Thi hành án phạt tiền từ thực tiễn quận 2, thành phố Hồ Chí Minh - 8

giải tỏa điển hình như Bản án số 57/2016/HSST đã được phân tích bên trên thì Chấp hành viên có xác minh bao nhiêu lần đi nữa thì kết quả vẫn như lần đầu. Vì vậy, nên đề xuất điều chỉnh thành sau khi đã tiến hành xác minh lại từ 2 lần trở lên mà kết quả vẫn như ban đầu thì Chấp hành viên không cần phải xác minh lại nữa. Bên cạnh đó, phải nâng cao sự phối hợp giữa Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân cấp phường, xã với cơ quan THADS trong việc thông báo khi có bất cứ thông tin từ người phải thi hành án vì đây là hai cơ quan trực tiếp quản lý người dân trên địa bàn.

3.1.4 Công tác Ủy thác thi hành án

Đây là thủ tục giúp ích rất nhiều cho Chấp hành viên, vì trên thực tế người phải thi hành án có rất nhiều nơi cư trú việc Ủy thác thi hành án sẽ giúp các Chấp hành viên tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Để thủ tục này luôn được thực hiện tốt nhất đòi hỏi các thủ trưởng của mỗi cơ quan THADS phải đôn đốc, giám sát bộ phận nhận Quyết định, hồ sơ ủy thác phải nghiêm túc chấp hành theo quy định của pháp luật, không vì lợi ích của cá nhân hay cơ quan, không vì chạy theo chỉ tiêu mà làm trì trệ việc giải quyết hồ sơ thi hành án làm tổn hại đến quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức cũng như của Nhà nước. Bên cạnh đó, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền cần quy định thêm về việc xử lý vi phạm trong việc chần chừ nhận hồ sơ cũng như hoàn trả phiếu gửi cho cơ quan đã ra Quyết định Ủy thác. Ngoài ra, cần nâng cấp cho hệ thống phần mềm trong việc kiểm tra giám sát các cơ quan trong việc giao và nhận hồ sơ ủy thác nhằm hạn chế tình trạng đã nhận hồ sơ ủy thác nhưng không tiến hành hoàn trả phiếu gửi và ra Quyết định Thi hành án.

3.1.5 Quy định về miễn thi hành án

Đối với miễn thi hành án, đây được xem là thủ tục thể hiện được sự nhân đạo cũng như khuyến khích được việc người phải thi hành án tự nguyện thi hành án phần nghĩa vụ của mình để nhận được sự khoa hồng. Nhưng với điều kiện phải thi hành được một phần thì lại gây ra khó khăn khi áp dụng

trên thực tế. Điển hình là hai Bản án 57/2016/HSST và 14/2020/HS-ST đã phân tích bên trên thì kết quả xác minh của hai bản án này là đều đã bỏ đi khỏi nơi cư trú, đi đâu và làm gì chính quyền địa phương không rò vì khi bỏ địa phương đi nơi khác sinh sống họ không khai báo cho chính quyền địa phương biết, thì những trường hợp này không được xét, miễn nghĩa vụ thi hành án. Đó cũng là một trong các lý do làm cho loại án chủ động là loại việc mà người phải thi hành án phải có nghĩa vụ nộp các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước trong đó có cả thi hành án phạt tiền tồn đọng ngày càng nhiều.

Mặt khác, trong thực tế, có rất nhiều Bản án, Quyết định tuyên phạt người phải thi hành án phải nộp số tiền vào ngân sách Nhà nước với số tiền rất lớn trên 5 triệu đồng, mà đa số họ không có điều kiện thi hành án, mặc dù Chấp hành viên đã thực hiện đầy đủ các bước thủ tục theo quy định của pháp luật, đồng thời động viên, thuyết phục họ rất nhiều lần để họ nộp một phần nghĩa vụ thi hành án, bằng 1/50 số tiền phải thi hành án để được xét miễn hoặc giảm nghĩa vụ thi hành án, nhưng người phải thi hành án cương quyết không nộp hoặc họ muốn nộp nhưng lại không có điều kiện, thậm chí có trường hợp còn thách thức pháp luật, để mặc không quan tâm đến nghĩa vụ của mình.[14]

Vì thế, đề nghị các cấp có thẩm quyền cần phải sữa đổi, bổ sung điều luật và ban hành các văn bản hướng dẫn công tác xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước phù hợp với thực tế hơn. Cụ thể sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm thời gian xét miễn, giảm và không cần thiết buộc người phải thi hành án nộp một phần nghĩa vụ thi hành án, vì thực tế người phải thi hành án là người không tự nguyện thi hành án và không có điều kiện để thi hành án. Nếu sửa đổi luật theo hướng này, thì chắc chắn lượng án tồn đọng hàng năm sẽ được giảm đáng kể, không tạo ra gánh nặng cho các cơ quan THADS.

3.2 Nâng cao vị thế, vai trò của cơ quan THADS trong công tác thi hành án phạt tiền

3.2.1 Nâng cao vị thế của Chấp hành viên trong quá trình thi hành án phạt tiền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Để các cơ quan THADS nói chung và các Chấp hành viên nói riêng được thể hiện hết vai trò là người thi hành các Bản án, Quyết định của Tòa án thì cần trao quyền lực mạnh hơn và bổ sung thêm các nhiệm vụ, quyền hạn cho các Chấp hành viên để kịp thời xử lý những hành vi chây ỳ, chống đối thi hành án như: Quyền ra quyết định bắt người, khám xét địa điểm, phương tiện liên quan đến thi hành án.

Bên cạnh đó, phải quy định cụ thể hơn các biện pháp hỗ trợ THADS như các chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi vi phạm THADS, trên thực tế thi hành án phạt tiền hiện nay các Chấp hành viên chưa thể gây áp lực mạnh cho người phải thi hành án. Trong trường hợp người phải thi hành án chây ỳ, chống đối các Chấp hành viên chỉ có nhờ sự giúp đỡ của Cơ quan Công an để giải quyết tình hình vì bản thân Chấp hành viên cũng không có quyền khác để trấn áp, xử lý tình trạng chống đối của người phải thi hành án.

Thi hành án phạt tiền từ thực tiễn quận 2, thành phố Hồ Chí Minh - 8

3.2.2 Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền về pháp luật THADS

Việc người dân chưa hiểu rò về vai trò và công tác THADS nói chung và thi hành án phạt tiền nói riêng đôi khi sẽ gây rất nhiều khó khăn trong công thi hành án. Do đó, việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật về thi hành án là một việc đáng được quan tâm và triển khai trên thực tế bằng nhiều cách như:

- Phổ biến và tuyên truyền bằng miệng:

Hình thức tuyên truyền này chủ yếu được thực hiện bởi các Chấp hành viên, cách phổ biến này có nhiều ưu điểm thể hiện ở tính linh hoạt, có thể dễ dàng tiến hành ở bất cứ đâu, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh và số lượng người nghe. Người tuyên truyền sẽ thuận lợi trong việc giải thích, phân tích

cũng như làm sáng tỏ các nội dung cần tuyên truyền và hai bên có thể đối đáp trực tiếp với nhau để đáp ứng yêu cầu của nhau. Qua đó, cần nâng cao khả năng thuyết trình và thuyết phục của các Chấp hành viên và các cán bộ, công chức làm công tác THADS để việc phổ biến, tuyên truyền giáo dục về pháp luật thi hành án được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

- Phổ biến, tuyên truyên thông qua loa truyền thanh, báo chí:

Để thực hiện được công tác này đòi sự hỏi phối hợp giữa cơ quan thi hành án và các cơ quan báo chí, Đài phát thanh tại địa phương nhằm tuyên truyền thông qua các hình thức như loa phát thanh. Bên cạnh đó, khuyến khích và động viên các cán bộ, công chức làm công tác THADS viết các bài tham luận, chia sẻ về kiến thức pháp luật thi hành án phạt tiền và đăng lên trang thông tin của Cục THADS.

- Phổ biến, tuyên truyền thông qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật thi hành án

Việc mở những cuộc thi tìm hiều về pháp thi hành án chính là cầu nối chuyển tải những nội dung pháp luật vào cuộc sống là hình thức sinh hoạt văn hóa pháp lý có sức hấp dẫn và hiệu quả. Thông qua đó, sẽ tác động trực tiếp đến ý thức pháp lực của người thi, ngoài ra sẽ là nơi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức về pháp luật và phổ biến, giáo dục cho cả người tổ chức cuộc thi và người theo dòi.

3.3 Việc áp dụng hình phạt tiền của Tòa án nhân dân

Như đã đề cập thì hình phạt tiền sẽ đánh trực tiếp vào kinh tế của người bị áp dụng. Cho nên khi áp dụng hình phạt tiền đối với một cá nhân hay pháp nhân cần phải cân nhắc về khả năng tài chính và điều kiện kinh tế của người thực hiện tội phạm.

Đối với cá nhân thực hiện tội phạm khả năng tài chính của cá nhân chính là các tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người phạm tội, các giấy tờ chứng minh quyền tài sản của họ mà chứng minh được với các cơ

quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng về khả năng thi hành án được nếu bị áp dụng hình phạt tiền. Việc chứng minh khả năng tài chính của cá nhân thực hiện hành vi phạm tội phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan, khách quan trong quá trình thực hiện chính sách quản lý tài sản của công dân của Nhà nước ta.

Đối với pháp nhân thương mại thực hiện tội phạm thì việc chứng minh khả năng tài chính dễ dàng hơn nhiều so với chủ thể thực hiện tội phạm là cá nhân. Thông qua toàn bộ hóa đơn chứng từ đầu vào đầu ra, sổ sách kế toán, tài sản của doanh nghiệp, dư nợ chưa thu hồi được... các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ chứng mình được điều kiện áp dụng hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội.[10]

Ngoài ra, một trong những yếu tố các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải lưu tâm trong quá trình áp dụng hình phạt tiền đó chính là “yếu tố biến động giá cả thị trường”, đây có thể nói là một căn cứ linh hoạt để những người tiến hành tố tụng có thể vận dụng linh hoạt, hợp tình, hợp lý đối với việc ấn định mức hình phạt tiền cụ thể đối với những người phạm tội. Hiện nay, việc áp dụng hình phạt tiền chủ yếu dựa theo quy định của BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017 nhưng chưa suy tính đến khả năng có thể thi hành án sau này của người bị áp dụng.

Trên thực tiễn thi hành án phạt tiền tại Quận 2 có nhiều trường hợp không thể thi hành án do người phải thi hành án không có khả năng thi hành án. Do đó, khi áp dụng hình phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung, Tòa án cũng cần xem xét đến khả năng thi hành án của người phạm tội để tránh tình trạng tồn đọng, tăng số lượng các trường hợp không có điều kiện thi hành án lên cao gây khó khăn cho cơ quan Thi hành án. Chỉ áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung khi có tài liệu chứng minh người phạm tội có khả năng tài chính, đảm bảo thi hành án được.

Vì vậy, để giúp các cơ quan thi hành án có thể thi hành hình phạt tiền dễ dàng hơn thì cần có sự điều chỉnh về việc áp dụng hình phạt tiền của

BLHS hiện hành. Nên điều chỉnh việc áp dụng hình phạt tiền dựa trên khả năng tài chính, khả năng đóng phạt của người phải thi hành án. Việc phạt số tiền quá khả năng của người thi hành án chỉ làm công tác thi hành án phạt tiền tồn động nhiều hơn trên thực tế. Tòa án nhân dân có thể căn cứ vào ngày lương hoặc hoàn cảnh thực tế của đương sự mà đưa ra số tiền phạt hợp lý. Để làm được việc này đòi hỏi trong quá trình điều tra phải được thực hiện một cách chặt chẽ, Cơ quan điều tra phải tiến hành xác minh nhân thân, khả năng tài chính của đương sự sau đó cung cấp kết quả xác minh cho Tòa án. Dựa vào đó Tòa án nhân dân sẽ đưa ra được một mức phạt hợp lý cho người phải thi hành án cũng như việc thi hành án phạt tiền sau này của cơ quan THADS.

3.4 Công tác phối hợp giữa Thi hành án dân sự với các cơ quan ban ngành

Qua những phân tích bên trên, ta có thể thấy cơ quan THADS luôn phải phối hợp với rất nhiều cơ quan ban ngành khác. Điển hình như việc xác minh điều kiện thi hành án, để có được một kết quả xác minh chính xác và tốt nhất, đòi hỏi Chấp hành viên phải phối hợp rất nhịp nhàng với các cơ quan khác. Vì công tác THADS là hoạt động liên quan trực tiếp đến quyền về tài sản và nhân thân của các bên đương sự, nên cơ quan THADS không thể nào chỉ tự dựa vào bản thân của mình được mà cần có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan, việc phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức, ban, ngành liên quan trong THADS là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của công tác THADS cũng như thi hành án phạt tiền.

Quá trình tổ chức thi hành án, cơ quan THADS phải tiến hành nhiều khâu, nhiều thủ tục đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tổ chức có liên quan, để nâng cao hiệu quả trong công tác thi hành án phạt tiền. Tuy nhiên, chỉ một trong các khâu trong công tác phối hợp thực hiện chưa đạt yêu cầu, sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình thi hành án, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết thi hành án. Vì vậy Chấp hành viên, cơ quan thi hành án cần

sự cần phối hợp cao hơn nữa với các cơ quan hữu quan, các tổ chức đoàn thể trong toàn bộ hệ thống chính trị để công tác THADS đem lại hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Trong THADS, phối hợp có hiệu quả không chỉ cho phép cơ quan THADS, Chấp hành viên giải quyết tốt công việc thuộc chức năng, thẩm quyền của mình, mà còn có thể giải quyết được những vấn đề khó khăn, phức tạp vượt ngoài khả năng và thẩm quyền của mình, những vấn đề đột xuất, cấp bách, những trọng tâm, ưu tiên đòi hỏi phải huy động nhiều nguồn lực bên ngoài mới có thể giải quyết được một cách có hiệu quả. [7]

Hoạt động của cơ quan THADS nói chung và thi hành án phạt tiền nói riêng phần nào tác động đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Đồng thời, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chưa thấy được hết trách nhiệm của mình hoặc có nhận biết trách nhiệm nhưng không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời các yêu cầu của Chấp hành viên, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan THADS, dẫn đến một thực tế không thể phủ nhận được là lượng hồ sơ THADS còn tồn đọng nhiều. Bên cạnh đó, công tác phối hợp đã được pháp luật quy định nhưng vẫn chưa được cụ thể và chặt chẽ trong quá trình thực hiện có lúc, có vụ việc vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ giải quyết việc thi hành án của Chấp hành viên, cơ quan THADS. Khi tổ chức thi hành một Bản án, một Quyết định của Tòa án là cả một quá trình. Cơ quan THADS không thể tự mình thực hiện tất cả các công việc mà phải cần có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan. Liên quan đến quyền sử dụng đất thì cần sự phối hợp với cơ quan quản lý tài nguyên và mối trường, cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm; liên quan đến xét miễn, giảm thi hành án thì cần sự phối hợp với Tòa án, Viện Kiểm sát; liên quan đến xử lý tài sản sung công, tiêu hủy vật chứng thì cần sự phối hợp với cơ quan tài chính, công an.

Tuy nhiên, thực tiễn công tác thi hành án phạt tiền cho thấy, không phải lúc nào và ở đâu, sự phối hợp cũng phát huy tác dụng tích cực, mà có lúc sự

phối hợp có cả tác dụng tiêu cực cản trở quá trình thi hành án hoặc làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nếu sự phối hợp vượt quá nhu cầu cần thiết, đến mức bị lạm dụng thì sự phối hợp lúc đó sẽ trở nên phản tác dụng, làm nảy sinh những vấn đề tiêu cực trong quá trình tổ chức thi hành án và trong quản lý THADS, dẫn đến việc hạn chế sự phát triển và hoàn thiện các năng lực quản lý của cơ quan THADS, đó chính là việc đùn đẩy trách nhiệm phối hợp được quy chế hóa một cách quá mức, quá nhấn mạnh nhu cầu phối hợp mà không tính đến việc phân định rò thẩm quyền và trách nhiệm cụ thể, thì khi đó phối hợp có thể bị lạm dụng, tạo ra sự áp đặt đối với cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp.

Tóm lại, để có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành với cơ quan THADS một cách nghiêm túc, chặt chẻ, kịp thời, chính xác và chỉnh chu nhất thì cần ban hành những Quy chế phối hợp quy định, phân định rò ràng nhất quyền và nghĩa vụ của mỗi cơ quan trong việc phối hợp với cơ quan THADS nhằm tránh sự đùn đẩy, chồng chéo gây mất nhiều thời gian và công sức của Chấp hành viên khi cần sự phối hợp giữa các cơ quan. Các ngành liên quan cần tiếp tục quán triệt, thực hiện đầy đủ các nội dung quy chế liên ngành đã ban hành, gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng ngành để phối hợp, tổ chức thực hiện tốt, đạt hiệu quả các nội dung quy chế đã đề ra. Cần đẩy nhanh công tác xây dựng thể chế, nhất là các nội dung liên quan đến THADS để đảm bảo thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, góp phần nâng cao tính khả thi của các Bản án, Quyết định. Cần quy định chặt chẽ và có chế tài cụ thể để thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan hữu quan với Cơ quan THADS.

Bên cạnh đó, mỗi Chấp hành viên cũng cần phải chú trọng việc nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, có ký năng xử lý trong những tình huống bất ngờ tránh tình trạng ỷ lại vào các cơ quan ban ngành. Ngoài ra, Chấp hành viên phải biết sử dụng nghệ thuật giao tiếp để thiết lập và duy trì các mối quan hệ

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí