Hình Thức Nộp Tiền Phạt Trong Thi Hành Án Phạt Tiền

hành án vì Công an nhân dân là cơ quan quản lí về lưu trú ở địa phận đó hoặc có thể cung cấp cho Chấp hành viên về việc người phải thi hành án có đang đi tù hay không.

Xác minh về nhà, đất của người phải thi hành án: Việc xác minh nhà, đất sẽ giúp cho Chấp hành viên biết được nhà, đất đó có phải là của người phải thi hành án không, có liên quan đến người phải thi hành án không. Để thông tin về nhà, đất được chính xác nhất ngoài trực tiếp xác minh các Chấp hành viên có thể xác minh tại Văn phòng đăng ký đất đai, tại công ty Dịch vụ công ích, tại Uỷ ban nhân dân cấp phường, xã. Trong trường hợp kết quả xác minh cho thấy nhà, đất đó thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án nhưng người đó vẫn chưa thi hành án thì Chấp hành viên có thể ra Quyết định ngăn chặn chuyển dịch nhà, đất đó nhằm bảo đảm thi hành án.

Xác minh động sản của người phải thi hành án: Trong quá trình tiến hành xác minh Chấp hành viên biết được hoặc được người được người thi hành án cung cấp thông tin về việc người phải thi hành án có động sản thì phải tiến hành xác minh động sản đó có phải đang được người phải thi hành án đứng tên, đăng ký sử dụng không. Cách xác minh nhanh chóng và hiệu quả nhất đó chính là xác minh thông qua người phải thi hành án hoặc các cơ quan đăng ký quyền sở hữu. Tùy vào từng loại động sản mà Chấp hành viên sẽ xác minh với các cơ quan đăng ký quyền sở hữu phù hợp nhất. Ví dụ tài sản đó là xe máy, xe ô tô,…. Thì các Chấp hành viên phải thực hiện xác minh tại Phòng cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt. Trong trường hợp người phải thi hành án cung cấp đầy thông tin, chứng cứ về việc mình đang sở hữu, sử dụng một động sản nào đó thì Chấp hành viên không cần phải xác minh với cơ quan đăng ký quyền sở hữu.

Xác minh thu nhập của người phải thi hành án: Ngoài việc xác minh các tài sản nêu trên thì việc xác minh thu nhập của người phải thi hành án cũng rất quan trọng vì người phải thi hành án thường họ sẽ cố giấu diếm số

tiền họ đang có và Chấp hành viên cũng rất khó xác minh được việc người phải thi hành án đang có bao nhiêu tiền mang theo trên người. Vì thế, khi biết được người phải thi hành án đang có công việc làm có thể tạo ra tiền mà vẫn cố tình không tự nguyện thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì Chấp hành viên sẽ tiến hành xác minh về thu nhập hiện có của người phải thi hành án thông qua các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý thu nhập của họ và khi thực hiện việc xác minh về thu nhập thì Chấp hành viên phải xác minh rò từng loại tiền như là tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp, mức thu nhập, thời gian và cách thức chi trả thu nhập của người phải thi hành án. Bên cạnh đó, trong quá trình xác minh nếu biết được thông tin người phải thi hành án đang được trả tiền lương hoặc có một khoản tiền trong một ngân hàng, tổ chức tín dụng nào đó thì khi đó Chấp hành viên sẽ tiến hành xác minh với ngân hàng, tổ chức tín dụng đó, nếu như thông tin đó là chính xác Chấp hành viên có thể ra Quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản để khấu trừ phần nghĩa vụ về tiền mà người phải thi hành án chưa thực hiện.

Trên đây là những cách xác minh có thể áp dụng cho việc thi hành án hình phạt tiền. Tuy nhiên, thông qua việc tổ chức thi hành án cũng như việc xác minh cụ thể là việc xác minh về nơi cư trú của người thi hành án như đã nêu ở trên nếu như Chấp hành viên biết được người phải thi hành hình án đang cư trú tại một nơi khác (Quận khác, Thành phố khác….) thì có thể ra Quyết định ủy thác thi hành án về nơi mà người phải thi hành án đang cư trú để cơ quan thi hành án tại nơi đó sẽ tiếp tục thi hành hình phạt tiền đối với người phải thi hành án. Việc ủy thác thi hành án này sẽ giúp cho các cơ quan thi hành án đỡ mất thời gian hơn trong quá trình tổ chức thi hành án.

1.4 Hình thức nộp tiền phạt trong Thi hành án phạt tiền

Theo nguyên tắc người phải thi hành án sẽ phải nghiêm chỉnh chấp hành việc thi hành án phạt tiền được quy định trong Bản án, Quyết định của Tòa án. Tại Điều 30 BLHS năm 1999 quy định “Tiền phạt có thể được nộp một

lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quyết định trong bản án” cho chúng ta thấy quy định về việc nộp tiền phạt tại thời điểm này chưa thật sự rò ràng nên BLHS năm 2015 sửa đổi, bổng sung năm 2017 đã khắc phục hạn chế này bằng cách bãi bỏ đi quy định trên. Theo đó, người bị áp dụng hình phạt tiền dù là hình phạt chính hay là hình phạt bổ sung đều phải thi hành án theo quy định của LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014.

Tuy nhiên, LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 lại không quy định cụ thể về hình thức nộp phạt cho nên từ thực tiễn thi hành án phạt tiền sẽ có những hình thức nộp phạt sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

- Nộp phạt trực tiếp bằng tiền mặt tại cơ quan THADS:

Đây là trường hợp người phải thi hành án phạt tiền tự giác thi hành án, chủ yếu đối với các tội mà hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính. Vì khi đó người phải thi hành án không phải chấp hành hình phạt tù nên họ có thể tự mình đến cơ quan thi hành án để nộp tiền phạt. Tuy nhiên, một vài trường hợp người phải thi hành án phải chấp hành hình phạt tù và hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung nhưng người phải thi hành án có tinh thần trách nhiệm cao vẫn muốn nộp tiền phạt thì có thể nhờ người thân đến cơ quan THADS để nộp tiền thay cho người phải thi hành án. Khi thực hiện việc nộp tiền thay thì Biên lai thu tiền phải ghi rò do ai nộp thay.

Thi hành án phạt tiền từ thực tiễn quận 2, thành phố Hồ Chí Minh - 4

- Nộp phạt bằng hiện vật thay cho tiền phạt:

Trường hợp này thường được áp dụng cho các tội mà hình phạt tiền là hình phạt chính và người phải thi hành án không phải chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên, họ lại không có đủ số tiền để bảo đảm việc thi hành án phạt tiền theo Bản án, Quyết định của Tòa án nên người phải thi hành án tự nguyện dùng tài sản bảo đảm hoặc tài sản bị tạm giữ để bảo đảm thi hành án. Để có thể nhận các tài sản này thay cho tiền phạt các cơ quan THADS phải tiến hành xác minh đối với các tài sản đó để kiểm chứng các tài sản có thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án hay không.

Nếu kết quả xác minh chứng minh được các tài sản thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án thì cơ quan THADS sẽ tiến hành các thủ tục kê biên, thẩm định giá tài sản và cuối cùng là bán đấu giá, sau khi trừ tất cả các chi phí theo quy định của pháp luật sẽ được cấn trừ vào khoản tiền phải nộp phạt của người phải thi hành án.

- Nộp phạt vào tài khoản của cơ quan THADS được mở tại Kho bạc Nhà nước:

Trường hợp này được áp dụng đối với các tội mà hình phạt tiền là hình phạt chính và người phải thi hành án không phải chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó mà người phải thi hành án không thể đến cơ quan THADS để nộp tiền trực tiếp thì phải làm đơn nêu rò lý do không thể đến nộp tiền trực tiếp và đề nghị cơ quan THADS cung cấp số tài khỏan mở tại Ngân hàng Nhà Nước. Theo đó, cơ quan THADS sẽ cung cấp số tài khoản và sau khi người phải thi hành án nộp tiền Kho bạc Nhà nước sẽ gửi cho cơ quan THADS “Lệnh chuyển có”, đây chính là căn cứ cho việc người phải thi hành án đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền theo quy định của Bản án.

- Nộp phạt tại trại giam:

Trường hợp này sẽ được áp dụng đối với người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù. Khi người phải thi hành án nộp tiền phạt thì lúc này Trại giam nơi mà người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù sẽ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan THADS có thẩm quyền về việc người phải thi hành án đã nộp tiền phạt. Sau khi nhận được văn bản thông báo của Trại giam cơ quan THADS sẽ có công văn phúc đáp và cung cấp các văn bản cần thiết như: Quyết định thi hành án, Bản án, số tài khoản của cơ quan THADS mở tại Kho bạc Nhà nước. Trại giam nơi mà người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù sẽ căn cứ vào công văn phúc đáp của cơ quan THADS để chuyển số tiền mà người phải thi hành án đã nộp vào tài khoản của cơ quan THADS.

- Cưỡng chế thi hành án:

LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã có quy định rất rò ràng trình tự và thủ tục thi hành án hình phạt tiền trong trường hợp người phải thi hành án không tự giác thi hành. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên sẽ tiến hành xác minh điều kiện thi hành án đối với người phải thi hành án. Trong trường hợp kết quả xác minh của Chấp hành viên cho thấy người phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành án theo quy định thì sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án nhằm bảo đảm nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án.

Tiểu kết chương 1

Công tác THADS đang ngày càng được chú trọng ngoài việc thi hành các bản án dân sự, các phần dân sự thì THADS còn thi hành phần dân sự trong bản án hình sự và trong đó có thi hành hình phạt tiền. Như đã đề cập và phân tích ở Chương 1 thì hình phạt tiền sẽ đánh thẳng vào kinh tế, vào túi tiền của người bị kết án mặc dù không để lại án tích nhưng hình phạt tiền vẫn được xem là một trong những hình phạt mang tính cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong pháp luật Việt Nam ta. Bên cạnh đó, Chương 1 của luận văn đã nêu ra được một số vấn đề lý luận về thi hành án phạt tiền như các nội dung, hình thức và trình tự thủ tục của thi hành án phạt tiền . Qua đó, cho thấy được Thi hành án phạt tiền là hoạt động của Nhà nước để thi hành án các Bản án, Quyết định của Tòa án nhân dân có tuyên phạt về hình phạt tiền. Giúp các Bản án, Quyết định của Tòa án nhân dân được tôn trọng và thực hiện trên thực tế nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của Nhà nước.

Nhưng để thi hành án hình phạt tiền được hiện thực hóa ra bên ngoài đời sống xã hội ngoài đôi khi vẫn còn rất nhiều khó khăn, vướng mắt xuất phát từ nhiều vấn đề, từ nhiều phía hoặc có thể là do các quy định chồng chéo làm ảnh hưởng đến công tác thi hành án nói chung và thi hành án phạt tiền nói riêng và vô hình chung sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả thi hành án.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN PHẠT TIỀN TẠI QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 Tổng quan về tình hình thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Sơ lược về địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

Quận 2 được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 nằm ở phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh. Phía Bắc giáp quận Thủ Đức, Bình Thạnh (qua sông Sài Gòn và sông Rạch Chiếc). Phía Nam giáp Quận 7, huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai (qua sông Sài Gòn và sông Đồng Nai). Phía Đông giáp Quận 4, Quận 1, quận Bình Thạnh (qua sông Sài Gòn) với quy mô dân số ổn định khoảng 600.000 dân. Với mật độ dân số khá đông nên Quận 2 được xem một trong những trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa cùng với trình độ dân trí ngày càng một cao cũng như sự phát triển về kinh tế, xã hội thì đi kèm theo đó là tình trạng vi phạm pháp luật, xâm hại các lợi ích về vật chất ngày càng gia tăng. Do đó, công tác THADS nói chung và thi hành án phạt tiền nói riêng tại Quận 2 có xu hường ngày càng tăng và phát sinh nhiều vụ việc phức tạp khó thi hành.

2.1.2 Ý thức tuân thủ pháp luật trong thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

Công tác tổ chức thi hành án phạt tiền sẽ tác động trực tiếp đến người phải thi hành án nhằm thuyết phục họ tự giác thực hiện các nghĩa vụ theo Bản án đã tuyên. Tuy nhiên, việc tổ chức thi hành án trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Đối với mỗi vụ việc thi hành án phạt tiền, Chấp hành viên phải tốn rất nhiều thời gian nghiên cứu và vận dụng các quy định cụ thể của luật để giải quyết. Trong nhiều trường hợp cơ quan thi hành án phải đôn đốc người phải thi hành án rất nhiều lần, phải phối hợp với nhiều cơ quan nhất là chính quyền địa phương nhằm vận động, tuyên truyền, thuyết phục họ tự nguyện thi hành án vì các tổ chức, cá nhân là người phải thi hành án phạt tiền không có tài sản

hoặc có nhưng cố tình chây ỳ, chống đối hoặc cản trở việc thi hành án dẫn đến việc Chấp hành viên phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành để buộc họ phải thi hành phần nghĩa vụ của mình. Việc phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án sẽ gây tổn hao thời gian và công sức của Chấp hành viên cũng như các cơ quan liên quan, cho nên có thể thấy ý thức tuân thủ theo pháp luật thi hành án phạt tiền tại Quận 2 vân còn rất kém.

2.1.3 Đội ngũ cán bộ, công chức tại Chi cục THADS Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi cục THADS Quận 2 có 13 biên chế và 03 người lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP. Trong đó có 08 Chấp hành viên (01 Chi cục Trưởng và 02 Phó Chi cục trưởng), 01 Thư ký thi hành án, 01 Thẩm tra viên, 02 Kế toán, 01 Thủ kho và 03 công chức khác.

Dưới sự chỉ đạo gắt gao của Chi cục trưởng và 02 Phó chi cục trưởng thì đội ngũ cán bộ, công chức tại Chi cục THADS Quận 2 không ngừng nâng cao hiệu quả và chất lượng trong hoạt động THADS nói chung và thi hành án phạt tiền nói riêng. Hằng năm, đơn vị đều hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà đơn vị đã đề ra trong năm cũng như các chỉ tiêu của Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh và đã được các cơ quan có thẩm quyền khen thưởng.

Bên cạnh đó, nhận thấy được tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao, phát triển nguồn lực cho đơn vị. Lãnh đạo Chi cục THADS Quận 2 luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho đội ngũ cán bộ, công chức của mình theo học các lớp nâng cao về nghiệp vụ, chuyên môn như các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm về kỹ năng tổ chức thi hành án của các tỉnh bạn. Theo đó, chủ động đề xuất và kiến nghị với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh để cử các cán bộ, công chức học các lớp về lý luận chính trị nhằm bồi dưỡng năng lực, trình độ của cán bộ, công chức để đáp ứng được yêu cầu công tác.

Tuy nhiên, nếu đem so sánh số lượng cán bộ, công chức của Chi cục THADS Quận 2 với các cơ quan ban ngành khác (Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân….) thì ta sẽ nhận thấy sự thiếu hụt về mặt nhân lực rất

Ngày đăng: 24/06/2022