1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Thi hành án phạt tiền
1.2.1 Khái niệm của Thi hành án phạt tiền
Từ những phân tích, so sánh bên trên về hình phạt và hình phạt tiền ta có thể rút ra được khái niệm về Thi hành án phạt tiền như sau: “Thi hành án phạt tiền là hoạt động của cơ quan THADS có thẩm quyền buộc người phải thi hành án thi hành một khoản tiền nhất định theo các Bản án, Quyết định của Tòa án nhân dân”.
Theo đó, Thi hành án phạt tiền khuyến khích người phải thi hành án tự giác thi hành nếu không sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc họ phải thi hành nghĩa vụ đã được xác định trong các bản Bản án, Quyết định của Tòa án và phải tuân theo các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, giáo dục họ có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng lợi ích cá nhân, tôn trọng kỉ luật trong nhà nước và trở thành một con người lương thiện.
Tuy nhiên, trong công tác THADS có hai loại Quyết định là Quyết định thi hành án chủ động và Quyết định thi hành theo đơn yêu cầu. Thi hành án phạt tiền là một nội dung trong Quyết định thi hành án chủ động. Ngoài thi hành án phạt tiền còn một dạng Quyết định thi hành án chủ động luôn chiếm nhiều trong công tác THADS là nộp tiền án phí, Do đó cần phân biệt rò ràng giữa việc Thi hành án phạt tiền và nộp tiền án phí.
Mặc dù, cả hai đều là việc nộp một phần tiền theo quy định trong các Bản án, Quyết định của Tòa án nhưng Thi hành án hình phạt tiền lại mang một ý nghĩa khác so với án phí. Thi hành án phạt tiền là việc buộc người phải thi hành án nộp một khoản tiền từ việc sai phạm của họ mà Tòa án nhận thấy cần phải áp dụng nhằm mục đích răn đe và giáo dục họ, còn đối với án phí thì đây là khoản chi phí về xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án.
1.2.2 Đặc điểm của Thi hành án phạt tiền.
- Mang bản chất hành chính – tư pháp, thể hiện tính chấp hành và điều hành
Là dạng hoạt động chấp hành vì thi hành án phạt tiền chỉ được tiến hành dựa trên cơ sở của những Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật và
nằm trong phạm vi luật định; toàn bộ quá trình thi hành án phạt tiền với những hoạt động, biện pháp, phương pháp khác nhau đều nhằm thực hiện những nội dung đã được thể hiện trong Bản án, Quyết định của Toà án và theo các quy định cụ thể của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm!
- Thi hành án phạt tiền từ thực tiễn quận 2, thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Thi hành án phạt tiền từ thực tiễn quận 2, thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Hình Thức Nộp Tiền Phạt Trong Thi Hành Án Phạt Tiền
- Thực Tiễn Thi Hành Án Phạt Tiền Tại Quận 2, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Thi hành án phạt tiền từ thực tiễn quận 2, thành phố Hồ Chí Minh - 6
Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.
Là dạng hoạt động quản lí vì thi hành án phạt tiền là sự tác động đến các đối tượng phải thi hành án để họ tự giác thi hành hoặc áp dụng các biện pháp buộc họ phải thi hành nghĩa vụ đã được xác định trong những Bản án, Quyết định của Toà án và phải tuân theo các quy định của pháp luật; giáo dục họ có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng lợi ích của cá nhân, tôn trọng kỷ luật nhà nước. Để thực hiện các hoạt động chấp hành và quản lí nói trên, cách thức thuyết phục, giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng.
- Hoạt động thi hành án phạt tiền được tiến hành theo một trình tự, thủ tục chạt chẽ do pháp luật quy định
Thi hành án phạt tiền được tiến hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẻ do pháp luật quy định từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, trên cơ sở pháp lý đầy đủ, rò ràng, đảm bảo sự công bằng thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự trong suốt quá trình thi hành án.
- Thi hành án phạt tiền chỉ nhằm thực hiện các bản án, quyết định của cơ quan tài phán.
Thi hành án phạt tiền có tính chất bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức cơ quan liên quan đến Bản án, Quyết định của Tòa án. Nếu không chấp hành hoặc chấp hành không nghiêm chỉnh Bản án, Quyết định của Tòa án sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định và có thể bị xử lý bằng các chế tài pháp luật nghiêm khắc.
1.2.3 Vai trò của Thi hành án phạt tiền
- Đảm bảo Bản án, Quyết định của Tòa án được đi vào thực tiễn đời sống.
Sau khi Tòa án đưa ra các phán quyết thì cái công bằng, cái lẻ phải vẫn chỉ nằm trên một trang giấy mà chúng ta gọi đó là Bản án, Quyết định của Tòa án và nó chỉ dừng lại ở việc thể hiện sự đúng hay sai, phải hay trái trong
một vụ việc nhất định. Muốn cái lẻ phải, công bằng đó được thực hiện trên thực tế thì cần phải nhờ đến công tác thi hành án. Do đó, Thi hành án phạt tiền sẽ trở thành công cụ hữu hiệu để bảo đảm cho các Bản án, Quyết định của Tòa án sẽ được thi hành trên thực tế.
- Góp phần nâng cao chất lượng các Bản án, Quyết định của Tòa án.
Thông qua quá trình Thi hành án phạt tiền cũng như áp dụng các biện pháp thi hành án đôi khi cơ quan thi hành án sẽ phát hiện một số sai sót, thiếu sót trong các Bản án, Quyết định. Từ đó, cơ quan thi hành án sẽ có kiến nghị để Tòa án xem xét, khắc phục và rút ra được những kinh nghiệm trong quá trình áp dụng pháp luật cũng như trong công tác xét xử, góp phần nâng cao chất lượng của các Bản án, Quyết định. Nếu mục đích của việc thi hành án phạt tiền không đạt được thì toàn bộ hoạt động tố tụng trước đó cũng trở nên vô nghĩa. Nếu một Bản án, Quyết định của Tòa án có áp dụng hình phạt tiền nhưng không thi hành được hoặc thi hành không nghiêm thì trật tự, kỷ cương xã hội bị vi phạm, quyền lực Nhà nước bị xem thường.
Vì vậy, Thông qua việc thi hành án phạt tiền cũng có thể kiểm tra lại quá trình xét xử trước đó, Bản án, Quyết định của Tòa án có thấu tình đạt lý thì mới có thể dễ dàng thi hành trên thực tế, trái lại việc xét xử ra một Bản án có sai sót, sẽ rất khó thi hành trên thực tế.
1.3 Trình tự, thủ tục Thi hành án phạt tiền
Các Bản án, Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật sau khi được chuyển giao qua cho cơ quan THADS thì phải trải qua một số thủ tục để được thi hành trên thực tế. Vì vậy, để hiểu rò hơn về các trình tự thủ tục trong công tác thi hành án hình phạt tiền chúng ta sẽ đi sâu hơn về phân tích các giai đoạn sau:
- Giai đoạn ra quyết định thi hành án
Như chúng ta đã biết thì cơ quan có thẩm quyền xét xử chỉ có thế là Tòa án. Trong quá trình xét xử nhiệm vụ của Tòa án là xác định sự thật khách quan của vụ việc, khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá
nhân, cơ quan, tổ chức… trong một vụ việc cụ thể. Sau khi kết thúc xét xử lúc này Tòa án mới chỉ đưa ra được những phán quyết về mặt nội dung, xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự chỉ khi các phán quyết này được thực thi đầy đủ trong đời sống thì quyền, lợi ích và nghĩa vụ của các bên đương mới được bảo vệ và thi hành.
Nhưng trước khi cơ quan thi hành án tiến hành ra quyết định thi hành án thì có một số thủ tục cần được quan tâm đến như là phân loại, xác định các Bản án, Quyết định được thi hành và quan trọng nhất là việc giao nhận các Bản án, Quyết định giữa Tòa án và cơ quan THADS.
Về việc phân loại các Bản án, Quyết định của Tòa án thì chúng ta sẽ căn cứ vào Điều 2 LTHADS được sủa đổi, bổ sung năm 2014 để xác định và phân loại các Bản án, Quyết định được cơ quan thi hành án dân thi hành. Phân loại và xác định các Bản án, Quyết định của Tòa án sẽ giúp cho bộ phận ra quyết định thi hành án kiểm soát được số lượng án đã nhận từ Tòa án, ngoài ra kịp thời nhanh chóng ra các Quyết định thi hành án về phần chủ động được nêu trong các Bản án, Quyết định của Tòa án nhằm tránh gây thất thoát cũng như trễ hạn sẽ gây khó khăn cho các Chấp hành viên khi thi hành án.
Về việc giao nhận Bản án, Quyết định giữa Tòa án và cơ quan THADS phải được tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp (thông quá tổ chức, các nhân khác). Để đảm bảo cho công tác thi hành án thì Điều 28 LTHADS được sủa đổi, bổ sung năm 2014 đã quy định về thời hạn chuyển giao Bản án, Quyết định của Tòa án tùy thuộc vào mỗi loại Bản án, Quyết định, cụ thể như sau:
+ Tòa án đã ra Bản án, Quyết định, gồm: Bản án, quyết định hoặc phần Bản án, Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án; Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản phải chuyển
giao Bản án, Quyết định đó cho cơ quan THADS có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bản án, Quyết định có hiệu lực pháp luật.
+ Tòa án đã ra Bản án, Quyết định gồm: Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm phải chuyển giao Bản án, Quyết định đó cho cơ quan THADS có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra Bản án, Quyết định.
+ Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chuyển giao quyết định đó cho cơ quan THADS có thẩm quyền ngay sau khi ra quyết định.
+ Những tài liệu Tòa án phải chuyển giao cùng với Bản án, Quyết định.
Nhằm tạo điều kiện cho cơ quan thi hành án trong quá trình thi hành án thì trong giai đoạn chuyển giao các Bản án, Quyết định Tòa án có trách nhiệm chuyển giao cho cơ quan thi hành án các tài liệu có liên quan đến công tác thi hành án.
Ngoài ra, để tránh thất lạc, giao trễ hạn gây chậm trễ trong công tác thi hành án thì tại điều 29 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã quy định trong quá trình giao nhận Bản án, Quyết định giữa Tòa án và cơ quan THADS cán bộ của hai bên phải ký vào biên bản giao nhận ghi rò ngày giờ giao nhận. Mặt khác về phía cơ quan THADS phải lập sổ nhận Bản án, Quyết định ghi rò số thứ tự; ngày, tháng, năm nhận Bản án, Quyết định; số, ngày, tháng, năm của Bản án, Quyết định và tên Tòa án, Trọng tài thương mại đã ra Bản án, Quyết định; tên, địa chỉ của đương sự và tài liệu khác có liên quan.
Thẩm quyền ra quyết định thi hành án đã được quy định rò tại điều 36 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014. Theo quy định thì thủ trưởng cơ quan THADS sẽ có thẩm quyền ra quyết định thi hành án và thời hạn ra quyết định thi hành án là năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được Bản án, Quyết định có
hiệu lực pháp luật của Tòa án. Trong trường hợp là các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì thủ trưởng cơ quan THADS phải tiến hành ra quyết định thi hành án trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định có hiệu lực pháp luật do Tòa án chuyển giao hoặc đương sự nộp trực tiếp.
Trong THADS thì có hai loại quyết định thi hành án đó là quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu và quyết định thi hành án chủ động. Đối với quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu thì chỉ khi người được thi hành án hoặc người phải thi hành án nộp đơn trực tiếp tại cơ quan thi hành án và yêu cầu thi hành phần quyền lợi hoặc nghĩa vụ của mình được quy định trong Bản án, Quyết định của Tòa án thì lúc này cơ quan thi hành án sẽ tiến hành ra quyết định và thi hành trên thực tế. Đối với quyết định thi hành án chủ động thì khi nhận được Bản án, Quyết định của Tòa án cơ quan thi hành án sẽ tiến hành ra quyết định thi hành án mà không cần sự yêu cầu của bất kì bên đương sự nào.
Hình phạt tiền trong trường hợp này chúng ta căn cứ theo điểm a khoản 2 điều 36 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 được xem là phần chủ động và sẽ được thủ trưởng của cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án chủ động mà không cần có sự yêu cầu của các bên đương sự nào. Sau khi ra quyết định thi hành án thì cơ quan thi hành án phải chuyển giao quyết định thi hành án đó cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp nhằm phục vụ việc kiểm tra, giám sát quá trình thi hành án, ngoài ra, còn phải gửi quyết định cho người được thi hành án, người phải thi hành án và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan để họ được biết về phần quyền và nghĩa vụ của mình.
- Thông báo về thi hành án
Thông báo được hiểu là việc truyền tải thông tin nhanh đến những người có liên quan trong nội dung của thông báo đó nhằm kịp thời cho họ biết được những thông tin cần thiết, những quyền lợi, nghĩa vụ mà họ được làm và
phải làm. Thông báo sẽ được chuyển đến người nhận qua các hình thức như gửi thư, giao trực tiếp.
Trong công thác THADS việc thông báo các thông tin đến cho các đương sự trong vụ việc hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là cực kì quan trọng. Thông báo về thi hành án phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và phải do người có thẩm quyền thực hiện theo một hình thức nhất định. Việc thông báo thi hành án sẽ bảo đảm quyền được thông tin của các bên đương sự trong vụ việc thi hành án nhằm tạo điều kiện để họ kịp thời bảo vệ quyền là lợi ích chính đáng của họ. Bên cạnh đó, việc thông báo về thi hành án kịp thời đến các bên đương sự trong thi hành án còn thể hiện sự dân chủ trong công tác THADS luôn cho các bên đương sự được biết thông tin về vụ việc của mình, nắm bắt được tình hình vụ việc để họ chủ động trong việc thi hành các phần quyền và nghĩa vụ của mình. Việc thông báo đầy đủ, kịp thời các thông tin cho các bên đương sự sẽ phần nào làm giảm đi tình trạng khiếu nại, tố cáo giúp cho các Chấp hành viên tránh việc phải mất thời gian trả lời đơn khiếu nại, tố cáo cũng như phải báo cáo hồ sơ thi hành án bị khiếu nại, tố cáo. Vì thế sẽ tạo điều kiện cho các Chấp hành viên sẽ có thời gian để tập trung vào việc thi hành án một cách tốt nhất nhằm hạn chế các sai sót.
Thông báo về thi hành án là những văn bản, giấy tờ được quy định rò tại Điều 39 LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014. Thủ tục thông báo về thi hành án được Chấp hành viên hoặc Thư ký thi hành án tống đạt trực tiếp cho đương sự đối với những thông báo quan trọng cần phải cho các bên đương sự biết ngay. Trong trường hợp cần thiết các Chấp hành viên có thể phối hợp hoặc nhờ sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp phường, xã tống đạt các thông báo thi hành án để giúp các bên đương sự kịp thời nắm được thông tin. Đối với các thông báo không quá quan trọng thì Chấp hành viên có thể gửi thư theo đường bưu điện để cung cấp thông tin cho các đương sự.
- Xác minh điều kiện thi hành án
Xác minh điều kiện thi hành án là một trong những thủ tục quan trọng nhất trong quá trình tổ chức thi hành án của Chấp hành viên vì khi thực hiện thủ tục xác minh các Chấp hành viên sẽ nắm rò được các thông tin cần thiết của đương sự phục vụ rất nhiều cho quá trình thi hành án. Kết quả xác minh là cơ sở để Chấp hành viên thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án, ngoài ra, từ kết quả xác minh các Chấp hành viên còn có thể ra các quyết định khác như quyết định ủy thác, quyết định chưa có điều kiện thi hành án, quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản, các biện pháp cưỡng chế…..
Pháp luật không quy định nguyên tắc xác minh trong THADS nhưng để kết quả xác minh giúp ích được cho Chấp hành viên trong quá trình thi hành án thì cần phải xác định được hai nguyên tắc, đó là phải xác minh trực tiếp và xác minh một cách chặt chẽ, đầy đủ nhất. Việc Chấp hành viên trực tiếp tiếp xúc với đương sự sẽ giúp cho chấp hành viên hiểu rò được tính cách, cách hành xử của đương sự xem xét thái độ của họ có tự nguyện thi hành án hay họ có ý định chống đối, cố chấp để không thực hiện nghĩa vụ của mình, từ đó Chấp hành viên sẽ tiên liệu được trước các bước tiếp theo nhằm để thi hành án một cách suôn sẻ nhất.
Đối với hình phạt tiền để xác minh một cách chặt chẽ nhất về các thông tin của đương sự Chấp hành viên sẽ xác minh các thông tin sau:
Xác minh về cư trú của người phải thi hành án: Chấp hành viên, thư ký thi hành án thực hiện xác minh để biết người đó hiện còn cư trú tại địa chỉ đã được cung cấp trong Quyết định thi hành án không, người đó có ở chung với ai không, người đó có nhiều nơi cư trú khác không. Trong trường hợp cần thiết Chấp hành viên, Thư ký thi hành án có thể phối hợp với Công an nhân dân phường, xã để trao đổi thông tin về nơi cư trú của người phải thi hành án. Việc trao đổi thông tin với Công an nhân dân phường, xã sẽ thể giúp cho Chấp hành viên có được nhiều thông tin hơn về nơi cư trú của người phải thi