Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------


NGUYỄN TRỌNG YẾN


THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI


Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN TRUNG THÀNH

Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 1

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Thầy Tiến sĩ Nguyễn Trung Thành. Các số liệu, ví dụ các bản án minh họa đều đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Trọng Yến

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN HÌNH SỰ 6

1.1 Khái niệm, đặc điểm, căn cứ áp dụng quyết định dân sự trong bản án hình sự 6

1.2 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa thi hành các quyết định dân sự trong bản án hình sự 9

Chương 2: QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH ĐỒNG NAI 23

2.1 Quy định của pháp luật về thi hành các quyết đinh dân sự trong bản án hình sự 23

2.2 Thực trạng thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự tại tỉnh Đồng Nai.27 Chương 3: YÊU CẦU, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI 49

3.1 Yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai 49

3.2 Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng qui định của pháp luật và nâng cao hiệu quả về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự 54

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC 82

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BCHTW: Ban chấp hành Trung ương

BLDS: Bộ luật dân sự

BLHS: Bộ luật hình sự

BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự

CHV: Chấp hành viên

CNH-HĐH: Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

HĐND: Hội đồng nhân dân

KT-XH: Kinh tế xã hội

LTHAHS: Luật Thi hành án hình sự

TAND: Tòa án nhân dân

TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao

THA: Thi hành án

THADS: Thi hành án dân sự

THAHS: Thi hành án hình sự

TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG PHỤ LỤC

BẢNG 2.1: Kết quả thi hành án của Cục thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015- 2020.

BẢNG 2.2: Kết quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự của Cục thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015- 2020.

BẢNG 2.3: Tình hình việc và tiền trong bản án hình sự phải thi hành án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015- 2020.

BẢNG (Biểu số 11/TK- THA): Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai năm 2015.

BẢNG (Biểu số 11/TK- THA): Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự của THADS tỉnh Đồng Nai năm 2019.

BẢNG (Biểu số 13/TK- THA): Kết quả thực hiện chỉ tiêu biên chế và cơ cấu công chức của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai năm 2015.

BẢNG (Biểu số 13/TK- THA): Kết quả thực hiện chỉ tiêu biên chế và cơ cấu công chức của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai năm 2019.

BẢNG (Biểu số 14/TK- THA): Trình độ công chức của cơ quan THADS tỉnh Đồng Nai năm 2015.

BẢNG (Biểu số 14/TK- THA): Trình độ công chức của cơ quan THADS tỉnh Đồng Nai năm 2019.


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước nhằm thực hiện bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án trong thực tiễn đời sống xã hội.

Thi hành quyết định dân sự trong các bản án hình sự là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan thi hành án. Theo quy định tại Mục 1, chương V, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014) thì những việc phải thi hành án trong bản án, quyết định hình sự thuộc thẩm quyền của cơ quan THADS bao gồm: Hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền - tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, án phí; thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại về tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, bồi thường thiệt hại về tài sản...

Bản án, quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước khi được chấp hành nghiêm chỉnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giữ vững kỷ cương phép nước, củng cố pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho quyền lực tư pháp được thực thi trên thực tế, đồng thời tạo lòng tin của nhân dân đối với cơ quan bảo vệ pháp luật.

Từ thực tiễn hoạt động THADS nói chung và việc thi hành các quyết định dân sự trong các bản án hình sự nói riêng tại tỉnh Đồng Nai cho thấy tính khó khăn, phức tạp của hoạt động này ngày càng cao. Tỉ lệ thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự thường đạt thấp so với các loại án khác. Trong đó, tỉ lệ thi hành hình phạt tiền, các quyết định về tài sản thường xuyên không đạt yêu cầu. Nguyên nhân có nhiều, trong đó không loại trừ nguyên nhân do từ phía cơ quan THADS các cấp, mặc dù trong những năm gần đây về phía ngành đã đề ra nhiều giải pháp tương thích đối với tình hình thực tế thi hành án ở từng thời điểm cụ thể.

Về mặt lý luận, mặc dù có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này, song mới chỉ dừng lại ở những vấn đề chung mà chưa nghiên cứu một các chuyên sâu và hệ thống về vấn đề thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự ở một địa bàn cụ thể. Do vậy, có một số vấn đề lý luận về vấn đề này cần tiếp tục nghiên cứu làm rò.


Trong khi đó, các qui định của pháp luật có liên quan đến vấn đề thi hành các quyết định dân sự trong bản án hình sự còn nhiều bất cập, hạn chế gây khó khăn cho việc triển khai trên thực tế, đòi hỏi phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

Như vậy, cả về lý luận, qui định của pháp luật và thực tiễn thi hành các quyết định dân sự trong bản án hình sự đặt ra nhu cầu cần tiếp tục nghiên cứu vấn đề này nhằm thiết lập các giải pháp đảm bảo chất lượng, hiệu quả của việc thi hành các quyết định dân sự trong bản án hình sự trên thực tế.

Chính vì lẻ đó, tác giả đã chọn đề tài “Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” để nghiên cứu, làm luận văn thạc sĩ Luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu của các nhà luật học liên quan đến vấn đề thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự. Điển hình là:

+ Luận án tiến sĩ Luật học “Thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính ở Việt Nam hiện nay”, của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phương Hà, bảo vệ ngày 18 tháng 9 năm 2019 tại HVKHXH.

+ Luận án tiến sĩ Luật học “Thi hành án hành chính ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn”, của nghiên cứu sinh Lê Việt Sơn, bảo vệ năm 2021.

+ Luận án tiến sĩ Luật học “Giám sát thi hành án dân sự”, của nghiên cứu sinh Hoàng Thế Anh, năm 2015 (Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

+ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật THADS” của Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2004.

+ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường về “Những điểm mới của Luật THADS năm 2008” của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2011.

+ Sách tham khảo “Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật Thi hành án dân sự Việt Nam” - tác giả Tiến sỹ Lê Thu Hà - Nhà xuất bản Tư pháp năm 2011;

+ Bài viết: “Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 02/2004 của GS.TSKH Lê Cảm.

+ Bài viết: “Bàn về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự”, Tạp chí Khoa học, (Luật học), số 26, 2010.

+ Luận văn thạc sỹ “Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự từ thực tiễn huyện Quế Vò, tỉnh Bắc Ninh, xủa tác giả Nguyễn Quốc Cường năm 2020.


+ Luận văn thạc sỹ “Đổi mới thủ tục THADS ở Việt Nam” của tác giả Lê Anh Tuấn năm 2004;

+ Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự” của tác giả Nguyễn Thanh Thủy năm 2001 - Trường Đại học Luật Hà Nội;

+ Luận văn thạc sỹ “Xã hội hóa một số nội dung thi hành án dân sự” của tác giả Lê Xuân Hồng năm 2002 - Trường Đại học Luật Hà Nội;

+ Luận văn thạc sỹ luật học “Một số vấn đề về tổ chức và thi hành án dân sự ở Việt Nam” của tác giả Trần Văn Quảng; …

Những công trình nghiên cứu, bài viết nêu trên chủ yếu đề cập đến vấn đề thi hành án dân sự nói chung. Tuy nhiên, cũng có một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự ở một số địa bàn cụ thể. Song cho tới nay, chưa có một công trình nghiên cứu về vấn đề thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai, Vì thế, việc nghiên cứu đề tài này không trùng với các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến chủ đề này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là hướng tới làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, đánh giá qui định của pháp luật về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự và thực tiễn thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự tại tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự cũng như những giải pháp đảm bảo áp dụng đúng các qui định đó trên thực tế.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài đặt ra và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

+ Phân tích, làm rò cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về pháp luật thi hành án dân sự nói chung, về việc thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự tại địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua, trên cơ sở đó tìm ra những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó.

+ Đề xuất những giải pháp hoàn thiện các qui định của pháp luật về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, cũng như giải pháp đảm bảo áp dụng đúng những quy định này trên thực tế.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022