiễn cho thấy, quan hệ THADS luôn tồn tại rò nét là cơ quan THADS, CHV và người được, người phải thi hành án, được hình thành trên căn cứ bản án


của Tòa án và các cơ quan hữu quan khác theo quy định của pháp luật. Cơ quan thi hành án và chấp hành viên là chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước để thi hành bản án theo quy định. Về nguyên tắc mang tính chủ động, độc lập của Chấp hành viên trong tác nghiệp phải được tôn trọng và bảo vệ. Chấp hành viên phải căn cứ vào nội dung bản án, quyết định, tính chất mức độ của việc thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, điều kiện của người phải thi hành án…và tình hình thực tế của địa phương để áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành.

Thứ ba, thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự được thực hiện theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt theo luật định.

Trình tự thủ tục THADS là một cơ chế chặt chẽ nhằm phục vụ cho quy trình thi hành án đúng pháp luật. Điều đầu tiên là phải đảm bảo tính chính xác, khách quan. Trình tự này thể hiện ngay từ thời điểm nhận bản án của Tòa án hoặc nhận đơn yêu cầu của người phải thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, thông báo thi hành án, cưỡng chế thi hành án…Việc đảm bảo các trình tự, thủ tục thể hiện tính dân chủ, công khai, công bằng, là cơ sở đảm bảo cho việc thi hành đạt hiệu quả đối với các bản án của Tòa án. Trong thực tế, cho thấy không ít chấp hành viên áp dụng pháp luật không đúng đã phải thực hiện việc bồi thường nhà nước, thậm chí chấp hành viên bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự.

Thứ tư, thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự với thi hành bản án dân sự có những điểm tương đồng, nhưng cũng có những nét đặc thù riêng.

Đặc điểm của thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là phải có tính chất pháp lý, nghĩa là phải do pháp luật qui định. Vì thế, những quyết định không được qui định trong các văn bản pháp luật thì không phải là quyết định dân sự trong bản án hình sự. Nội dung của quyết định dân sự trong bản án hình sự chỉ bao gồm những phán quyết của Tòa án về những vấn đề dân sự. Đây là những quyết định về hình phạt tiền, hình phạt tịch thu tài sản; về án phí; quyết định tịch thu vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm; quyết định trả lại tài sản, sửa chữa bồi thường thiệt hại, quyết định công khai xin lỗi v.v…Về hình thức thể hiện: các quyết định dân sự nêu


trên phải được thể hiện trong bản án, quyết định hình sự. Về chủ thể có thẩm quyền ban hành các quyết định này phải do Tòa án có thẩm quyền ban hành. Về đối tượng phải chấp hành: cá nhân người bị kết án hoặc pháp nhân thương mại bị kết án. Những cá nhân, tổ chức này buộc phải chấp hành, bởi đó là nghĩa vụ pháp lý của họ. Việc thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự với thi hành bản án dân sự đều giống nhau là phải tuân thủ đúng quy trình luật định đã được quy định trong Luật THADS 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014) và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan. Sự khác nhau cơ bản nhất đó là về đối tượng phải thi hành án. Đặc thù của đối tượng phải thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là người phải gánh chịu hai trách nhiệm pháp lý về cùng một hành vi phạm tội đó là trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự. Họ là những người đã từng có tiền án, tiền sự, hoặc đang thụ hình ở các trại giam, trại cải tạo, hoặc thường sống lang thang, không nơi cư trú rò ràng, hoặc xét về mặt tâm lý khi được tha tù do tự ti, mặc cảm thân phận, họ tự bỏ địa phương đi nơi khác mà không báo cho chính quyền địa phương biết. Trong thực tế cũng cho thấy đối tượng phạm các tội trộm cắp, cướp giật, cố ý gây thương tích, giết người… đa số là đối tượng nghèo khó không có tài sản gì để thi hành. Bên cạnh đó, không ít trường hợp họ cho rằng tội trạng của họ đã đánh đổi bởi những ngày tháng trong tù nên không quan tâm đến phần trách nhiệm về mặt dân sự.

1.2.2. Ý nghĩa

Có thể khái quát ý nghĩa của việc thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự như sau:

Một là: đảm bảo hiệu lực pháp luật và hiệu quả thực tế của các quyết định dân sự trong bản án hình sự.

Để bản án, quyết định của Tòa án đi vào thực tiễn cuộc sống, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Nhất thiết phải đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, việc áp dụng các biện pháp tích cực, tối ưu của cơ quan THADS, suy cho cùng là đạt được mục đích: “Mọi bản án, quyết định của TAND có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ


chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành” theo đúng quy định tại Điều 106, Hiến pháp năm 2013.

Với tính chất đặc thù của công tác THADS, đó là hoạt động này thường liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau trong xã hội và thường gắn chặt đến quyền sở hữu tài sản của công dân. Do vậy, THADS dễ dẫn đến quyền con người, quyền công dân, vì thế cần phải có cơ chế giám sát, kiểm tra đối với hoạt động THADS. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hiện nay có rất nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát như: Quốc hội, HĐND các cấp, Mặt trận tổ quốc, Ban chỉ đạo thi hành án… và thường xuyên nhất là của Viện kiểm sát nhân dân các cấp, điều này đảm bảo cho hoạt động thi hành án được thực hiện đúng pháp luật, đạt hiệu quả hơn; Song từ thực tế cho thấy rất cần thiết có những quy định phù hợp nhằm hạn chế sự can thiệp không có căn cứ pháp luật vào hoạt động của các cơ quan thi hành án và của các chấp hành viên.

Hai là, Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là một trong những phương thức quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người được thi hành án, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cũng như lợi ích chung của Nhà nước và xã hội.

Trong quá trình thi hành án, pháp luật THADS quy định và bảo vệ quyền được tự nguyện, quyền được tự thỏa thuận giữa các bên đương sự,. Việc tăng cường giáo dục, thuyết phục đương sự, thân nhân của đương sự tự nguyện thi hành án không chỉ đặt ra đối với những vụ việc thi hành phần tiền, tài sản trong các bản án, quyết định hình sự, mà còn là yêu cầu cần thiết đối với việc thi hành các bản án, quyết định nói chung. Tuy nhiên, đối với các vụ việc thi hành các quyết định dân sự trong bản án hình sự thì vấn đề giáo dục, thuyết phục đương sự và thân nhân của đương sự tự nguyện thi hành án cần được Chấp hành viên đặc biệt quan tâm.

Trong thực tiễn công tác, chúng tôi thấy rằng, đương sự trong các vụ án hình sự thường là người không có tài sản hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án và có thái độ bất hợp tác với cơ quan thi hành án, chính vì thế, việc thuyết phục họ tự nguyện thi hành án sẽ giúp cho quá trình thi hành án thuận lợi hơn. Ngoài ra, đối với loại đối tượng phải thi hành án không có tài sản, thì Chấp hành viên cần thuyết


phục cho những người thân của đương sự hỗ trợ đương sự trong việc thi hành án để quá trình thi hành án đạt kết quả.

Trong quá trình tác nghiệp, Chấp hành viên cần vận dụng kỹ năng dân vận, tác động đến tâm lý của đương sự, thân nhân của đương sự để đưa họ đến hành vi tự nguyện thi hành án. Để việc giáo dục, thuyết phục đạt kết quả thì Chấp hành viên cần nắm bắt rò những quy định pháp luật hiện hành về đặc xá, trong đó xác định việc hoàn thành việc thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là một trong những tiêu chí để được xét đặc xá.

Không giống nhiều nước trên thế giới quy định Tòa án là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Ở Việt Nam thẩm quyền này đã được chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự từ tháng 7 năm 1993. Xét cho cùng, mặc dù thẩm quyền ra quyết định tổ chức thi hành án khác nhau, tuy nhiên có điểm chung trong pháp luật các nước, đó là đảm bảo kiểm soát việc sử dụng biện pháp chế tài trong THADS, nghĩa là chỉ Nhà nước mới có quyền thực hiện việc cưỡng chế thi hành án. Nhà nước giao cho cơ quan thi hành án, Chấp hành viên thực hiện. Mọi cá nhân, tổ chức khác không được phép sử dụng quyền lực buộc người khác thực hiện nghĩa vụ của họ nếu pháp luật không cho phép.

Khi bàn về cưỡng chế thi hành án, Giáo sư Claude Brenner, trường Đại học Panthe1on- Assas cho rằng: “Trong một nhà nước pháp quyền, cơ quan quyền lực nhà nước là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thực hiện cưỡng chế thi hành án. Do đó, cưỡng chế thi hành án chỉ liên quan đến các cơ quan quyền lực nhà nước. Khi tiến hành cưỡng chế thì hành, cơ quan quyền lực Nhà nước cần có sự hỗ trợ của quyền lực công. Các cá nhân không thể thao túng hoạt động này, cũng như không thể làm sai lệch việc tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Bởi đây là hoạt động dựa trên cơ sở quyền lực” .

Khi nói về ý nghĩa của hoạt động thi hành án dân sự (THADS), nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải cho rằng: “Thi hành án dân sự là công việc có nhiều khó khăn, phức tạp nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, duy trì kỷ cương phép nước.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí